Ngày lễ Vu Lan kể lại tích xưa Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ

14/08/2021 791

“Công cha như núi Thái Sơn Mục lục ẩn 1. Mục Kiền Liên bồ tát là ai 2. Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Phàm là con người thì chữ Hiếu luôn được đặt làm đầu. Trong văn […]

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Phàm là con người thì chữ Hiếu luôn được đặt làm đầu. Trong văn hóa Á Đông tứ xưa đến nay ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy sự kính hiếu với cha mẹ luôn được chú trọng. Không nằm ngoài nền tư tưởng đó người Việt xưa nay cũng vậy đạo Hiếu luôn là tôn chỉ Gương của ngài Mục Kiền Liên bồ tát cứu mẹ là một gương sáng nói lên lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ. Ngày Lễ Vu Lan là ngày rất quan trọng, để nhắc nhở tất cả phật tử đều ý thức mình làm tròn bổn phận người con.

1. Mục Kiền Liên bồ tát là ai

Mục Kiền Liên Bồ Tát sinh khoảng năm 568, mất khoảng năm 484 trước Công nguyên ở nước Magadha, nay thuộc miền Bắc Ấn Độ, là một vị tỳ kheo trong thời kỳ đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế.

Mục Kiền Liên Bồ Tát và Tôn giả Xá Lợi Phật là hai vị đệ tử đứng đầu trong hàng chúng đệ tử của Phật Thích Ca. Ngài đã đắc chứng A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả cùng với sự giải thoát và giác ngộ viên mãn. Ông nổi tiếng với câu chuyện “Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ“. Phẩm hiệu của ngài là “Thần thông đệ nhất” trong hàng Thanh Văn đệ tử của đức Phật. Trong Kinh Pháp Hoa phẩm thứ 6, đức Phật đã thọ ký cho ngài danh hiệu “Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật”.

Mục Kiền Liên bồ tát cứu mẹ

Nhân lễ Vu Lan bàn về tích Mục Kiền Liên bồ tát cứu mẹ

2. Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ

Trong mười đệ tử của Đức Phật, Mục Kiền Liên được mệnh danh là đệ tử thần thông số một. “Phật thuyết Vu Lan Bồn Kinh” kể rằng, sau khi Mục Kiền Liên chứng đắc quả vị A-la-hán, ông đã phát nguyện sẽ báo đáp công ơn sinh thành của mẹ. Mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề, lúc sinh thời bà tạo nhiều tội nghiệp vì thế khi chết đi bị đọa vào con đường ngạ quỷ, phải chịu hành hạ vô cùng thống khổ, không được ăn, cũng chẳng được uống.

Bằng phép thần thông, thông qua thiên nhãn, Mục Kiền Liên nhìn thấy người mẹ đã khuất của mình bị hành hạ, đói khát. Là người nổi tiếng với đạo Hiếu, khi chứng kiến cảnh mẹ như vậy Ngài vô cùng xót xa, vì thế Ngài đã dùng thần thông hóa ra một bát cơm cho mẹ mình. Khi bà Thanh Đề nhìn thấy đồ ăn, vội vàng dùng tay che bát cơm lại không cho các cô hồn khác biết. Nhưng thức ăn vừa đưa lên miệng liền hóa thành lửa đỏ, dù có làm thế nào cũng không sao ăn được. Mục Kiền Liên chứng kiến mà trong lòng vô cùng đau xót. Tuy bản thân có pháp lực thần thông, nhưng rốt cuộc vẫn không thể cứu nổi mẹ mình.

Mục Kiền Liên bồ tát cứu mẹ

Bằng phép thần thông, thông qua thiên nhãn, Mục Kiền Liên nhìn thấy người mẹ đã khuất của mình bị hành hạ, đói khát vì thế Ngài đã dùng thần thông hóa ra một bát cơm cho mẹ mình

Ngài trở về bạch Phật sự tình và hỏi lý do. Đức Phật từ bi dạy rằng: “Mục-kiền-liên, lúc sinh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, chửi mắng chứ Tăng, không tin nhân quả luân hồi, lại rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến hạt gạo. Vì thế, sau khi chết bà phải chịu quả báo như thế. Ông tuy là con người hiếu đạo, thương cha nhớ mẹ, muốn đền đáp thâm ân, nhưng sức của ông có hạn. Dù có thần thông, một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực cho mẹ. Ông hãy đợi đến rằm tháng bảy, ngày chư tăng mãn hạ, thiết lễ Vu Lan nhờ sức chư tăng cùng chú nguyện thì mẹ ông mới thoát khỏi được cảnh địa ngục. Theo như lời Phật dạy, ngày rằm tháng bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên sắm sửa vật thực, dâng cúng mười phương chư tăng không những giúp cho bà Thanh Đề mà nhiều người khác trong ngày đó cũng thoát khỏi địa ngục.

Câu chuyện Mục Kiền Liên Bồ Tát Cứu Mẹ không chỉ giải thích cho sự ra đời của ngày lễ Vu Lan, mà còn đưa ra một bài học sâu sắc: Thiện ác hữu báo, tội nghiệp do bản thân gây ra thì phải tự mình hoàn trả. Dù có đầy đủ thần thông như Tôn giả Mục Kiền Liên cũng không cách nào gánh chịu tội nghiệp thay cho người khác được, dẫu đó là tội nghiệp của cha, mẹ, hay anh em bạn bè. Chỉ khi kẻ tạo nghiệp phải đích thân chịu tội và sửa sai hướng thiện mới có hy vọng thoát khỏi khổ nạn một đời.

» Nhạc niệm Thần chú “Om Tare Tuttare Ture Soha Tara” tiễu trừ bệnh tật, vượt qua mọi nỗi sợ hãi

Bình luận