Năm mới đi lễ hội đầu năm Miền Trung ở đâu ?

27/01/2022 489

Đất nước Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đặc biệt trong đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn. Dịp đầu xuân từ xưa vẫn là thời gian nhiều lễ hội du xuân khắp mọi miền. Mục lục ẩn 1. Địa điểm lễ hội đầu năm linh thiêng ở miền Trung 1.1. Lễ hội […]

Đất nước Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đặc biệt trong đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn. Dịp đầu xuân từ xưa vẫn là thời gian nhiều lễ hội du xuân khắp mọi miền.

Tháng một là tháng ăn chơi.

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè.”

Cứ đến dịp đầu năm mới, người dân Việt Nam lại nô nức tham gia những lễ hội truyền thống khắp cả nước với những nét văn hóa độc đáo. Dưới đây là những lễ hội đầu năm lớn ở Miền Trung nước ta, cũng là những địa điểm tâm linh hết sức linh thiêng mà nhân dân đều mong mỏi được đến tham quan, chiêm bái.

1. Địa điểm lễ hội đầu năm linh thiêng ở miền Trung

Lễ hội đầu năm trên mọi miền đất nước vô cùng phong phú, trong đó đừng bỏ lỡ cơ hội đến với miền Trung nắng gió hãy lựa thời gian để có thể tham gia vào một trong những lễ hội mùa xuân Nhâm Dần.

1.1. Lễ hội đầu năm Đền vua Mai Hắc Đế Nghệ An

Vua Mai Hắc Đế, tên thật là Mai Thúc Loan, được sinh ra và lớn lên lại xã Đông Liệt (nay đã được đổi tên thành xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã có công lao khởi nghĩa chống giặc phương Bắc.

Lễ hội đền Vua Mai Hắc Đế chứa đựng màu sắc văn hóa truyền thống sâu sắc. Buổi lễ diễn ra như sau:

– Ngày 13 tháng Giêng âm lịch: Lễ Khai Quang tại 2 lăng mộ của vua Mai Hắc Đế và thân mẫu của ông và đền thờ.

– Ngày 14 tháng Giêng âm lịch: Lễ Yết Tào (đón thần về trẩy hội) tại lăng vua Mai Hắc Đế, lăng mẹ và đền thờ.

– Ngày 15 tháng Giêng âm lịch: Lễ Đại Tế (lễ nghĩa).

+ Buổi sáng: Các làng trong vùng rước kiệu về Đền Vua Mai làm lễ theo nghi thức cung đình.

+ Chiều: Lễ dâng hương tại lăng và lễ tri ân tại đền.

Lễ hội đầu năm tại đền vua Mai Hắc Đế từ lâu đã trở thành một trong những nét đẹp truyền thống của người con Nam Đàn, của miền Trung để tưởng nhớ vị vua có công lớn, cũng là dịp để du khách thập phương đến tham dự trong những ngày đầu xuân diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 5 Tết.

1.2. Lễ hội đầu năm làng Sình – Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế

Nếu đầu xuân năm mới có dịp ghé qua Cố Đô Huế thì du khách chớ bỏ qua lễ hội vật truyền thống tại làng Sình, thuộc huyện Phú Vang. Hội vật Làng Sình mang yếu tố tâm linh với mong muốn cầu mong cho dân làng khỏe mạnh, yên ổn, mùa màng tươi tốt, nâng cao sức khỏe đầy tinh thần thượng võ, lòng dòng cảm và mưu trí đối với lớp trẻ. Trong lễ hội đầu năm này mang đậm những nét văn hóa đặc sắc của cố đô Huế diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

1.3. Lễ hội đầu năm Cầu Ngư ở Huế, Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình

Lễ hội đầu năm tại Miền Trung có một nghi lễ Cầu Ngư còn có tên gọi khác là Lễ hội Cá Ông được tổ chức rất trọng thể, được xem là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng của các ngư dân làng chài ven biển Nam Trung Bộ.

Khi tới du xuân đầu năm, du khách sẽ được tìm hiểu về phong tục thờ cúng Cá Ông theo truyền thuyết dân gian. Lễ hội sẽ được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.

1.4. Lễ hội đầu năm Đống Đa Bình Định

Đây là lễ hội đầu năm nhằm tôn vinh chiến công lừng lẫy của các nghĩa quân Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ (vua Quang Trung). Lễ hội thường diễn ra vào ngày 4, 5 tháng Giêng âm lịch tại Bảo tàng Quang Trung, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

Trong buổi lễ có các nghi lễ truyền thống và còn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như đấu võ, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, tuồng.

1.5. Lễ hội đầu năm Dinh Thầy Thím Bình Định

Lễ hội đầu năm Dinh thày Thím là nét văn hóa của Bình Thuận, Bình Định từ lâu đời vào ngày 14-16 tháng 9 Âm lịch, hàng nghìn du khách và người dân địa phương lại tập trung về Di tích lịch sử – văn hóa Dinh Thầy Thím tỉnh Bình Thuận để hành hương, trẩy hội. Nhiều không gian tuồng cổ, võ thuật, lắc thúng, bắn cá chuồn, kéo co, múa lân, múa rồng được tái hiện khiến không khí lễ hội trở lên vô cùng náo nhiệt.\

1.6. Lễ hội đầu năm vía Bà ở Bình Định

Bà Đỗ Thị Tân sinh thời được tôn sùng bởi bà Tân là người đỡ đẻ rất có tâm. Người chẳng ngại đêm hôm đường sá xa xôi, chỉ cần nơi nào có sản phụ sinh nở bà đều có mặt giúp các sinh linh chào đời bình an.Vì vậy, để tưởng nhớ, dân làng lập miếu thờ ngay trên mảnh đất nơi bà sinh sống ngày xưa. Cũng là tâm niệm mong muốn được bà phù trợ cho dân an, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no

Lễ hội vía Bà khai mạc vào ngày 17 tháng Giêng âm lịch. Ngoài ra, lễ hội còn có các màn biểu diễn nghệ thuật hát tuồng, kéo co, đẩy gậy, đập niêu và xem hát quan họ.

1.7 Lễ hội Lam Kinh Thanh Hóa

Lễ hội Lam Kinh Thanh Hóa được tổ chức ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà vào ngày 22/8 (âm lịch) năm Quý Sửu (1433). Thi hài của ông được đưa về an táng tại đất Lam Sơn – cùng là nơi an táng của các vua, hoàng hậu triều Lê Sơ. Đây là lễ hội truyền thống của tỉnh Thanh Hóa, thường diễn ra vào ngày 22/8 Âm lịch, tức ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân – nơi an táng vua Lê Thái Tổ.

Bên cạnh phần lễ, phần hội sẽ có ý nghĩa cao về nội dung và nghệ thuật, gắn với tuyên truyền, giáo dục lịch sử, tập trung vào các hoạt động nghệ thuật dân gian truyền thống. Tuy diễn ra vào tháng 8 nhưng du khách có thể đến đây để tế lễ tỏ lòng thành tưởng nhớ vua Lê Lợi.

1.8 Lễ hội đầu năm Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ nữ thần Yang Po Inư Nưgar – vị thần được tạo ra bởi mây và bọt biển, đấng tạo ra Trái đất, sản sinh ra gỗ quý, cây cối, lúa gạo và nhiều phúc lành cho nhân dân. Lễ hội có Thời gian: 21-23 tháng 3 âm lịch tại Tháp Bà Ponagar, Nha Trang

Lễ hội gồm nhiều nghi lễ trang trọng, thể hiện lòng thành kính của người dân địa phương. Một số nghi lễ chính như: Lễ thay áo, lễ thả hoa đăng, lễ cầu cho quốc thái dân an; lễ Khai điện, lễ Tôn vương; Bóng tối nhảy múa và ca hát,

1.9. Lễ hội đầu năm Am Chúa Khánh Hòa

Lễ hội Am Chúa là sự kiện văn hóa tâm linh, là nơi để người dân Khánh Hòa bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Thánh Mẫu Thiên Y Ana – người đã dạy dân trồng dâu, nuôi tằm lấy nghề dệt vải, là chính. nguồn sống của họ. Thời gian tổ chức từ mùng 1 – 3 tháng 3 âm lịch tại Am Chúa, núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.

Sau lễ cúng long trọng là nhiều hoạt động vui chơi khác như diễu hành lân, các trò chơi dân gian như đánh bài chòi, đánh đu,… mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.

2. Có nên đi tour tâm linh các lễ hội đầu năm không ?

Khi đi chiêm bái và tham quan các điểm du lịch tâm linh trong dịp năm mới xuân Nhâm Dần, rất nhiều cá nhân và gia đình sẽ lựa chọn cho mình hình thức đi lễ tự túc để có thể tự do và thoải mái nhất. Mặc dù du xuân lễ hội đầu năm tại Miền Trung có thể đi lại bằng máy bay, xe khách khá thuận tiện nhưng do địa hình xa cách, quý vi có thể lựa chọn các dịch vụ được cung cấp bởi các công ty du lịch. Việc đi theo tour sẽ giúp du khách chẳng phải đau đầu tìm hiểu lịch trình, phương tiện đi lại,… và tiết kiệm chi phí. Quý vị có thể chọn tour chọn gói trong ngày hoặc kết hợp danh thắng khác để chuyến du xuân đầu năm được thêm ý nghĩa.

Theo khảo sát, hiện tại một số công ty lữ hành đang đẩy mạnh khai thác tour lễ hội đầu năm tại miền Trung… Tử Vi Hiện Đại thống kê khảo sát mức giá áp dụng ưu đãi từ 1.500.000 –  3.550.000 đồng (giá này đã bao gồm máy bay, xe đưa đón, vé thăm theo chương trình, bữa ăn…) với một hành trình từ Hà Nội hoặc Sài Gòn.

Để kích cầu lượng khách đăng ký theo đoàn, các công ty triển khai chính sách ưu đãi với những gia đình có con nhỏ, giá tour được tính cho bé từ 5 – 10 tuổi trở lên, dưới 5 tuổi được miễn phí./. Quý vị hoàn toàn có thể tự tra cứu và tìm kiếm được nhà cung cấp tour hành hương tâm linh uy tín tại ĐẶT TOUR TÂM LINH.

3. Các lễ hội đầu năm có tổ chức năm 2022 hay không ?

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Theo đó, lễ hội đầu năm 2022 đa số đều hoãn hoặc cắt giảm. Có nơi chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Chính vì vậy, du khách nên đi hành hương lễ hội đầu năm miền Trung từ tháng Giêng và tránh tụ tập quá đông cũng như đảm bảo 5k để xuân mới Nhâm Dần được trọn vẹn. Thay vì tham dự lễ hội có thể đi thăm quan cảnh sắc, dành nhiều thời gian để thư thái tâm hồn ở những địa chỉ linh thiêng trên.

Tham gia hành hương về cội nguồn lễ hội đầu năm miền Trung là khẳng định đạo lý uống nước nhớ nguồn, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Đây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào. Chúc quý vị có nhiều kỷ niệm đẹp bên gia đình và người thân trong dịp đầu xuân năm mới Nhâm Dần 2022.

Bình luận