1. Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm
Thời điểm cũng ông Công ông Táo thích hợp nhất là từ ngày 20 đến 23 tháng chạp hằng năm. Không nên làm lễ cúng ông Công ông Táo quá sớm, không đươc chọn cúng vào ngày rằm tháng chạp.
Trước khi làm lễ cúng ông Công ông Táo không được dọn dẹp không gian thờ cúng, rút chân nhang và ban thờ. Khi nào cúng xong các gia chủ mới được làm các việc đó.
Lễ cũng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép, bởi theo quan niệm dân gian cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên chầu trời.
Ngoài ra trước khi làm lễ cúng ông Công ông Táo gia chủ cần giữ thân thanh sạch. Trang phục chỉn chu, gọn gàng, lịch sự. Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn… Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.
» Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì
2. Những lễ vật thường có trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình thường làm mâm cỗ mặn gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa tươi, cá chép để làm phương tiện để ông Táo lên trời.
Hiện nay, nhiều bà nội trợ đã thay thịt lợn luộc bằng thịt gà luộc, hoặc mâm cỗ cúng có thêm bánh chưng, thịt đông, nem rán, hành muối… cho phù hợp thời tiết hoặc khả năng chuẩn bị.
Theo các chuyên gia phong thủy cho rằng, lễ cúng ông Táo nên trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Gia đình có thể lựa chọn cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.
3. Không nên cúng ông Công ông Táo ở trên bàn thờ chính
Tục lệ cúng ông Công ông Táo trong văn hóa tâm linh người Việt không biết có từ khi nào. Vì vậy không có tài liệu nào quy đỉnh chuẩn về việc phải cúng ông Công ông Táo ở đâu. Cho nên việc cúng ở đâu nó thật sự không rõ ràng.
Về mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở một nơi riêng. Các gia đình có thể tiến hành lễ cúng Táo quân ở trong nhà, dưới bếp, ngoài vỉa hè, tùy từng phong tục tập quán mỗi vùng miền. Tuy nhiên cần chú ý không được cúng trên bàn thờ chính.
4. Không nên thả cá chép không được ném cá từ trên cao
Trong ngày 23, cá chép tượng trưng cho thần linh chính vì vậy các gia đình nên thả cá từ từ xuống nước để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, ném cá chép xuống sông, hoặc buộc cả túi bóng ném xuống nước rất có thể cá sẽ chết. Làm như vậy không những làm mất đi ý nghĩa tâm linh mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Không nên mang cá chép sau khi làm lễ rồi về thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết. Nên mang cá chép ra phóng sinh ở ao hồ những nơi có nguồn nước sạch
Trên đây là những điều kiêng kỵ trong lễ cúng ông Công ông Táo. Hy vọng sau khi đọc xong bài này các bạn sẽ biết chuẩn bị cho mình một cái tết ông Công ông Táo đầy đủ và ý nghĩa.
» Thông tin cập nhật tại Fanpage: Tử Vi Hiện Đại