17/12/2020 1141
Trong văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt. Cầu duyên đầu năm là một hoạt động không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Nó trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đầu năm là dịp những người còn lẻ bóng mong cầu cho mình sang năm mới có thể tìm thấy một nửa kia của cuộc đời mình. Nhân dịp năm mới 2021 Tân Sửu sắp đến, Tử Vi Hiện Đại mách bạn 7 ngôi chùa cầu duyên cực linh nghiệm ở Hà thành này nhé.
Trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Bên cạnh các tín ngưỡng cầu may, cầu bình an mỗi độ Tết đến xuân. Cầu duyên đầu năm là một hoạt động không thể thiếu trong tín ngưỡng này. Bởi xét cho cùng việc cầu duyên đầu năm cũng giống như cầu may, cầu phúc vậy. Nếu may mắn, người cầu sẽ tìm thấy nửa kia như mong đợi của mình.
Khi cầu duyên, quan trọng nhất vẫn là cái tâm, cái phúc của người cầu. Khi cầu duyên cũng không nên quá tham lam giàu sang phú quý, mà nên cầu gặp một người với những phẩm chất nhất định. Ngoài ra, sau khi được trao duyên dẫn mối bởi thần linh, muốn có duyên đẹp, bản thân mình phải cố gắng.
Đầu tiên trong danh sách này chính là chùa Hà. Đối với giới trẻ Hà Nội, khi nói tới cầu duyên, không ít người nghĩ ngay tới chùa Hà. Vốn là nhân vật chính trong những câu chuyện tình hạnh phúc, lãng mạn. Chùa Hà được coi là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất trong “thắt sợi chỉ hồng” cho tình yêu đôi lứa.
Chẳng thế mà Hà Nội có biết bao nhiêu ngôi chùa nổi tiếng, thế nhưng mỗi khi nhắc đến cầu tình duyên thì người ta thường nghĩ ngay đến chùa Hà. Chẳng phải ngẫu nhiên mà mọi người lại truyền tai nhau câu nói “chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Đã có biết bao nhiêu quả ngọt là câu chuyện của những đôi nam nữ đã toại nguyện sau khi đi khấn xin về. Có người chỉ thời gian sau đã có tình yêu, có người thì cưới được vợ hoặc chồng như ý nguyện. Hay các cặp đôi đã chia tay nhưng tình chưa dứt, tìm về chùa Hà lại quay về yên bình bên nhau.
Ngay cả những người chưa may mắn tìm được tình yêu đích thực đi chùa Hà về cũng thấy mở lòng để dễ đón nhận yêu thương hơn. Chính những câu chuyện của người không suôn sẻ về đường tình duyên, nhưng sau khi đến chùa Hà khẩn cầu cũng thỏa nguyện ước
Về thời gian mở cửa những ngày thường thì chùa mở cửa từ sáng cho tới 6h chiều. Những ngày lễ, Tết, chùa sẽ đóng cửa muộn hơn. Do đó, khi đi lễ, bạn nên tranh thủ đi sớm. Tới chùa xin duyên, bạn nên chuẩn bị sớ lễ tại ba ban chính là ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ Thánh Mẫu.
– Lễ đặt ban Tam Bảo: do đây là nơi thờ Phật nên không để lễ mặn và tiền vàng. Chỉ để hoa quả, bánh kẹo chay, hoa tươi, nến, nhang và sớ đã viết dâng lên.
– Lễ đặt ban Đức Ông: mâm lễ ban này có thể để các món mặn, kèm theo đó là tiền vàng, rượu, trà, thuốc và sớ dâng lên Đức Ông riêng.
– Lễ đặt ban thờ Mẫu: đây là mâm lễ quan trọng nhất để cầu tình duyên , ngoài tiền vàng, bánh kẹo và sớ thì còn phải nhớ có 5 bông hồng đỏ tươi, trầu cau và tiền công đức
Địa chỉ: Ngõ 86 Phố Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội
Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi chùa lớn nổi tiếng tâm linh tại thủ đô. Không chỉ là chốn cầu công danh tài lộc, phủ còn là chốn cầu duyên linh thiêng. Được biết, Phủ được lập lên để thờ Liễu Hạnh Công chúa – một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.
Hàng năm, ngoài những ngày mùng một âm lịch, ngày rằm mỗi tháng. Phủ còn có hai lễ hội chính bao gồm ngày giỗ Bà chúa Liễu Hạnh vào ngày 3/3 âm lịch và ngày 13/8 âm lịch
Về thời gian mở cửa vào những ngày thường phủ mở cửa từ 5h sáng đến 19h tối. Riêng những ngày lễ, tết, phủ có thể đóng cửa muộn hơn để phục vụ du khách tham quan và dâng lễ.
Những ngày lễ đầu năm, khách thập phương cùng tăng ni, phật tử đều kéo tới đây làm lễ. Người cầu an, người cầu may, người cầu công danh, tiền bạc. Song cũng không ít bạn trẻ tới đây cầu duyên, xin thánh đức độ một mối tình. Hoặc thắt sợi chỉ đỏ cho tình yêu thêm bền chặt.
Địa chỉ: Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Phúc Khánh là một điểm đến tâm linh an yên, thanh tịnh giữa Hà Nội. Nhắc tới chùa Phúc Khánh, người ta nghĩ ngay tới ngôi chùa cầu bình an, tài lộc cực linh nghiệm. Nhưng đối với dân thủ đô, chùa còn là nơi kết dây tơ hồng linh thiêng cho tình yêu đôi lứa.
Chùa Phúc Khánh nổi tiếng với các khóa lễ cầu an và cầu duyên trong dịp đầu năm mới. Vào đêm 30 Tết hằng năm, sau khi chuông giao thừa điểm 12 tiếng. Là lúc người dân đến chùa Phúc Khánh hái lộc đầu năm. Ngoài cầu tài lộc, chùa Phúc Khánh còn nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu tình duyên. Nổi tiếng linh nghiệm, bất kỳ thời điểm nào, chùa cũng đông khách đường xa tới ghé thăm. Người cầu tài cầu lộc, người cầu tình duyên, người tìm cho mình một góc thanh tịnh. Dù với mục đích gì, chỉ cần một lòng thành kính, người cầu ắt sẽ được lộc.
Ghé thăm Chùa Phúc Khánh vào bất kỳ ngày nào trong năm ngôi chùa này vẫn rất đông khách. Đặc biệt các bạn trẻ tìm đến cửa chùa để cầu duyên, cầu bình an. Cũng có bạn tìm về một góc bình yên nơi Hà Thành để tìm được cảm giác thanh thản trong tâm hồn.
Địa chỉ: 382 Tây Sơn, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ). Ngôi chùa với lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính, cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mông. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân Hà thành. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Thời gian mở cửa chùa: Theo quy định, chùa Trấn Quốc giờ mở cửa đón khách từ 8h sáng. Chiều 16h là giờ đóng cửa chùa Trấn Quốc hàng ngày. Du khách đến đây cần mua vé để vào cổng với mức giá 5.000VNĐ/ người/ lượ
Vì vậy mà không có gì lạ khi chùa Trấn Quốc là một trong những nơi được nhiều người tìm đến để cầu duyên. Những bạn trẻ thường tìm đến chùa để cầu duyên và may mắn cho đầu năm mới với chứng giám của Phật tổ và lòng thành kính, tín ngưỡng của bản thân.
Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Am Mỵ Châu nằm ở Đông Anh, Hà Nội trong quần thể di tích Cổ Loa. Am cũng gắn liền với câu chuyện tình yêu chung thủy giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy. Câu chuyện cảm động của họ đã khơi dậy sự tin tưởng về chuyện tình yêu sẽ được linh ứng. Tuy có quy mô nhỏ nhưng Am Mỵ Châu lại thu hút được nhiều khách ghé thăm. Trong chùa, có một am nhỏ thờ bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Theo kể lại thì đây chính là tượng công chúa Mỵ Châu bị vua chém đầu vì tội phản bội.
Mọi người đến đây lễ chùa đều tin rằng am rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình. Hằng năm, vẫn có nhiều bạn trẻ đến đây để mong muốn đường tình duyên có bước tiến triển thuận lợi như ý muốn. Bên cạnh đó, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người người lại kéo nhau tới cầu bình an, may mắn cho gia đình và người thân
Địa chỉ: Xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
Chùa Quán Sứ là ngôi chùa danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Đây là ngôi chùa từng được chọn làm trụ sở trung ương của Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ năm 1934. Trong ngày đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử ở Hà Nội và lân cận về chùa Quán Sứ để đi lễ đầu năm. Ai cũng mong muốn một năm mới hanh thông, may mắn đến với bản thân gia đình. Những bạn trẻ thì đến đây cầu duyên để có một năm mới không còn lận đận, có tình yêu bền chặt, gắn bó với một nửa của mình
Nằm ngay tại trung tâm của thủ đô Hà Nội, chùa Quán Sứ vẫn giữ cho mình những nét cổ kính, thanh tịnh chốn cửa thiền mà không bị xen lẫn với sự xô bồ. Đây là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động vô cùng quan trọng của hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn là giảng đường tụng kinh truyền giáo Phật giáo cho các tăng ni, phật tử. Cũng như là thư viện nơi lưu trữ những sổ sách, kinh văn Phật Giáo mang nhiều giá trị mãi về sau.
Chính vì vậy, đây là địa điểm thu hút hàng ngàn du khách và phật tử gần xa tới hành hương và dừng chân tham quan vãn cảnh. Đến chùa Quán Sứ Hà Nội, bạn cần lưu ý đến thời gian chùa mở cửa là từ 6h sáng tới 21h tối các ngày trong tuần.
Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông. Chùa còn có tên khác là Chiêu Thiền Tự. Ngôi chùa này nổi danh trong lòng người dân Hà Nội là một chốn thiền tâm. Ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128 – 1138).
Chùa Láng có vẻ đẹp bề thế bởi có quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian. Các công trình kiến trúc trong chùa hòa hợp thiên nhiên. Khung cảnh xung quanh chùa, từ sân vườn cho tới những hàng cây cổ tạo nên một không gian tĩnh mịch, cổ kính… Vì thế, chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở chốn Kinh kỳ xưa.
Chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ kính. Đây là ngôi chùa còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ cùng các hiện vật khác. Vì vậy mà người dân Hà Nội luôn tin tưởng rằng đây là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất đất Thăng Long. Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa để cầu duyên trong dịp đầu xuân năm mới. Ngoài ra các bạn cũng có thể đến chùa để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia đình.
Địa chỉ: Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Khi đi cầu duyên, nếu muốn xin duyên với một người tâm đầu ý hợp. Bạn nên đi lễ một mình và chọn ngày lành. Nếu có thể thì đi vào những ngày rằm, lễ Tết là tốt nhất. Nhưng nếu không có điều kiện, đi ngày thường cũng không sao. Soạn lễ đơn giản, không quá cầu kỳ. Quan trọng nhất là cái tâm. Về trang phục, tới những nơi tâm linh như chùa chiền, bạn chú ý mặc đồ kín đáo. Áo kín cổ, quần dài là tốt nhất. Bên cạnh đó là tắt chuông điện thoại, ăn nói nhỏ nhẹ, giữ phép tắc khi vào chốn linh thiêng nhé
Trên đây là 7 ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội nổi tiếng linh thiêng mà Tử Vi Hiện Đại muốn giới thiệu cho các bạn. Năm hết Tết đến rồi, nếu bạn nào ngồi yên cả năm mà tình yêu vẫn chưa tới thì đầu năm đừng ngại sắm lễ tới chùa tự “mối” cho bản thân nhé!
Thông tin cập nhật tại Fanpage: Tử Vi Hiện Đại
Có thể bạn quan tâm: Đi lễ đầu năm top 7 ngôi chùa cầu tài lộc, bình an