18/03/2021 1567
Sinh thời Tưởng Giới Thạch nổi tiếng là người mê Phong thủy và những áp dụng kinh điển, phải chăng là bước để Tưởng Giới Thạch đạt đến đỉnh cao chính trị? Chúng ta đều biết, phong thủy là một “cố tật” của người Trung Quốc, dù là dân thường hay vua chúa hay cả nhà quân phiệt được đào tạo theo kiểu phương Tây từ nhỏ như Tưởng Giới Thạch cũng mê phong thủy một cách đặc biệt. Đây một nhân vật đặc biệt trong lịch sử cận đại, đến với chính trị với khát khao cháy bỏng, tại Đài Loan, ông được vinh danh như một vị lãnh tụ.
Tưởng Giới Thạch là con trai của Tưởng Triệu Thông với bà vợ thứ 3 là Vương Thái Ngọc vào ngày 30/10/1887. Năm Tưởng Giới Thạch lên 8 tuổi cha mất, ông nổi tiếng là người hiếu học, hiếu thuận với mẹ nhưng chưa được bao lâu thì bà lâm bệnh, bàn với Tưởng Giới Thạch chuyện hậu sự, nói: “Thụy Nguyên (tên ban đầu của Tưởng Giới Thạch), sau khi ta chết, con tuyệt đối không được chôn ta chung với cha con”.
Vì sao Vương Thái Ngọc lại không muốn chôn chung với chồng? Nguyên do là vì Tưởng Triệu Thông sau khi chết được chôn ở dãy núi Đào Khanh, cách thị trấn Khê Khẩu 1 dặm về phía Bắc cùng hai người vợ trước. Mẹ của Tưởng Giới Thạch nếu chôn cùng ở đây thì sẽ phải chôn phía dưới của hai người vợ đầu nên mới không chịu. Vốn là một đứa con có hiếu và rất nghe lời mẹ nên sau khi mẹ mình chết, vì chưa tìm được chỗ thích hợp để chôn cất, Tưởng Giới Thạch đã không cho phép mọi người làm lễ mai táng mẹ mình.
Nhà Phong thủy Tiêu Huyên nhìn tướng mạo của Tưởng Giới Thạch, biết rằng người này sau sẽ có sự nghiệp lẫy lừng, chẳng qua vận mạng chưa tới mà thôi, lập tức đồng ý theo Tưởng Giới Thạch về quê Khê Khẩu tìm huyệt tốt. Vùng thị trấn Khê Khẩu vốn có một tấm “lá chắn” là ngọn núi Vũ Lĩnh, địa thế giống như một con rồng đang uống nước. Những người cầm quyền ở Khê Khẩu luôn cấm người dân đào bới, khai quật ở vùng đất này, sợ sẽ phá hỏng địa thế Phong thủy. Trên đỉnh núi có Văn Xương các đã xiêu vẹo, đổ nát.
Sau khi xem địa chí, Tiêu Huyên nói: “Địa thế Phong thủy nơi đây rất tốt, tuy nhiên đất này không thể xây mộ được. Nếu như xây mộ thì phải đào đất, mà đào đất ắt sẽ đụng tới long mạch. Tòa Văn Xương các này cũng không thể đổ, nếu không, thế Phong thủy của vùng này cũng bị phá”.
Sau hồi cân nhắc, cả hai chọn thung lũng Ngư Lân cách Khê Khẩu ba dặm. Toàn bộ địa hình nơi này trông giống như một tượng phật Di Lặc. Địa điểm Tiêu Huyên lựa chọn xây mộ cho mẹ Tưởng Giới Thạch chính là phần rốn trên bụng tượng, đây sẽ là nơi Phong thủy cực kỳ tốt, có thể nói là long mạch. Phong thủy rất trọng long, phàm là thế “rồng cuộn hổ ngồi”, thì tất xuất hiện người tài. Khi xây mộ tuyệt đối không được sử dụng đá và bùn để tránh long huyệt bị đè nén quá nặng. Nói xong, Tiêu Huyên ngửa mặt lên trời than: “Nay ta đã tiết lộ cơ trời, ắt sẽ tuyệt tử tuyệt tôn”.
Sau khi được giải thích, Tưởng Giới Thạch nghe theo, chỉ xây một ngôi mộ rất bình thường bằng đất, và bỏ tiền ra xây lại Văn Xương Các. Kể từ đó, con đường binh nghiệp của Tưởng lên như diều gặp gió. Đến năm 1926, khi mới 39 tuổi, Tưởng đã là Tổng Tư lệnh quân Bắc phạt. Năm 1930, Tưởng nắm toàn bộ quyền lực của quân đội Trung Hoa dân quốc. Tưởng cho rằng, sự nghiệp mà mình có được chính là nhờ địa thế Phong thủy ngôi mộ của mẹ mình. Để trả ơn thầy phong thủy, Tưởng bổ nhiệm Tiêu Huyên làm tỉnh trưởng Hà Bắc. Ông xây hẳn một khu mộ khang trang ở gần mộ mẹ để thờ phụng tổ tiên nhà họ Tưởng, đem bài vị của cha và mẹ mình đặt cạnh nhau trong miếu, ý rằng, dù không chôn cạnh nhau nhưng linh hồn hai người sẽ ở bên nhau. Thời điểm này chính là lúc Tưởng đắc ý trong sự nghiệp.
Tưởng còn xây dựng một “cung điện” nhỏ ở vị trí của Văn Xương Các. Các căn phòng có hành lang rất rộng để trấn được “đầu rồng”, giúp rồng vĩnh viễn lưu lại Khê Khẩu, giúp Tưởng Giới Thạch để lại tên tuổi cả ngàn năm. Sau này trong thời kỳ chiến tranh với Nhật Bản, tòa nhà đã bị quân Nhật thiêu rụi khiến Tưởng vẫn than thở rằng vì thế mớidẫn tới sự thất bại của “vương triều” họ Tưởng ở Trung Quốc đại lục.
Đến năm 1930, Tưởng liên tục thất bại trong các chiến dịch “tiễu cộng” nên lại đến gặp Tiêu Huyên. Lúc này, thầy địa lý đến trụ sở chính quyền tỉnh Hồ Bắc, nơi Tưởng đang thiết lập bộ chỉ huy để xem rồi nói: “Cửa lớn của tòa nhà này đối diện với con phố Vũ Xương, sát khí quá nặng, không có lợi cho việc quân, nên dời đến chỗ khác”.
Tưởng Giới Thạch nghe xong mừng lắm, Tiêu Huyên tìm kiếm một khắp nơi, cuối cùng lựa chọn ngõ Bách Thọ ở Vũ Xương. Nơi này đường phố nhà cửa đều chật hẹp, việc đặt bộ chỉ huy quân đội ở đây quá bất tiện nên nhiều người phản đối, nhưng Tưởng khăng khăng làm theo ý mình. Tuy nhiên, lần này thì có vẻ như việc nghiện thuốc phiện đã khiến Tiêu Huyên không còn tỉnh táo trong những đoán định Phong thủy. Sau khi rời bộ chỉ huy về ngõ Bách Thọ tình hình ngày một xấu đi. Cuối cùng sau hơn chục năm nội chiến dai dẳng, quân đội của Tưởng đã thất bại, phải chạy ra đảo Đài Loan năm 1949. Nhiều người nói rằng, vào thời điểm đó, Đài Loan không phải là điểm “thoát thân” duy nhất của Tưởng Giới Thạch. Vì vậy, có khi việc chọn Đài Loan cũng là theo kế sách của quân sư Phong thủy Tiêu Huyên.
(St)
Xem thêm tại: kênh Youtube Tử Vi Hiện Đại
Thông tin cập nhật đầy đủ tại Fanpage: Tử Vi Hiện Đại
» Cổ học chỉ ra tướng đắc cách giúp doanh nhân tìm nhân sự, đối tác