20/04/2021 2454
Bạn có tin vào duyên tiền định? Tại sao có những người rất yêu thương nhau mà chẳng thể thành đôi, nhưng có những người cách xa vạn dặm cuối cùng cũng nên duyên chồng vợ? Đã bao giờ bạn nghe đến “duyên tiền định”? Bạn có thắc mắc về mối nhân duyên giữa người với người? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Truyền thuyết kể rằng: Có một sợi dây vô hình liên kết hai linh hồn đã sẵn duyên tiền định. Những kết nối được ràng buộc không có thời gian, địa điểm hoặc hoàn cảnh cụ thể nào. Không gì có thể phá vỡ sợi chỉ vô hình giữa hai người đã được định sẵn sẽ ở bên nhau. Sợi chỉ đó thường được gọi là “dây tơ hồng”, với màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ, gây thu hút và tạo mong muốn. Nó cũng là màu của số phận, liên kết hai người lại với nhau.
Chuỗi dây tơ màu đỏ có nguồn gốc từ một niềm tin Đông Á cổ đại. Theo truyền thuyết này, các vị thần buộc một sợi màu đỏ quanh mắt cá chân của những người được định sẵn “thiên mệnh” để gặp nhau hoặc giúp đỡ lẫn nhau theo một cách nào đó.
Khái niệm này cũng tương đương như khái niệm ở phương Tây là “soulmate” hay “twin twin”. Điều khác biệt là “sợi tơ hồng” tập trung nhiều hơn đến việc “bị ràng buộc” với ai đó hơn là tìm nửa kia của bạn.
Truyền thuyết kể rằng vào thời Đường ở Trung Quốc vào năm Nguyên Hòa thứ hai (năm 807), có một thư sinh tên Vi Cố, từ thời thiếu niên đã mồ côi cha mẹ. Anh ta luôn muốn kết hôn sớm một chút nhưng nhiều lần cầu hôn đều không thành. Một lần Vi Cố đi thăm bạn bè ở Thanh Hà, Hà Bắc, giữa đường trú lại một quán trọ ở huyện Tống Thành (nay là Hà Nam).
Một tối, anh ta ra ngoài đi dạo thì gặp một ông lão trên lưng khoác một túi vải đang ngồi đọc sách. Vi Cố thấy lạ, tiến đến hỏi: “Vì sao khuya rồi mà ông còn ngồi đây một mình?”. Ông lão trả lời: “Ta đang đọc sách về hôn nhân. Cuốn sách này ghi lại quan hệ nhân duyên của con người trong thế gian”.
Sau đó, Vi Cố nhìn thấy túi gấm bên cạnh ông lão, không nén nổi hiếu kỳ nên hỏi. Ông lão không trả lời, chỉ nhẹ nhàng lấy ra một sợi chỉ hồng từ túi gấm, thoắt một cái trong không trung đã xuất hiện một đường ánh sáng màu đỏ sáng rực rồi lấp lánh dưới chân Vi Cố.
Ông lão nói với Vi Cố rằng: “Sợi chỉ hồng này dùng để buộc chặt chân của hai người sẽ trở thành vợ chồng.
Cho dù hai người là kẻ thù của nhau, dù là ở cách xa nhau vạn dặm, chỉ cần sợi chỉ này buộc vào chân hai người thì họ sẽ cả đời không thể tách rời nhau”. Cố nhìn thấy việc hôn sự của mình vừa được ông lão định rồi liền sốt ruột hỏi vợ mình là ai.Ông lão chỉ nói một câu: “Con gái của bà lão bán rau ở chợ phía Bắc”. Nói xong, ông lão liền biến mất.
Sáng sớm hôm sau, Vi Cố vì muốn nhìn thấy người vợ tương lai của mình như thế nào nên ăn mặc tinh tươm đi về nơi mà ông lão đã nói.
Anh ta chỉ nhìn thấy một bà lão bế một bé gái xấu xí nên vô cùng bực bội và buồn bã. Vi Cố trong đầu nghĩ, chẳng lẽ phải 13 năm nữa mới có thể lấy vợ! Nhìn thấy cô bé khuôn mặt khó ưa, mũi dãi sụt sịt, anh có chút tức giận, nói: “Dựng vợ gả chồng phải môn đăng hộ đối. Dẫu sao thì tôi cũng là người xuất thân gia đình sĩ đại phu, sao có thể cưới đứa con gái quê mùa của bà lão nông thôn này?!”.
Nguyệt lão cười to đáp: “Đó là duyên trời định. Già này không thay đổi được. Mà công tử đây muốn tránh cũng chẳng xong”.
Vi Cố hỏi: “Tôi giết chết bé gái này được không?” Nguyệt lão nói: “Số mạng bé gái này được ấn định đại phú quý, sẽ cùng cậu chung hưởng hạnh phúc, sao có thể giết được?” Dứt lời ông lão biến mất.
Anh ta lệnh cho người hầu phải giết chết bé gái này. Tên người hầu sau khi đâm một nhát trúng lông mày của bé gái đó liền sợ hãi bỏ chạy.
Mười lăm năm sau, Vi Cố thành thân. Anh ta lấy con gái của một vị quan thứ sử làm vợ. Lúc động phòng, nhìn thấy người vợ xinh đẹp như hoa, Vi Cố vô cùng ưng ý và mừng rỡ.
Chỉ có điều, trên lông mày của người vợ này có một vết thương lớn. Vi Cố sau khi hỏi rõ nguyên do của vết thương này mới biết rằng, vợ anh ta chính là bé gái năm xưa từng bị chính mình ghét bỏ mà làm hại. Sau đó, vì mất mẹ nên được vị quan thương tình nhận về làm con nuôi.
Vi Cố thú nhận: “Người đi ám sát nàng chính là do ta sai đi”. Sau đó chàng đem kể chuyện Nguyệt lão năm xưa cho vợ nghe. Trải qua chuyện này, hai vợ chồng càng tin tưởng họ có duyên tiền định, không thể làm trái, nên càng quý trọng nhân duyên, bù đắp cho nhau, tôn trọng yêu thương lẫn nhau. Về sau họ sinh hạ một người con trai, đặt tên là Vi Côn, lớn lên làm quan Thái thú tại Nhan Môn. Thân mẫu Vi Côn được phong là Thái Nguyên quận Thái phu nhân, quả nhiên đại phú đại quý!
Kể từ đó, dân gian thường gọi người làm mai mối se duyên nam nữ là Nguyệt lão (ông lão dưới trăng), cũng gọi là “ông tơ” hay “bà nguyệt”. Cách nói “hữu duyên ngàn dặm dây cột lại” (thiên lý nhân duyên nhất tuyến khiên) cũng là xuất phát từ đây.
Một khi định mệnh đã được an bài, không gì có thể phá vỡ sức mạnh của sợi chỉ đỏ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã tìm thấy người có duyên tiền định với bạn, không có nghĩa là bạn và người đó đã có thể nắm tay nhau đi đến một kết thúc trọn vẹn. Truyền thuyết trên có ngụ ý muốn nhắc nhở đến sự chung thủy, tình yêu và lòng vị tha đi kèm với những mối nhân duyên trong đời.
Trong truyền thuyết Trung Quốc, vị thần cai quản nhân duyên con người được cho là Nguyệt Lão. Còn ở Việt Nam, chúng ta gọi bằng tên “ông Tơ – bà Nguyệt”.
Còn trong văn hóa Nhật Bản, người ta nói rằng sợi dây đỏ được buộc xung quanh ngón tay màu hồng. Do đó, cụm từ “pinky promise” ra đời dùng để chỉ việc hai người hứa với nhau những điều thiêng liêng nhất và móc ngoéo hai ngón tay út của họ lại với nhau xem như lời hứa đã định. Một trong hai người nếu phản bội lời hứa sẽ nhận lấy hậu quả nghiêm trọng.
Sợi chỉ đỏ không quấn quanh mắt cá chân của chúng ta khi chúng ta đi bộ, không để chúng ta bắt gặp khi chúng ta vô tình lướt qua nhau trên phố.
Khi chúng ta bắt đầu lớn dần và trưởng thành theo năm tháng, bằng một cách nào đó, hoặc vô tình hoặc hữu ý, chúng ta sẽ gặp được người đã định sẵn duyên tơ. Hai người kết nối bởi sợi tơ hồng được xem như định mệnh của nhau, bất kể địa điểm, thời gian hoặc hoàn cảnh. Sợi dây ma thuật này có thể căng ra hoặc bị rối, nhưng không bao giờ bị đứt. Điều đó có nghĩa là hai người đã có duyên tiền định là sẽ ở cạnh nhau, dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì cuối cùng họ cũng trở về bên nhau.
Cổ ngữ có câu: “Trăm năm mới đặng chung thuyền đã định sẵn từ khi sinh ra, khó mà mong cầu hay thay đổi.
Nếu không phải dưới tay Nguyệt lão se duyên, thì dù vương vấn, nhung nhớ tới đâu hay chân tình theo đuổi thế nào cuối cùng cũng chẳng thể tác thành nguyện ước.
ST