Phật Giáo Hòa Hảo vì sao được coi là một tông phái của Phật Giáo ?

18/08/2021 1220

Với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Phật giáo Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập vào năm Kỷ Mão 1939. Đây được xem là nền tảng của Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Đức […]

Với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Phật giáo Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập vào năm Kỷ Mão 1939. Đây được xem là nền tảng của Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Đức Huỳnh giáo chủ biên soạn. Vậy hãy tìm hiểu về tông phái này.

1. Sự khác biệt giữa Phật Giáo và Đạo Phật khác là thế nào ?

Trước tiên, chúng ta cần làm rõ ràng 2 khái niệm sau: Phật giáođạo Phật, tuy là hai danh từ đã dùng quen thuộc nhưng ít có ai để ý phân biệt được chỗ giống và khác nhau thế nào để làm gì ?

Trong chữ Phật giáo đạo Phật có khác nghĩa nhau đôi chút.

Phật giáo là tiếng gọi tổng quát rất phổ thông để chỉ cho một tôn giáo như Phật-giáo, Thiên-chúa-giáo, Cao-đài-giáo v.v… tức là gồm cả một hệ thống của một tôn giáo có một giáo chủ, giáo lý và giáo đoàn thuộc phạm vi khách quan. Trong khi đó, danh từ đạo Phật được thu hẹp nghĩa hơn và chỉ lưu hành trong phạm vi của một quốc gia hay nhìn xa hơn thuộc về phạm vi chủ quan của từng cá nhân.

Ví dụ: Tôi theo đạo Phật hay đạo Phật của tôi, hoặc đạo Phật, đạo Hòa-hảo, đạo Islam…

Ngoài ra Phật giáo còn bao hàm được cái nghĩa nguyên thủy của nó, còn đạo Phật theo dòng thời gian, đã biến thái và đi vào dân gian như một tôn giáo qua sự đãi lọc và truyền thừa bởi các nhà truyền giáo, các vị tổ khai sáng tông phái, các bậc thiện-tri-thức … để đem đạo Phật gần gũi và hòa nhập vào các sinh hoạt dân gian.

=> Phật giáo là chỉ cho cái chung của một tôn giáo về chiều rộng, còn đạo Phật phải đòi hỏi ở sự thực hành chiều sâu hơn. Vì thế mà Phật Giáo Hòa Hảo vừa là một tôn giáo khác vừa là một nhánh của đạo Phật kết hợp với triết lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Chung quy lại vẫn là thờ ba ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng, nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt riêng.

2. Truyền kỳ về sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Ngài Huỳnh Phú Sổ khai lập vào năm Kỷ Mão 1939. Ông lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Đây được xem là nền tảng của Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn. Đây là tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.

Đại hội đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo lần thứ 5 | Xã hội |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Ngài Huỳnh Giáo Chủ rời trường học từ bậc tiểu học do bệnh tật liên miên. Lạ thay là bệnh của ngài không có một lương y nào trị được. Cho đến năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất Sơn và Tà-Lơn (vùng núi non linh thiêng hùng vĩ), Ngài tỏ ra đại ngộ và chính thức mở Đạo. Từ đó ngài bắt tay vào chữa bệnh cho mọi người, chữa đến đâu bệnh khỏi đến đó, đặc biệt là các chứng bệnh hiểm nghèo. Phương pháp chữa bệnh vô cùng đơn giản là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến các bác sĩ Tây y, các Đông y, các phù thủy có tiếng chữa các bệnh tà đều phải kinh dị.

Song song với việc chữa bệnh thì đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết pháp một cách thao thao bất tuyệt. Tuy nhiên điều này lại khiến các văn gia, nho sĩ, thi sĩ kể cả giới luật gia vô cùng sửng sốt và công nhận Ngài là bậc siêu phàm.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO::.

Thi sĩ Việt Châu nhận định “Con người đó thật kỳ dị. Mỗi ngày ngồi xe hơi đi mấy trăm cây số, diễn thuyết hai ba nơi, mỗi nơi nói thao thao bất tuyệt trong hai ba giờ giữa trời trước một đám đông nông dân hàng ngàn người, ai nấy im phăng phắc như nuốt từng lời một, có kẻ khóc mướt nữa. Có lần đương diễn thuyết thì trời đổ mưa, Thầy Tư (tức Đức Huỳnh Giáo Chủ) vẫn nói mà dân chúng vẫn đứng nghe dưới mưa. Lần nào diễn thuyết xong rồi cũng lên xe đi nơi khác liền, không thấy mệt nhọc, vẫn ung dung làm thơ. Mà ăn rất ít, toàn đồ chay. Sinh lực sao mà dồi dào thế ! Sức lôi cuốn, thôi miên quần chúng sao mà mạnh thế”.

Dựa vào sức mạnh kỳ lạ và đầy cuốn hút của chính bản thân mình, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã lập ra Phật Giáo Hòa Hảo từ đó.

3. Trong Tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo thờ những ai ?

Phật Giáo Hòa Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm nhiều hơn là hình tướng bên ngoài. Điều này vô cùng đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đề xướng nên.

Người thuộc tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

  • Thứ nhất là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết.
  • Thứ hai là bàn thờ Thông Thiên: được dựng trước sân nhà hoặc mái nhà. Theo Đức Thầy nếu nhà chật hẹp thì chỉ cần 1 bài Thông thiên.
  • Thứ ba là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

4. Vì sao 8 điều cấm trong Phật Giáo Hòa Hảo rất giống lời Phật dạy

Như đã phân tích ở trên, Phật giáo Hòa Hảo được coi là một nhánh của Phật giáo nên các điều răn dạy dành cho Phật Tử cũng thấm nhuần tư tưởng đạo Phật.

  • Điều thứ nhất: Ta chẳng nên uống rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời theo đàng điếm, phải giữ cho tròn luân lý tam cang ngũ thường.
  • Điều thứ hai: Ta chẳng nên lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng, lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất, chẳng nên gây gổ lẫn nhau, hãy tha thứ tội lỗi cho nhau trong khi nóng giận.

Phật Giáo Hòa Hảo thờ gì ? 8 điều răn cấm Phật Giáo Hòa Hảo !

  • Điều thứ ba: Ta chẳng nên ăn xài chưng diện cho thái quá và lợi dụng tiền tài mà đành quên nhơn nghĩa và đạo lý, đừng ích kỷ và xu phụng kẻ giàu sang, phụ người nghèo khó.
  • Điều thứ tư: Ta chẳng nên kêu Trời, Phật, Thần, Thánh mà sai hay hoặc nguyền rủa, vì Thần Thánh không can phạm đến ta.
  • Điều thứ năm: Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò và không nên sát sanh hại vật mà cúng Thần Thánh nào, vì Thần Thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu ta làm tội sẽ hưởng tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiếng mà làm hết bệnh là Tà Thần; nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen sẽ nhiễu hại ta.
  • Điều thứ sáu: Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, giấy quần áo mà tốn tiền vô lý, vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không xài được nữa, phải để tiền lãng phí ấy mà trợ cứu cho những người lỡ đường đói rách, tàn tật.
  • Điều thứ bảy: Đứng trước mọi việc chi về sự đời hay đạo đức, ta phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy.
  • Điều thứ tám: Tóm tắt, ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng mà học Đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh.

Tử Vi Hiện Đại đã chia sẻ kiến thức về Phật Giáo Hòa Hảo trên đây giúp chúng ta hiểu hơn về một nhánh khác của đạo Phật. Mọi tôn giáo đều hướng con người đến những điều tốt đẹp và đáng để giữ gìn phát triển.

Bình luận