Vòng Thái tuế (phần 4)

26/08/2020 2034

Bài viết Vòng Thái tuế (phần 4). Mời các bạn đọc tham khảo.

Đặc tính bộ Âm Long Trực

Thiếu Âm có Phúc Đức Thiên Đức xung chiếu

Long Đức có Thiếu Dương Thiên Không xung chiếu

Trực Phù có Tử Phù Nguyệt Đức xung chiếu

Bộ Âm Long Trực thì không có Khốc Hư thủ chiếu (chỉ có cách giáp hoặc nhị hợp. Long Đức luôn nhị hợp với Thiên Khốc. Long Đức ở Sửu Mùi thì nhị hợp với bộ Khốc Hư Tí Ngọ. Long Đức tại Tí Ngọ thì giáp bộ Khốc Hư), không có Tang Hổ, Long Phượng (Thiếu Âm Sửu Mùi thì giáp bộ Long Phượng.

Thiếu Âm tại Tí Ngọ thì nhị hợp với Long Phượng đồng cung tại Sửu Mùi), không có Thiên Mã thủ chiếu, không có Thiên Không ngoại trừ Long Đức luôn luôn có Thiên Không xung chiếu, luôn luôn có ít nhất một sao của bộ Đào Hồng Hỉ, có từ một đến ba sao của bộ Tứ Đức. Cần chú ý xem có Cô Quả, Kiếp Sát, Phá Toái hay không

Thái Âm có Tam Đức, Trực Phù có Nhị Đức, Long Đức chỉ có một mình

Chỉ có Thiếu Âm hoặc Phúc Đức tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì mới có đủ bộ Tam Minh

Trong bộ này thì vị trí Long Đức là vị trí xấu hơn các vị trí khác (vì luôn có Thiên Không xung chiếu, nhị hợp với Thiên Khốc). Sự không xuất hiện của Thiên Không (trừ Long Đức), Tang Hổ Khốc Hư, Thiên Mã trong tam hợp xung chiếu khiến cho người có bộ này nhìn chung hiền lành, có cuộc sống êm đềm, an phận thủ thường, ít âu lo, không hay bon chen phấn đấu. Tùy theo vị trí của Đào Hồng Hỉ, có Cô Quả hoặc Kiếp Sát cùng các bộ sao khác mà có sự khác biệt. Chú ý rằng Thiếu Âm khi đồng cung với Thái Âm thì rất tốt đẹp. Bộ Âm Long Trực tốt đẹp cho người có Thiếu Âm tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) có đủ bộ Tam Minh lại không bị Cô Quả Kiếp Sát Thiên Không xâm nhập. Riêng Thiếu Âm tại Tí Ngọ đồng cung với Thiên Hỉ thì được thêm bộ Long Phượng tại Sửu Mùi nhị hợp

Người Thiếu Âm thì suy tính âm thầm, thông minh, hòa nhã, vui vẻ, nhân hậu, từ thiện, cả tin, dễ lầm lẫn, đôi khi quá tin tưởng người nên hay bị lợi dụng, dễ bị thiệt thòi vì chủ quan

Người Long Ðức thì đoan chính, ưa làm điều lành, từ bi, hay giúp đở người làm phúc, không hay bon chen, an phận, ít mạo hiểm, biết nhân nhượng, chấp nhận thua thiệt người

Nếu gặp Đào-Hoa, Hồng-Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh

Người Trực Phù thì trực tính, ăn ngay nói thẳng, trong cuộc sống chịu nhiều thiệt thòi, công lao không được hưởng xứng đáng

Vòng thái tuế tượng trưng cho sự hanh thông may mắn hay xui sẻo trong công việc làm ăn qua những hành động cử chỉ tác phong phẩm hạnh của đương số trong việc giao tiếp với xã hội.

Vòng Thái tuế có 12 sao nhưng có thêm 20 sao cùng chi tuổi phụ vào diễn tả trạng thái tâm hồn cũng như thể xác: Thiên Không – Thiếu dương là lúc phấn chấn, Tang Môn là lúc buồn rầu, Tử phù là lúc chống chọi với tử thần, điếu khách là lúc chán nản với đời sinh ra chơi bời cờ bạc…

Sao nào của vòng thái tuế an mệnh thì sao đó là thần sát thủ mệnh – là sao hoạ phúc mang điềm lành hay dở may mắn hay xui xẻo đối với mệnh. Với 12 địa chi thì mỗi địa chi đều có hành khí hội cục cùng với âm dương.

Thân Tí Thìn: Thuỷ cục, Dần Ngọ Tuất: Hoả cục, Tỵ Dậu Sửu: Kim cục, Hợi Mão Mùi: Mộc cục. Những hội cục này so với hội cục tuổi về ngũ hành sinh khắc mà tính tốt xấu – Khi mệnh thân an ở hội cục nào hay khi gặp đại tiểu hạn.

Ví dụ: Tuổi Thân Tí Thìn được mệnh an tại Thân Tí Thìn là hợp an ở Tỵ dậu sửu là được sinh nhập độ số tốt.

Tuổi: Dần Ngọ Tuất an tại Tỵ Dậu Sửu là khắc xuất – cuộc đồi phải nỗ lực phấn đấu mới vượt qua được mọi chật vật.

Tuổi: Tỵ Dậu Sửu mà mệnh thân an ở Thân Tý Thìn là sinh xuất thì cuộc đời lao đao, cố gắng làm kết cuộc người khác hưởng.

Tuổi Hợi mão Mùi mà mệnh thân an ở Tỵ Dậu Sửu là khắc nhập, thì cuộc đời thất bại nhiều hơn thắng lợi, tranh đua lắm chỉ thua thiệt mà thôi.

Theo phái Thiên Lương thì những người mệnh an ở:

Thái tuế, quan phù Bạch hổ: Là hạng người đáng kính trọng nhưng chưa hẳn đã đắc ý. Nếu Thân cũng ở tam hợp này thì lúc thiếu thời vất vả, nhưng trung thành với lý tưởng mình đã vạch ra chứ không sống theo kiểu sống vô nghĩa. Nhưng Mệnh Thaâ đồng cung bị Tả hữu Không Kiếp ngăn trở thì đa tài mà bất hữu dụng.

Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Là hạng người thường gặp điều không hài lòng nếu quật khởi trái với lương tâm thì cũng không thành công như ý mà cứ nếu ngồi phân trần than thân trách phận thì cũng không có kết quả tốt đẹp cho mình, cần có nghị lực và quả cảm để không thua kém ai.

Thiếu dương Thiên Không Tử phù Nguyệt Đức Thiên Đức Phúc Đức -> là hạng người sáng suốt tinh khôn – Nhưng cần phải có ngoan – cần biết lẻ phải quấy đừng hai cho ai vì không qua mặt được lý công bằng của tạo hoá. Không phải chỉ co mình là nhất. Nên theo tứ đức để an hưởng tuổi già.

Thiếu âm Long đức Trực Phù -> Là hạng người chân thật, tưởng ai cũng như mình không phải cứ chịu thiệt thôi mãi mãi, mà cũng có lúc khá giả nhưng cần biết tự an ủi để đời sống được an vui, chịu khó một chút để cuộc sống phong phú (đọc thêm phái Thiên lương)

Mệnh Thái Tuế Quan Phù Bạch Hổ Thân Tuế Phá Điếu Khaác Tang Môn là hạng người vẫn lầm đầy đủ bổn phận trong cuộc sống nhưng hậu vận vẫn cso điều gì cản trở không thi thố được hết tài năng theo ước nguyện.

Thân Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Nếu có đạt được trong ý muốn thì cũng vì một lý do gì buộc lòng phải theo mà không dám thổ lộ và cũng đành chấp nhận một sự bạc đãi (nếu có) chứ không dám đổ trách nhiệm cho người khác.

Thái Tuê Quan Phù bạch Hổ là chính danh: Làm tròn bổn phận nếu gặp chính tinh hãm thì thiếu tình came hành động ác.

Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Là chính nghĩa – Làm việc đặt mục đích riêng cho mình thừa thãi mới đến lợi ích chung – nặng về mưu tính, gặp chính tinh hãm thì hành động trái với lẽ thường, khó đặt niềm tin ở hạng người này.

Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức: Là chánh đạo nêu cao đạo lý, thực tâm hay giả dối, Nếu gặp chính tinh hãm thì hành động dã tâm – thừa hành nhiều hơn là chỉ huy.

Thiếu âm Long đức Trực Phù: Là chính đạo chân thành, khờ khạo dễ bị lôi cuốn, gặp chính tinh hãm thì mê tín dị đoan.

Về âm dương khi xem tiểu hạn thì những năm khác loại mang lại điềm lành cho ta như luật âm dương đã định.

Dương đắc âm vi tài (giầu có)

Âm đắc dương vi quan (danh dự)

Các năm đồng loại dương gặp dương – âm gặp âm thường bất lợi vì làm mất quân bình sẵn có (nếu có) khiến phải phản ứng khó nhọc.

Thái Tuế: Thị phi, Khẩu Thiệt, Bực mình

Quan phù: Thù oán, kiện cáo

Bạch hổ: Hại mình

Tuế Phá: Thất bại

Điếu Khách: Bi ai

Tang môn: Tang tóc

Thiếu dương: Điều may, Phấn chấn nhưng đừng tham vọng quá

Tử phù: Êm đềm nhưng phải thận trọng

Phúc đức: Phúc lành

Thiếu âm: Êm đẹp

Long đức: Phúc lành

Trực Phù: Vui tươi

Vòng Thái Tuế và cung Di

Phái Thiên Lương rất coi trọng vòng Thái Tuế, cho đó là chỗ để đánh giá tư cách, nhân phẩm con người. Mệnh Thân trong tam hợp Thái tuế được coi là đắc cách, con người sẽ có nhân phẩm, tư cách, sự thuận lợi hơn hẳn các tam hợp khác. Ngoài ra thì họ luôn coi cung Di là đối phương, đối thủ, tuyệt đối không phải là mình. Cái nhìn khô cứng này dẫn đến nhiều sai lầm khi nghiệm lý thực tế.

Với cách nhìn mới về cung Di, ta có thể đưa ra phản biện về tính nhân phẩm tư cách của tam hợp Thái tuế. Như bài trên đã chỉ rõ, Di là hoàn cảnh xã hội trong sự quan hệ với ta. Di là hoạt động của mình với hoàn cảnh, nên Di cũng là mình. Di là chỗ bộc lộ ra của con người bên trong, Di là con người trong tương tác với môi trường xã hội từ rộng đến hẹp. Nên Mệnh đắc Thái tuế thì tất yếu Di là Tuế phá, có nghĩa là chủ thể có cái đương lệnh, đắc thời nhưng vì môi trường hoàn cảnh là Tuế phá nên tất khi hành động sẽ có việc càn bậy, làm bừa theo kiểu cậy thế làm càn. Đó chính là kẻ nắm quyền trong tay nhưng lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, vòi vĩnh tiêu cực. Họ có khuynh hướng tạo ra sự âm ám, u mê để từ đó lợi dụng thủ lợi hoặc có khi chỉ đơn giản để thể hiện bản thân, để nhấn mạnh cái vị thế đương lệnh sinh sát của mình. Ví dụ cụ thể là các nơi giải quyết thủ tục hành chính. Ngược lại mệnh Tuế phá thì tất Di là Thái tuế, tức chủ thể không ở trong cái đương quyền, bị Thái tuế giám sát nên khi tương tác với hoàn cảnh, hoạt động với xã hội lại luôn phải chú ý để hành xử đúng theo phép tắc. Nếu Thái Tuế không tiêu cực, cứ làm đúng như qui định thì Mệnh tuy là Tuế phá mà không dễ làm bừa được. Ví dụ cụ thể là các doanh nghiệp, họ luôn phải đối mặt với đủ loại Thái tuế kiểm tra, soi xét. Họ ưa gian lận trốn thuế nhưng có làm được không lại chính do Thái tuế. Nếu Thái tuế kia không tiêu cực thì chính họ cũng chả làm gì được.

Cộng cả Mệnh và Di thì chưa chắc mệnh Tuế phá đã âm ám tiêu cực hơn mệnh Thái tuế. Đắc Thái tuế là kẻ nắm lệnh có sự chủ động chứ không phải là có tư cách. Có khi nắm lệnh đấy nhưng lại chỉ thích lợi dụng vị thế để làm bậy, để có hành vi tiêu cực cá nhân. Còn Tuế phá tuy âm ám, đối nghịch Thái tuế nhưng điều đó chả ảnh hưởng gì tới tư cách. Chính vì Thái Tuế có khuynh hướng lợi dụng vị thế để làm bậy nên Tuế Phá mới hay tỏ ra bất mãn, đi phê phán, chửi bới lại Thái Tuế ! Từ việc cân bằng Mệnh và Di thấy rằng việc xét riêng từng tam hợp của vòng Thái tuế sẽ không còn ý nghĩa gì nhiều về mặt tư cách nhân phẩm. Không có tam hợp nào gọi là có tư cách tốt được cả. Cho rằng Mệnh tam hợp tốt thì tất đối cung Di xấu, tức là hành vi tương tác với ngoại cảnh có cái không tốt, vậy là hòa.

Tóm lại, tam hợp Thái tuế chỉ có cái ý là đắc lệnh, giống như nằm trong hệ thống đương quyền, thường có sự chủ động. Tất cả mọi điều thuận lợi đều từ đó mà ra. Còn nói Thái Tuế có tư cách là sai hoàn toàn. Ngược lại, mệnh Thái Tuế thường ưa tạo ra những cái âm ám, u mê, tiêu cực để có khi chỉ đơn giản là gây khó dễ cho người, thể hiện sự quan trọng của bản thân, hoặc nhờ sự u mê, thiếu sáng suốt của người mà thủ lợi. Phái Thiên Lương chỉ thấy cái đương lệnh của Thái tuế, thấy sự chủ động, thuận lợi trong hành động của nó mà vội cho nó có nhân phẩm tư cách chính phái. Đó là cái nhìn thiển cận. Sự nhầm lẫn của họ là do tuyệt đối hóa cung Di, coi đó hoàn toàn là đối thủ, chả dính gì đến mình. Cứ chắc mẩm Mệnh Thái tuế thì đối phương Tuế phá đen tối u mê kém mình rồi. Có ai ngờ cái u mê tối tăm ấy có khi lại chính do mình góp phần tích cực tạo ra !

Tam hợp Thái Tuế thực chất là 3 vị trí Sinh, Vượng, Mộ của vòng năng lượng địa chi năm sinh. Nó tạo ra tính chủ động, quyền quyết định, nên thông thường phải có tính chính đáng. Giống như cầm luật thì đương nhiên phải theo luật chứ còn gì nữa. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, với môi trường Tuế Phá, thêm vài hung sát tinh, Thái tuế trở nên u mê đen tối hơn bất kỳ tam hợp nào khác !

Mệnh Di là một cặp đối đãi không thể tách rời. Không bao giờ có chuyện Mệnh tốt Di xấu thì ta toàn cái hay, thiên hạ toàn cái dở hoặc ngược lại. Di là môi trường xã hội chủ quan khi ta hoạt động trong đó, nên nó có các đặc điểm của chính ta. Di thực ra chỉ là một trong các mặt biểu hiện khác của Mệnh. Nên có học phái cho rằng 12 cung số thực ra tất cả đều là mình, đó là 12 mặt biểu hiện của chính ta mà thôi !

Vòng Thái Tuế thường là đề tài sôi nổi, và không thiếu những tranh luận nảy lửa. Từ xưa tới giờ, những gì bí ẩn đằng sau vòng Thái Tuế cũng dần được hé mở, tuy nhiên vì có nhiều học thuyết thành ra chúng thật giả lẫn lộn. Cụ Thiên Lương đã tái khám phá ra bí ẩn vòng Thái Tuế, giới nghiên cứu tử vi không khỏi phải ngạc nhiên khi cụ đề cao vòng Thái Tuế. Trong đó có người tán thành, người phản đối.

Hôm nay tôi viết chút ít về tam hợp Tuế – Phù – Hổ. Hỵ vọng sẽ phần nào được chia sẻ, tham luận cùng các bạn

Người học tử vi ở Việt Nam ít nhiều cũng biết về cách luận vòng Thái Tuế của Cụ Thiên Lương, trong đó cụ nói người Tuế – Phù – Hổ là chính nhân quân tử, người Tang – Tuế – Điếu là tiểu nhân. Vậy thực hư nó như thế nào? người Tuế – Phù – Hổ chiếm 1/4 dân số không lẽ họ là quân tử hết, người Tang – Tuế – Điếu chiếm 1/4 dân số, họ cũng là tiểu nhân sao. Tôi nói rằng không phải vậy, quan trọng vòng Thái Tuế đi cùng cách cục nào, bộ sao nào mới quyết đoán được. Như người Tang Tuế Điếu mà ăn vào Tử Phủ, không bị sát kỵ xung phá thì sao lại kết luận vội vàng đây là tiểu nhân được. Hay như người Tuế – Phù – Hổ mà gặp Phá Quân Thìn Tuất hội sát kỵ thiếu sao giải thì hẳn cũng không thể kết luận là người quân tử được, vì luận số phải ưu tiên cho cách cục trước. Cách cục phối với vòng Thái Tuế mới quyết đoán được.

vậy thì vòng Thái Tuế có đặc trưng như sau. Người mệnh trong tam hợp Thái Tuế có xu hướng là người quân Tử, nhưng không phải người nào có Thái Tuế cũng là quân tử, vì người thái tuế là quân tử chỉ là cái xu hướng thôi, và nó chiếm phần nhiều.

Người Tuế Phá cũng chưa chắc đã là tiểu nhân, nhưng xu hướng chung của người Tuế Phá là tiểu nhân, tất nhiên cũng có những người Tuế Phá là quân tử.

Cụ Thiên Lương còn có một cách luận đặc sắc mà học giả nghiên cứu thâm sâu có thể hiểu được nguyên lý đằng sau đó. Đó là vận Thái Tuế, một người khi vào vận Thái Tuế thì thường có sức mạnh phi thường giúp họ dễ dàng thành công, vận Thái Tuế là vận có bước chuyển tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời. Vì vậy người vào vận Thái Tuế thường là người ta sẽ thõa mãn/hài lòng với một cái gì đó, hay là đạt được một cái gì đó. và hẳn là không phải vào vận Thái Tuế sẽ được thành công này nọ như một số người đã nhận định. nhiều Học giả nghiên cứu tử vi đã cất công đi tìm cái bí ẩn đằng sau vận Thái Tuế, tất nhiên là vận Thái Tuế cũng có cái lý/nguyên lý đừng đằng sau nó. Phần này để các học giả nghiên cứu, tôi chỉ gợi mở thôi.

nói về Tuế – Phù – Hổ thì phần quan trọng mà người ta tranh luận rất nhiều đó là 2 sao này thường mang lại tai họa, dính dáng luật pháp…nhất là vị trí Bạch Hổ thường là vị trí nguy hiểm khi đi với sao hung. Bạch hổ hãm địa là vị trí xấu, sách có nói nhiều, tôi cũng nghiệm lý được. Bạch hổ hãm cần phải có hóa giải, hóa giải được thì biến thành rất tốt, còn không hóa giải được thì là rất xấu, cho dù có Long Phượng hoa cái đi nữa.Tuy nhiên cũng cần phải nhận định khi Bạch Hổ được cát hóa thì sẽ không còn tính chất hung nữa mà trở thành một yếu tố giúp con người thành công nhanh chóng, nhưng sao giải Bạch Hổ như Thiên Quan – Thiên Phúc, Thanh Long. Đặc biệt là nếu Bạch Hổ và Thanh Long đồng cung được gọi là cách “Thanh Long – Bạch Hổ” người có cách này không sợ nguy hiểm của bạch Hổ mà lại dễ gặp vận hội để Thành Công hơn người khác. Quan Phúc chủ cứu giải, phò nguy…có thể giải được cái họa do Bạch Hổ gây ra. Không phải là Quan Phúc giải bạch hổ mà Quạn Phúc giải cái họa do Bạch Hổ gây ra, đây là điểm khác biệt so với Thanh Long.

Long Phượng Hổ Cái thì có tuổi chỉ có Long Hổ Cái, Thiếu mất Phượng, Tứ Linh chỉ thật sự mạnh khi có đủ bộ. vì vậy nói Tuế Phù Hổ tốt vì nó có Long Phượng Hổ Cái là chưa chính xác, ( trong tử vi Giảng Minh giải thích vì có Tứ Linh )

Vấn đề của Thái Tuế không hẳn chỉ là tính cách, mà còn do nhiều yếu tố. Vì vậy có Phái đã xem Thái Tuế là 1 cung và các kiến thức như Nhập Quái, mệnh ẩn… (Tử Vân). Đủ để thấy tầm quan trong của Thái Tuế, vậy khi xem sao Thái Tuế thì phải xem cả 1 cung. Khi nó đóng ở mệnh Tài Quan tức mệnh trong tam hợp Tuế Phù Hổ, thì phải xem Thái Tuế ở vị trí cung nào, cung đó sẽ có những dữ kiện tương ứng liên quan đến cuộc đời, nhất là về hậu vận.

Như Thái Tuế cung Quan thì xem cung Quan là cung quan trọng đặc biệt của địa bàn…Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao lại xem Thái Tuế là một cung mà không phải là một sao, đơn giản vì cung có Thái Tuế là Cung tương ứng với Địa Chi tuổi, và Cung ứng với địa chi tuổi là đại diện quan trọng cho yếu tố Địa trong Tử vi

Nói về tính cách, người Thái Tuế thường tự hào, thường xem mình là đúng, thích đứng trên người khác, có khả năng lãnh đạo, có xu hướng làm việc của người quân Tử…Thái Tuế thường ngôn ngữ hùng hồn, có tài phản biện…nhưng cái này chỉ là bổ trợ.

Người Tuế Phù Hổ nói chung là người có nghị lực để làm nên chuyện lớn, do ý nghĩa của cung vị Thái Tuế…nếu vòng Thái Tuế gặp cách cục kết cấu tốt thì sẽ làm nên chuyện lớn, nhưng gặp cách cục xấu thì lại thành ra rất xấu…do ý nghĩa Tam hợp Thái Tuế như là tam hợp có năng lượng / sức mạnh lớn…

Nói đến Tuế Phù Hổ là sát thủ trong sát Tinh, nghe cũng hợp lý, nhất là khi nó đi với sao hung thì cực hung vì nó có ý nghĩa phóng đại, tử vi Đẩu Số Toàn Thư đã nói quan rồi.

khi xem vận thì chú ý nhiều đến lưu Thái Tuế, hay người ta còn gọi là lưu Thái Tuế kích động, vậy thì lúc sinh ra nếu cung Mệnh ở trong tam hợp Tuế Phù Hổ thì tam hợp mệnh đã bị kích động mạnh, có một năng lượng lớn, tạo ra yếu tố tiên thiên của tam hợp Thái Tuế. Đó chính là yếu tố kích động của Thái Tuế.

Khi mệnh ở Tuế Phá thì cũng đồng nghĩa với việc bị Thái Tuế năm sinh kích động, nhưng ở đây là Tuế Phá xung Thái tuế là phạm thái tuế, nhưng vì cũng bị Thái Tuế năm sinh kích động nên nếu mệnh Tuế phá có đủ lực thì lại thành ra người phi thường mà thành công lớn, do Thái Tuế kích động mà có. vì vậy song lộc đóng ở Tuế Phá hay Thái Tuế thường là có lực hơn, Thiên Hư tốt khi có Lộc cũng vì được Thái Tuế kích động, hay nó gọi khác là Tuế Lộc

nói đến Thái Tuế và liên tưởng đến người trong tam hợp Tang – Tuế – Điếu. Rất nhiều người nghiên cứu cũng như học tử vi đều cho rằng Thiên Mã là nghị lực cho người Tang – Tuế – Điếu, và cổ nhân đặt ra sao Thiên Mã là để dành cho người Tang – Tuế – Điếu, có nghị lực hơn trong cuộc đời. Tuy nhiên không đồng ý với quan điểm này.

Nói đến Thiên Mã, thì Thiên Mã là vị trí tổng động năng của Tam Hợp tổng số Thái Huyền.

số Thái Huyền như sau.

Tý Ngọ là 9, Sửu Mùi là 8, Dần Thân là 7, Mão Dậu là 6, Thìn Tuất là 5, Tỵ Hợi là 4.

vậy tổng số Thái Huyền của tam hợp là 18.

như tam hợp Hợi Mão Mùi tổng số Thái Huyền là 18, từ Tý đếm thuận 18 cung là cung Tỵ an Thiên Mã , hay nói cách khác Thiên Mã là tổng hợp động của tam hợp. Vì vậy bản chất của sao Thiên Mã không có liên quan gì đến Tang – Tuế – Điếu.

xét như vậy để thấy Thiên Mã thực ra là 1 cung, và sự Thành công của người Tang Tuế Điếu cũng phụ thuộc ít nhiều vào cung chưa Thiên Mã, vì vậy cách đây không lâu Can đã cho ra phát kiến xem Thiên Mã phải xem cả cung.

Nhưng đó chỉ là yếu tố Thiên Mã, còn yếu tố kích động của Thái Tuế khi mệnh ở Tuế Phá và có sao Lộc thì đã rõ ràng rồi, sách nói Thiên Hư gặp Lộc là tốt, thực ra không phải tốt do thiên hư mà là do Thái Tuế kích động.

Với người có Tiểu Vận luôn xung với Lưu Thái tuế thì gọi là phạm Thái Tuế, người có cách này thường gặp khó khăn luôn, như người Tàu khi vào hạn phạm Thái Tuế thì thường có nghi lễ cúng bái để hạn được bình an vô sự.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Bình luận