03/05/2021 1154
Hiếu lễ với bề trên còn sống là lẽ hiển nhiên nhưng bỏ qua việc thờ cúng hay chọn nơi chôn cất đúng phong thủy để đời sau hưng thịnh là việc vô cùng thiếu sót. Nói đến phần mộ tổ tiên thì không ai không biết, không ai không rành. Nhưng nói đến phong thủy tốt xấu của phần mộ tổ tiên thì có người không biết, còn có rất nhiều người không tin rằng mồ mả của tổ tiên có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Vậy mồ mả tổ tiên có liên quan gì đến con cháu đời sau?
Chu huyện lệnh của huyện Tiền Đường cũng là người đã có nhiều năm nghiên cứu thuật địa lý. Vì vậy ông đã đặc biệt chuẩn bị yến tiệc tiếp đãi Trương Quỷ Linh.
Dạo đó, vào năm 1101, Trương Quỷ Linh đến huyện Tiền Đường, những người biết đến danh tiếng của ông đều thỉnh mời ông xem huyệt mộ cho gia đình mình. Trong bữa tiệc, Chu huyện lệnh hỏi Trương Quỷ Linh rằng: “Người xem mộ, nếu như không cần đến mộ địa, mà chỉ xem bản vẽ, thì có thể nói ra cát hung của ngôi mộ đó hay không?”.
Trương Quỷ Linh trả lời rằng: “Nếu bản vẽ có phương vị, thế núi, cộng với biết được ngày tháng năm hạ táng, thì có thể nói ra được phần lớn”.
Nghe vậy, Chu huyện lệnh liền lấy một tấm bản đồ địa hình ra nhờ Trương Quỷ Linh xem phong thủy phần mộ tổ của mình.
Trương Quỷ Linh cẩn thận nhìn thật lâu, mới nói: “Căn cứ bản đồ này, phía trước mộ có một cái hồ nước nhỏ, lại nằm ở trên cao, nếu con cháu trong nhà cưỡi ngựa bị ngã xuống hồ nước này, thì sẽ được cứu trong lúc nguy hiểm, nơi đây có phong thuỷ địa cát. Người nhà thịnh vượng, phát đạt cũng là nhờ phong thủy này”.
Chu Huyện lệnh trả lời: “Mọi chuyện đã diễn ra đúng như vậy”.
Trương Quỷ Linh nói tiếp: “Vào đúng năm này, người bị té xuống hồ được quê nhà tiến cử, và năm sau thi cử đỗ đạt”.
Nghe đến đó, Chu huyện lệnh liền đứng dậy kích động nói: “Ta chưa từng gặp qua cao nhân phong thủy nào, hôm nay lần đầu tiên tận mắt chứng kiến một người thần cơ diệu toán như ông. Quả đúng là có chuyện như vậy.
Năm đó khi đi cúng mộ tổ tiên, họ nhà tôi có một người cưỡi ngựa đi cùng với đoàn người. Nhưng khi đến bên hồ nước đó, đột nhiên con ngựa hoảng sợ vùng lên tháo chạy khiến người đó mất kiểm soát, cuối cùng cả người lẫn ngựa đều bị ngã xuống hồ. Sau đó người này được mọi người vớt lên cấp cứu, cuối cùng đã thoát chết. Đến mùa thu năm đó, người này được quê nhà tiến cử dự thi, năm sau đã trúng cử, người đó chính là tôi!”.
Thấy rõ phong thủy tốt xấu của phần mộ, vô hình chung có khả năng ảnh hưởng đến vận mệnh tiền đồ của con cháu và phúc phận của cả dòng họ.
Trương Quỷ Linh thường nói với người khác rằng: “Ta cũng biết thọ mệnh của mình không dài, thời gian sống trên thế gian chẳng được bao lâu, tiếc là vẫn chưa tìm được người thích hợp để thu nhận làm đồ đệ”. Quả nhiên, Trương Quỷ Linh qua đời rất sớm khi mới có 25 tuổi.
Sử sách tương truyền rằng dòng dõi Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài trong lịch sử Việt Nam cũng là phát vương nhờ có mộ huyệt tốt của tổ tiên.
Chúa Trịnh Kiểm là người mở ra 12 đời Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Theo “Trịnh gia thế phả” và giai thoại thoại thì vào thế kỷ 15 ở Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc có người tên là Trịnh Liễu nhà nghèo nhưng rất ham đọc sách.
Cuốn “Đại Việt Lê triều đế vương Trung Hưng công nghiệp thực lục” có mô tả Trịnh Liễu như sau: “Nhà nghèo, ham học, tích đức, làm việc nghĩa. Họ hàng khen hiếu, làng xóm khen đễ… sau rời đến làng Biện Thượng (nay là Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng), làm điều thiện không mỏi, nhân hậu có thừa.”
Trịnh Liễu lấy vợ họ Hoàng, gia cảnh nghèo khó nên hai vợ chồng phải làm ruộng và bán nước chè kiếm sống, khó khăn là thế nhưng Trịnh Liễu vẫn luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Một hôm Trịnh Liễu đi cày ở xứ Đồng trong núi, đến chỗ vực tôm thì thấy một cụ già râu tóc bạc phơ nhưng rất có thần thái. Trịnh Liễu mời ông già về ở nhà mình một đêm. Nhà Trịnh Liễu chỉ có mấy gian lợp bằng lá với một cái chõng tre, Trịnh Liễu mời cụ già lên giường nghỉ ngơi rồi làm cơm mời cụ.
Cụ già khen Trịnh Liễu rồi nói: “Lão đây vốn sành phong thuỷ, thấy trong sách đất này, chỗ Nanh Lợn, có một huyệt có khí quý, táng đó thì 4 đời sau phát Vương”.
Cũng theo “Trịnh gia thế phả”, Trịnh Liễu nghe lời đưa hài cốt cha mẹ theo cụ già táng vào chỗ đất quý. Tối hôm đó mưa gió ầm ầm, cụ già hỏi: “Có dám đi thăm huyệt không”, Trịnh Liễu đáp có rồi đến huyệt, bốn bề đêm tối giữa lúc mưa gió ầm ầm, nhưng phía mộ thấy vẫn có ánh sáng như sáng trăng, từ xa thấy có hình dáng như con rồng đen nằm ấp lên trên.
Trịnh Liễu chạy về gặp cụ già nói lại. Cụ già nói rằng: “Rồng vàng là Đế, rồng đen là Vương. Nhà ông tích lại âm công. Trời giáng phúc cho đó.”
Sau đó nghe lời cụ già, Trịnh Liễu dời nhà đến ở làng Biện Thượng, đến kỳ thi Hương thì đỗ tam trường tức tú tài.
Sau này Trịnh Liễu sinh ra Trịnh Lan, Trịnh Lan lại sinh ra Trịnh Lân, rồi Trịnh Lân sinh được Trịnh Kiểm – đây cũng chính là đời thứ tư. Trịnh Kiểm về sau giữ ngôi Chúa, khởi đầu cho 12 đời Chúa Trịnh kéo dài suốt 249 năm.
Khái niệm Tiên thiên phong thủy chính là sự ảnh hưởng từ tổ tiên đến con cháu qua trường khí. Trường khí này còn gọi là “phần mộ” hoặc “âm trạch”, vậy hậu thiên phong thủy tất nhiên chính là “nhà cửa” và “dương trạch”.
Tục ngữ nói: “Người chết như ngọn đèn đã tắt”. Phần lớn mọi người đều cho rằng sau khi con người chết đi, “linh hồn” xuất khỏi cơ thể, bên trong cơ thể bốc cháy hoặc thối rữa biến thành tro bụi hoặc bùn đất, đã không còn lại gì thì làm sao có thể ảnh hưởng được con cháu đời sau chứ?
Nếu nói theo lý luận về “vật chất bất diệt” thì con người chết đi chẳng qua chỉ là một tổ hợp cơ thể cũ bị biến mất, còn nguyên tố vật chất căn bản để cấu thành cơ thể đó thì mãi mãi trường tồn bất diệt.
Thật ra không phải vậy. Thông qua tác động của nước và lửa, có một số nguyên tố sẽ hóa thành khí, một số biến thành tro, một số tan ra thành bùn đất và một số tái tổ hợp thành hình thức vật chất khác. Thậm chí những chất khí, tro và đất này cũng sẽ hóa hợp lần nữa, rồi sinh sôi thành một số sinh mệnh mới. Điều đó giống như cho phân bón vào ruộng, chúng sẽ bị cây trồng hấp thụ, sau đó biến thành lương thực và hoa trái.
Có nghĩa là tuy tổ tiên đã như chết rồi nhưng trường khí của họ vẫn trải khắp một không gian nhất định nào đó, và vẫn đang ảnh hưởng đến con cháu đời sau một cách vô hình. Nói theo nghĩa rộng hơn thì người có huyết thống càng gần thì sức ảnh hưởng này sẽ càng lớn. Điều này là vì gen di truyền của tổ tiên và con cháu đời sau rất giống nhau, có điểm chung rất lớn, cho nên rất dễ dàng tương tác trong trường khí. Nhưng đáng tiếc là loại gen tương tác này có từ trường quá nhỏ bé và yếu ớt, chúng ta không nhìn thể nhìn thấy và cũng không thể chạm vào được, kể cả là dùng các phương pháp công nghệ hiện đại cũng khó mà phát hiện được. Song điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại.
Về phương diện này, cổ nhân có vẻ làm tốt hơn người hiện đại. Họ không sử dụng bất kỳ phương pháp tiên tiến nào nhưng lại phát hiện ra rất nhiều thứ mà công nghệ hiện đại ngày nay đã chứng minh được hoặc là đang tiến hành chứng minh. Ví dụ như Đạo gia từng giải thích về quá trình hình thành vũ trụ, và trạng thái “Thái cực” của hệ Ngân Hà. Một số thứ mà con người hiện đại cho là khá mê tín, như là Kham dư, Phong thủy… từ xưa đến nay đều giúp con người có được rất nhiều lợi ích, rất nhiều năm sau cũng có thể là thành quả to lớn của khoa học.
Người chết có khí, khí có thể cảm ứng, ảnh hưởng đến người sống. Loại cảm ứng này là có căn cứ thực tế. Ví dụ như ngọn núi có mỏ đồng ở phía Tây bị sập, cái chuông đúc bằng đồng ở phía Đông không cần người đánh mà vẫn vang, đây chính là cảm ứng. Thêm một ví dụ nữa, mùa xuân đến, cây cối mọc lá nở hoa, lúa giống để trong nhà cũng tự nhiên nảy mầm. Khí vận hành dưới mặt đất, khi nó vận hành sẽ đi theo địa thế, đến khi nó tụ tập lại cũng theo địa thế mà dừng lại. Các tảng đá cứng ở phần mộ, nấm đất lồi lên ở mặt đất bằng, đều là dấu vết để lại khi khí vận hành.
Kinh thư nói: Khi có gió thổi là khí sẽ tan biến mất, khi gặp giới thủy thì dừng lại. Người xưa muốn tụ khí lại, không cho khí tan biến thì sẽ dùng giới thủy để hạn chế nó, không cho nó vận hành, vì vậy gọi nó là phong thủy.
Nguyên tắc phong thủy, được nước là tốt nhất, yêu cầu thứ hai là có thể tụ gió. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì cho dù là một lượng khí lớn vận hành thì vẫn còn khí dư đọng lại, tuy là tan ra nhưng vẫn còn một ít tụ tập tại một nơi nào đó. Kinh thư nói: Nước chảy bên ngoài mặt đất gọi là ngoại khí. Ngoại khí đi hàng ngang thì thành giới thủy, sinh khí bên trong đất tự nhiên ngưng tụ. Đây chính là ý nghĩa của câu nói trên. Kinh thư lại nói: Nông sâu thích hợp, phong thủy tự thành. Đất là mẹ của sinh khí, có đất mới có khí. Khí là mẹ của nước, có khí mới có nước. Vì vậy khí tụ ở nơi khô nóng sẽ nông, khí tụ ở nơi đất bằng sẽ sâu.
Bản mệnh lấy Can làm dương, Chi làm âm, vốn là hai khí âm và dương, quyết định hung cát con người và sự việc. Bên ngoài phần mộ là dương, phía dưới đất là âm, thi thể là mộc, là Thái cực. Thái cực sinh âm dương, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tướng sinh ngũ hành, bát quái định đại nghiệp, càn thống tam nam, khôn suất tam nữ, đạo người khởi thành.
Long bàn hổ cứ bảo hộ, huyền vũ khổng tước bái chầu. Huyệt táng linh cốt, sinh phúc ấm cho đời cháu con.
Thiên quang giáng cát tường, đất đức đem hưng vượng. Kim long quang tiên tự, khí quán khởi đời sau.
Đại đạo đơn giản cùng cực, xoay chuyển thái cực! Vạn vật và ta hợp nhất, trời đất và ta cùng sinh! Âm dương hình khí hợp nhất, vạn vật, trời – người đồng đạo.
Một là có liên quan đến trình độ của thầy phong thủy, hai là liên quan đến chủ nhà, ba là liên quan đến át tự sanh thần của người đó, bốn là có liên quan đến sự nỡ lực của cá nhân. Bởi vì dù phong thủy có được nhấn mạnh là quan trọng đến mức nào đi nữa, dù sao vẫn không phải là nhân tố lớn nhất để quyết định vận mệnh của một người. Ngoài phong thuỷ ra còn có một số nhân tố khác, ví như là sự khác biệt giữa hỏa táng và thổ táng. Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến công hiệu và tác dụng của phần mộ.
a. Đối với nam và nữ
Cái đầu tiên phải nhắc tới là phong thủy phần mộ có sự ảnh hưởng khác biệt giữa nam và nữ. Từng có một trường hợp như thế này: Có một gia đình, con gái trong ba đời đều rất tốt, không những lấy được chồng tốt mà bản thân cũng phát triển rất tốt, con cái đời sau của họ cũng rất tốt. Còn con trai mỗi đời đều rất bình thường, không làm được đại sự gì đã đành, phần lớn đều sống không thọ, không quá 60 tuổi, có người còn chết do tai nạn.
Vị trí đông nam là tốn quái, là con gái lớn trong nhà. Vị trí chính đông là chấn quái trong Bát quái đối ứng với con trai trưởng trong nhà.
b. Đối với từng người con không giống nhauPhong thủy phần mộ có sự ảnh hưởng khác nhau đối với từng người con trai trong gia đình. Thông thường là sự ảnh hưởng đối với con cả và con thứ tư là giống nhau, với con thứ hai và con thứ năm giống nhau, với con thứ ba và con thứ sáu cũng giống nhau. Theo tỷ lệ này suy đoán thì đây là do Bát quái của la bàn phong thủy quyết định.
Quẻ Càn đối ứng Tuất, Càn, Hợi. Quẻ khảm đối ứng Nhâm, Tý, Quý. Quẻ Cấn đối ứng Sửu, Cần, Dần. Quẻ Chấn đối ứng Giáp, Mão, Ất. Quẻ Tốn đối ứng Thìn, tốn, Tỵ. Quẻ Ly đối ứng Bính, Ngọ, Đinh. Quẻ Khôn đối ứng Mùi, Khôn, Thân. Quẻ Đoái đối ứng Canh, Dậu, Tân.
Công cụ chuyên nghiệp dùng để khảo sát phong thủy của âm trạch chính là la bàn. Nó chia phương hướng 360 độ của mặt phẳng thành 24 hướng núi và thuộc khu vực Bát quái kiểm soát, gọi là “Nhất quái quản tam sơn” (một quái quản ba núi).
Vì vậy có một số phần mộ chỉ lợi cho con cả chứ không lợi cho con thứ và ngược lại. Có một trường hợp minh chứng như sau: Có một gia đình, con trai cả sinh ra một đứa con gái bị câm, con trai ông ấy lại sinh ra một đứa cháu trai bị điếc. Còn gia đình của người con trai thứ hai thì trá ngược hẳn, con cái đều rất kiệt xuất. Xem phần mộ của gia đình này thì thấy ngọn núi đối diện với hướng chính đông của phần mộ đã bị người ta cho nổ thành một đống hoang tàn. Hướng chính đông là quẻ Chấn trong Bát quái, đối ứng với con trai trưởng trong nhà. Cho nên gia đình người con cả mới gặp nhiều bất hạnh.
Phong thủy phần mộ tổ đối với con cái bao quát rất nhiều phương diện như: tiền bạc, hôn nhân, con cái, sức khỏe, chức tước…
a. Hôn nhân
Nếu như mồ mả xây ở nơi hoang vắng, hôn nhân của con cái sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trước đây, có thầy phong thuỷ từng xử lý một trường hợp thế này. Một gia đình kia có hai đứa con trai ba mươi mấy tuổi nhưng vẫn không cưới được vợ, cha mẹ rất sốt ruột. Thầy phong thuỷ đi kiểm tra phần mộ của nhà họ, phát hiện mộ được xây ở nơi đơn độc nên phải chọn một nơi cát địa để dời mộ. Dời mộ chưa được một năm thì đã cưới được hai người con dâu.
b. Con cái
Có bao nhiêu đứa con, con cái có tài giỏi hay không đều có thể thông qua phong thủy phần mộ của tổ tiên mà dựa đoán ra được. Sức khỏe của con cái tốt hay xấu, thọ mệnh ngắn hay dài cũng đều thể hiện qua phong thủy phần mộ của tổ tiên.
c. Tài vận
Số mạng của một người tốt hay xấu đều do bát tự sinh thần của người đó quyết định. Nhưng phong thủy thì có thể thay đổi vận may của người đó. Ví dụ, nếu như số của người này được định sẵn sẽ thành một người rất giàu có, thông thường mà nói thì anh ta sẽ không nghèo, nhưng tương lai anh ta sẽ có bao nhiêu tiền? Phong thủy mồ mả có thể khiến anh ta chỉ sở hữu 1 triệu, cũng có thể giúp anh ta có được 100 triệu. Đây chính là do phong thuỷ quyết định.
Yếu tố phong thủy mồ mả có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của con cháu. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ 4 nguyên tắc này khi thiết kế mồ mã theo phong thủy. Để chắc chắn hơn trong thiết kế mồ mả theo phong thủy cũng như đem lại tài vận cho gia chủ, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Hệ thống Tử vi Hiện đại để được tư vấn.
Tổng hợp và biên soạn