04/06/2021 3017
Khổng Minh là một vị quân sư quân sự nổi tiếng tại Trung Hoa. Người đã giúp công rất lớn trong việc giúp vua Lưu Bị lập lên nước Thục Hán trong thời Tam Quốc.. Chúng ta khi nhắc tới ông đa số đều biết đền ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của Trung Quốc thời Tam Quốc. Cho đến bây giờ những câu truyền dạy để đời của Gia Cát Lượng để lại được coi là di sản cho đời sau. Đồng thời đây cũng là những câu nói là kim chỉ nam trong cuộc sống.
Ông còn là một nhà phát minh tài ba, đã phát minh ra rất nhiều thế trận, vũ khí mới trong quân sự cũng như là người phát minh ra đèn trời và bánh tiểu màn thầu.
1, Miệng nên ít nói, tự nhiên ít họa
Bụng dạ ít ăn, tự nhiên ít bệnh
Trong lòng ít muốn, tự nhiên ít lo
Thân mình ít sự, tự nhiên ít khổ
Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông
Tuy vuông mà tròn, thử hỏi chỗ nào không tự tại
Câu nói này rất hay dạy con người ta sống chuẩn mực, kiềm chế bản thân lại. Giúp chúng ta có cuộc sống an vui và hạnh phúc.
2, Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không nằm ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà là chính ở ý chí.
3. “Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học”
Dịch nghĩa: Nếu không học sẽ không mở rộng được tài năng – Không có ý chí thì học không thể thành công.
4.“Phù quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức.
Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn.
Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học.
Dâm mạn tắc bất năng lệ tinh, hiểm táo tắc bất năng trị tình.
Niên dữ thời trì, ý dữ nhật khứ, toại, thành khô lạc, đa bất tiếp thế, bi thủ cùng lư, tương phục hà cập”
Dịch nghĩa: Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa.Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành. Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình.Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa.
5. “Phu chí đương tồn cao viễn”
Dịch nghĩa: Là người trượng phu thì cần đặt ý chí ở nơi cao xa.Ý nhắc nhở con người ta phải ước mơ xa, mong muốn làm điều cao cả.
6. “Viễn lự giả an, vô lự giả nguy”
Dịch nghĩa là “Người nhìn xa trông rộng thì sẽ được bình an, người vô lo vô nghĩ sẽ gặp nguy hiểm”Ý nhắc nhở chúng ta là kiến thức giống như vũ khí giúp chúng ta bảo vệ bản thân. Có kiến thức, biết nhìn xa trông rộng sẽ tránh được nhiều nguy hiểm.
7. “Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ chí”
Dịch nghĩa: Hỏi một người về những chuyện thị phi, đúng sai, phải trái để biết được chí hướng của họ.
8. “Cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ biến”
Dịch nghĩa: Dùng lý lẽ, những câu hỏi vặn vẹo truy hỏi tới cùng để biết khả năng tùy biến của một người. Có những công việc không có quy chuẩn, kế hoạch nhất định thì cần phải dùng tới người có khả năng tùy cơ ứng biến tốt. Đây là cách để Khổng Minh chọn người.
9. “Tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ thức”
Dịch nghĩa: Sử dụng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương.
10. “Cáo chi dĩ họa nan nhi quan kỳ dũng”
Dịch nghĩa: Đặt một người vào tình huống nguy hiểm, khó khăn, gian nan để đánh giá sự dũng cảm của họ.
11. “Túy chi tửu nhi quan kỳ tính”
Dịch nghĩa: Dùng rượu để đánh giá được tính cách của một người. Khi một người say, vỏ não sẽ tê liệt không thể dùng ý chí kiểm soát được. Lúc đó tâm tính sẽ được bộc lộ.
12. “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ liêm”
Dịch nghĩa: Sử dụng bổng lộc, tiền tài, công danh để đánh giá sự liêm khiết của một người.
13: “Kỳ chi dĩ sự nhi quan kỳ tín”
Dịch nghĩa: Giao công việc có kỳ hạn gấp rút cho một người để đánh giá chữ tín của họ. Người có chữ tín sẽ dùng mọi cách, dùng hết khả năng của mình để hoàn thành công việc.
14: “Phòng gian dĩ chính, khứ xa dĩ kiệm”
Dịch nghĩa: Dùng sự chính trực, ngay thẳng để phòng kẻ gian. Dùng sự tiết kiệm để diệt trừ sự lãng phí.
Dịch nghĩa: Ham muốn quá nhiều về cái lợi thì sẽ lo lắng, sợ hãi về cái hại. Ham muốn quá nhiều về thành công thì sẽ sợ thất bại.Ý dạy con người ta không nên quá suy nghĩ nhiều về việc thành công, để rồi khi thất bại rất dễ vỡ mộng, làm nhiều việc tiêu cực. Hãy cứ ước mơ, cứ làm những việc để tiến tới ước mơ của mình nhưng đừng nên suy nghĩ quá nhiều về việc thành công.
16. “Hữu nan, tắc dĩ thân tiên chi; hữu công, tắc dĩ thân hậu chi”
Dịch nghĩa: Khi khó khăn, hãy đi đầu; khi nhận bổng lộc, hãy lùi về phía sau.Dạy con người ta đức tính, phẩm chất của người quân tử.
17. “Vật dĩ thân quý nhi tiện nhân, vật dĩ độc kiến nhi vi chúng, vật thị công năng nhi thất tín”
Dịch nghĩa: Đừng vì thân thể cao quý mà coi rẻ người khác. Đừng vì cách nhìn của một mình mình mà đi ngược lại với tất cả mọi người. Đừng vì bản thân mình có năng lực mà mất chữ tín.Ý nghĩa dạy con người ta sống biết đúng biết sai, biết trước biết sau.
18. “Thế lợi chi giao, nan dĩ kinh viễn”
Dịch nghĩa: Con người kết giao nhờ nịnh bợ, nịnh nọt thì khó có thể đi xa được.Đây là một việc rất phổ biến trong nhà nước. Mọi người thường nịnh nọt để kết giao hi vọng thăng tiến công danh, sự nghiệp.
19: “Vạn sự cụ bị, chích khiếm đông phong”
Dịch nghĩa: Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Đợi thời cơ để làm.Ý nói là trước khi làm gì chúng ta cần phải chuẩn bị kĩ càng từ trước, chỉ cần thời cơ tới là có thể làm ngay.
20. “Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử tiên hán sở dĩ hưng long dã”
Dịch nghĩa: Kết thân với hiền tài, tránh xa kẻ tiểu nhân. Nhờ thế mà nhà Hán phồn hưng. Dạy con người ta cách lãnh đạo, vận hành tổ chức.
Sưu tầm