Thủ tục Cuối năm trả lễ – đầu năm vay lộc Bà Chúa Kho

24/01/2022 1234

Du lịch tâm linh ngoài việc du ngoạn còn là dịp thể hiện lòng thành của mỗi ngươi tới các vị Tiên Thánh. Hàng năm, Mỗi năm cứ đến độ xuân về là ngôi đền Cổ Mễ (Bắc Ninh) lại đông đúc du khách tìm đến, “vay lộc” Bà Chúa Kho như vị thần của […]

Du lịch tâm linh ngoài việc du ngoạn còn là dịp thể hiện lòng thành của mỗi ngươi tới các vị Tiên Thánh. Hàng năm, Mỗi năm cứ đến độ xuân về là ngôi đền Cổ Mễ (Bắc Ninh) lại đông đúc du khách tìm đến, “vay lộc” Bà Chúa Kho như vị thần của tiền tài, làm ăn tấn phát. Vậy vì sao địa điểm này lại linh thiêng đến vậy, những điều cần lưu ý ra sao khi tới đây đi lễ:

1. Sự tích về bà Chúa Kho – công chúa Thanh Bình

Tục xưa tích cũ kể lại, từ thời Hùng Vương, bấy giờ thế giặc phương Bắc rất hùng mạnh, lại có nội ứng là tù trưởng Cao Bằng tên Lục Đinh. Từ núi Nghĩa Lĩnh, gần ngã ba sông Việt Trì nhà vua xuất quân đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát đóng quân do nhờ địa hình thuận lợi cho cả phòng giặc và đánh giặc.

Nhà vua chia quân thành Sáu bộ, thời bấy giờ gọi là Lục bộ, mỗi bộ trông coi một việc. Có nàng Mị Nương tên Thanh Bình là công chúa của vua Hùng đảm đương công việc thủ kho, trông giữ lương thực và binh sách tại Trại Cung. Công chúa giỏi giang có tài cung ứng kịp thời cho lục bộ, ba quân và cho Thạch Tướng quân. Nhờ đó, phiến quân đã đánh thắng quân giặc, đem lại hoà bình cho đất nước. Đến khi công chúa hoá, nhà vua cho lập đền thờ, gọi là đền Bà Chúa Kho.

2. Đi lễ đền Bà Chúa Kho ở đâu và khi nào?

Ngày nay Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, thuộc địa phận khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành Phố Bắc Ninh. Đền thờ Bà Chúa Kho – thời bấy giờ còn gọi là công chúa Thanh Bình. Đền Bà Chúa Kho là trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân miền Bắc. Hội đền diễn ra vào 15 tháng Giêng nhưng nhân dân mọi nơi đã đến để trả lễ vào cuối năm và đi xin vay lộc vào đầu năm, từ ngày 1 tết.

3. Địa chỉ tâm linh cho người cầu lộc, công danh rất ứng nghiệm

Vào mỗi dịp đầu năm âm lịch, dòng người đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp. Theo quan niệm của người dân, đầu năm du khách sẽ đến đền Bà Chúa Kho để “xin lộc”, “vay lộc” để làm ăn, hanh thông trong sự nghiệp. Thời ngày nay, lễ nghi được trung hưng trở lại nên người ta đi lễ ở đền Bà Chúa Kho nhiều lắm, chủ yếu là người trong thương trường, giao dịch kinh thương hàng ngày, đến đền Bà Chúa để cầu tài cầu lộc, dâng lễ vay vốn nhà Thánh để cầu cho việc thương mại được thuận thông, lợi nhuận thu về được dồi dào tốt đẹp. Dần dần đã trở thành một tục lệ, tín ngưỡng riêng biệt, khác hoàn toàn với những đền miếu khác. Và mỗi khi nhắc đến chuyện đi lễ đền Bà Chúa Kho thì chúng dân mặc nhiên nghĩ đến chuyện vay vốn của bà.

Người ta tới đền, hoặc là làm lễ vay vốn, hoặc là làm lễ tạ và trả vốn bà, chứ chẳng thấy ai đến để cầu danh, cầu tự, cầu y phục dược ở nơi bà cả. Chuyện đó hãn hữu lắm. Có lẽ dân gian cho rằng bà là chưởng quản kho gạo kho tiền quốc gia, vì thế mà chỉ đến đây vay vốn bà thì mới linh chăng?

Cuối năm dù có thành công hay không thì người dân vẫn đến đây để “trả lễ”. Chính vì vậy, Đền Bà Chúa Kho luôn đông nghịt du khách đến tham quan, thắp hương cầu khấn mỗi dịp đầu năm và cuối năm. Mặc dù chỉ là nghi lễ tâm linh nhưng muốn nguyện ước linh ứng thì phải thành tâm khi “vay vốn” Bà chúa Kho và giữ đúng lời hứa.

Theo tín ngưỡng, việc “vay” bao nhiêu, bao giờ trả là tùy mỗi người. Nhưng có “vay” thì phải có “trả”. Dù có làm ăn lãi lời hay thua lỗ thì khi đã hứa với Bà Chúa Kho là trả thì phải giữ đúng lời hứa. Đó cũng chính là chữ “Tín” mà bất kỳ người nào cũng nên giữ trên con đường làm người và xây dựng cuộc sống.

4. Mâm lễ vật tại Đền Bà Chúa Kho cần lưu ý gì ?

Đây là một địa chỉ tâm linh rất linh thiêng nên lễ vật dâng lên Đền bà Chúa Kho có thể đa dạng nhưng hết sức trang trọng, tùy vào lòng thành và điều kiện. Ngoài ra cần phải lưu ý một số điều lệ cơ bản nơi đây khi dâng lễ vật.

  • Lễ chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… Phần lễ chay dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
  • Lễ mặn: Bạn có thể mua đồ chay hình tướng gà, lợn, hoặc dùng đồ mặn là thịt lợn, thịt gà,…
  • Lễ đồ sống: Tuyệt đối không sắp đồ lễ sống (trứng, gạo, muối, thịt). Tại các ban quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
  • Cỗ Sơn Trang: Bao gồm đặc sản chay Việt Nam. Lưu ý là không được dùng  cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa,… gói trong những túi nhỏ đẹp mắt.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải cúng đồ chay mới có phúc và những lời cầu nguyện mới được linh ứng.

5. Văn khấn tại Đền Bà Chúa Kho

Văn khấn Bà Chúa

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

– Con xin kính lạy Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh.

– Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.

– Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

– Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.

– Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

– Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử con là:…………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………..

Ngày hôm nay là ngày……..tháng……..năm TÂN SỬU – NHÂM DẦN

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý, vạn sự cát tường.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

6. Lưu ý khi hạ lễ tại Đền Bà Chúa Kho

Đầu tiên cần dâng lễ và khấn ở các ban thờ tránh thiếu xót. Sau đó có thể đi du ngoạn, đợi hết một tuần nhang mới được hạ lễ. Thắp hương xong, bạn vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi mới được hạ sớ và hóa vàng. Sau khi đi hoá sớ và đồ mã xong thì hạ lễ, từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ chứ không được đem về.

Đi lễ đầu năm là truyền thống tốt đẹp của người Việt, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn và cũng là trân trọng truyền thống xa xưa của dân tộc. Ngày này, quý vi có thể tự thiết kế các chuyến đi hành hương tâm linh về lễ Mẫu, Lễ Bà Chúa Kho nhất là các dịp cuối năm, tết âm lịch, lễ thanh minh hoặc tham gia các tour hành hương tâm linh được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản. Hệ thống Huyền Học Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy giúp quý vị tra cứu và kết nối các chuyến hành hương về cội nguồn tâm linh từ các đơn vị uy tín nhất. Mời tham khảo các hành trình đi lễ Bà Chúa Kho tại: TOUR TÂM LINH

Bình luận