LUẬT NGẦM – Dự ngôn đều không thể nói một cách trực tiếp, chính diện

08/10/2020 832

Dự ngôn – những dự đoán chính xác cho sự việc vài trăm năm sau, vài ngàn năm sau, thậm chí cả những sự việc trong tương lai xa xăm vẫn chưa phát sinh. Mục lục ẩn Tác dụng dự ngôn là cảnh tỉnh và chỉ dẫn cho người đời sau Dự ngôn là khoa […]

Dự ngôn – những dự đoán chính xác cho sự việc vài trăm năm sau, vài ngàn năm sau, thậm chí cả những sự việc trong tương lai xa xăm vẫn chưa phát sinh.

Một đặc điểm lớn dự ngôn đó chính là không được nói thẳng trực tiếp, mà hầu hết đều sử dụng thơ ca hay những hình vẽ, sơ đồ hoặc ngôn từ huyền bí khó hiểu để diễn đạt ý, hoặc dùng các phương pháp như cách nói ẩn dụ, từ đồng âm, hay thay đổi trật tự các từ, khiến cho sự việc xảy ra rồi người ta mới nhận ra chân tướng. 

Điều này làm cho nhiều người cảm thấy kỳ bí khó hiểu, cũng là một nguyên nhân lớn khiến nhiều người hoài nghi tính chân thực của dự ngôn, cho rằng chỉ là người đời sau khiên cưỡng gán ghép những sự việc sau khi đã xảy ra với nhau.

Bởi dự ngôn có liên quan đến các sự việc chưa phát sinh trong tương lai, nếu như dự ngôn nói về sự việc một cách rõ ràng, thì cũng tương đương với việc thay đổi tiến trình trong tương lai, thay đổi quy luật diễn hóa đã được định sẵn, điều này hiển nhiên là không được, ngược lại đã phá hỏng tính chính xác và mục đích của các dự ngôn. Do đó dự ngôn phải dùng những lời nói tránh ẩn ý để biểu đạt.

Ngoài ra không thể nói quá chi tiết cụ thể các sự việc, mà phải có chừng mực, giới hạn. Như thế người thông thường dù có biết được dự ngôn nhưng cũng không cách nào hiểu được nội hàm trong đó.

Tác dụng dự ngôn là cảnh tỉnh và chỉ dẫn cho người đời sau

Như vậy, khi sự việc đã xảy ra rồi mới biết được chân tướng, thì dự ngôn có ý nghĩa gì đây? Nói một cách đại khái, tác dụng chủ yếu của dự ngôn là cảnh tỉnh và chỉ dẫn người đời sau. Thông qua dự đoán chính xác tương lai, dự ngôn giúp con người thế gian hiểu được rằng vận mệnh nhân loại là tuân theo an bài nhất định, vượt qua năng lực tự thân của nhân loại mà vận hành.

Cũng qua đó khiến cho con người có một thái độ kính sợ những đạo lý mà các thánh nhân giảng, những điều siêu nhiên vượt khỏi tầm kiểm soát của loài người, hoặc những chỉ dạy của các vị Thần, đạt được mục đích khuyến khích mọi người tích đức hành thiện, khuyên bảo con người không nên vọng tưởng tự cao tự đại, vì chút ham muốn của bản thân mà muốn gì làm nấy.

Đồng thời, dự ngôn còn tiết lộ cho con người một phần của “thiên cơ”, để con người nhận thức được một chút chân tướng của vũ trụ. Cũng chính vì vậy, các nhà tiên tri thường ăn nói rất thận trọng. Chẳng hạn nhà tiên tri Bộ Hư Đại sư thời nhà Tùy từng nói: “Số trời mênh mông khó biết; Chỉ nơi chúng sinh mới cảm thấy hư không; Lão tăng không dám nhiều lời nữa; Tiết lộ thiên cơ e rằng bị trời phạt”.

Nửa đầu thế kỷ trước, nhà tiên tri người Mỹ Edgar Cayce đã rất bối rối khi mọi người chen chúc nhau đến xem bói. Một mặt ông có thể nhìn thấy vận mệnh của người khác, mặt khác ông cũng biết bản thân chỉ được phép đưa ra những câu trả lời có giới hạn mà thôi.

Dự ngôn là khoa học ở cảnh giới cao hơn

Có thể nói một cách đơn giản, khi nắm được quy luật thay đổi khí hậu, người ta có thể dự báo thời tiết; khi nắm vững quy luật vận hành của vũ trụ, người ta có thể dự đoán tương lai.

Dự ngôn có thể dự đoán chính xác sự việc vài trăm năm sau, vài ngàn năm sau, thậm chí cả những sự việc trong tương lai xa xăm vẫn chưa phát sinh. Phạm vi của dự ngôn, nhỏ chỉ là đề cập đến thay đổi trong tương lai ngắn của một người nào đó, hay một vật nào đó, lớn thì có thể nói đến sự thay đổi trong tương lai của cả một dân tộc, nhân loại, thậm chí là một phạm vi nhất định trong vũ trụ.

Sao có thể làm được như vậy? Có quy luật khách quan nào chăng? Nhiều người đối với vấn đề này cảm thấy nghi hoặc, lại thêm nội dung khó hiểu của dự ngôn, khiến thái độ của bản thân đối với dự ngôn về cơ bản là ngay từ đầu đã không tin, coi như việc không liên quan đến mình. Đặc biệt những người tri thức hạn hẹp, đam mê khoa học, hoặc những người có tư tưởng cố chấp thì càng dè bỉu coi thường, cho rằng không đáng để mắt tới.

Thực ra, dự ngôn chính là khoa học. Hơn những dự ngôn nổi tiếng thì có tính chân thực và tính chính xác cực cao. Về mặt này, dự ngôn là liên quan đến khoa học và ở cảnh giới cao hơn.

Kinh dịch, thuật chiêm tinh dự đoán tương lai ở những không gian và thời gian khác nhau

 

Khoa học tiến bộ nhất hiện nay đã hiểu được nhiều điều liên quan đến sự thật về thế giới, thời gian và không gian vượt qua khỏi cảm giác, trực giác thường ngày của chúng ta, chỉ ra rõ ràng rằng thời gian và không gian không những có thể ép nhỏ lại và bẻ cong được, mà còn tồn tại rất nhiều hệ thống thời gian, không gian và không gian đa chiều, điều này cũng giống với những gì được nhắc đến trong giới tu luyện.

Chúng ta biết rằng, giới tu luyện luôn giảng về khái niệm “Thiên” (trời), giảng rằng có bao nhiêu bao nhiêu tầng trời, có câu nói rằng, “Một ngày trên trời, nghìn năm mặt đất”. Thực ra đó chính là nói về các tầng sâu hơn nữa của các không gian khác nhau, nhưng không phải là tinh thể khác ở cùng một không gian, thời gian trong vũ trụ mà chúng ta vốn đã biết.

Theo cách nói này, thì mặt trăng và mặt trời cũng không phải là ở trên “trời”, bởi vì mặt trăng và mặt trời là cùng trong một không gian với trái đất của chúng ta. Vậy thông qua công năng “Túc mệnh thông” có thể xuyên qua các không gian mà nhìn thấy được trong một tầng không gian không có thời gian, mà tất cả các diễn hóa tại không gian này của chúng ta đều tồn tại trong không gian không có thời gian kia, nên có thể nhìn được cảnh tượng tương lai. Kinh Dịch, thuật chiêm tinh… cũng là lợi dụng quy luật về sự sai khác của các không gian và thời gian khác nhau mà suy tính tương lai của nhân loại.

Do đó, trên thực tế dự ngôn căn cứ vào khoa học siêu thường và năng lực siêu thường là hoàn toàn có phương pháp khoa học. Về điểm này, từ ngữ khí và thái độ của các nhà dự ngôn cũng có thể thấy rất rõ ràng.

Trong các dự ngôn chân chính, các nhà tiên tri đều nói rất rõ ràng những gì chính mắt họ nhìn thấy, nhưng vì dự ngôn là thứ siêu thường, nên cũng chịu hạn chế về mức độ thành thục trong kỹ pháp suy đoán, cũng như tầng thứ tu luyện và công năng của nhà dự ngôn.

Tầng thứ cao thì có thể tiên tri càng chi tiết hơn và thâm sâu hơn; tầng thứ thấp thì mơ hồ và có sự hạn chế. Đồng thời, việc giải nghĩa dự ngôn cũng như vậy, tùy từng người mà có những giải thích khác nhau, và bị hạn chế bởi trình độ tri thức của người giải thích.

St

Bình luận