Cội nguồn Đạo Mẫu: Bí ẩn Tín ngưỡng Việt Nam cổ đại

11/12/2020 1400

Chúng ta trong cuộc sống đời thường vẫn thấy sự xuất hiện của Đạo Mẫu ăn sâu trong phong tục tập quán các dân tộc Việt. Đầu tiên khởi nguồn từ việc thờ các vị nữ thần, trải qua hiện tượng cung đình hóa, lịch sử hóa và việc phong thần của các giai đoạn […]

Chúng ta trong cuộc sống đời thường vẫn thấy sự xuất hiện của Đạo Mẫu ăn sâu trong phong tục tập quán các dân tộc Việt. Đầu tiên khởi nguồn từ việc thờ các vị nữ thần, trải qua hiện tượng cung đình hóa, lịch sử hóa và việc phong thần của các giai đoạn nhà nước phong kiến để rồi từ đó xây dựng nên các Mẫu thần, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ được xuất hiện và dân chúng tôn thờ… 

Đạo Mẫu không xa lạ mà là nguồn cội đời sống của người Việt

Từ ngữ nghĩa: “Mẫu- có nghĩa là mẹ”, thờ Mẫu nghĩa là thờ mẹ. Cần lưu ý vì con người Việt Nam từ những ngày khởi nước dựng nhà đã lựa chọn hình tượng mẹ để tôn vinh, thờ phụng và ký thác niềm tin về nguồn cội. Ngay từ ban đầu, người Việt Nam coi tự nhiên như người mẹ và tôn thờ gắn với nhiều huyền tích có công với nước, thương yêu người dân, thậm chí, gắn với những nhân vật có thật đó là: Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu như Ỷ Lan, Mẹ Gióng, Thiên Ya Na, Linh sơn Thánh Mẫu – Bà Đen, Bà Chúa Xứ…

Sau đó theo dòng lịch sử, cùng với sự ảnh hưởng của đạo giáo Trung Hoa, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện thờ Tam phủ, Tứ phủ (Mẫu Thiên cai quản vùng trời, Mẫu Địa cai quản vùng đất, Mẫu Thoải cai quản vùng sông biển, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng núi), vì thế, hình ảnh Mẫu còn có ý nghĩa chở che, mang lại những điều tốt lành. Điểm khác biệt với đạo Phật là đạo Mẫu là hướng về trần thế, thực tại, chứ không phải kiếp sau, phần linh hồn của con người. Đến với đạo Mẫu là đến với thực tại để cầu mong phúc – lộc – thọ bằng cách hóa thân vào các nghi lễ lên đồng. Trong nghi lễ lên đồng sẽ tổng hòa nhiều văn hóa truyền thống như: đàn, hát, múa, diễn xướng lại khung cảnh cổ truyền rất độc đáo của người Việt.

Đạo Mẫu có phải là mê tín dị đoan cần bài trừ?

Nhiều năm trước với những thông tin chưa chính xác thì đạo Mẫu đã bị xem nhẹ và có những thời điểm được xếp vào loại tôn giáo mê tín dị đoan nhưng trong cộng đồng tín ngưỡng thì Đạo Mẫu vẫn có một sức sống trường tồn.

Hơn 40 năm trước, nhờ đóng góp của những nhà nghiên cứu mỹ thuật trẻ, được dìu dắt củacủa Cố GS. Từ Chi đã đóng góp quý giá với kết luận: “Hầu như mọi tôn giáo lớn đều được du nhập từ bên ngoài vào, chỉ riêng tục thờ Mẫu, được coi là một trục chính của tín ngưỡng dân gian, đã tồn tại suốt cả mấy nghìn năm như một đối trọng về mặt tâm linh với các tôn giáo bên ngoài, để ta vẫn là ta, góp phần bảo vệ một bản sắc văn hóa dân tộc muôn đời, muôn thuở.” Và cũng chính từ đó, Đạo Mẫu lại được cộng đồng dân cư trân quý và bảo tồn đến ngày nay.

Đạo Mẫu trải ở cả 3 miền nhưng phong tục thờ lại khác nhau:

Thờ Mẫu ở Miền Bắc

Thờ các vị nữ thần trong sử thi từ thời tiền sử, tới thời phong kiến như Quốc MẫuVương mẫuThánh Mẫu như hiện tượng thờ Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây ThiênMẹ Thánh GióngTứ vị Thánh nươngĐinh Triều Quốc Mẫu… Và từ khoảng thế kỷ XV trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủTứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu Liễu HạnhMẫu Thượng NgànMẫu ThoảiCô Đôi Thượng Ngàn,..

Thờ Mẫu ở Miền Trung

Khu vực Miền Trung thờ ở khu vực nam Trung bộ không có sự hiện diện của mẫu Tam phủTứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nươngBà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A NaPo Nagar

Thờ Mẫu ở Miền Nam

Có thể thấy thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt rõ rệt so với miền Bắc bởi khi di cư khai hoang lập đất đã có sự giao lưu trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng.

Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ HànhTứ vị Thánh nươngBà Thuỷ LongBà Chúa ĐộngBà Tổ Cô,…và những Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa XứBà ĐenBà Chúa NgọcBà Thiên Hậu,…

Vì sao trong Đạo Mẫu thờ người dân tộc thiểu số, danh nhân lịch sử

Các nhà nghiên cứu đã thấy rõ rằng: “Đạo Mẫu hoàn toàn là một tôn giáo bản địa, vì trong đạo Mẫu không có vị thần nào có nguồn gốc từ nước ngoài mà toàn bộ các vị thần đều là người Việt Nam và cai quản đất nước Việt Nam. Trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc”. Nhiều người anh hùng dân tộc được nhân dân thờ trong các phủ như Đức thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng.

Và chính các danh nhân lịch sử như ông Hoàng Mười ở Nghệ An cũng được thần thoại hóa. Có thể thấy rằng nếu tôn giáo mà có được hệ thống vị thần đều là người bản địa thì sẽ tồn tại lâu đời trong tâm thức nhân dân. Thời hiện đại, dù trải qua bao biến cố lịch sử thì Đạo Mẫu vẫn là tín ngưỡng của người Việt, là niềm tin về sự phò trợ phúc – lộc – thọ hướng tới cuộc sống thực tế mà tìm được sự an vui, hưởng phúc.

An Lee tổng hợp từ https://nghiencuulichsu.com/, wikipedia và https://baophapluat.vn/

Bình luận