13/04/2021 2176
Chim lợn (hay còn gọi là chim cú lợn) được biết đến trong dân gian là loài chim của sự chết chóc. Nhiều người cho rằng, chim lợn xuất hiện ở đâu sẽ mang đến sự tang thương, chết chóc ở đó. Vì lý do này, từ xưa đến nay, chim lợn thường bị xua đuổi, ném đá mỗi khi chúng xuất hiện.
Vậy quan niệm chim lợn mang đến điềm xui xẻo có đúng không? Và tại sao loài chim này lại đem tới sự đen đủi đến vậy?
Từ xa xưa khi khoa học chưa phát triển, theo kinh nghiệm dân gian, để dự báo thời tiết, khí hậu, người ta thường quan sát các hiện tượng của loài vật, mây, trời, cỏ cây. Ví như thấy cỏ gà mọc thì cho rằng trời sắp có mưa bão; thấy nhật thực, nguyệt thực thì cho đây là hiện tượng không tốt…. Chim lợn hay chim cú lợn là loài chim rất thông minh, đáng yêu. Tuy nhiên, từ xa xưa ở Việt Nam, chúng bị coi là quỷ dữ vì chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết.
Chim cú lợn kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.
b. Theo Phật giáo Khoa học
Vạn vật đều có điềm và đó là một điều tự nhiên. Chim lợn kêu cũng không ngoại lệ, đây chỉ là một hiện tượng bình thường, một việc làm quen thuộc của các loài vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, khi nghe tiếng kêu eng éc của chúng, nhiều người thấy rùng mình, sợ hãi và cho rằng điềm báo xui xẻo sẽ đến. Nhiều người truyền tai nhau rằng, chim lợn kêu chỗ nào thì chỗ ấy sẽ có người chết. Chết chóc là một điều không ai muốn, cho nên khi thấy chim lợn và nghe tiếng kêu của chúng, người ta thường xua đuổi chúng đi.
Người ta còn đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu. Vì quan niệm như vậy, nên khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người.
Thậm chí, những tiếng chim lợn trong đêm, sẽ khiến cả làng bàn tán chuyện chết chóc sẽ xảy đến với một ai đó, rồi người ta thi nhau đoán già, đoán non. Vì niềm tin loài chim này mang lại những điềm xấu, nên chim lợn bị ghét bỏ, bị xua đuổi, thậm chí bị giết.
c. Chuyên gia khoa học giải thích:
Theo tài liệu, mỗi năm Cú lợn lưng xám (Tyto alba) có thể tiêu diệt 300 – 400 con chuột phá hoại mùa màng”. TS Vũ Thế Khanh dù thừa nhận chuyện chim lợn kêu có liên quan đến người chết, song ông cũng cho rằng không nên “đổ thừa” hoàn toàn do chim lợn. “Bởi thực tế thì dù chim lợn không kêu vẫn sẽ có người chết. Chim lợn chỉ nên coi như một chiếc chuông báo cũng như việc gà gáy thì trời sáng hoặc dù kiến không bay ra khỏi tổ thì trời vẫn mưa, chuồn chuồn không bay cao thì trời vẫn nắng…”, ông Khanh nói.
Như vậy, tiếng kêu của chim lợn hoàn toàn không phải là một điều kỳ bí, mang màu sắc tâm linh hay chỉ đem đến điều xui xẻo. Tuy nhiên, “việc tin hay không tin vào một điều gì đó là tuỳ thuộc ở quan niệm của mỗi người. Và theo giáo lý nhân – duyên – quả của đạo Phật, vạn vật vạn loài, kể cả cuộc đời chúng ta đều vận hành theo luật nhân quả. Vậy nên, quan niệm về chim lợn mang đến sự chết chóc cho con người là không phù hợp với đạo lý nhân quả. Xui xẻo hay may mắn, sống thọ hay chết yểu đều phụ thuộc vào nhân quả, nghiệp báo của mỗi người.
Điềm gở hay điềm lành là do chúng ta tạo, nếu chúng ta muốn điềm lành thì hãy hành thiện tích phúc. Không phải do con vật, không phải do cái này, cái kia mang điềm gở đến cho chúng ta; nó chỉ là dấu hiệu báo trước sự việc hiện tượng sắp diễn ra với chúng ta thôi.