21/01/2022 860
Lễ cúng đêm Giao Thừa Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Lễ Trừ Tịch được thực hiện vào đêm cuối năm, năm 2022 nó được cúng vào đêm 29 Tết với ý nghĩa mời ông bà, tổ tiên tụ họp về ăn Tết cùng gia đình. Vậy mâm cỗ cúng giao thừa này cần những gì.
» Xem tuổi xông đất đầu năm 2022 hợp nhất cho 12 con giáp
»» Những hướng xuất hành đầu năm 2022 nào cho gia chủ đón tài lộc sung túc cả năm?
Theo quan niệm người Việt tin rằng mỗi năm đều có vị Hành Khiển cai trị hạ giới khác nhau và mỗi đêm cuối cùng của năm, vị Hành Khiển của năm cũ sẽ chuyển giao nhiệm vụ cho người mới.
Chính vì thế cứ đến đêm cuối cùng thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Việt thường làm lễ cúng đêm giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch để tiễn đưa vị thần cũ và nghênh đón vị thần mới. Ngoài ra mâm cỗ còn có ý nghĩa mời gọi tổ tiên về sum họp với gia đình, cùng đón chào năm mới.
Cho nên vào đêm giao thừa, các gia đình Việt luôn chuẩn bị hai mâm cỗ ngoài trời và trong nhà. Mâm cỗ ngoài trời là để tiễn đưa thần linh, còn mâm cỗ trong nhà được đặt tại bàn thờ gia tiên để mời gọi tổ tiên về cùng gia đình.
Nghi lễ và cách cúng mỗi lễ cúng là khác nhau bao gồm: ngày giờ cúng, cúng ở đâu, ai là người cúng và cúng như thế nào,…Tưởng chừng như đơn giản nhưng nó trở thành vấn đề khó khăn cho những quý gia chủ nào lần đầu tiên cúng kiến giao thừa.
Trả lời: Lễ cúng giao thừa được thực hiện ngoài trời trước, sau đó mới tiến hành trong nhà. Cúng giao thừa ở ngoài trời là để chào đón vị thần Hành Khiển do Ngọc Hoàng điều xuống. Cúng trong nhà là để đón rước ông bà tổ tiên.
Có lẽ cúng giao thừa có phần đặc biệt hơn những lễ cúng khác trong dịp tết nguyên dán đó là thời gian thực hiện lễ cúng.
Theo phong tục dân gian, thời gian cúng giao thừa được cho là tốt nhất là khoảng từ 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút của đêm giao thừa.
Có thể nói rằng đây là thời điểm cả đất trời bừng lên cuộc sống mới, giao hòa và đón nhận những điều sắp tới. Mọi thành viên trong gia đình chuẩn bị chu đáo và tơm tất nhất để đúng thời gian.
Quan niệm xưa cho rằng, việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị Hành Khiển diễn ra khá khẩn trương nên các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy mâm cỗ cúng sẽ được đặt ngoài cửa chính.
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón thần linh, gà trống luộc có gắn một bông hoa hồng đỏ ở mỏ, xôi, bánh chưng… nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay.
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi đồng hồ điểm 12h đêm, gia chủ sẽ làm lễ thành tâm cầu xin một năm mới nhiều may mắn, sức khỏe cho gia đình mình
Mâm cỗ cúng trong nhà là mâm cỗ cầu mong tổ tiên phù hộ cho một năm an lành, hạnh phúc vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Mâm cỗ cúng trong nhà có thể là mâm lễ mặn hoặc chay tùy vào điều kiện, phong tục của gia đình.
Mâm lễ mặn gồm: Bánh chưng, giò, chả, xôi, thịt gà… và một số món ăn khác theo nhu cầu và điều kiện mỗi gia đình.
Mâm lễ chay gồm: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, các món chay và các loại đồ uống khác.
Thủ tục cúng đêm giao thừa tất cả thành viên trong gia đình cần phải trang nghiêm, chỉn chu trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được phù hộ trong năm mới đồng thời mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu, gia chủ phải khấn Thổ công (ông Công, ông Táo) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Trong xã hội hiện đại ngày nay thì lễ cúng đêm giao thừa cũng không cần quá cầu kỳ, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý mâm cỗ cần phải được bày biện thật trang trọng, đặt tại nơi sạch sẽ để thể hiện lòng thành của gia chủ mong cho một năm mới thật an lành.
Xem thêm: Dịch Vụ Xem Tử Vi: Xem Mệnh, Chuyển Vận, Đoán Tương Lai