27/01/2022 447
Uống nước nhớ nguồn là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Và cũng từ đó thì con dân Việt đã coi Vua Hùng gồm 18 đời có công dựng khởi đất nước, các vị được coi là ông tổ để mỗi khi nhắc tới thì niềm tự hào được mang trong mình dòng máu “con Lạc cháu Hồng” lại trào dâng.
Ngày nay, Khu Di Tích Đền Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Hằng năm, nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch từ khắp cả nơi trong cả nước tới thăm và chiêm bái, nhưng đông đúc và tấp nập nhất vào mỗi độ tết đến xuân về, mặc dù Lễ hội Đền Hùng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức từ ngày 8 – 10/3 âm lịch nhưng từ tháng giêng đã đón rất nhiều khách thập phương đến đây du xuấn.
Trên nền đất Phong Châu – vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây, đền Hùng gồm 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.
Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết. đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời. Nơi đây được xây dựng vào thế kỷ XVII – XVIII và sau đó trải dài là quá trình hình thành nên quần thể Đền Hùng.
Lễ Hội đền Hùng sở dĩ thu hút được lượng người tham gia rất đông bởi đây được coi như là một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam.
Cũng chính vì ý nghĩa cao cả nên Lễ hội cấp Quốc gia này diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3). Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu… của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích… Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.
Đầu xuân năm mới là thời điểm du khách thập phương có điều kiện đi thưởng ngoạn danh thắng nơi nơi, vậy một địa chỉ phong thủy hữu tình hết sức linh thiêng này là gợi ý tuyệt vời. Chính hội vào tháng 3 rất đông nên có thể đến vào thời điểm này để Tổ Hùng Vương chứng lòng thành.
Từ Hà Nội có 2 tuyến đường đến Đền Hùng. Tuyến thứ nhất, đi theo quốc lộ 32 qua cầu Trung Hà, đến cầu Phong Châu tiếp tục đi thẳng. Tuyến thứ hai xuất phát theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc, tiếp tục chạy thẳng tới cầu Việt Trì, sau khi qua trung tâm thành phố rẽ trái chừng 10km nữa là tới nơi. Ngoài xe khách còn có tàu hỏa đi từ Hà Nội – TP. Việt Trì, sau khi xe khách và tàu hỏa dừng tại TP. Việt Trì, du khách có thể thuê taxi và xe ôm để di chuyển khoảng 10km đến Đền Hùng.
Khi đi chiêm bái và tham quan Đền Hùng trong dịp năm mới xuân Nhâm Dần, rất nhiều cá nhân và gia đình sẽ lựa chọn cho mình hình thức đi lễ tự túc để có thể tự do và thoải mái nhất. Mặc dù du xuân lễ Tổ Hùng Vương đi lại dễ dàng nhưng nếu chưa quen đường thì có thể lựa chọn các dịch vụ được cung cấp bởi các công ty du lịch. Việc đi theo tour sẽ giúp du khách chẳng phải đau đầu tìm hiểu lịch trình, phương tiện đi lại,… và tiết kiệm chi phí. Quý vị có thể chọn tour chọn gói trong ngày hoặc kết hợp danh thắng khác để chuyến du xuân đầu năm được thêm ý nghĩa.
Theo khảo sát, hiện tại một số công ty lữ hành đang đẩy mạnh khai thác tour Du Xuân Đền Hùng tại Hà Nội, có thể kể đến: Hanoitour, Vietsense Travel, Sunny Travel… Tử Vi Hiện Đại thống kê khảo sát mức giá áp dụng ưu đãi dành riêng cho khách đoàn từ 10 – 30 khách trở lên, từ 360.000 – 550.000 đồng (giá này đã bao gồm xe đưa đón, vé thăm theo chương trình, bữa ăn…).
Để kích cầu lượng khách đăng ký theo đoàn, các công ty triển khai chính sách ưu đãi với những gia đình có con nhỏ, giá tour được tính cho bé từ 5 – 10 tuổi trở lên, dưới 5 tuổi được miễn phí./. Quý vị hoàn toàn có thể tự tra cứu và tìm kiếm được nhà cung cấp tour hành hương tâm linh Đền Hùng uy tín tại ĐẶT TOUR TÂM LINH.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ vừa nhất trí với đề xuất của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2020 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Theo đó, Giỗ Tổ Hùng Vương– Lễ hội Đền Hùng năm nay chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Chính vì vậy, du khách nên đi hành hương từ tháng Giêng và tránh tụ tập quá đông cũng như đảm bảo 5k để xuân mới Nhâm Dần được trọn vẹn.
Tham gia hành hương về cội nguồn Đền Hùng hay tham gia Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là khẳng định đạo lý uống nước nhớ nguồn, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào. Chúc quý vị có nhiều kỷ niệm đẹp bên gia đình và người thân trong dịp đầu xuân năm mới Nhâm Dần 2022.