Vì sao số phận con cháu phụ thuộc vào Phong thủy mộ phần tổ tiên

03/05/2021 1117

Hiếu lễ với bề trên còn sống là lẽ hiển nhiên nhưng bỏ qua việc thờ cúng hay chọn nơi chôn cất đúng phong thủy để đời sau hưng thịnh là việc vô cùng thiếu sót. Nói đến phần mộ tổ tiên thì không ai không biết, không ai không rành. Nhưng nói đến phong […]

Hiếu lễ với bề trên còn sống là lẽ hiển nhiên nhưng bỏ qua việc thờ cúng hay chọn nơi chôn cất đúng phong thủy để đời sau hưng thịnh là việc vô cùng thiếu sót. Nói đến phần mộ tổ tiên thì không ai không biết, không ai không rành. Nhưng nói đến phong thủy tốt xấu của phần mộ tổ tiên thì có người không biết, còn có rất nhiều người không tin rằng mồ mả của tổ tiên có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Vậy mồ mả tổ tiên có liên quan gì đến con cháu đời sau?

1. Trương Quỷ Linh và “Thuật xem mộ”

Trong những truyền kỳ Phong thủy có Trương Quỷ Linh, một bậc thầy phong thủy thời nhà Tống, từ nhỏ đã được cha cho đi học về “Thuật xem mộ”, và xuất hiện nhiều khả năng đặc biệt. Dân gian vẫn còn lưu lại nhiều câu chuyện ly kỳ về ông.
Tuổi nào dễ được Tam Hóa trong tử vi?

Chu huyện lệnh của huyện Tiền Đường cũng là người đã có nhiều năm nghiên cứu thuật địa lý. Vì vậy ông đã đặc biệt chuẩn bị yến tiệc tiếp đãi Trương Quỷ Linh.

Dạo đó, vào năm 1101, Trương Quỷ Linh đến huyện Tiền Đường, những người biết đến danh tiếng của ông đều thỉnh mời ông xem huyệt mộ cho gia đình mình.  Trong bữa tiệc, Chu huyện lệnh hỏi Trương Quỷ Linh rằng: “Người xem mộ, nếu như không cần đến mộ địa, mà chỉ xem bản vẽ, thì có thể nói ra cát hung của ngôi mộ đó hay không?”.

Trương Quỷ Linh trả lời rằng: “Nếu bản vẽ có phương vị, thế núi, cộng với biết được ngày tháng năm hạ táng, thì có thể nói ra được phần lớn”.

Nghe vậy, Chu huyện lệnh liền lấy một tấm bản đồ địa hình ra nhờ Trương Quỷ Linh xem phong thủy phần mộ tổ của mình.

Trương Quỷ Linh cẩn thận nhìn thật lâu, mới nói: “Căn cứ bản đồ này, phía trước mộ có một cái hồ nước nhỏ, lại nằm ở trên cao, nếu con cháu trong nhà cưỡi ngựa bị ngã xuống hồ nước này, thì sẽ được cứu trong lúc nguy hiểm, nơi đây có phong thuỷ địa cát. Người nhà thịnh vượng, phát đạt cũng là nhờ phong thủy này”.

Chu Huyện lệnh trả lời: “Mọi chuyện đã diễn ra đúng như vậy”.

Trương Quỷ Linh nói tiếp: “Vào đúng năm này, người bị té xuống hồ được quê nhà tiến cử, và năm sau thi cử đỗ đạt”.

Nghe đến đó, Chu huyện lệnh liền đứng dậy kích động nói: “Ta chưa từng gặp qua cao nhân phong thủy nào, hôm nay lần đầu tiên tận mắt chứng kiến một người thần cơ diệu toán như ông. Quả đúng là có chuyện như vậy.

Năm đó khi đi cúng mộ tổ tiên, họ nhà tôi có một người cưỡi ngựa đi cùng với đoàn người. Nhưng khi đến bên hồ nước đó, đột nhiên con ngựa hoảng sợ vùng lên tháo chạy khiến người đó mất kiểm soát, cuối cùng cả người lẫn ngựa đều bị ngã xuống hồ. Sau đó người này được mọi người vớt lên cấp cứu, cuối cùng đã thoát chết. Đến mùa thu năm đó, người này được quê nhà tiến cử dự thi, năm sau đã trúng cử, người đó chính là tôi!”.

Sao Hữu Bật rất thích hợp nếu đóng ở các cung Mệnh, Thân, Quan sẽ có nghĩa như những người phò tá đắc lực, những người hậu thuẫn, giúp đỡ

Thấy rõ phong thủy tốt xấu của phần mộ, vô hình chung có khả năng ảnh hưởng đến vận mệnh tiền đồ của con cháu và phúc phận của cả dòng họ.

 

Có một người khác tên là Thái An Thế, phần mộ tổ tiên được mai táng tại bờ sông Phú Xuân, anh trai của Thái An Thế là Thái Hồng mời Trương Quỷ Linh đến sông Phúc Xuân xem phong thủy cho phần mộ tổ tiên mình.Trương Quỷ Linh đến nhìn một lát, rồi nói với Thái Hồng: “Đây là mộ địa có thể sinh xuất quý nhân, nhưng nhất định phải đợi đến khi chim cút bay từ trong thùng đựng lúa mạch ở trong nhà ra thì mới có thể ăn mừng được”.Thái Hồng nói: “Hôm trước, đột nhiên có con chim cút bay ra từ trong thùng đựng lúa ở trong phòng ngủ nhà chúng tôi, chúng tôi đều nghĩ rằng nó là chim rừng vào nhà mổ thóc!”.Trương Quỷ Linh nói: “Nó chính là báo hiệu cát tường, nhà của anh sẽ có người trúng cử đầu bảng trong thi Hội, người này chính là quý nhân”. Và vào mùa thu năm đó, Thái Yên Thế quả nhiên trúng cử thi Hội, hơn nữa còn đứng đầu bảng vàng.

Trương Quỷ Linh thường nói với người khác rằng: “Ta cũng biết thọ mệnh của mình không dài, thời gian sống trên thế gian chẳng được bao lâu, tiếc là vẫn chưa tìm được người thích hợp để thu nhận làm đồ đệ”. Quả nhiên, Trương Quỷ Linh qua đời rất sớm khi mới có 25 tuổi.

2. Mộ huyệt giúp nhà họ Trịnh phát Vương

Sử sách tương truyền rằng dòng dõi Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài trong lịch sử Việt Nam cũng là phát vương nhờ có mộ huyệt tốt của tổ tiên.

Chúa Trịnh Kiểm là người mở ra 12 đời Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

Theo “Trịnh gia thế phả” và giai thoại thoại thì vào thế kỷ 15 ở Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc có người tên là Trịnh Liễu nhà nghèo nhưng rất ham đọc sách.

Cuốn “Đại Việt Lê triều đế vương Trung Hưng công nghiệp thực lục” có mô tả Trịnh Liễu như sau: “Nhà nghèo, ham học, tích đức, làm việc nghĩa. Họ hàng khen hiếu, làng xóm khen đễ… sau rời đến làng Biện Thượng (nay là Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng), làm điều thiện không mỏi, nhân hậu có thừa.”

Trịnh Liễu lấy vợ họ Hoàng, gia cảnh nghèo khó nên hai vợ chồng phải làm ruộng và bán nước chè kiếm sống, khó khăn là thế nhưng Trịnh Liễu vẫn luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Một hôm Trịnh Liễu đi cày ở xứ Đồng trong núi, đến chỗ vực tôm thì thấy một cụ già râu tóc bạc phơ nhưng rất có thần thái. Trịnh Liễu mời ông già về ở nhà mình một đêm. Nhà Trịnh Liễu chỉ có mấy gian lợp bằng lá với một cái chõng tre, Trịnh Liễu mời cụ già lên giường nghỉ ngơi rồi làm cơm mời cụ.

Cụ già khen Trịnh Liễu rồi nói: “Lão đây vốn sành phong thuỷ, thấy trong sách đất này, chỗ Nanh Lợn, có một huyệt có khí quý, táng đó thì 4 đời sau phát Vương”.

Cũng theo “Trịnh gia thế phả”, Trịnh Liễu nghe lời đưa hài cốt cha mẹ theo cụ già táng vào chỗ đất quý. Tối hôm đó mưa gió ầm ầm, cụ già hỏi: “Có dám đi thăm huyệt không”, Trịnh Liễu đáp có rồi đến huyệt, bốn bề đêm tối giữa lúc mưa gió ầm ầm, nhưng phía mộ thấy vẫn có ánh sáng như sáng trăng, từ xa thấy có hình dáng như con rồng đen nằm ấp lên trên.

 

Trịnh Liễu chạy về gặp cụ già nói lại. Cụ già nói rằng: “Rồng vàng là Đế, rồng đen là Vương. Nhà ông tích lại âm công. Trời giáng phúc cho đó.”

Sau đó nghe lời cụ già, Trịnh Liễu dời nhà đến ở làng Biện Thượng, đến kỳ thi Hương thì đỗ tam trường tức tú tài.

Sau này Trịnh Liễu sinh ra Trịnh Lan, Trịnh Lan lại sinh ra Trịnh Lân, rồi Trịnh Lân sinh được Trịnh Kiểm – đây cũng chính là đời thứ tư. Trịnh Kiểm về sau giữ ngôi Chúa, khởi đầu cho 12 đời Chúa Trịnh kéo dài suốt 249 năm.

3. Tìm hiểu về Tiên thiên phong thủy

Khái niệm Tiên thiên phong thủy chính là sự ảnh hưởng từ tổ tiên đến con cháu qua trường khí. Trường khí này còn gọi là “phần mộ” hoặc “âm trạch”, vậy hậu thiên phong thủy tất nhiên chính là “nhà cửa” và “dương trạch”.

Tục ngữ nói: “Người chết như ngọn đèn đã tắt”. Phần lớn mọi người đều cho rằng sau khi con người chết đi, “linh hồn” xuất khỏi cơ thể, bên trong cơ thể bốc cháy hoặc thối rữa biến thành tro bụi hoặc bùn đất, đã không còn lại gì thì làm sao có thể ảnh hưởng được con cháu đời sau chứ?

Nếu nói theo lý luận về “vật chất bất diệt” thì con người chết đi chẳng qua chỉ là một tổ hợp cơ thể cũ bị biến mất, còn nguyên tố vật chất căn bản để cấu thành cơ thể đó thì mãi mãi trường tồn bất diệt.

Thật ra không phải vậy. Thông qua tác động của nước và lửa, có một số nguyên tố sẽ hóa thành khí, một số biến thành tro, một số tan ra thành bùn đất và một số tái tổ hợp thành hình thức vật chất khác. Thậm chí những chất khí, tro và đất này cũng sẽ hóa hợp lần nữa, rồi sinh sôi thành một số sinh mệnh mới. Điều đó giống như cho phân bón vào ruộng, chúng sẽ bị cây trồng hấp thụ, sau đó biến thành lương thực và hoa trái.

Có nghĩa là tuy tổ tiên đã như chết rồi nhưng trường khí của họ vẫn trải khắp một không gian nhất định nào đó, và vẫn đang ảnh hưởng đến con cháu đời sau một cách vô hình. Nói theo nghĩa rộng hơn thì người có huyết thống càng gần thì sức ảnh hưởng này sẽ càng lớn. Điều này là vì gen di truyền của tổ tiên và con cháu đời sau rất giống nhau, có điểm chung rất lớn, cho nên rất dễ dàng tương tác trong trường khí. Nhưng đáng tiếc là loại gen tương tác này có từ trường quá nhỏ bé và yếu ớt, chúng ta không nhìn thể nhìn thấy và cũng không thể chạm vào được, kể cả là dùng các phương pháp công nghệ hiện đại cũng khó mà phát hiện được. Song điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại.

Về phương diện này, cổ nhân có vẻ làm tốt hơn người hiện đại. Họ không sử dụng bất kỳ phương pháp tiên tiến nào nhưng lại phát hiện ra rất nhiều thứ mà công nghệ hiện đại ngày nay đã chứng minh được hoặc là đang tiến hành chứng minh. Ví dụ như Đạo gia từng giải thích về quá trình hình thành vũ trụ, và trạng thái “Thái cực” của hệ Ngân Hà. Một số thứ mà con người hiện đại cho là khá mê tín, như là Kham dư, Phong thủy… từ xưa đến nay đều giúp con người có được rất nhiều lợi ích, rất nhiều năm sau cũng có thể là thành quả to lớn của khoa học.

4. Bí ẩn Phong thủy phần mộ phù hộ con cháu đời sau hưng thịnh

Người chết có khí, khí có thể cảm ứng, ảnh hưởng đến người sống. Loại cảm ứng này là có căn cứ thực tế. Ví dụ như ngọn núi có mỏ đồng ở phía Tây bị sập, cái chuông đúc bằng đồng ở phía Đông không cần người đánh mà vẫn vang, đây chính là cảm ứng. Thêm một ví dụ nữa, mùa xuân đến, cây cối mọc lá nở hoa, lúa giống để trong nhà cũng tự nhiên nảy mầm. Khí vận hành dưới mặt đất, khi nó vận hành sẽ đi theo địa thế, đến khi nó tụ tập lại cũng theo địa thế mà dừng lại. Các tảng đá cứng ở phần mộ, nấm đất lồi lên ở mặt đất bằng, đều là dấu vết để lại khi khí vận hành.

Kinh thư nói: Khi có gió thổi là khí sẽ tan biến mất, khi gặp giới thủy thì dừng lại. Người xưa muốn tụ khí lại, không cho khí tan biến thì sẽ dùng giới thủy để hạn chế nó, không cho nó vận hành, vì vậy gọi nó là phong thủy.

Nguyên tắc phong thủy, được nước là tốt nhất, yêu cầu thứ hai là có thể tụ gió. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì cho dù là một lượng khí lớn vận hành thì vẫn còn khí dư đọng lại, tuy là tan ra nhưng vẫn còn một ít tụ tập tại một nơi nào đó. Kinh thư nói: Nước chảy bên ngoài mặt đất gọi là ngoại khí. Ngoại khí đi hàng ngang thì thành giới thủy, sinh khí bên trong đất tự nhiên ngưng tụ. Đây chính là ý nghĩa của câu nói trên. Kinh thư lại nói: Nông sâu thích hợp, phong thủy tự thành. Đất là mẹ của sinh khí, có đất mới có khí. Khí là mẹ của nước, có khí mới có nước. Vì vậy khí tụ ở nơi khô nóng sẽ nông, khí tụ ở nơi đất bằng sẽ sâu.

5. Sự tác động tuần hoàn của khí âm – dương trong Bát tự

Bản mệnh lấy Can làm dương, Chi làm âm, vốn là hai khí âm và dương, quyết định hung cát con người và sự việc. Bên ngoài phần mộ là dương, phía dưới đất là âm, thi thể là mộc, là Thái cực. Thái cực sinh âm dương, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tướng sinh ngũ hành, bát quái định đại nghiệp, càn thống tam nam, khôn suất tam nữ, đạo người khởi thành.

Long bàn hổ cứ bảo hộ, huyền vũ khổng tước bái chầu. Huyệt táng linh cốt, sinh phúc ấm cho đời cháu con.

Thiên quang giáng cát tường, đất đức đem hưng vượng. Kim long quang tiên tự, khí quán khởi đời sau.

Đại đạo đơn giản cùng cực, xoay chuyển thái cực! Vạn vật và ta hợp nhất, trời đất và ta cùng sinh! Âm dương hình khí hợp nhất, vạn vật, trời – người đồng đạo.

6. Sai lầm khiến phần mộ tại sao vẫn không linh nghiệm, bảo hộ được con cháu

Một là có liên quan đến trình độ của thầy phong thủy, hai là liên quan đến chủ nhà, ba là liên quan đến át tự sanh thần của người đó, bốn là có liên quan đến sự nỡ lực của cá nhân. Bởi vì dù phong thủy có được nhấn mạnh là quan trọng đến mức nào đi nữa, dù sao vẫn không phải là nhân tố lớn nhất để quyết định vận mệnh của một người. Ngoài phong thuỷ ra còn có một số nhân tố khác, ví như là sự khác biệt giữa hỏa táng và thổ táng. Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến công hiệu và tác dụng của phần mộ.

7. Ảnh hưởng của phần mộ đối với đời sau chắc chắn có sự khác biệt

a. Đối với nam và nữ

Cái đầu tiên phải nhắc tới là phong thủy phần mộ có sự ảnh hưởng khác biệt giữa nam và nữ. Từng có một trường hợp như thế này: Có một gia đình, con gái trong ba đời đều rất tốt, không những lấy được chồng tốt mà bản thân cũng phát triển rất tốt, con cái đời sau của họ cũng rất tốt. Còn con trai mỗi đời đều rất bình thường, không làm được đại sự gì đã đành, phần lớn đều sống không thọ, không quá 60 tuổi, có người còn chết do tai nạn.

Kỵ tại Mệnh Thân, di, độ hung cực lớn, chủ một đời không thuận, hay gặp trắc trở thất bại, tuy nhiên người này cũng không phải không có tài năng. Hóa Kỵ ở Mệnh, người này hay đố kỵ với người hiền tài, bụng dạ nhỏ hẹp. Nếu không, bản thân cũng bị người khác xa lánh, đố kỵ, đấu đá lẫn nhau. Người thủy nhị cục, Mệnh cung phùng Hóa Kỵ không đáng sợ. Bởi lẽ Hóa Kỵ thuộc thủy, người sinh thủy nhị cục phùng Hóa Kỵ, có thể nhờ tác dụng của sao Hóa Kỵ này mà đạt được thành tựu lớn hay nhỏ, nhưng cái hung của Hóa Kỵ cũng không vì vậy mà tan biến, người này vẫn gặp những điều không thuận lợi mà trên đây nói về Hóa Kỵ. Thiên Đồng tại cung Tuất tọa Mệnh, người sinh năm Đinh đối cung Cự Môn tại Thìn Hóa Kỵ xung, lại tốt đẹp, chủ đại quý. Cự Môn tại Thìn tọa Mệnh, người sinh năm Tân hội Văn Xương tại Mệnh hoặc đối cung Hóa Kỵ, lại luận là tốt, là kì cách, chủ đại phú đại quý. Thái Dương, Thái Âm miếu vượng (Thái Dương ở cung Dần Thìn Tỵ Ngọ cung, Thái Âm ở Dậu Tuất Hợi Tý cung) Hóa Kỵ, không hung, lại luận là phúc, nếu Thái Âm Thái Dương cư lạc hãm hội Hóa Kỵ thì đại hung. Các sao ở hãm địa hội Hóa Kỵ, cực kỵ. Liêm Trinh tại hãm địa (tỵ hợi), Hóa Kỵ, càng kỵ, chủ đại hung, cư quan lộc thì có tù ngục kiện tụng. Hóa Kỵ đồng cung với Liêm Trinh, Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, tất gặp tai họa ngoài dự kiến. Hóa Kỵ đồng thủ Mệnh với Dương Đà Hỏa Linh Tứ Sát, tượng đại hung, đa phần là số ngục tù, tàn phế, chết thảm. Hóa Kỵ và Thiên Hình đồng thủ Mệnh, đại hung, là điềm chết ngoài đường, chết không toàn thây, hội Tứ Sát càng nguy hiểm. Gặp ở niên hạn, có chảy máu. Hóa Kỵ thủ Mệnh, đồng cung với Tử Vi, Thiên Phủ, Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Khoa, Quyền, Lộc lại hội Dương Đà Hỏa Linh thì làm việc không dứt khoát, hoạnh phát hoạnh phá, không kiên trì, là số phát tài nhưng không bền. Hóa Kỵ đồng cung với Sát, Phá, Tham, Liêm, Cự, Vũ, Cơ thủ Mệnh, tam phương tứ chính hội một trong Tứ Sát, có tai nạn tù ngục PHỤ LUẬN Hóa Khoa nhập Mệnh, dù cho phùng sát kỵ chư ác cũng chủ văn chương tú sĩ, tuy nhiên khó tránh khỏi thanh bần, nếu cung Phu Thê, Tử Nữ và Phúc Đức cung không tốt, còn chủ cô quả. Quyết viết “Khoa tinh hãm vu hung thần, miêu nhi bất tú”, tức Hóa Khoa dữ Tứ Sát hoặc Sát Phá Liêm Tham Không Kiếp Hao Kỵ Tử Tuyệt Mộc Dục đồng cung tại Mệnh, đa phần chủ khoa danh vô vọng, chỉ hao phí tinh thần mà thôi. Hóa Khoa thủ mệnh, bình thường tính chất chủ danh dự rõ rệt, nhưng nếu phùng Sát diệu, ngược lại là chủ tự thủ lợi ngầm, thanh thế hư ảo. Hóa Khoa không thích đồng cung Kiếp Không [Kiếp Không là khuynh gia đãng sản (mất tài sản)] chủ trở ngại, trôi mất, hư danh; hoặc chủ thanh vọng ở phạm vi hết sức mờ nhạt; cũng chủ là nghiên cứu triết học tôn giáo. Định nghĩa chữ HÓA Lộc Quyền Khoa Kỵ đều có chữ HÓA ở trước. Hóa là chuyển biến, chuyển động, chuyển hóa. Cho nên Tứ hóa không thể xem là một tinh diệu và tứ hóa chỉ là hiện tượng biến hóa. Tỉ dụ, Liêm Trinh đứng với Hóa Lộc, làm Hóa Lộc có thể làm biến hóa khí chất của Liêm Trinh. Cũng như năng lượng mặt trời ra 4 mùa xuân hạ thu đông. Tứ hóa lấy thứ tự xuân hạ thu đông vì vậy chúng đi theo thứ tự Lộc – Quyền – Khoa – Kỵ, không thể đặt lộn Kị Khoa Quyền Lộc. Luận về Hóa Lộc Hóa Lộc thuộc Mộc ví như mùa xuân hướng ra bốn phía mà phát triển. Xuân là mùa sinh sôi nảy nở, vậy thì Hóa Lộc tương trưng mùa xuân cũng sinh sôi nảy nở. Xuân tượng vạn vật đều phát triển, mọi sự tốt tươi nên Hóa Lộc cũng mang tính hài hòa, tiêu đi những tranh chấp, chế hóa tai nạn. Sách viết: “Hóa lộc, thực lộc bất khuyết, phát triển thuận lợi” vậy nên đặc tính cơ bản của Hóa Lộc là phát triển. Người Hóa Lộc ko nhất định là thông tuệ chỉ có khả năng hài hòa phát triển cũng không nhất định là người tài hoa. Luận về Hóa Quyền Hóa quyền thuộc Hỏa đới Thổ, ví như mùa hè, như lửa bốc, tính chất mãnh liệt. Mùa hè ngũ hành thuộc Hỏa, vạn vật đến hè thì xanh tốt vinh vượng. Mùa xuân mới chỉ là mầm mống, nếu không đủ sức sống tất nhiên bị đào thải, còn tồn tại tức là sức mạnh. Bởi thế, Hóa quyền chủ về tự tín và làm việc đắc lực. làm việc đắc lực đi đôi với vất vả gian khổ cho nên Hóa quyền cũng tượng trưng cho vất vả chiến đấu. Ngoài ra, đôi khi Hóa quyền trở thành tự phụ vì tự tín tâm quá cao. Mùa hè nắng chói chang, quang minh do đó tính tình Hóa quyền chính trực. Hỏa chủ Lễ cho nên Hóa quyền khi đối xử tỏ ra lịch lãm, khuôn phép tuy nhiên cũng lại dễ xung động. Luận về Hóa khoa Hóa khoa thuộc Kim, mùa thu là mùa của thâu liễm với ý nghĩa nội liễm hàm súc mang ý vị văn chương và trí tuệ, tài hoa tiềm ẩn mà ko lộ, bởi vậy nên tâm cơ không gian trá. Hóa khoa tượng thu Kim trong ngũ thường là chữ Nghĩa. Bởi vậy, người có Hóa Khoa thường liêm khiết, một lòng một dạ, khuynh hướng bảo thủ nên ít khi hoạnh phá, nhưng được kính nể. Luận về sao Hóa kị Hóa Kị trong ngũ hành là Thủy, tượng về sự tuyệt diệt của vạn vật trong thời kỳ phải ẩn tàng. Hóa kị ví như mùa đông, bề ngoài cây cối trơ trụi nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt để tạo biến đổi, thay thế đợi mùa xuân tới bung ra. Hóa kị là lúc phải chịu sự thanh toán triệt để, thoát thai hoán cốt. Vì phải biến hóa nên thông minh linh xảo. Mùa đông ngũ hành thuộc thủy. Thủy chủ về trí tuệ. Mùa đông chủ về ẩn tàng. Trí tuệ mà ẩn tàng thì ý nghĩ khó đoán ra, bởi vậy người Hóa kị thường hay mưu mô, đôi lúc gian trá, đầu óc quyền biến vô thường. Thủy chủ động nên thường xuyên xoay chuyển, xoay chuyển quá độ thành ra bội phản. Tác động của Tứ Hóa Tứ Hóa tác dụng rất lớn đối với các chủ tinh đến mức có thể làm biến đổi luôn tính chất của chủ tinh mà chúng đứng cùng. Thái dương đi với Hóa Quyền khác hẳn Thái dương đứng với Hóa Khoa hay Hóa Lộc. Trên lá số có Tứ Hóa cố định. Nhưng tiểu hạn mỗi năm cũng phải tính cả ảnh hưởng phụ của Tứ Hóa do hàng can của năm tiểu hạn. Như vậy, người Trung Quốc cũng tính luôn cả lưu Tứ Hóa. Hóa Lộc trong tử vi khoa kể như một sao trọng yếu về tiền bạc dù nó đứng với sao nào thì tính chất tài lộc vẫn thế, chỉ thay đổi theo mức độ hơn kém nhiều ít. Sao tiền bạc còn có Lộc Tồn nữa, được Lộc Tồn thành ra “Điệp Lộc” hay “Song Lộc”, tiền bạc thêm sức lưu thông để phấn phát, nếu chỉ Hóa Lộc không thôi thì chỉ là tích súc. Hóa Quyền mang tính chất quyền lực, quyền lực ưa đi đôi với địa vị, có địa vị rồi mới có quyền lực. Địa vị ở đây xin đừng hiểu đơn thuần như chức vị. Hóa Quyền ở đại hạn, hay Hóa Quyền ở tiểu hạn, hay Hóa Quyền ở mệnh cung mà được thêm Hóa Quyền lưu thêm tiểu hạn càng tốt. Hóa Quyền ngoài tính chất quyền lực còn có tác dụng gây chí phấn đấu, tạo tính tích cực và tính ổn định. Tỉ dụ, Thiên Cơ vốn là sao hiếu động không ổn định nhưng một khi gặp Hóa Quyền thì tình trạng động trên giảm hẳn thành ra linh hoạt phát huy với kế hoạch rõ ràng. Hóa Quyền cũng mang đến khả năng quản lý vững chắc. Hóa Quyền hợp với Hóa Lộc, Hóa Khoa. Hóa Quyền đứng với Hóa Kị dễ bị chiêu oán ganh ghét. Trường hợp có thêm những sao khác để biến ra quyền uy tuyệt đối dù kẻ ganh ghét oán hận cũng chẳng làm gì được lại khác. Hóa Khoa cơ bản tính chất là danh dự và tham vọng. Vì thế Hóa Khoa cần Văn Xương Văn Khúc để thành cái thế “Khoa danh đồng hội” bảng vàng ghi tên, nhất là đối với xã hội ưa chuộng khoa bảng. Còn xã hội thương nghiệp thì Thái Âm Hóa Khoa hay Vũ Khúc Hóa Khoa hay Thiên Phủ Hóa Khoa cũng tạo nên thanh vọng. Xã hội thương nghiệp, những tài tinh Vũ Khúc, Thái Âm, Thiên Phủ đứng bên Hoá Khoa đẹp hơn Xương Khúc. Hóa Khoa ở một vị thế nào đó hoặc một sự kết hợp với các sao khác có thể chỉ là hư danh và tự mãn thôi. Hóa Kị trong tử vi khoa tính chất rất phức tạp, Hóa kị có 2 mặt tốt và xấu rõ rệt và khi tác dụng cũng ác liệt. Tỉ dụ Thái Dương dễ gây tiếng tăm, nổi đình nổi đám nhưng đứng với Hóa Kị thì sự ganh ghét đố kị cũng thật ghê gớm. Lịch sử hình thành và phát triển của Tử Vi không rõ ràng, mà cũng không cần chú ý quá. Hoàn toàn không biết cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nhận thức Tử Vi. Nếu hứng thú thì có thể tìm thấy tư liệu phát triển 40 năm gần đây, nhưng đó cũng chỉ là chuyện trà dư tửu hậu. Phát triển trọng yếu bắt đầu khoảng mười năm trước, khi Tuệ Tâm trai chủ giới thiệu Tử Vi trên Trung Quốc thời báo cho đến ngày nay. Bộ phận phát triển này hết sức có giá trị. Để giới thiệu và nghiên khảo, người viết có thời gian sẽ ở phần sau giới thiệu, tên bài là “Sự phát triển của khoa Tử Vi trong mười năm qua: Từ duy tâm luận đến tâm vật hợp nhất”. (dịch giả chú = dgc: Bài này đã dịch đăng trên tuvilyso. Đoạn này giúp cho ta biết tác giả bài này không phải là ông Tử Vân. Vậy thì hẳn phải là một người muốn xiển dương cách luận Tử Vi của ông Tử Vân, hy vọng là nắm vững cách luận này). Trong việc tập luyện Tử Vi, theo lý giải hôm nay của người viết (dgc: Tức người viết bài này, không phải ông Tử Vân, không phải dịch giả), thì các điểm quan trọng có thể phân thành vài loại: Một là tính chất tinh đẩu, hai là biến hóa của tứ Hóa, ba là biến hóa của các cung. Một: Tính chất tinh đẩu Khi an lá số Tử Vi, trên lá số các danh từ như Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Cự Môn, Thiên Phủ Hỏa Tinh, Văn Xương v.v… đều chỉ các sao. Nói chung, những sao này chỉ là “phù hiệu tượng trưng”, không hề đại biểu rằng các “sao” này có quan hệ với khoa thiên văn học, bởi vậy một số người nói Tử Vi dùng “sao ảo” (dgc: phóng dịch từ Hán Việt “hư tinh”) là cốt đại biểu ý ấy. Tử Vi nghe nói có hơn trăm sao, kỳ thật thường dùng không quá khoảng 40 sao, còn lại xem cho đẹp mà không mấy khi dùng. Việc này sẽ đề cập thêm sau. Sao của Tử Vi có tính chất đa diện, ở mỗi cung khác nhau được diễn giải khác nhau, nhưng đặc tính cơ bản thì chẳng có gì thay đổi, chẳng hạn: Thiên Cơ đại biểu linh hoạt, cơ động, hoạt bát, tư lự v.v…; ở cung mệnh biểu thị người thông minh, cơ trí, linh hoạt…; ở phu thê biểu thị người có cảm tình bất định, dễ đổi thay; ở tài bạch là người linh hoạt, có nhiều cách làm ra tiền v.v… Về tính chất sao đặc biệt chú ý “cách cục”. Cách cục là kết quả do một số sao cùng hội chiếu mà sinh ra, tác dụng có điểm tương tựa phản ứng hóa học, so với phản ứng “vật lý đơn thuần” -sao độc thủ- thì quan trọng hơn nhiều, chẳng hạn “Cự Kình Hỏa chung thân ích tử” đại biểu người hành sự tâm lý gấp vội, kịch liệt, không được việc, tự tìm phiền não, đến mức chẳng lùi được nữa. Có điểm cần đặc biệt chú ý: Các cách cục này phải được tứ Hóa dẫn động mới tính, bằng không thì không có tác dụng; Nhớ kỹ, nhớ kỹ! Phương pháp nhớ đặc tính các sao thì như bát tiên quá hải, mỗi người hiển thị một phép thần thông (dgc: Ý muốn nói mỗi người phù hợp một cách học nhớ khác nhau), nhưng người viết có một số phép nhớ nhanh, biết đâu có thể giúp cả nhà một tay, sẽ trình bày sau. HAI: Biến hóa của tứ Hóa Tác dụng của tứ Hóa là đặc điểm của khoa Tử Vi, mười phần quan trọng, nhưng lại liên hệ cực kỳ mật thiết với đặc tính của các sao. Tứ hóa là bốn đặc tính hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa, hóa Kỵ. Nói giản dị: Hóa Lộc là thuận lợi, hưởng thụ, đạt được; hóa Quyền là kiên định, chấp trước, quyền lực; hóa Khoa là thanh danh, học vấn; hóa Kị là khốn khó, trở ngại, không dễ dàng. Điểm quan trọng của tứ Hóa là ở chữ “hóa”. Hóa ý là “biến thành”, hoặc là tăng cường một loại tín hiệu nào đó. Cho nên lấy Cự Môn làm thí dụ thì: Cự hóa Lộc đại biểu vì miệng lưỡi mà có tiền tài, nên có thể là người diễn giảng, dạy học, cố vấn pháp luật v.v… Nếu hóa Quyền thì đại biểu lời nói có quyền uy, hễ nói là làm, nói được ngưòi nghe v.v… hóa Kị thì biểu thị lời nói phạm kẻ khác, vì lời nói mà xảy chuyện phong ba v.v… Chú ý một chút, đặc tính không hóa Khoa của Cự Môn. Người có mồm có miệng chẳng phải đến nơi nào cũng nổi danh sao? Tứ Hóa cần phải nối kết vào cung vị mới xem được việc, cho nên hai yếu tố này khó mà tách rời nhau; nhớ kỹ, nhớ kỹ! Thậm chí chỉ dựa theo sao được hóa của tứ Hóa và cung vị đã có thể đoán một số chuyện quan trọng, sự kiện này sẽ được thuyết minh trong phần cung vị biến hóa. Gần đây một số người đã bỏ Quyền Khoa, chỉ dụng Lộc Kị. Những người này do Liễu Vô cư sĩ đại biểu. Kỳ thật cách xem của ông không hoàn chỉnh. Ngoài hóa Lộc hóa Kị ra, hóa Quyền và hóa Khoa cũng có tác dụng nhân sinh trọng đại. Không tất yếu nhất định dựa vào việc này phê phán người ta. Bảng tứ hóa như : Giáp Liêm Phá Vũ Dương, Ất Cơ Lương Vi Nguyệt v.v… thì nhất định phải nhớ. Cách an tứ hóa có một số quy tắc, như hiện tại đã được chỉnh lý (dgc: không rõ nghĩa). Phần này có thể tham khảo tư liệu, như : Tử Vi đẩu số đạo độc – Tinh diệu giải thuyết thiên, Trần Thế Hưng, Tiêm Đoan xuất bản xã, trang 170 đến 187. BA: Biến hóa của cung vị Lá số Tử Vi cộng lại có 12 cách, nhưng có 13 cung, phân biệt là mệnh, thân, huynh đệ, tử nữ (dgc: tức tử tức), tài bạch, tật ách v.v… Trong đó thân có thể ở 6 cung vị là mệnh, phu thê, tài bạch, thiên di, sự nghiệp (dgc: tức quan lộc), phúc đức. Mỗi cung vị đại biểu một phương diện hoặc quan hệ. Tử Vi chia đời sống ra 12 phương diện để nghiên cứu; tỷ như cá tính, tình bạn, liên hệ anh chị em, ái tình; tình thân về phương diện luân lý, như phụ mẫu, tử nữ hoặc là cái nhìn về việc truy cầu tài phúc, quan hệ nhân tế, quan niệm công danh mạnh hoặc yếu, phẩm chất nơi cư trú, đòi hỏi sinh hoạt tinh thần v.v… là đời sống, nên nghiên cứu đời sống cũng khởi từ những điều ấy. Vì cung vị đại biểu sự phát sinh của vụ việc, cho nên có lúc đại biểu dấu tích trùng trùng của tâm thái. Nếu kết hợp với tứ Hóa thì có nhiều vụ việc phát sinh; chẳng hạn: Một người cung phu thê hóa Kị, nhưng đại hạn phu thê hóa Lộc, sự kiện này thông thường biểu thị người ấy dễ sinh chuyện ngoại tình; có thể giải thích rằng quan niệm về cảm tình không đúng, lại có cơ hội hưởng thụ tình cảm. Nếu đã thành hôn thì dễ sinh chuyện ngoại tình; nếu chưa thành hôn dễ bỏ nhau hoặc phát sinh hiện tượng lo sợ (dgc: dịch tạm thôi vì không rõ “đảm tâm đích hiện tượng” ở đoạn này ám chỉ gì; hay muốn nói trong khi yêu mà lòng bất ổn?) Những trường phái Tứ Hóa Hóa diệu tổng cộng có bốn loại, đó là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Khóa Khoa, Hóa Kị, trong đó Lộc Quyền Khoa gọi là Tam cát hóa, ý nghĩa cơ bản của nó là làm cho tốt lên, còn ý nghĩa cơ bản của Hóa Kị là làm cho xấu đi. Sao Tứ hóa không phải là loại sao tồn tại độc lập, mà mỗi một hóa diệu đều phải dựa vào một chính diệu, hoặc một tá diệu. Vì thế, có thể nói tứ hóa diệu đã dành một chính diệu hoặc tá diệu đặc định nào đó một tính chất đã biến chuyển.. Tính chất đó biến chuyển thành tốt hơn, hoặc là phát huy tính chất xấu của nó lên cực độ. Hóa Lộc là tài tinh, nó thuộc về một loại tài nào ? Lúc tài vào sẽ có đặc điểm cụ thể gì ? Những điều này chính là phải xem Sao nào Hóa Lộc. Hóa quyền là sao quyền lực, tăng thêm quyền bính, có ý nghĩa quản lý, hoặc không ổn định biến thành ổn định. Tuy là cát diệu, song vẫn phải chú ý trong đó có tính chất lạm quyền không ? Hóa Khoa là văn tinh, chủ về khoa cử, học thuật, có lúc cũng chủ về danh tiếng. Là loại học thuật nào ? Danh tiếng thế nào ? Cần phải xem tinh diệu nào Hóa Khoa. Hóa Kị là Trở ngại, vì sao nào hóa Kị thì tính chất gốc của sao đó sẽ có ứng nghiệm theo chiều hướng xấu đi. Tính chất cụ thể cần phải xem sao nào hóa Kị để định. Về Tứ hóa, các phái Tử Vi Đẩu Số thường không thống nhất nhau. Căn cứ theo phép thập can tứ hóa của Lục Tại Điền, là hậu nhân của Lục Bân Triệu phái Trung Châu, trình bày như sau: Tứ hóa an tinh quyết = Lộc - Quyền - Khoa - Kị - Giáp = Liêm trinh - Phá quân - Vũ khúc - Thái dương - Ất = Thiên cơ - Thiên lương - Tử vi - Thái âm - Bính = Thiên đồng - Thiên cơ - Văn xương - Liêm trinh - Đinh = Thái âm - Thiên đồng - Thiên cơ - Cự môn - Mậu = Tham lang - Thái âm - Thái dương - Thiên cơ - Kỷ = Vũ khúc - Tham lang - Thiên lương - Văn khúc - Canh = Thái dương - Vũ khúc - Thiên phủ - Thiên đồng - Tân = Cự môn - Thái dương - Văn khúc - Văn xương - Nhâm = Thiên lương - Tử vi - Thiên phủ - Vũ khúc - Quý = Phá quân - Cự môn - Thái âm - Tham lang Hóa diệu trong Tử Vi Đẩu Số, là các sao biến hóa then chốt liên thông các tinh bàn (Thiên bàn và Nhân bàn), nhất là Lưu niên và Đại vận, có các "Lưu hóa diệu" giao hội hỗ tương với hóa diệu của nguyên cục, khiến cho tính chất của tinh hệ hữu quan biến thành phức tạp, cũng chính nhờ như vậy mới luận đoán được cảnh ngộ của đời người khá cụ thể. Hóa Lộc thông thường có ý nghĩa là "tài lộc"; Hóa Quyền thông thường có ý nghĩa là "quyền thế"; Hóa Khoa thông thường có ý nghĩa là "danh tiếng"; Hóa Kị thông thường có ý nghĩa là "trở ngại". Nhưng mỗi một tinh diệu biến hóa vẫn có ý nghĩa đặc biệt của nó, những ý nghĩa đặc biệt này thường thường là căn cứ để luận đoán. Lúc luận đoán mệnh cục, chỉ có Tứ hóa của năm sinh, nên khá đơn giản, dễ quan sát. Luận đoán những điểm quan trọng, chỉ cần xem bản thân các sao Tứ hóa có hội hợp hay không? hội hợp ở cung độ nào? thì có thể biết được đại thể. Lúc luận đoán Đại hạn, chỉ có Tứ hóa của Đại hạn và Tứ hóa của năm sinh, cũng chưa phức tạp mấy, xem các sao hội hợp với chúng cũng không đến mức hoa mắt. Nhưng khi luận đoán Lưu niên, tổng cộng có 3 nhóm Tứ hóa, có thể cung độ nào cũng có hóa diệu hội chiếu hoặc đồng độ, thường khiến cho người nghiên cứu Đẩu Số hoa cả mắt. Thực ra, thông thường chỉ cần xem hai nhóm hóa diệu của Đại hạn và Lưu niên; lúc nào tứ hóa của năm sinh bị xung khởi mới cần chú ý, không xung khởi thì tác dụng rất nhỏ. Tứ hóa của năm sinh cấu tạo thành bản chất thuộc các cung viên, còn Tứ hóa của Đại vận và Lưu niên là hình thành hoàn cảnh của các thời kỳ trong cuộc đời. Do đó tứ hóa năm sinh có ảnh hưởng không lớn đối với hoàn cảnh của các thời kỳ. Điểm này bạn đọc cần hiểu rõ cái lý của nó. Chỉ khi nào Tứ hóa của năm sinh bị tứ hóa của Đại vận xung hội, hoặc tứ hóa của Lưu niên xung hội, thì tứ hóa của năm sinh mới có tác dụng. Dưới đây xin đề cử vài ví dụ cụ thể để thuyết minh: Nếu "Thái dương Thái âm" thủ mệnh tại cung Mùi, người sinh năm Canh thì Thái dương hóa Lộc. Đến Đại hạn Ất Dậu, cung mệnh của Đại hạn là "Thiên cơ Cự môn" mà Thiên cơ hóa Lộc, hội hợp với "Thái dương Thái âm" (mượn sao cung Mùi an cung Sửu) mà Thái âm hóa Kị. Lúc này, Thiên cơ hóa Lộc xung khởi Thái dương hóa Lộc, càng khiến cho Thiên cơ hóa Lộc có sắc thái "vì phục vụ mọi người mà được lợi ích". Thêm vào Thái âm hóa Kị, là bất lợi về kinh doanh riêng, cho nên lúc này chỉ có thể làm việc cho công ty để kiếm tiền, cá nhân thì không nên đầu tư. Hóa Lộc ở nguyên cục lại hóa Kị ở Đại vận hoặc Lưu niên, ý là "sao hóa Lộc biến thành sao hóa Kị" (thí dụ như Vũ khúc hóa Lộc của nguyên cục biến thành hóa Kị), cho nên có thể vì tiền mà chuốc họa, hoặc sức kiếm tiền ban đầu giảm nhiều. Hóa Kị ở nguyên cục, lại Hóa Lộc ở Đại vận hoặc Lưu niên, ý là "sao hóa Kị của nguyên cục biến thành sao hóa Lộc" (ví dụ như Cự môn hóa Kị của nguyên cục biến thành hóa Lộc của Đại vận hay Lưu niên). Cho nên, nhân tố bất lợi ban đầu, vào hạn này có thể nhuyễn hóa thành nhân tố có lợi, nhờ đó mà được tài phú. Hai ví dụ trên cho thấy sự biến hóa thay đổi có ý nghĩa khi hóa diệu giao hội.

Vị trí đông nam là tốn quái, là con gái lớn trong nhà. Vị trí chính đông là chấn quái trong Bát quái đối ứng với con trai trưởng trong nhà.

Vấn đề của gia đình họ nằm ở phần mộ, kết quả khảo sát thực địa cũng chỉ ra như vậy. Phần mộ của nhà họ ở hướng đông nam, nhìn ra một đỉnh núi tuyệt đẹp, thoải mái nên thơ, còn vị trí hướng đông thì là đối diện với hẻm núi, mà hướng chính đông của ngôi mộ, mặt đất còn bị sụp đổ.

b. Đối với từng người con không giống nhauPhong thủy phần mộ có sự ảnh hưởng khác nhau đối với từng người con trai trong gia đình. Thông thường là sự ảnh hưởng đối với con cả và con thứ tư là giống nhau, với con thứ hai và con thứ năm giống nhau, với con thứ ba và con thứ sáu cũng giống nhau. Theo tỷ lệ này suy đoán thì đây là do Bát quái của la bàn phong thủy quyết định.

Quẻ Càn đối ứng Tuất, Càn, Hợi. Quẻ khảm đối ứng Nhâm, Tý, Quý. Quẻ Cấn đối ứng Sửu, Cần, Dần. Quẻ Chấn đối ứng Giáp, Mão, Ất. Quẻ Tốn đối ứng Thìn, tốn, Tỵ. Quẻ Ly đối ứng Bính, Ngọ, Đinh. Quẻ Khôn đối ứng Mùi, Khôn, Thân. Quẻ Đoái đối ứng Canh, Dậu, Tân.

Công cụ chuyên nghiệp dùng để khảo sát phong thủy của âm trạch chính là la bàn. Nó chia phương hướng 360 độ của mặt phẳng thành 24 hướng núi và thuộc khu vực Bát quái kiểm soát, gọi là “Nhất quái quản tam sơn” (một quái quản ba núi).

Vì vậy có một số phần mộ chỉ lợi cho con cả chứ không lợi cho con thứ và ngược lại. Có một trường hợp minh chứng như sau: Có một gia đình, con trai cả sinh ra một đứa con gái bị câm, con trai ông ấy lại sinh ra một đứa cháu trai bị điếc. Còn gia đình của người con trai thứ hai thì trá ngược hẳn, con cái đều rất kiệt xuất. Xem phần mộ của gia đình này thì thấy ngọn núi đối diện với hướng chính đông của phần mộ đã bị người ta cho nổ thành một đống hoang tàn. Hướng chính đông là quẻ Chấn trong Bát quái, đối ứng với con trai trưởng trong nhà. Cho nên gia đình người con cả mới gặp nhiều bất hạnh.

8. Mộ tổ đối với vận mệnh của con cháu vô cùng quan trọng

Phong thủy phần mộ tổ đối với con cái bao quát rất nhiều phương diện như: tiền bạc, hôn nhân, con cái, sức khỏe, chức tước…

a. Hôn nhân

Nếu như mồ mả xây ở nơi hoang vắng, hôn nhân của con cái sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trước đây, có thầy phong thuỷ từng xử lý một trường hợp thế này. Một gia đình kia có hai đứa con trai ba mươi mấy tuổi nhưng vẫn không cưới được vợ, cha mẹ rất sốt ruột. Thầy phong thuỷ đi kiểm tra phần mộ của nhà họ, phát hiện mộ được xây ở nơi đơn độc nên phải chọn một nơi cát địa để dời mộ. Dời mộ chưa được một năm thì đã cưới được hai người con dâu.

b. Con cái

Có bao nhiêu đứa con, con cái có tài giỏi hay không đều có thể thông qua phong thủy phần mộ của tổ tiên mà dựa đoán ra được. Sức khỏe của con cái tốt hay xấu, thọ mệnh ngắn hay dài cũng đều thể hiện qua phong thủy phần mộ của tổ tiên.

c. Tài vận

Số mạng của một người tốt hay xấu đều do bát tự sinh thần của người đó quyết định. Nhưng phong thủy thì có thể thay đổi vận may của người đó. Ví dụ, nếu như số của người này được định sẵn sẽ thành một người rất giàu có, thông thường mà nói thì anh ta sẽ không nghèo, nhưng tương lai anh ta sẽ có bao nhiêu tiền? Phong thủy mồ mả có thể khiến anh ta chỉ sở hữu 1 triệu, cũng có thể giúp anh ta có được 100 triệu. Đây chính là do phong thuỷ quyết định.

Yếu tố phong thủy mồ mả có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của con cháu. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ 4 nguyên tắc này khi thiết kế mồ mã theo phong thủy. Để chắc chắn hơn trong thiết kế mồ mả theo phong thủy cũng như đem lại tài vận cho gia chủ, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Hệ thống Tử vi Hiện đại để được tư vấn.

Tổng hợp và biên soạn

 

 

 

Bình luận