24/01/2022 842
Đi lễ chùa trong những ngày đầu xuân là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam nhưng đi lễ sao cho đúng để được may mắn hay không phạm phải những điều kiêng kị là điều mà bạn cần phải biết. Trong bài viết sau đây Tử Vi Hiện Đại sẽ chia sẻ cho các bạn 5 Lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm mới 2022 để các bạn tham khảo.
» Những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng 3 miền
»» Top 6 địa điểm đi lễ cầu tài lộc đầu năm cho dân kinh doanh
Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Bạn cũng nên nhớ là không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa.
Việc lựa chọn trang phục khi đi chùa là điều bạn cần nên chú ý. Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy,… và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Đặc biệt vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may mắn và thuận lợi nhất.
Hành lễ đi chùa cũng cần có phép tắc và thứ tự. Trước hết hãy đặt lễ vật lên và thắp hương ở chính điện trước. Sau khi đặt lễ và thắp hương ở chính điện xong hãy đi đến các ban thờ khác.
Phong tục đi lễ chùa đầu năm và ngày thường là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật. Do đó đi lễ chùa mỗi dịp Tết đến xuân về đã trở thành một hoạt động quen thuộc của người dân Việt từ xưa đến nay.
Việc sắm lễ vật đi chùa là điều rất cần thiết. Khi đến dâng hương ở các chùa bạn chỉ sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… Bạn lưu ý một số vấn đề sau:
Chùa là nơi thanh tịnh nên khi sắm sửa lễ vật bạn phải chọn những lễ chay như hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè và cấm kị lễ vật mặn như một số người thường mang lên chùa. Nếu mang như vậy không khác gì phỉ báng thánh thần vì họ chỉ ăn chay, dâng đồ mặn thật khó coi. Dâng lễ mặn chỉ được áp dụng trong trường hợp đền chùa đó có các vị Thánh, Mẫu, Thành Hoàng… Các vị này thường an tọa ở các khu ngoài chính điện. Lễ mặn có thể dâng gồm gà, giò , chả, rượu, trầu cau. Đi chùa có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương nhưng không nên đặt tiền thật hoặc vàng mã lên hương án, chính điện kẻo bị cho là đút lót thánh thần, lợi bất cập hại. Tiền hãy để vào hòm công đức để cải tạo chùa chiền mang lại phúc đức lâu dài cho con cháu.
Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Tránh suy nghĩ lệch lạc khi hành lễ với quan niệm: Lễ càng nhiều, phật phù hộ càng nhiều. Quan niệm trên hoàn toàn sai và lệch lạc, làm mất đi nét đẹp trong tôn giáo Việt Nam. Việc đi lễ chùa chủ yếu dựa vào tâm của người đi chùa do vậy bạn cần phải thành tâm khi đó Phật mới phù hộ cho được.
Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật cũng như mong muốn những điều tốt đẹp đến với người thân. Đây là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam nhưng đi lễ sao cho đúng để được may mắn hay không phạm phải những điều kiêng kị là điều mà bạn cần phải biết. Theo tìm hiểu của Du Lịch Số thì thời gian đi chùa đầu năm có ý nghĩa như sau:
Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 tết đã trở thành tục lệ quen thuộc không thể thiếu vào mỗi dịp đầu năm mới. Ngoài ra, mọi người còn đi chùa ngày 30 Tết ngay trong đêm giao thừa cuối năm để cầu cho bản thân và gia đình thuận hòa. Mạnh khỏe, tấn tài tấn lộc, tai qua nạn khỏi. Mùng 1 tết đi lễ chùa sẽ hứa hẹn một năm mới ngập tràn hạnh phúc, bình an và viên mãn.
Đi chùa mùng 2 và đi chùa mùng 3 tết sẽ cầu được tài lộc vượng phát. Tiền tài dư giả, xúng xính cả năm. Bởi ngày mùng 2, 3 chính là ngày lễ đón Hỷ Thần. Mang lại may mắn cùng với sự hạnh phúc viên mãn.
Theo quan niệm xưa kia, ngày mùng 4 chính là ngày các gia đình làm cơm cúng. Để tiếp đón các vị thần từ thiên đình xuống hạ giới để cai quản. Nếu đi chùa ngày tết mùng 4 thì điều ước nguyện sẽ được linh ứng. Đặc biệt, ngày này rất tốt để đi chùa cầu duyên.
Ngày mùng 6 là một ngày bình an, tốt lành. Có nhiều giờ đẹp sẽ phù hợp cho việc xuất hành đầu năm. Giúp mang lại tài lộc cùng may mắn cho gia chủ. Nếu đi chùa vào ngày này sẽ cầu được bình an, sức khỏe và gia đạo cực thịnh.
Khi đi lễ chùa đầu năm bạn nên ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, không nên mặc trang phục quá sặc sỡ, hở hang. Đối với các bạn nữ thì không nên mặc váy quá ngắn hoặc quần quá ngắn. Điều này vừa thể hiện sự tôn kính vừa tránh những hệ quả xấu phát sinh do sự không hợp lý của trang phục đem lại. Dâng hoa ở các đền chùa nên chọn các loại hoa thanh tao như hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc… Tránh dùng những loại hoa lạ, hoa dại.
Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. Sau đây là ý nghĩa một số chữ thông dụng nên xin trong năm mới Tân Sửu 2022:
Bao gồm bộ Miên (宀- mái nhà, mái che) và bộ Nữ (女- nữ giới, con gái) – ý nói người con gái ở trong gia đình thì rất an toàn. Chữ “An”, một chữ đơn giản nhưng chứa đựng bao điều muốn nói, một cuộc sống an lành, một chỗ an cư trong cuộc sống, một chữ an toàn trong mọi việc… Lạ ở chỗ, chữ “An” không trắc trở, có tính hai mặt như những chữ khác mà mọi người vẫn thường hay xin. Chữ An tượng trưng cho sự bình an, với mong muốn một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Chữ An là loại chữ được xin nhiều nhất để treo trong nhà. Từ xưa, không chỉ là được xin trong ngày Tết, mà chữ An đã là biểu tượng thường được thêu lên tranh để làm vật trang trí trong nhà của nhiều gia đình.
Tài trong tài năng. Chữ Tài biểu trưng cho tài năng, là khả năng làm được một việc chất lượng nào đó, thể hiện mong muốn thành đạt trong cuộc sống của người xin chữ, chữ tài cũng là lời chúc thành đạt của những người muốn xin chữ này để đem tặng.
Đức trong đức độ. Chữ Đức là biểu trưng cho đạo đức của con người, nét đẹp của con người. Người xin chữ đức vốn để răn dạy chính bản thân mình cần phải sống thực với chính bản thân mình, làm đúng theo lương tâm mình để tâm hồn được thanh thản.
Làm việc gì mà cũng có “tâm” – đặt hết cả con tim và khối óc mình vào đó thì kiểu gì cũng sẽ thành công. Tâm mang một ý nghĩa Phật giáo sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Muốn con người tu dưỡng đạo đức để cho tâm được thanh tịnh, xóa hết dục vọng, ích kỷ, hận thù, để có một cuộc sống thanh thản, yên bình.
Được ghép từ chữ Tử (子 – con) nằm dưới và chữ Thổ (土 – đất) nằm trên, cùng với dấu / tượng trưng cho thanh kiếm – ý chỉ con chống kiếm đứng trông phần mộ của bố mẹ. Điều này đúng với quan niệm ngày xưa, khi bố mẹ mất thì người con có hiếu tức là phải chăm lo phần mộ của bố mẹ trong vòng 3 năm. Chữ Hiếu mang ý biết ơn và trân trọng công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà.
Thành trong hoàn thành, ý nói làm chuyện gì cũng trọn vẹn.
Gồm bộ Miên (宀 – mái nhà), bộ Khẩu (口- miệng, miệng ăn)/
Chữ ĐIỀN (田) – ý chỉ nhà chỉ có 1 miệng ăn, lại có 1 thửa ruộng thì chắc chắn giàu có. Chữ này thể hiện mong muốn ấm no, sung túc.
Thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp. Chữ này gồm chữ Sĩ (sĩ tử, người có chí khí) ghép với bộ Khẩu (miệng) – ý chỉ những lời kẻ sĩ nói ra đều là lời hay ý đẹp.
Không chỉ mang nghĩa là đường đi, chữ này mang trong mình ý nghĩa vô cùng lớn lao – đó là lẽ phải, luân thường, đạo lý. Cũng như Lão Tử (người sáng lập Đạo giáo của Trung Hoa) từng nói rằng: Chữ đạo đạt đến “vô vi”.
Chữ Nhẫn bao gồm chữ Đao (刀 – con dao, cây đao) ở trên chữ Tâm (心 – trái tim, tâm trí) – chữ Đao biểu trưng cho kỷ luật, mang tính khách quan, bị động; chữ Tâm biểu trưng cho tâm hồn, mang tính chủ quan, tự do.
Gần đây, việc xin chữ đầu năm đã trở thành một trào lưu của người trẻ tuổi, tạo thành một văn hóa chơi chữ mới. Những con chữ như “rồng bay phượng múa” hiện lên qua các nét cọ điêu luyện khiến cho việc xin chữ, ngoài ý nghĩa xin được chữ, còn là để thưởng thức khả năng viết chữ đẹp của những người cho chữ. Như các cụ thường nói: “Nét chữ nết người” nên xưa, những người được mọi người xin chữ là những nho sĩ, những thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân.