Từ câu chuyện của Hoa Hậu Thu Thủy, đừng bỏ qua Kỵ Thần Bát Tự để lắng nghe cơ thể chính mình !

07/06/2021 2194

Bàn về cô Hoa Hậu xấu số Thu Thủy mới lìa xa cõi trần hai hôm trước. Tôi là người nghiên cứu Tử Vi Bát Tự cũng khá nhiều năm và cũng là vô tình cũng theo dõi quá trình của Hoa Hậu suốt nhiều năm qua mặc dù chỉ là trên mạng xã hội. […]

Bàn về cô Hoa Hậu xấu số Thu Thủy mới lìa xa cõi trần hai hôm trước. Tôi là người nghiên cứu Tử Vi Bát Tự cũng khá nhiều năm và cũng là vô tình cũng theo dõi quá trình của Hoa Hậu suốt nhiều năm qua mặc dù chỉ là trên mạng xã hội. Với linh tính và cảm nhận, có lẽ cuộc sống của Thu Thủy cũng không dễ chịu gì, âu cũng là ” hồng nhan bạc phận” khi đáng lẽ với vị trí đấy cô đã có tất cả ưu ái của trời đất về cả nhan sắc lẫn học vấn.

Triết lý Á đông quan niệm mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn có hai mặt mâu thuẫn và thống nhất, hỗ trợ và ức chế lẫn nhau để tồn tại, đó là hai mặt, hai thuộc tính căn bản âm và dương. Âm dương cân bằng là trạng thái lý tưởng của vũ trụ. Con người được coi là một tiểu vũ trụ, vì vậy sự vận hành của cơ thể người nếu thuận theo lẽ âm dương tự nhiên sẽ thuận, tức con người khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, ngược lại sẽ bệnh tật, đau ốm, tinh thần bất an. Trong Bát tự có xét để điều này về tứ trụ của một con người. Tức dựa vào 4 yếu tố giờ và ngày tháng năm sinh. Từ 4 yếu tố đó sẽ lập lên bát tự của từng người và từ 4 yếu tố đó họ sẽ xét đến yếu tố dụng thần tức yếu tố ngũ hành đang thiếu trong bản mệnh, và yếu tố cũng rất quan trọng đó là “Kỵ thần” chính là yếu tố bản mệnh không nên nạp vào nạp vào thì sẽ khiến âm dương mất cân bằng một cách trầm trọng và xấu hơn là khiến bản mệnh suy yếu và…

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết Hoa hậu Thu Thuỷ được gia đình đưa đi cấp cứu vào khoảng 23h ngày 4/6. Khi đến viện cô đã ở trạng thái ngừng tim ngoại viện. Hơn 4 tiếng sau đó, các y bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu nhưng Hoa hậu Thu Thuỷ đã không qua khỏi và qua đời vào lúc 4h30 sáng ngày 5/6.

Kỵ thần

Cái chết của cô cũng kéo theo bàn tán của dư luận về lối sống trước khi mất cô luôn cổ động mọi người tham gia: đó là thực dưỡng, thể thao, yoga, sống xanh, sạch khỏe mạnh. Có người bắt đầu nhận thấy rằng việc cường ép cơ thể vào một chế độ tập luyện quá độ hay ăn uống thiếu hụt cực đoan mặc kệ cơ thể có đón nhận được hay không là sai lầm. Nhưng cũng có những người thì khăng khăng cho rằng chúng ta phải vượt qua cái tôi lười biếng để tôi của ngày hôm nay phải tốt hơn tôi của ngày hôm trước, họ cũng tôn sùng chủ nghĩa hoàn hảo với cơ thể và sức khỏe của mình. Tranh cãi vì thế nổ ra.

Quay trở lại với Thu Thủy, ngoài lề về tướng số bởi nhiều người sẽ cho rằng áp đặt khi sự việc đã xảy ra. Bài viết này tôi chỉ bàn về Thực Dưỡng và việc thấu hiểu sức khỏe bản thân theo kỵ thần Bát Tự.

1. Thực dưỡng là gì, vì sao quá nhiều người thần thánh phương pháp này ?

Thực Dưỡng (macrobiotic diet, macrobiotics) là chế độ ăn kiêng hợp mốt và dưỡng sinh theo công thức cố định dựa trên ý tưởng về một số thực phẩm, được Thiền tông – một tông phái của Phật giáo Đại Thừa – đúc rút. Chế độ ăn này xem trọng cân bằng âm, dương của thực phẩm (TP) và dụng cụ nấu nướng. Nguyên tắc chính của TD là giảm các TP từ động vật, ăn TP được trồng tại địa phương đang trong mùa và ăn có chừng mực.

Để dần thích nghi với chế độ ăn không đạm, những công thức (CT) TD ban đầu vẫn có đạm, nhưng giảm dần và loại bỏ ở những công thức sau. Thực phẩm TD có 6 loại: Gạo lứt, rau củ quả, rau sống, trái cây, thịt, canh, súp, đồ ngọt tráng miệng và theo đúng thứ tự trên tỉ lệ 6 loại thức ăn này thay đổi theo 10 CT khác nhau. Từ CT số 7 – 10 đạm không còn trong thành phần ăn và CT số 7 (70% gạo lứt, 20% rau củ quả, 10% đồ tráng miệng) gọi là “tiết thực”, được cho là hiệu quả vô song, giúp trừ mọi bệnh tật?

Như vậy, TD ở cấp độ cao chính là ăn chay hẹp vì TP quan trọng nhất buộc phải có là gạo lứt (có thể thêm vừng, hạt sen, yến mạch, kiều mạch, hạnh nhân, óc chó) trong khi thực phẩm ăn chay chỉ cần là tinh bột, không nhất thiết chỉ gạo lứt. Ăn TD được cho là gần với tự nhiên hơn do TP càng ít chế biến và dùng càng ít gia vị, phụ gia công nghiệp càng tốt, không ăn quá nhiều rau, quá nhiều thịt, quá nóng, quá lạnh, quá mặn, quá cay… Tuy nhiên, những người chủ trương đặt ra 7 điều kiện để TD thành công thì lại nảy sinh nhiều mâu thuẫn và có màu sắc siêu hình (metaphysic). Đó là không cảm thấy mệt mỏi, luôn có cảm giác ngon miệng khi ăn, cố gắng tạo cho mình một giấc ngủ sâu và ngon, rèn luyện trí nhớ tốt, sống vui vẻ, cởi mở với mọi người; luôn bình tĩnh để có quyết định đúng trong mỗi việc làm, phải có niềm tin tuyệt đối vào cách ăn đang áp dụng.

2. Không lắng nghe cơ thể mình sẽ để lại hậu quả đáng tiếc !

Thực dưỡng đã đem tới nhiều câu chuyện thương tâm, đau lòng. Mọi người đều tham gia vào một cách ồ ạt, thiếu hoàn toàn tư vấn của Bác sĩ, chuyên gia thực sự mà là truyền miệng, học theo một tấm gương ” mạng” để rồi nhận lấy hậu quả đáng tiếc.

Theo GS Mai Trọng Khoa – nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai – cho biết, hiện rất nhiều người ăn TD để bỏ đói tế bào Ung Thư hay các bệnh nan y khác. Cách này hết sức nguy hiểm vì dễ chết do suy kiệt, rối loạn chuyển hoá, chưa kể cơ thể thiếu chất nên hệ miễn dịch suy yếu, làm UT phát tác nhanh hơn. Hiện không có bằng chứng TD hữu ích cho người UT hoặc các bệnh khác. Hiệp hội UT Mỹ và Tổ chức nghiên cứu UT Anh khuyên không nên áp dụng chế độ ăn này vì có thể gây hại.

BS Ngô Đức Hùng – Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Bạch Mai, Hà Nội – thẳng thắn rằng, tuyên truyền TD chữa UT là tội ác. Anh thông tin, hầu như ngày nào cũng có người vào cấp cứu do ăn TD và họ mắc đủ thứ bệnh cho đến người không bệnh tật gì. Một nam 40 tuổi, xơ gan, dùng TD và uống thuốc nam, vào viện da vàng như nghệ, hôn mê. Phải lọc máu mất vài trăm triệu đồng mới qua được nguy kịch, nhưng gan xơ nặng thêm và gan gần như mất hết chức năng! Cô gái trẻ tên L, suy kiệt sau khi dùng TD số 7, phải nhập viện cấp cứu. Cộng đồng TD đổ lỗi rằng cô ăn không đúng, rằng TD nghiêm cấm online và dùng dầu gội có hóa chất?

3. Học cách biết cơ thể mình cần gì theo Kỵ Thần – Khuyết Mệnh

Có những người béo, không ăn cũng mập mạp và khổ sở để kiêng kem. Có người rất gầy, tìm đủ cách để tăng cân mà vô ích. Cũng có người cả ngày không cần ăn rau mà vẫn không bị táo nhưng cũng có người ngày uống 2-3 lít nước vẫn thấy khát… Bởi mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, có Kỵ Thần Bát Tự khác nhau, căn cứ vào đó sẽ hiểu cơ thể cũng như nắm được bệnh trạng đối với một số trường hợp cụ thể. Chúng ta chia Ngũ hành của ngũ tạng gồm có:

Can – mộc → tâm – hỏa → tỳ – thổ →phế -kim →thận – thủy

Kỵ thần

Khí mộc sinh phong, khí hỏa sinh nhiệt, khí thổ sinh táo, khí kim sinh hàn, khí thủy sinh ẩm.

Ngũ hành địa chi thông ngũ tạng

Khí thiên can là lục phủ thông cửu khiếu

Tứ trụ hành gì là nhiều nhất thì hành đó là kỵ thần, và hành nó khắc quá yếu thì bệnh liên quan đến hành đo. Chỗ nào bế, yếu thì chỗ đó bệnh.

a. Tứ Trụ kỵ Mộc Thần

Mộc quá vượng dễ bực dọc, mộc sinh hỏa vượng thì nóng giận cáu gắt, hoa mắt mặt đỏ. Can uất dễ bệnh tiêu hóa, can huyết hư: ngủ khó, ngủ không yên, đau khớp, gân, cơ.nhất là đầu gối. Móng tay liên quan đến  huyết, can thịnh mắt đỏ, can hư mắt khô giảm thị lực.

Can – Mộc quẻ chấn: chủ về sự chính chắn, can hư khó tập trung, phán đoán thiếu chính xác.

Các bệnh liên quan khi mộc vượng, khuyết hoặc bị khắc chế: Bộ phận liên quan trên cơ thể: hông sườn, bộ phận sinh dục, đỉnh đầu. Các bệnh liên quan đến: giận dữ, phong, sơ tiết, vận động.

  • Quan hệ can với các tạng phủ khác, thận Thủy sinh can Mộc, can Mộc sinh tâm hòa

Thận thủy không sinh can mộc: trước thận âm hư sau can âm hư. Can mộc không sinh tâm hỏa: ngực đầy khí đoản, nhiệt huyết tâm thống, can khí hư sau đó xuất hiện tâm hỏa hư.

  • Can Mộc khắc Tỳ, Phế khắc can Mộc

Can khí mộc vượng khắc tỳ vị thì ăn uống nhiều dẫn đến tỳ hư. Can mộc nhược không muốn ăn. Phế kim khắc can mộc: can hỏa quá vượng, hỏa hình kim hỏa gõ kim kêu nên xuất hiện ho khan ít đờm, mặt, mắt sưng đau có thể khạc ra máu.

CAN VÀ ĐỞM (QUẺ TỐN): CÒN GỌI LÀ MẬT cũng thuộc mộc. Can và đởm có quan hệ với nhau: cả hai mạnh thì tinh thần sảng khoái, quyết đoán, rối loạn chức năng này dẫn đến mất ngủ, sợ sệt

b. Tứ Trụ kỵ Thần Hỏa

Tâm Hỏa là quẻ LY: chủ về nóng sáng- là nơi xuất phát của Thần Minh, kiên cường bên ngoài nhưng yếu đuối bên trong. Tâm khai khiếu ra lưỡi – chủ huyết mạch: tâm hỏa vượng thì hồi hộp, trống ngực đánh liên hồi, lo buồn quá độ.

Tâm khí hư thì sút kém, buồn bã, mất ngủ.Tâm biểu hiện ra đầu lưỡi: tâm hỏa nhiệt chót lưỡi đỏ, quá vượng loét,suy thì nhợt nhạc, nhiệt tà đốt lưỡi vẹo, ngọng.

  • Can Mộc sinh tâm Hỏa, tâm Hỏa sinh Thổ

Can mộc vượng sinh hỏa làm cho tâm hỏa càng thịnh. Mộc không sinh hỏa, can huyết hư, sau bệnh tâm huyết. Tâm hỏa không sinh thổ: tâm dương không đủ, sau đó tỳ mất kiện toàn

  • Tâm Hỏa khắc Phế Kim, Thủy thận khắc tâm Hỏa

Tâm hỏa quá thịnh đốt phế dẫn đến nhiệt. Thận âm thủy khắc hỏa nên thủy vượng sẽ làm hỏa lạnh. Thủy khuyết không khắc hỏa làm cho hỏa vượng quá.

VỚI TIÊU TRƯỞNG LÀ QUẺ CÀN:

Kiền là ánh sáng, ly là mặt trời, ánh sáng và mặt trời tự nhiên cùng xuất hiện do đó người xưa cho rằng tâm và tiêu trưởng cùng xuất hiện và có quan hệ lẫn nhau. Quẻ kiền cuối mùa thu là nơi âm dương tranh chấp ứng với tiêu trưởng là nơi tiếp nhận thức ăn làm cho chín nhừ sau đó phân chia rành rọt. Thanh là tân dịch →  hấp thu vào các bộ phận, cuối cùng chuyển xuống bàng quang, trọc: cặn bã → chuyển xuống đại tràng.

Hỏa quá vượng hoặc quá nhược rối loạn sẽ không phân biệt được mà dồn xuống đại tràng dẫn đến tiêu lõng. Sốt, cảm cúm, đau đầu cứng gáy.

Các bịnh của tâm hỏa vượng:  nói sảng, phát cuồng, không ngủ

Các bệnh khuyết tâm hỏa, hỏa nhược: đau tim đột ngột, chân tay lạnh. Bệnh của hỏa tiêu trường vượng: đau bụng xuyên xuống tinh hoàn, đái máu, đái đỏ, đau buốt khi đái. Bệnh của hỏa tiêu trưởng khuyết hoặc nhược: đái nhiều lần, đái són, đau bụng dưới, ỉa chảy.

 c. Tứ Trụ Kỵ Thần Thổ Tỳ

Tỳ cũng như đất có chức năng nuôi dưỡng các tạng phủ khác. Tỳ chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng cho cơ thể. Công năng của tỳ là KIẾN VẬN. Sự kiện vận của tỳ là nguồn gốc sinh ra khí và huyết. Tỳ là Sinh và thống huyết, nghĩa là quản lý khống chế huyết, tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch máu, và được khí đẩy đi nuôi dưỡng khắp cơ thể.

Trong tứ trụ thổ quá vượng, hoặc quá nhược sẽ làm rối loạn chức năng này dẫn đến: sinh huyết dẫn đến thiếu máu, kinh ít, vô kinh. Thống nhiếp huyết dẫn đến xuất huyết dưới da, rong kinh, rong huyết. Vị làm nhừ → tiểu trường→ Tỳ (chọn lọc chất ) → phế (đưa vào huyết mạch)→ Tâm đẩy huyết.

  • Quan hệ với các hành trong các tạng khác

Tâm hỏa- sinh tỳ thổ →tỳ thổ sinh kim phế

Trong tứ trụ khuyết hỏa, hỏa quá nhược không sinh được tỳ thổ thì trước tâm hỏa hư, sau tỳ thổ hư dẫn đến không chức năng kiện vận rối loạn. Mệnh khuyết thổ, trước tỳ thổ bệnh sau đó xuất hiện thận hư.

  • Quan hệ với vị

Tỳ thổ, vị cũng là thổ tỳ, vị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạng tỳ là tượng quẻ khôn, phủ vị là tượng quẻ cấn, núi do đất biến động thành nên nó có quan hệ biểu lý. Vị nhóm chứa thức ăn, ngũ cốc thu nhận tiêu hóa thức ăn dưới sự điều khiển của tỵ. Thổ tỵ rối loạn dẫn đến đau thượng vị, ói mủa, ợ chua.

Triệu chứng rối loạn thổ có thể ảnh hướng đến tỵ cụ thể như sau: thực- khí tích, bụng đầy đau, hư- sắc mặt vàng xám, mệt mỏi tiêu chảy, nhiệt – môi đỏ, chốc mép, hàn – ăn không tiêu, chân tay lạnh. Triệu chứng rối loạn thổ ảnh hưởng đến chức năng vị: thực – ợ chua, đại tiện kết, hư – môi lưỡi nhạt, không muốn ăn, nhiệt – lợi sưng, loét miệng. Hàn – dạ dày đau âm ỉ, mạch trầm trì thích nóng.

d. Tứ trụ Kim Phế quá vượng hoặc quá nhược

Phế khai khiếu ra mũi.

– Phế là quẻ đoài. Đoài tượng trưng cho ao hồ, đem lại sự tươi mát để điều hòa sự hanh khô, phế chủ về bì mao, điều hòa bên trong cơ thể. Tứ trụ vượng kim, nhược kim hoặc khuyết kim sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với chức năng của Phế.

– Khí trong cơ thể bao gồm có hai loại:

1.Từ tinh khí của đồ ăn do tỳ mạch vận chuyển dần lên phế

2.Từ khí trời vào cơ thể qua phế

– Cả hai chứa trong lòng ngực gọi là tông khí. Do đó phủ chủ về hô hấp cho toàn bộ khí trên dưới và ngoài cơ thể. Do đó kim phế trong bát tự quá vượng rất dễ dẫn đến ho, khó thở, suyễn, thiếu hơi, đoản khí.

– Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự vận hành của huyết do tâm chủ trì, nhưng phải nhờ vào khí của phế, khí toàn thân tuy do phế làm chủ nhưng phải nhờ vào sự vận hành của huyết mới có thể thông đạt khắp châu thân. Phế rối loạn sẽ dẫn đến thiếu máu trong những trường hợp suy nhược.

– Quan hệ của khí với bì mao. Khí môn hay còn gọi là lỗ chân lông, cửa ra vào của khí, giúp cơ thể thích nghi với thay đổi của ngoại giới. Da lông là phần ngoài của cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với môi trường, giúp phế thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể.

– Nước qua vị, tinh khí của nước qua sự vận chuyển của tỳ lên đến phế kim làm chức năng túc giáng để thủy dịch theo đường thủy đạo tam tiêu đi khắp nơi và xuống bàng quang.

Quan hệ với các phủ tạng khác

  • Tỷ thổ sinh kim phổi, kim phổi sinh thủy thần

–  Tỳ thổ sinh kim: Nếu trong tứ trụ thổ quá vượng hoặc khuyết sẽ ảnh hưởng đến chức năng của kim phổi. Trước có chứng tỳ vị hư nhược, sau xuất hiện chứng phế hư

– Phế kim sinh thủy thận: Kim phế trong tứ trụ khuyết hoặc nhược trước là phế hư sau đó có chứng thận âm không đủ.

  • Kim phế khắc mộc, tâm hỏa khắc kim

 – Kim phế khắc can mộc: Phế Kim quá vượng sẽ khắc can mộc trước sẽ có chứng phế thực, sau có chứng can khí uất trệ.

– Can hỏa khắc kim: Hỏa trong tứ trụ quá vượng: trước có chứng can hỏa bốc lên, rồi sau xuất hiện chứng phế nhiệt, gọi là mộc hỏa hình kim.

e. Tứ trụ quá vượng hoặc nhược thủy sẽ ảnh hưởng đến thận

– Thận là quẻ khảm biểu tượng là nước. Khai khiếu ra tai. Mọi sự sống đều bắt đầu từ nước. Trong cơ thể con người thận là nguồn gốc của sự sống trong cơ thể. Con người sinh ra nhờ khí tiên thiên mà sống và phát triển, do đó thận chủ tiên thiên.

  • ¥ Thận vừa là chân âm vừa là chân dương:

– Chân âm chủ thủy: dịch thể trong con người do thận quyết định, chất thủy dịch nhập vào từ vị, chuyển hóa nhờ tỳ, tàng chứa và phân phối nhờ thận. Rối loạn chức năng này sẽ bị Phù thũng.

– Mệnh môn hỏa: nguồn suối nhiệt, nguồn năng lượng đảm bảo cho sự sống còn, cho hoạt động ở nơi thận hỏa. Dương khí dồi dào, tinh lực đầy đủ là nhờ chân hỏa sung mãn. Chức năng này rối loạn dẫn đến tay chân lạnh, mệt mỏi, không có sinh lực.

– Tàng tinh ảnh hưởng đến sinh dục, thận tinh và thận khí quyết định sự phát dục và sinh dục của cơ thể con người.

Nữ bội số 7, nam bội số 8.

– Chủ về cốt tủy: thận tạng tinh, tinh có thể sinh ra ở tủy. Tủy chứa trong các khoảng rộng của xương, có tác dụng nuôi dưỡng xương. Thận sinh tủy, tủy sinh xương, não là bể chứa tủy, thận sinh tủy, sự thịnh suy của tinh khí chứa trong thận, ảnh hưởng trực tiếp đến công năng của não.

Rối loạn chức năng này: tóc khô, tai ù, răng lung lay. Thận hư → não chậm phát triển đần độn kém thông minh. Não là bể của tủy → bể thủy không đủ choáng váng, hay quên.

  • Quan hệ với các tạng khác

– Thận Thủy sinh can Mộc, Kim phế sinh Thận Thủy

Trong tứ trụ khuyết thủy sẽ dễ dẫn đến rối loạn chức năng thận ảnh hưởng đến can mộc, trước có chứng thận hư, sau có chứng can hư.

Trong tứ trụ khuyết kim: không thể sinh thủy trước rối loạn phổi sau rối loạn thủy.

Thủy thận khắc tâm hỏa, thổ tỳ khắc thủy thận:

Thủy quá vượng trước có chứng thận hàn, sau có chứng dương hư thành chứng tâm thận dương hư

Thổ tỳ khắc thủy Trước có bệnh ở tỳ, sau xuất hiện chứng thận hư.

Rất tiếc, người viết không có được Bát Tự của HH Thu Thủy và cũng không thể khẳng định lối sống, sinh hoạt của cô có đi trái với Kỵ Mệnh dụng thần hay không mà ngoài sự thương tiếc một nhan sắc và trí tuệ thì cũng xin đưa tới kiến thức tới bạn đọc và luôn nhắn nhủ với mọi người : Hãy Luôn lắng nghe cơ thể mình và hiểu mình đơn giản nhất là dụng Bát Tự để biết được huyền cơ trong đó. Hy vọng bài viết sẽ có giá trị với quý vị.

Bài viết tổng hợp kiến thức và theo quan điểm của người viết

Ann Lee

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ xem Tử vi

Xem thêm tại: Không thể bỏ qua thuật xem tướng hoa tay thấu hiểu số mệnh cuộc đời

Thông tin cập nhật đầy đủ tại Fanpage: Tử Vi Hiện Đại

Bình luận