Sống đời sống tâm linh là gì, nghiệp quả liên quan gì đến tâm linh?

20/04/2021 984

Con người được hình thành từ năm uẩn. Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp. Do đó không có linh hồn bất tử, tùy theo nghiệp nhân, nghiệp quả mà sau khi mạng chung được sanh vào đời sống này hoặc đời sống khác. Mục đích của đạo Phật […]

Con người được hình thành từ năm uẩn. Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp. Do đó không có linh hồn bất tử, tùy theo nghiệp nhân, nghiệp quả mà sau khi mạng chung được sanh vào đời sống này hoặc đời sống khác. Mục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau. Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn.

1. Vậy Tâm linh là gì?

Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?

Theo Carl Jung, đại biểu nổi tiếng của ngành tâm lý học mệnh danh là tâm lý học chiều sâu, thì linh hồn cũng là một hiện tượng tự nhiên như các hiện tượng tự nhiên khác… Không có một bệnh nào của thân mà không có sự tác động của yếu tố tinh thần. Cũng như trong nhiều bệnh rối loạn tinh thần, cũng có sự tác động của những yếu tố của cái thân vật chất. Thân và tâm không cách biệt nhau. Cả hai đều cùng một sự sống duy nhất.

Theo Phật giáo, con người được hình thành từ năm uẩn. Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp. Do đó không có linh hồn bất tử, tùy theo nghiệp nhân, nghiệp quả mà sau khi mạng chung được sanh vào đời sống này hoặc đời sống khác. Mục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau.

Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội  tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn.

2. Con người hiện đại và nhu cầu của cuộc sống tâm linh

Có nhiều quan điểm phê phán con người hiện đại; nói chung, các quan điểm ấy cho rằng con người hiện đại là con người đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn thứ nhất, do kinh tế phát triển, con người hiện đại có thể trở thành giàu có. Thế nhưng, đời sống nội tâm ngày trở nên trống vắng, cô đơn, dẫn đến sự đam mê dục lạc. Có thể nói, con người hiện đại là con người hưởng thụ. Mâu thuẫn thứ hai của con người hiện đại là xu hướng máy móc làm việc thay người. Con người biến thành một cái máy, bị chi phối bởi những dục vọng thấp hèn. Mâu thuẫn thứ ba của con người hiện đại là biết nhiều thứ, nhưng cái cần thiết thì lại không biết: Con người hiện đại không biết chung sống hòa bình, không biết tôn trọng những tín ngưỡng khác mình, những lý tưởng sống khác với mình, không chịu đựng nổi những phong tục tập quán khác với phong tục tập quán của mình.

Mặt khác, có quan điểm cho rằng con người hiện đại hôm nay có thể thực nghiệm những giá trị tâm linh của đạo Phật để giữ vững phẩm chất nhân bản, không bị tha hóa, nhất là thăng chứng nội tâm, thiết lập một đời sống hạnh phúc thật sự.

3. Thế Nào Là 1 Người Sống Đời Sống Tâm Linh?

a. Người tâm linh là người như thế nào ?

Theo tôi, đó là 1 con người hiểu về mình, và sống thật với chính mình. “𝑺𝒐̂́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒊̀𝒏𝒉” sẽ cực kỳ hữu ích cho những ai đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “tôi sống để làm gì?”. Câu trả lời đơn giản đến độ “phi lý”, nhưng không phải ai cũng biết và làm theo.

Vậy “Sống con người thật của mình” là sống làm sao ?

Theo tôi, điều đó có nghĩa là:

Tự do thể hiện chính mình, tự lập, tự lựa chọn, tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động của mình, học từ chính những sai lầm của mình, và học cách giải quyết vấn đề.

  • Chấp nhận sự phức tạp, thay đổi, vô thường của cuộc sống.
  • Cởi mở đối với các trải nghiệm của bản thân, đánh giá cao các trải nghiệm đó, cố gắng lắng nghe các nhu cầu, mong muốn của chính mình.
  •  Chấp nhận người khác như chính họ là, chỉ quan sát, ghi nhận, ko phê phán, ko tranh luận hoặc đòi hỏi họ phải làm khác đi
  •  Tin vào chính mình.

Một số ngộ nhận khi “sống con người thật của mình” là:

  •  Ko đem đến sự hài lòng cho chính mình.
  •  Ko có nghĩa là muốn làm cái gì thì làm, giống như “cọp sổ lồng”, có 1 lối sống ngang tàn, phóng túng, buông thả .…

Điều đúng đắn nên là:

  • – Nếu tôi cảm thấy tức giận mà sự giận dữ đó là “trong sáng”, người khác có thể chấp nhận được, thì nó ko phá hoại
  • – Nếu tôi cảm thấy lo lắng, và biết mình đang sợ, thì sự sợ hãi đó ko hủy diệt.
  • – Nếu tôi sống với các cảm xúc thật của mình như: tức giận, đau khổ, buồn bã, cảm thấy ganh tỵ của chính mình, thì trời ko sập
  • – Và khi tôi chấp nhận các cảm xúc “tiêu cực” của chính mình, thì các tình cảm đó trở nên quân bình, dễ thích nghi và dễ chuyển hóa, thay đổi hơn.

Vậy lợi ích khi sống con người thật của mình là gì ?

  • Tôi sống thoải mái vì ko phải che giấu và người khác ít đề phòng tôi hơn
  • Tập trung giải quyết vấn đề hơn là tạo ra vẻ bề ngoài “đạo đức giả”
  • Dùng trí sáng tạo của mình để giải quyết vấn đề hơn là để phòng vệ
  • Thừa nhận các mong muốn của mình nên dễ thông cảm các nhu cầu của người khác
  • Tự do phát triển mà ko bị ràng buột bởi các “định kiến” của xã hội.
  • Một người tâm linh, đôi khi bị coi là lập dị, vì ko đi theo các lề thói của xã hội
  • Sự thẳng thắn của tôi sẽ tạo ra sự thẳng thắn và thực tế của người khác.
  • Dễ tìm ra hướng giải quyết vấn đề dựa trên các sự kiện liên quan, hơn là đi theo “vẻ bề ngoài” do các bên thương thuyết tự “dựng” ra.

Khi tôi sống con người thật của chính mình, tôi hướng đến 1 đời sống tâm linh, đó là: MỘT CON NGƯỜI SỐNG TRỌN VẸN VÀ DÂNG HIẾN

b. Vậy đặc điểm của đời sống tâm linh là gì ?

𝑴𝒐̛̉ 𝒓𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒄𝒂́𝒄 𝒕𝒓𝒂̉𝒊 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒎 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒎𝒊̀𝒏𝒉: ko còn trạng thái phòng thủ, tự vệ, và lắng nghe chính mình nhiều hơn.

𝑺𝒐̂́𝒏𝒈 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒉𝒖̛̃𝒖: Mỗi khoảng khắc ngay lúc này đây đều đáng sống, ko cứng nhắc, ko áp đặt, thích ứng tối đa với hoàn cảnh hiện tại.

𝑻𝒊𝒏 𝒗𝒂̀𝒐 𝒕𝒓𝒖̛̣𝒄 𝒈𝒊𝒂́𝒄 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒊̀𝒏𝒉.

Cái gì “Tôi cảm thấy đúng” sẽ là 1 “hướng dẫn” đầy tiềm năng, đáng tin cậy cho những hành vi thật sự của tôi.

Do đó các hành xử của tôi sẽ đưa tới thỏa mãn những nhu cầu của chính tôi, nhu cầu phát triển, nhu cầu kết thân.

Nếu có bất cứ 1 sai lầm hay hậu quả đáng tiếc nào đó xảy ra, cũng sẽ được sửa sai mau lẹ. Dần dần tôi sẽ tin vào trực giác của mình trong việc đưa ra những quyết định phù hợp.

𝑳𝒖𝒐̂𝒏 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 𝒔𝒂́𝒏𝒈 𝒕𝒂̣𝒐:

Tôi rất nhạy cảm với thế giới xung quanh, tin cậy vào khả năng giao tiếp với người khác. Tôi không a dua theo người khác. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi sống 1 cách đầy xây dựng, hài hòa với môi trường.

Trong 1 vài trường hợp, có thể tôi sẽ rất “thê thảm”, “khổ sở”, nhưng rồi tôi cũng nhanh chóng vượt qua, trở nên mạnh mẽ, cứng cỏi và ứng xử “thích hợp” để thỏa mãn “tối đa hóa” các nhu cầu “sâu xa” của chính mình.

Theo các nhà phân tích, thì đây là kiểu người có khả năng thích nghi & sinh tồn cao nhất. Họ thích nghi 1 cách đầy sáng tạo, và họ sẽ là người đi tiên phong trong sự đổi mới, thay đổi của nhân loại.

𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒄𝒂̀𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒐𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒖́ 𝒉𝒐̛𝒏:

Tôi có 1 đời sống đẹp, đó có thể ko phải là 1 trạng thái sống được mô tả như là “hạnh phúc”, “vui vẻ”, “sung sướng”. Mà những tính từ thường dùng cho đời sống tâm linh như vậy là: phong phú, say mê, đầy thích nghi, đầy ý nghĩa, đầy khích lệ.

Phong cách sống này ko dành cho những kẻ “yếu tim”, nó hàm ý 1 sự mở rộng, ngày càng phát triển các tiềm năng vô hạn của con người, nó bao hàm về “lòng cam đảm” để dấn thân, phụng sự, và dâng hiến, lao mình trọn vẹn vào dòng đời

Qua nhiều đợt thăng trầm trong đời sống tâm linh của chính mình, tôi nhận ra là: Nếu tôi ko thể hiện “chân thật” cảm xúc của chính tôi, hành động ko “trung thực” là tôi, thì kết quả là tôi cũng chẳng giúp ích gì được cho ai hết.

Khi tôi chấp nhận lắng nghe chính mình, hành động đúng là chính mình, thì tôi thấy là có hiệu quả hơn trong mọi hoàn cảnh.

Khi tôi cho phép mình hiểu biết người khác sâu sắc hơn, thì đó là điều “hữu ích” cho chính tôi.

ST theo DTQC

 

Bình luận