Làm không đúng nghi lễ Tứ Phủ, đời xuống dốc không phanh.

19/04/2021 9606

Đạo Mẫu là một tôn giáo lâu đời và được rất nhiều người quan tâm nhưng càng sau này càng có nhiều quan điểm trong việc làm lễ, Có quan điểm cho rằng, sẽ có những nghi lễ hoàn toàn không có trong Tứ Phủ. Nếu làm một trong những nghi lễ đó, đời bạn […]
Đạo Mẫu là một tôn giáo lâu đời và được rất nhiều người quan tâm nhưng càng sau này càng có nhiều quan điểm trong việc làm lễ, Có quan điểm cho rằng, sẽ có những nghi lễ hoàn toàn không có trong Tứ Phủ. Nếu làm một trong những nghi lễ đó, đời bạn sẽ xuống dốc không phanh.

Di cung hoán số không phải ai cũng có thể làm để đổi số mệnh từ khổ sang sướng, từ nghèo sang giàu, nếu di được như thế, cả đất nước di hết để không có ai phải khổ và vất vả. Việc di cung để làm ăn thuận lợi, để từ ngu dốt thành thông minh, từ khổ thành sướng là không thể xẩy ra. Không thể bằng một nghi lễ là có thể không cần làm, không cần rèn luyện mà có thể có được kiến thức hay của cải. Nếu thực sự có thể di cung hoán số được thì luật nhân quả không có ý nghĩa gì nữa. Bản thân người thầy tu theo Đạo Mẫu, Đạo Phật tự cho mình làm được điều đó thì họ đã tự di cung hoán số cho chính bản thân họ, con cháu họ một cuộc sống khác chứ chưa đã đến các con nhang đệ tử

Tất cả đều bắt đầu khởi từ tâm của con người. Nói như nghệ sĩ chèo Xuân Hinh, đồng thời anh cũng là một nghệ nhân hát văn, thì “đồng tiền có gai, mà Thánh thì có mắt” nên ông đồng, bà cốt cũng đừng nên lòe bịp thiên hạ để hại người lợi mình. Gieo nhân nào gặp quả đó. Tích thiện được phước, ác giả ác báo là luật nhân quả ở đời.

Tuy nhiên, rất nhiều đồng thầy của đạo Mẫu thờ Tam tứ phủ lại có quan điểm khác.

VẬY SỰ THẬT VỀ CÁC NGHI LỄ KHÔNG CÓ TRONG TỨ PHỦ LÀ NHỮNG NGHI LỄ NÀO?

Sau khi đọc xong thì mình nhận thấy đây không phải là các nghi lễ không có trong Tứ Phủ mà do cách hiểu của mỗi người và do cách người thầy có được quyền phép để làm lễ đó hay không thôi.

1. Mở Phủ Âm:

Đây là khái niệm để chỉ việc: Do ơn hương hỏa, nhờ phúc hóa dư nguyện của tổ tiên nên trong dòng tộc có bà cô tổ hay hoàng mãnh tại gia có phúc phần mà được đi trực tại cửa Thánh. Nhờ lời kêu cầu của tiên tổ, mà con cháu hiện đời trên cõi dương do bởi có căn số phải trình lính mở đồng lại được các cụ dưới bề âm phủ khăn điều, đội sớ kêu thay cho trước cửa Thánh. Được Thánh ưng mà cho tráng bóng, phủ mệnh, được trả nợ trước cửa Đình thần bằng công đức và phúc xá của mình hằng ngày vẫn tu tạo trên cõi nhân gian.

Làm được điều này thì gi tiên tiền tổ phải anh linh mà chỉ dắt, âm phù điểm chỉ cho con cháu mà hướng con cháu năng làm việc phúc để trả nợ cho đình thần bốn phủ theo đúng như hạn đã khất với bốn phủ. Nếu quá hạn không làm được thì cả tiên tổ và cả người được đỡ mệnh đều không tránh khỏi bị quở phạt. Khi đã làm được thì không cần phải mở phủ trên đường dương nữa. Coi như nợ nghiệp với bốn phủ đã mãn. Việc hầu hạ lúc đó là tùy tâm chứ không phải việc bị ép phạt phải làm.

2. Hầu đồng Âm:

Đây là hình thức hầu cha mẹ trong lúc ngủ, thiền, hoặc học âm. Khi hầu không có cung văn, tứ trụ hầu dâng, khăn áo, vỗ gối tung tiền, nhưng người hầu vẫn cảm nhận được lời ca tiếng hát, và thánh khí của cha mẹ. Người hầu đồng khi thực hiên phép hầu âm này vẫn có thể đảm bảo được mục đích thật sự của một buổi hầu đồng, nhận được sự gia trì thần lực từ các vị Thánh trong công đồng tứ phủ, từ đó mà bản thân các thanh đồng có thể cân bằng lại nguồn năng lượng trong cơ thể mình.

Khác với Hầu bóng nhà Ngài chỉ giáng đồng chứng một ly một lai, Hầu âm là Thánh nhập trực tiếp vào thanh đồng hay còn gọi là ghế, mọi lời nói, hành động đều là của Thánh đang ngự, mỗi một thánh khi ngự sẽ có tác phong, giọng nói khác nhau.

Khi hầu âm Thanh đồng được Thánh chỉ dạy rất nhiều, các cụ thời xưa thường gọi đây là hình thức luyện đồng.

3. Di Cung Hoán Số:

Đây là nghi lễ có thật nhưng rất hiếm trường hợp có thể di cung. Một vong linh được làm người có cơ hội tu tập, học hỏi phát triển trí tuệ phải trải qua rất nhiều thời gian, hàng trăm năm …vì thế được làm người, có cơ hội trả nghiệp quý vô cùng. Những trường hợp này khi từ giã kiếp người sẽ có sớ sách trả tào quan. Khi đó họ sẽ được sống tiếp kiếp người. Nhưng không có nghĩa là sau di cung đứa trẻ hay người đó sẽ có một cuộc sống sung sướng hạnh phúc, vòng quay của luật nhận quả vẫn diễn ra như nó đã định.

Và các trường hợp có thể DCHS :
1. Di cung hoán số cho những đứa trẻ sinh phạm giờ
2. Di cung hoán số xin thêm dương thọ.
4. Tiễn Căn:

Không dành cho người căn cao số nặng, số mệnh phải thờ điện thờ phủ và người soi căn nối quả, gọi hồn. Hiểu nôm na là làm việc âm.

Người tuy có mệnh đồng nhưng chưa có duyên phận hoặc là người bị mắc các bệnh trạng không phù hợp với việc múa đồng (què chân, gãy tay, …) hoặc là người tuổi tác đã cao, già yếu, thì đều có thể xin tiễn căn để yên bản mệnh, không phải trình hầu.Việc này sau khi làm lễ tiễn căn xong thì người xin tiễn căn không còn mang mệnh đồng nữa, cuộc sống của người đó cũng như những người bình thường khác, làm công việc đường trần sẽ thuận lợi.

5. Mở Cung Tài Lộc:

Tất nhiên là không làm thì làm gì có mà ăn, mà phát đạt?! Nhưng Mở cung tài lộc ở đây có nghĩa là để khai mở những phước thiện của bản thân mỗi người trong tiền kiếp, để được hưởng quả trong kiếp này, kích hoạt cung Tài Lộc để phát đạt thịnh vượng, đồng thời mang lại phúc lâu bền cho gia chủ vì sự nhất tâm.

6. Mở Cung Lộc Bói:

Chỉ những đồng có căn soi căn bói, và đã bắt đầu tập tành soi bói rồi thì khi mở phủ, có tiến mã tam toà chúa bói (đệ nhất Tây Thiên – Đệ nhị Nguyệt Hồ – Đệ tam Lâm Thao) và mở cung bói.

Cùng lúc cả 3 phủ bói. Và ba choé ở phủ bói thì không chứa nước mà chứa gạo.chúa về khai phủ không dùng gáo mà dùng chuôi quạt. Chúa nào về khai phủ đó.

7. Trả Mã Tào Quan:

Là trả nợ tiền ở nơi địa phủ (Ngân Hàng Địa Phủ). Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho. Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài “Thượng Án Giám Sát Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”.

Theo quy định của Thiên giới (Thiên Quy) những người sau khi mãn số quy tiên, thì vong linh sẽ thoát ra khỏi cơ thể đi vào cõi Tâm Linh là Thế Giới Vô Hình riêng biệt. Các Vong linh được cấp tên hiệu, được xét duyệt cho đi học, tu tập trong cõi này. Theo đó sẽ được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát sách vở (Kinh) và tiền ( tiền Tào Quan) để ăn uống, sinh hoạt, mua bán, trao đổi…vv.Số tiền và sách vở nói trên được cấp phát tạm thời hoặc gọi là cho vay theo như quy định ở Lục Thập Hoa Giáp ( áp dụng cho cả nam và nữ ).

Ở đây nói thêm rằng: Mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định.

Nếu việc tu tập của vong linh có sự tiến bộ, thành tựu, đắc quả, thì vong tiếp tục được đi lên cảnh giới cao hơn, không cần phải luân hồi tái sanh vào cõi Nhân làm người. Khi đó thì số tiền cấp phát nói trên coi như được xóa nợ.
Nếu việc tu tập của vong linh còn chưa tiến bộ, chưa thể đắc đạo do tiền kiếp nghiệp chướng còn nặng nề, oan gia trái chủ còn sâu đậm, thì theo Định nghiệp và Nhân quả báo ứng, phải chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.

Là trả nợ tiền ở nơi địa phủ (Ngân Hàng Địa Phủ). Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho. Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài “Thượng Án Giám Sát Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”.

Ở kiếp người thì số kinh phí được cấp phát tạm thời như đã nói trên (Tiền, Kinh sách) con người phải hoàn trả lại, là một điều kiện bắt buộc. Cho nên hầu như người nào cũng có nợ Tào Quan. (Tiền Tào Quan sau khi trả xong rồi cũng không hoàn toàn có nghĩa là người đã trả nợ sẽ hanh thông trong công việc buôn bán kinh doanh, tiền bạc khởi sắc, có thể làm giàu. Đây còn phụ thuộc nghiệp quả tiền kiếp. Nếu trong tiền kiếp là kẻ ác độc, bất lương, trộm cắp, giết người…. thì vẫn phải nhận lãnh cái nghiệp đó phải trả )

8. Trả Nợ Tứ Phủ:

Những người có Đồng là những người có ( duyên ) ” Nợ Tứ Phủ “. Có duyên nợ Tứ Phủ thì nhất thiết phải trình đồng, không thể tiễn căn được. Những người “Nợ Mã Tứ Phủ ” thì không nhất thiết phải là người có Đồng, hoặc có Đồng nhưng sau khi trả nợ mã Tứ Phủ xong thì có thể xin Tiễn căn được, và sau đó bản thân không còn liên quan gì đến việc nhà ông Thánh nữa.

Vậy tại sao lại phải nợ Tứ Phủ?

Ở đây liên quan đến vấn đề Định nghiệp và Nhân Quả báo ứng. Tiền kiếp của mỗi người theo cái nhân quả tội phúc báo ứng mà có định nghiệp cho quá trình chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người ở kiếp này. Có vô số trường hợp kiếp này phải nợ Tứ Phủ và phải ra trình đồng hầu Thánh. Như vậy ta hiểu là

Người có Đồng là người nợ Tứ Phủ
Người nợ Mã Tứ Phủ thì không nhất thiết phải có Đồng.

9. Cắt Duyên Âm, Cắt Tiền Duyên:

– DUYÊN ÂM là tình duyên hiện tại giữa người trần và người ở thế giới bên kia. Thông thường duyên âm chỉ xảy ra với một số trường hợp “chết yểu, chết bất đắc kì tử, tự tử, chết oan” mà vong linh không chấp nhận mình đã chết, vẫn cố bám lấy những ký ức trên đời.
– TIỀN DUYÊN là mối nhân duyên tình cảm giữa người còn sống và người ở thế giới bên kia từ những kiếp trước vẫn còn ảnh hưởng đến bây giờ. Hoặc ở kiếp trước hai người có những mối lương duyên nào đó không đến được với nhau. Sau khi chết nếu họ chưa thể siêu thoát được vì vẫn còn vấn vương sâu đậm tình duyên hoặc vì một lý do nào đó thì họ sẽ lang thang tìm người có duyên với họ ở kiếp trước, gặp được rồi họ sẽ theo đến cùng.

Cắt duyên âm hay tiền duyên chính là làm phép để cho vong hồn tỉnh ngộ mà rời cõi trần quay về cõi vong để tu luyện lên các bậc cao hơn.

Vậy nên, các nghi lễ trên hoàn toàn là có trong Đạo Mẫu Tứ Phủ. Nhưng bản thân mỗi người, không nên quá lạm dụng vào việc đi coi bói chỉ vì bản thân gặp một chút rắc rối rồi nghe các thầy bà phán phải làm lễ này lễ kia để mọi thứ tốt hơn. Rồi khi bỏ ra một đống tiền để làm nhưng không thấy mọi thứ tốt lên + nghe mọi người xung quanh nói rồi đi nhiếc móc trách cứ người thầy đồng làm cho mình.Và bản thân mỗi thầy đồng, nên đưa ra lời khuyên và cách giải quyết có hiệu quả cho các gia chủ để Đạo Mẫu được tôn vinh và bảo tồn. Mong mọi người hoan hỷ. A di đà phật

Bài viết dựa theo quan điểm của tác giả từ tamlinh.org

Đọc thêm bài viết về Cội nguồn Đạo Mẫu: Bí ẩn Tín ngưỡng Việt Nam cổ đại

 

 

Bình luận