Những lưu ý khi đi lễ Mẫu Tứ Phủ đầu năm Nhâm Dần 2022

24/01/2022 974

Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam là uống nước nhớ nguồn. Điều này xuất phát từ những tôn giáo cổ truyền người Việt đến tận ngày nay và trở thành văn hóa tín ngưỡng dân gian. Hàng năm, dịp đầu xuân, là thời điểm nhiều gia đình, công ty đi tạ Mẫu – […]

Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam là uống nước nhớ nguồn. Điều này xuất phát từ những tôn giáo cổ truyền người Việt đến tận ngày nay và trở thành văn hóa tín ngưỡng dân gian. Hàng năm, dịp đầu xuân, là thời điểm nhiều gia đình, công ty đi tạ Mẫu – Tứ Phủ. Tuy nhiên, lễ như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Vì thế Tử Vi Hiện Đại xin chia sẻ các chuyên đề về lễ Mẫu Tứ Phủ đầu tiên là  chuyên đề “Những lưu ý khi đi lễ Mẫu Tứ Phủ đầu năm Nhâm Dần 2022” giúp bạn đọc có được sự chuẩn bị chu toàn khi đầu xuân năm mới đi lễ.

Dưới đây là một số lưu ý khi đi lễ chùa, lễ phủ:

1. Chọn địa điểm hành hương tâm linh lễ Tứ Phủ:

Hành hương đầu năm không chỉ là một phong tục đẹp của người Việt mà đó còn là dịp để mọi người gửi lời cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc. Trải dài khắp nước ta đều có các địa chỉ thờ Mẫu – Tứ Phủ linh thiêng, các bạn có thể tham khảo các địa điểm Tâm Linh Tứ Phủ linh thiêng nhất cả nước mà bạn có thể ghé thăm du xuân, kết hợp với cầu tiền tài, danh vọng cho bản thân mình.

Những lưu ý khi đi lễ Mẫu Tứ Phủ đầu năm Nhâm Dần 2022

2. Trang phục tư trang khi hành hương lễ Tứ Phủ:

Các Phủ Đền Chùa có thờ Phật, Thánh, Mẫu đều là nơi tôn nghiêm. Vì thế khi vào chùa bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc những trang phục quá hở hang, lòe loẹt. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật, lễ Thánh, Mẫu.

Những lưu ý khi đi lễ Mẫu Tứ Phủ đầu năm Nhâm Dần 2022

Lưu ý nên chọn trang phục có màu nhạt hoặc màu tối như màu đen, màu xám hoặc trắng kem. Không nên mặc những bộ quần áo có màu sắc sặc sỡ như đỏ, xanh, vàng. Có thể mặc đồ Pháp phục, áo dài..vv

3. Chuẩn bị về mâm lễ vật dâng Mẫu và các Thánh:

Khi đi lễ đền, phủ là tín ngưỡng thờ cúng thánh thần từ xưa của dân tộc Việt Nam sẽ khác với mâm lễ Phật ở chùa thể hiện phần tôn giáo thì lễ phủ, đền thuộc về tín ngưỡng dân gian. Vì thế cần chú ý để tránh sai sót không đáng có lại ảnh hưởng tới tâm của bản thân người đi lễ. Khác với đi lễ chùa, lễ phủ, đền, miếu, ngoài lễ chay gồm có hương hoa, xôi, chè thì cần chuẩn bị thêm lễ mặn như bánh chưng, giò, chả, thịt luộc chín.

Những lưu ý khi đi lễ Mẫu Tứ Phủ đầu năm Nhâm Dần 2022

Từ xưa khi đi lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ cũng không đề cao mâm cao cỗ đầy to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn ở đây là tuỳ tâm. Các Đức Thánh, Thần, Mẫu chứng lòng thành nên kể cả lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được. Cụ thể như sau:

– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

– Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

– Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược…lễ vật cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

Ở các phủ còn có cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Tùy từng ban thờ khác nhau ở đền, phủ mà người dân có cách biện lễ khác nhau nhưng trên hết vẫn là lòng thành của gia chủ.

4. Những lưu ý cần ghi nhớ trước khi đi lễ Mẫu – Tứ Phủ:

Sau khi xác định được điểm đến thì cần lưu ý những điểm sau để chuyến đi được may mắn, thuận lợi:

– Lễ vật là tuỳ điều kiện hoàn cảnh, cốt thành tâm, tuyệt đối không được nghĩ lễ ít chư Thánh không chứng.

– Lưu ý lời nói cử chỉ đúng mực, nếu có người trong nom nơi thờ tự nên đến xin phép chào hỏi rồi vào làm lễ, khi ra về cũng nên chào hỏi đầy đủ.

– Tiền trần gian nên tự tay bỏ vào hòm công đức, nên đặt một đồng ở ban chính, không cần để nhiều nơi.

– Hạn chế thắp hương, vàng mã để theo nếp sống mới tại các nơi thờ tự, tín ngưỡng và tôn giáo.

Những lưu ý khi đi lễ Mẫu Tứ Phủ đầu năm Nhâm Dần 2022

Tín ngưỡng dân gian đều rất gần gũi với người Việt, đều toát lên tư tưởng đạo đức tốt đẹp mà vẫn gần gũi với đời sống. Vì thế, việc đi lễ Mẫu- Thánh có thể vào bất cứ ngày nào trong tháng, hoặc khi có việc cần kíp phải cầu đảo, không cậu nệ ngày tốt xấu. Nhưng đẹp nhất là đầu xuân năm mới, vừa là thời điểm được nghỉ ngơi lại có cảnh sắc tươi đẹp, là lúc tuyệt vời để vừa du xuân thưởng ngoạn lại được về với nguồn cội.

Hiện nay các tour du lịch tâm linh đều rất chuyên nghiệp và bài bản, hy vọng quý vị có thể tra cứu và chọn được hành trình phù hợp với bản thân và gia đình. Chúc các bạn và gia đình một năm mới phát tài phát lộc, nhận được nhiều ân đức, lộc Thánh, Mẫu ban tặng.

Xem thêm: TOP 9 địa chỉ xem Tử vi chuẩn nhất Hà Nội ở đâu

Bình luận