03/08/2021 4490
Từ xa xưa khi nhắc tới Nhân tướng học dân gian đều có quan niệm nó là một môn bói toán thần bí. Tuy nhiên ngày nay trải qua quá trình nghiên cứu và phân tích về nhân tướng học của các chuyên gia thì họ khẳng định Nhân tường học không phải một bộ môn khoa học thần bí, mà là khoa học nhận dạng trên cơ sở Nhân trắc học.
Nhân tướng học hay còn gọi là tướng học môn khoa học sử dụng phép xem tướng dự đoán về vận mệnh của con người thông qua các bộ vị thân thể của con người, từ hình thể bề ngoài đến khí chất tinh thần, cốt cách bên trong.
Theo các nhà nhân tướng học, tướng cách là một trong những hình thức thể hiện vận mệnh, nên nhân tướng cho biết vận mệnh là điều tất nhiên.
Phép dự đoán này có từ rất lâu đời và tồn tại đến ngày nay, trở thành một nét đặc biệt luôn hấp dẫn của nền văn hóa thần bí phương Đông. Do chỉ dựa trên quan sát và kinh nghiệm mà đi đến kết luận nên nhân tướng học không được chứng minh theo kiểu khoa học thực nghiệm và tồn tại rất nhiều quan điểm phản bác.
Nhiều người vẫn nghĩ nhân tướng học là một khái niệm khá “siêu hình”, thần bí… và không phải ai cũng có khả năng để “nhìn người để đoán tính cách, số phận”.
Thực ra, nhân tướng học là phương pháp quan sát con người, từ đó tìm hiểu tính cách và suy đoán về số phận. Như vậy, cấu tạo cơ thể như cấu tạo não, cấu tạo cơ mặt, hệ xương… sơ bộ cho phép chúng ta biết được nhóm tính cách cơ bản như: Mạnh mẽ, quyết đoán, yếu mềm, nặng tình cảm… Các tính cách gốc này sẽ tạo nên nhóm các hành động tương ứng trong các mối quan hệ xã hội.
Tập hợp các hành động sẽ tạo nên sự phản hồi của xã hội, từ đó hình thành thiên hướng phát triển của mỗi con người, sẽ tạo nên sự thuận lợi, khó khăn tương ứng với tố chất, tính cách gốc. Giàu nghèo – sang – hèn cũng từ đó mà ra.
Nhân tướng học hình thành trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm. Là một tập toán quy nạp cỡ lớn. Ví dụ: 4000 năm trước, có 1 ông làm thống kê, thấy những người thành đạt chức công – hầu – khanh – tướng đều có trán phẳng, vuông vức (điều này thì liên quan đến tiểu não – não trước). Họ thống kê, tổng hợp lại, làm một cơ sở dữ liệu. Tiếp theo lại tích lũy những đặc điểm khác theo kiểu: nhất lé, nhì lùn, tam rô, tứ rỗ…
Qua hàng nghìn năm, lại được số lượng đông đảo người phía sau bổ sung, loại suy những sai lầm để rút ra hệ kinh nghiệm, hình thành nên Nhóm các tướng pháp. Từ đó, quan sát cấu tạo cơ thể, cách thể hiện, phong thái… mà biết được tương lai người đó sẽ ra sao.
Nhu cầu của con người là dự đoán tương lai. Nhân tướng học ra đời để thỏa mãn nhu cầu đó. Đa số nhân loại đều mong muốn biết trước được mình và người thân sẽ có số phận: Thọ – Yểu, Sang – Hèn, Thành – Bại… ra sao.
Vậy từ những quan sát bên ngoài về hình tướng bộ vị – còn gọi là hình tướng (liên quan đến các yếu tố bẩm sinh, di truyền…); về khí sắc – còn gọi là sắc tướng (liên quan đến sức khỏe, khả năng tư duy…) và Phong thái – còn gọi là thần tướng (liên quan đến khả năng ứng xử, phong cách sống…) đều có thể suy luận được hướng phát triển của con người trong tương lai.
Ví dụ:
Về hình tướng: Gặp người nam giới có vầng trán rộng, quai hàm nở, ngũ quan cân đối, có thể suy luận người này có tư duy hệ thống tốt, có khả năng lãnh đạo, có thiên hướng quyền lực và khao khát thành công. Khuôn mặt của anh ta làm nhiều người nghĩ thế thì trong cuộc sống, anh ta sẽ thuận lợi vì tạo được cảm giác tin cậy, nể phục… Tóm lại là: “Cái mặt chơi được.”
Gặp người nam giới mặt nhọn, mắt một mí, trán hẹp, mi cốt thấp. Người giao tiếp có cảm giác chú này gian, khó chơi. Thế là số phận đã gặp thiệt thòi một cách tự nhiên. Kể cả anh ta có tài năng, nhưng cũng phải cố gắng gấp mấy lần người thường mới có thể vượt qua quan niệm xã hội. Vậy là thiệt rồi.
Về sắc tướng: Gặp người nữ giới có khuôn mặt hồng nhuận, da dẻ mịn màng, môi hồng mà không ướt. Nghĩa là sức khỏe của người này tốt. Trong một thời điểm, có thể dựa vào khí sắc mà đoán biết được người này đang ở đỉnh cao của các đồ thị: Sinh Lực, Trí lực, Tâm lực… vậy thì vận may, cơ hội đến là sẽ dễ thành công.
Còn vào lúc khác, sắc mặt u ám (trong người đang mệt, các đồ thị đi xuống) thì dù có gấp đôi cơ hội cũng không dễ dàng đạt được.
Về thần tướng: “Trông anh này sang, trông chị kia quý phái” thì nhiều người nhận ra ngay. Tại sao? Vì có thể do bẩm sinh, có thể do giáo dục, có thể do rèn luyện mà tạo ra phong thái ấy.
Lấy phong thái mà quan sát sẽ rất dễ nhận ra sang hèn, quý tiện, trung hậu – gian trá, thực tế – ảo tưởng… Vậy những người không cần học Nhân tướng, mà chỉ cần là nhà lãnh đạo lâu năm, người giao tiếp rộng, dân kinh doanh… có kinh nghiệm giao tiếp sẽ nhận ra điều đó, tuy nhiên họ sẽ không hệ thống và phân tích được. Lúc này, Nhân tướng học giống như là sách cẩm nang, bảng cửu chương đối với họ, rất dễ tiếp thu.
Nghệ thuật coi tướng được đúc kết từ kinh nghiệm hàng ngàn năm và ảnh hưởng rất nhiều đến tiềm thức của mỗi người chúng ta. Ví dụ: Con người ai cũng thích người đẹp, không thích người xấu. Những người mặt mũi sáng sủa thì bao giờ cũng được trọng hơn những người mặt mày tối tăm. Hay những người cao lớn, dung mạo đẹp đẽ thì bất luận già trẻ lớn bé, giàu nghèo, sang hèn ai ai trông thấy cũng mến, cũng thích.
Xét ở mặt đối lập, chưa hẳn xấu xí chưa hẳn đã là bất lợi. Như thầy bói Quỷ Cốc Tử thuộc loại quái tướng, xem tướng lông mày rậm, mặt mũi cực kỳ xấu xí, lộ hầu, lộ răng, nhưng tài năng thì đã trở thành bất tử, lưu truyền hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, những gì thuộc về tướng mạo, số mệnh, vận mệnh chỉ nên xem như tham khảo, góp một phần nhỏ vào việc biết mình, biết người vậy
5. Lời kết
Trên đây là những khái niệm cơ bản về bộ môn Nhân tướng học. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có cái nhìn và sự đánh giá riêng của mình về bộ môn Nhân tướng học này và những giá trị nó mang lại.
» Bói chỉ tay tình duyên, nhìn biết ngay hôn nhân tốt đẹp hay dở dang