Có những điều cố gắng bao nhiêu cũng không thay đổi được. Ngẩng mặt hỏi trời xanh, trời không nói, cúi đầu xuống hỏi đất, đất lặng thinh, khiến lòng này càng thêm trăm mối muộn phiền. Từ xưa tới nay, sinh mệnh chỉ tựa như hạt bụi, đến rồi đi như gió thoảng mây trôi. Trong lịch sử từng xảy ra nhiều sự việc không ai có thể giải thích được, ngày nay hậu thế mới có thể lý giải được phần nào. Người ta vẫn nói: Phú quý vinh hoa ai cũng muốn, nhưng không phải ai cũng đạt được. Danh lợi tiền tài ai cũng thích, nhưng không phải ai cũng đắc được. Cuộc sống này, phải chăng đã có an bài?

Số mệnh của một người là do Trời định nhưng phúc họa của một người lại là do bản thân tự chiêu mời.

Một người có số mệnh không may mắn nhưng vẫn có thể cải biến được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Cuộc đời mỗi người trên thế gian đều khác nhau, có người cả đời đều cát tường như ý, mạnh khỏe trường thọ; có người thì trung niên gian khổ, về già mạnh khỏe yên bình; có người thì tuổi trẻ vang danh, tuổi già cô đơn khổ cực; có người thì cả đời trắc trở gian nan, mọi việc đều không như ý.

1. Mệnh là gì vì sao lại chi phối số phận con người ?

Khi sinh ra đã có Mệnh, Mệnh là cố định bất biến, là đã được định trước. Về nghĩa hẹp mà nói, cái “mệnh” mà chúng ta nói chính là “bát tự” của mỗi người. “Bát tự” là do tám can chi (vừa hay là 8 chữ – bát tự) tạo thành, là can năm và chi năm, can tháng và chi tháng, can ngày và chi ngày, can giờ và chi giờ. Trong đó, “Can” được gọi là “Thiên can”, gồm có 10 “can”: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ; “Chi” được gọi là “Địa chi”, có 12 “chi”, bao gồm: Tý, Sửu, Dẫn, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Qua đó, căn cứ vào ngày giờ tháng năm sinh của bạn mà tính ra “thiên can địa chi”, tổng là 8 chữ, thì có thể đoán ra hành trình cuộc đời, vinh nhục họa phúc, giàu nghèo thọ yểu của mỗi người.

Các chuyên gia Tử Vi cho rằng trong vận mệnh mỗi người, luôn có những điều mà dù chúng ta có cố gắng thay đổi thế nào đi chăng nữa cũng không thể nào xoay chuyển được, đó chính làm “mệnh”.

Trong Phật giáo gọi là “A lại da thức” ( ālayavijñāna). Chúng chính là một kho tàng các loại hạt giống của nghiệp thiện – ác mà một người đã tạo ra trước đó, được tập hợp lại không sót một chi tiết nhỏ nào. Khi gặp thời cơ thuận lợi, một hoặc nhiều hạt giống (tốt và xấu) sẽ được đưa ra, gieo trồng và trổ quả, kết quả là người đó được sinh ra phải hưởng những quả do những kiếp quá khứ đã làm ra, không thể trốn tránh, không thể chối bỏ.

2. Vận số tức là vận thế, liệu có thể thay đổi được hay không ?

Chúng ta có thể  ví “mệnh” như một chiếc xe xuất phát từ điểm bắt đầu của cuộc đời chạy đến điểm cuối cùng; xe của bạn là loại gì, con đường như thế nào, thì đó gọi là “mệnh”. Nhưng chủ động lái xe như thế nào để đi đến hết hành trình cuộc đời bạn, đó lại là “vận”.

Kể cả chúng ta có một chiếc xe tốt đi cũng rất tốt, nhưng tự mình lại được chăng hay chớ, để mặc nước cuốn trôi, lái xe không cẩn thận, kết quả là cuộc đời kết thúc không có hậu. Ngược lại, sẽ có người vốn ban đầu chỉ có một chiếc xe rất xấu, đường ngoằn ngoèo chông gai, gập ghềnh khúc khuỷu, nhưng họ không lấy thế làm nản mà cần cù chịu khó, cẩn thận chuyên tâm thì hiển nhiên sẽ có thành tựu vượt trội mệnh sắp đặt như câu chuyện Thày bói phán cả đời khốn khổ đói nghèo mà vẫn thành ông chủ vang danh.

Vậy có thể nói rằng: Mệnh là cố định không thay đổi, nhưng vận lại nằm trong tay mỗi người.

Bởi vậy, chúng ta thường vẫn nghe nói rằng bói mệnh, đoán mệnh, mà không có đoán vận, bói vận vậy!

3. Vì sao lại nói Phúc lớn do trời phúc nhỏ do người ?

Vận mệnh của con người đã được định sẵn và tất cả đều cần tuân theo thiên ý. Mọi sự cố gắng của con người có lẽ là mất công hay sao? Nhưng kỳ thực mọi thứ đều không là vô ích.

Đại phúc tại Thiên, tiểu phúc tại tạo

Trời tối thượng sẽ phúc lớn nhưng phúc nhỏ là do con người làm lên, biết được đạo lý vừa thuận theo Trời, vừa cần cù chăm chỉ và tự mình cố gắng thì mới có phúc. Nhân sinh trên đời, có bao nhiêu tạo hóa và thành tựu được công lao sự nghiệp gì, trên cơ bản đều là đã được Thần an bài sẵn.” Những thứ con người có thể thay đổi được là kỳ thực rất hữu hạn.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên

Chỉ nói người tính chuyện nhưng Trời cho thành bại và câu “Nhân đích mệnh, thiên chú định, khiếu nhĩ hưởng phúc bất thụ chứng”, chỉ ý nói rằng mệnh của con người là do Trời đã chú định. Nếu điều gì cũng đã định sẵn rồi mà không thể cải biến được thì chẳng phải con người sẽ không còn động lực để vươn lên sao? Và đương nhiên là không phải vậy bởi vì còn có “tiểu phúc tại tạo” (những phúc lộc nhỏ là do con người tự tạo lên).

Phúc lớn do trời phúc nhỏ do người

Khi may mắn và phúc phận nhỏ chúng là những điều mà con người có thể tạo lên thông qua sự cố gắng. Vì khi người ta nỗ lực, cố gắng thì sẽ đạt được kết quả xứng đáng và có lao động thì sẽ có thu hoạch. Và luôn tâm niệm cố gắng thay đổi vận mệnh phải nhớ 10 điều cốt yếu. Đây cũng là đạo lý rất phổ biến trong nhân gian từ xưa đến nay trong xã hội. Thực ra từ căn bản mà nói mọi sự cố gắng của con người là không bao giờ uổng phí mà trái lại đều là có thành quả, chỉ là có thành quả là đã được hưởng thụ từ trước rồi thì có kết quả là sau này mới được tận hưởng mà thôi.

ST