Khái niệm về cách cục trong tứ trụ

08/09/2022 2245

Những người mới học thường nghĩ rằng xem tứ trụ là xét xem nhật can vượng hay nhược, rồi nếu nhược thì bổ trợ là dùng tỷ kiếp ấn thụ sinh thân, vượng thì dùng tài quan thực thương tiết đi là cát. Như vậy là rất sai lầm, chưa hiểu tứ trụ Mục lục […]
Bát cách có: Chính tài cách, Thiên tài (Phiến tài) cách, Chính quan cách, Thất sát cách, Chính ấn cách, Thiên ấn (Phiến ấn) cách, Thực thần cách và Thương quan cách.Nhưng cách cục căn cứ theo 10 can ngày sinh như sau:

1. Ngày sinh can Giáp

1.1. Nếu sinh tháng Dần: Dần là Lộc của Giáp, nếu có lộ ra chữ Giáp thì đó là cách Kiến lộc.

1.2. Sinh tháng Mão có lộ hay không lộ chữ Ất thì gọi là Dương nhận cách (ngoại cách).

1.3. Sinh tháng Thìn: nếu lộ chữ Mậu là cách Phiến tài. Lộ chữ Quý là cách Chính ấn. Trong trường hợp không lộ chữ nào thì chọn một chữ quan trọng nhất lấy làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ lên chữ Bính là Thực thần cách. Lộ lên chữ Canh là Cách Thất sát. Lộ lên chữ Mậu là Cách Thiên tài. Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì lấy một chữ quan trọng làm cách cục. Còn nếu 2 hay 3 chữ lộ lên nên lấy chữ Bính làm cách cục căn bản.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ lên chữ Đinh là Thương quan cách. Lộ lên chữ Kỷ là Chính tài cách. Nếu cả hai chữ không lộ lên thì lấy một chữ khác làm cách cục. Nếu Đinh Kỷ đều không lộ lên nên lấy một chữ khác làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ lên chữ Kỷ là Chính tài cách. Lộ lên chữ Đinh là Thương quan cách. Nếu cả 2 chữ đều không lộ lên thì lấy một chữ khác làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: Lộ lên chữ Canh là Thất sát cách. Lộ lên chữ Mậu là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Nhâm là Thiên ấn cách.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ lên chữ Tân là Chính quan cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Mậu là Phiến tài cách. Lộ lên chữ Tân là Chính quan cách. Lộ lên chữ Đinh là Thương quan cách.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ hay không lộ chữ Nhâm cũng là Thiên ấn cách.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ hay không lộ chữ Quý cũng là Chính ấn cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Kỷ là Chính tài cách. Lộ lên chữ Quý là Chính ấn Cách. Lộ lên chữ Tân là Chính quan cách. Nếu 3 chữ đều không lộ lên nên chọn một chữ khác làm cách cục.

2. Ngày sinh can Ất

1.1. Sinh tháng Dần: lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách. Lộ lên chữ Bính là Thương quan cách. Nếu hai chữ này không lộ lên thì chọn 1 chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ lên chữ Ất là Kiến lộc cách. Nếu không lộ lên chữ Ất thì cũng là Kiến lộc cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách. Lộ lên chữ Quý là Thiên ấn cách. Nếu không lộ lên hai chữ này thì chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ lên chữ Bính là Thương quan cách. Lộ lên chữ Canh là Chính quan cách. Lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ lên chữ Đinh là Thực thần cách. Lộ lên chữ Kỷ là Thiên tài cách.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ lên chữ Kỷ là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Đinh là Thực thần cách. Nếu lộ lên chữ Ất thì không có cách cục nào cả mà lấy chữ Đinh hoặc Kỷ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ lên chữ Canh là Chính quan cách. Lộ lên chữ Nhâm là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ lên chữ Tân là Thất sát cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách. Lộ lên chữ Đinh là Thực thần cách. Lộ lên chữ Tân là Thất sát cách.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Giáp không có cách cục gì, nhưng nếu không có chữ Nhâm thì cũng là Chính ấn cách.

1.11. Sinh tháng Tý: nếu lộ lên hay không lộ chữ Quý thì cũng là Thiên ấn cách cục.

1.12. Sinh tháng Sửu: nếu lộ lên chữ Kỷ là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Quý là Thiên ấn cách. Lộ lên chữ Tân là Thất sát cách .

3. Ngày sinh can Bính

1.1. Sinh tháng Dần: lộ lên chữ Giáp là Thiên ấn cách. Lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Nếu không lộ lên 2 chữ đó thì lấy một chữ khác làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: có thể lộ hay không lộ lên chữ Ất đều là Chính ấn cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Lộ lên chữ Quý là Chính quan cách. Lộ lên chữ ất là Chính ấn cách. Nếu cả 3 chữ đó không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ lên chữ Canh là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Lộ lên chữ Bính là Kiến lộc cách (ngoại cách). Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì lấy một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: nếu lộ lên chữ Đinh là Dương nhận cách (ngoại cách). Lộ hay không lộ lên chữ Kỷ cũng là Thương quan cách.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ lên chữ Kỷ là Thương quan cách. Lộ lên chữ Ất là Chính ấn cách. Nếu cả 2 chữ này không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ lên chữ Canh là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Lộ lên chữ Nhâm là Thất sát cách. Nếu không lộ lên 3 chữ này thì chọn một chữ làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: có thể lộ hay không lộ lên chữ Tân thì cũng là Chính tài cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Lộ lên chữ Tân là Chính tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Thất sát cách. Lộ lên chữ Giáp là Thiên ấn cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì lấy một chữ quan trong làm cách.

1.11. Sinh tháng Tý: có thể lộ hay không lộ chữ Quý thì cũng là Chính quan cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Kỷ là Thương quan cách. Lộ lên chữ Quý là Chính quan cách. Lộ lên chữ Tân là Chính tài cách. Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

4. Ngày sinh can Đinh

1.1. Sinh tháng Dần: lộ lên chữ Giáp là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Mậu là Thương quan cách. Nếu cả 2 chữ không lộ lên nên chọn một chữ khác làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: là Thiên ấn cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Mậu là Thương quan cách. Lộ lên chữ Ất là Thiên ấn cách. Lộ lên chữ Quý là Thất sát cách. Nếu cả 3 chữ không lộ lên có thể chọn một chữ để làm nên cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ lên chữ Canh là Chính tài cách. Lộ lên chữ Mậu là Thương quan cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chon một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ hay không lộ chữ Đinh, Kỷ đều là Kiến lộc cách (ngoại cách).

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Thực thần cách. Lộ chữ Ất là Thiên ấn cách.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ chữ Canh là Chính tài cách. Lộ lên chữ Mậu là Thương quan cách. Lộ lên chữ Nhâm là Chính quan cách. Nêu cả 3 chữ không lộ lên nên chọn một chữ làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ hay không lộ lên chữ Tân là Thiên tài cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Mậu Thương quan cách. Lộ lên chữ Tân là Thiên tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Chính quan cách. Lộ lên chữ Giáp là Chính ấn cách. Nếu không lộ lên chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ lên hay không lộ lên chữ Quý đều là Thất sát cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Kỷ là Thực thần cách. Lộ lên chữ Quý là Thất sát cách. Lộ lên chữ Tân là Thiên tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì lấy một chữ làm tên cách cục.

5. Ngày sinh can Mậu

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Thất sát cách. Lộ chữ Bính là Thiên ấn cách. Nếu cả 2 chữ không lộ lên sẽ lấy 1 chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ chữ Ất thì cũng là Chính quan cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Ất là Chính quan cách. Lộ lên chữ Quý là Chính tài cách. Nếu không lộ lên 2 chữ như vậy thì chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Thiên tài cách. Lộ chữ Canh là Thực thần cách. Nếu không lộ chữ nào thì chọn lấy một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ hay không lộ chữ Đinh cũng là Chính ấn cách.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ lên chữ Ất là Chính quan cách. Lộ lên chữ Đinh là Chính ấn cách, cả hai chữ nếu không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ lên chữ Canh là Thực thần cách. Lộ lên chữ Nhâm là Thiên tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ hay không lộ lên chữ Tân cũng là Thương quan cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Đinh là Thiên ấn cách. Lộ lên chữ Tân là Thương quan cách. Nếu không lộ hai chữ đó lên thì chọn chữ khác làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Giáp là Thất sát cách. Nếu các chữ đó không lộ lên thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ hay không lộ chữ Quý cũng là Chính tài cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Tý là Chính tài cách. Lộ lên chữ Tân là Thương quan cách. Nếu không lộ lên một chữ nào thì lấy một chữ khác làm cách cục.

6. Ngày sinh can Kỷ

1.1. Sinh tháng Dần: lộ lên chữ Giáp là Chính quan cách. Lộ lên chữ Bính là Chính ấn cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ lên chữ Ất cũng là Thất sát cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Quý là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Ất là Thất sát cách. Nếu không lộ lên một chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Canh là Thương quan cách. Khi không lộ lên chữ nào hãy chọn một chữ khác làm tên cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ hay không lộ lên chữ Bính và chữ Kỷ thì cũng là Kiến lộc cách, đây là ngoại cách.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Ất là Thất sát cách. Lộ chữ Đinh là Thiên tài cách. Không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ chữ Canh là Thương quan cách. Lộ lên chữ Nhâm là Chính tài cách. Không lộ lên chữ nào lấy một chữ khác làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ chữ Tân hay không lộ ra thì cũng là Thực thần cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Tân là Thực thần cách. Lộ lên chữ Đinh là Thiên ấn cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Chính tài cách. Lộ lên chữ Giáp là Chính quan cách. Không lộ chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ hay không lộ chữ Quý cũng là Thiên tài cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Tân là Thực thần cách. Lộ lên chữ Quý là Thiên tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

7. Ngày sinh can Canh

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Thiên tài cách. Lộ chữ Bính là Thất sát cách. Lộ chữ Mậu là Thiên ấn cách. Nếu không lộ chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ chữ Ất cũng là Chính tài cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ chữ Mậu là Thiên ấn cách. Lộ chữ Quý là Thương quan cách. Lộ chữ Ất là Chính tài cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Thất sát cách. Lộ chữ Mậu là Thiên ấn cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ chữ Đinh là Chính quan cách. Lộ chữ Kỷ là Chính ấn cách. Nếu không lộc chữ nào lấy 1 chữ làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Chính ấn cách. Lộ chữ Đinh là Chính Quan cách. Lộ chữ ất là Chính tài cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: vì Thân là lộc của Canh, nên gọi là Kiến lộc cách.

1.8. Sinh tháng Dậu: Dậu là Dương nhận của Canh, nên gọi là Dương nhận cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Mậu là Thiên ấn cách. Lộ chữ Đinh là Chính quan cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ chữ Nhâm là Thực thần cách. Lộ chữ Giáp là Chính tài cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ hay không lộ chữ Quý cũng là Thương quan cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ chữ Kỷ là Chính ấn cách. Lộ chữ Quý là Thương quan cách. Không lộ chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

8. Ngày sinh can Tân

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Chính tài cách. Lộ chữ Bính là Chính quan cách. Lộ chữ Mậu là Chính ấn cách. Không lộ chữ nào lấy một chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ chữ Ất hay không lộ chữ Ất cũng là Thiên tài cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ chữ Mậu là Chính ấn cách. Lộ chữ Quý là Thực thần cách. Lộ chữ ất là Thiên tài cách.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Chính quan cách. Lộ chữ Mậu là Chính ấn cách. Nếu không lộ chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ chữ Đinh là Thất sát cách. Lộ chữ Kỷ là Thiên ấn cách. Lộ chữ Ất là Thiên tài cách. Không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Thiên ấn cách. Lộ chữ Đinh là Thất sát cách. Nếu không lộ chữ nào lấy một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: Thân là Nhận của Tân nên gọi là Nhận cách. Nếu lộ chữ Nhâm sẽ chuyển thành Thương quan cách, hoặc lộ chữ Mậu là Chính ấn cách.

1.8. Sinh tháng Dậu: Dậu là lộc của Tân nên gọi là Kiến lộc cách (ngoại cách).

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Mậu là Chính ấn cách. Lộ chữ Đinh là Thất sát cách. Không lộ chữ nào lấy một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ chữ Nhâm là Thương quan cách. Lộ chữ Giáp là Chính tài cách. Không lộ chữ nào lấy một chữ làm tên cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ chữ Quý là Thực thần cách, không lộ chữ nào tuỳ việc mà đoán chọn.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ chữ Kỷ là Thiên ấn cách. Lộ chữ Quý là Thực thần cách.

9. Ngày sinh can Nhâm

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Thực thần cách. Lộ chữ Bính là Thiên tài cách. Lộ chữ Mậu là Thất sát cách, cả 3 chữ không lộ chọn một chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ chữ ất cũng là Thương quan cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ chữ Mậu là Thất sát cách. Lộ chữ ất là Thương quan cách. Cả 2 chữ không lộ thì chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Thiên tài cách. Lộ chữ Canh là Thiên ấn cách. Lộ chữ Mậu là Thất sát cách.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ chữ Đinh là Chính tài cách. Lộ chữ Kỷ là Chính quan cách. Cả 2 chữ không lộ lên chọn một chữ làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Chính quan cách. Lộ chữ Đinh là Chính tài cách.

Lộ chữ ất là Thương quan cách, cả 3 chữ không lộ lên chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ chữ Canh là Thiên ấn cách. Lộ chữ Mậu là Thất sát cách, cả 2 chữ không lộ lên hãy chọn một chữ làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ hay không lộ chữ Tân cũng là Chính ấn cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Mậu là Thất sát cách. Lộ chữ Đinh là Chính tài cách. Lộ chữ Tân là Chính ấn cách, cả 3 chữ không lộ thì chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: Hợi là lộc của Nhâm nên gọi là Kiến lộc cách.

1.11. Sinh tháng Tý: Tý là Dương nhận của Nhâm nên gọi là Dương nhận cách (Kiếp tài).

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ chữ Kỷ là Chính quan cách. Lộ chữ Tân là Chính ấn cách, cả 2 chữ không lộ tuỳ việc mà chọn một chữ làm cách cục.

10. Ngày sinh can Quý

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Thương quan cách. Lộ chữ Bính là Chính tài cách Lộ lên chữ Mậu là Chính quan cách. Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì chọn 1 chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ chữ Ất cũng là Thực thần cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Mậu là Chính quan cách. Lộ lên chữ Ất là Thực thần cách. Không lộ lên 2 chữ này chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Chính tài cách. Lộ chữ Canh là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Mậu là Chính quan cách.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ chữ Kỷ là Thất sát cách. Lộ chữ Đinh là Thiên tài cách, cả hai chữ không lộ thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Thất sát cách. Lộ chữ Đinh là Thiên tài cách. Lộ chữ Ẩt là Thực thần cách.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ chữ Canh là Chính ấn cách. Lộ chữ Mậu là Chính quan cách, cả hai chữ không lộ lên thì chọn 1 chữ làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ hay không lộ chữ Tân cũng là Thiên ấn cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Mậu là Chính quan cách. Lộ chữ Tân là Thiên ấn cách. Lộ chữ Đinh là Thiên tài cách. Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ hay không lộ chư giáp cũng là Thương quan cách.

1.11. Sinh tháng Tý: Tý là lộc của Quý, nên đây là Kiến lộc cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ chữ Kỷ là Thất sát cách. Lộ chữ Tân là Thiên ấn cách. Nếu không lộ lên hai chữ thì chọn một chữ là cách cục.

II. Những cách cục phản ánh mệnh tốt

Có những cách cục mà thông qua đó có thể cho biết cuộc đời người đó có nhiều thành công hay thường phải gặp những điều không đắc ý. Sau đây là cấu trúc những cách cục thể hiện có nhiều thành công trong cuộc đời.

Khái niệm về cách cục trong tứ trụ

1. Cục là Chính quan cách

Thứ nhất: Nhật chủ (ngày sinh) phải cường, như gặp: Trường sinh, Đế vượng, Quan đới. Trong tứ trụ có các tài tinh (như Chính tài, Thiên tài…) sinh quan tinh (như Chính quan, Thiên quan…).

Thứ hai: Nhật chủ yếu (gặp thai, dưỡng, suy), có Chính quan cường mạnh, có ấn sinh Nhật chủ.

Thứ ba: trong tứ trụ Chính quan không có Thất sát lẫn lộn.

2. Cục là Thiên tài và Chính tài cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Tài tinh cũng cường lại gặp Quan.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Tài tinh cường, có ấn và Tỷ hộ Nhật chủ.

Thứ ba: Nhật chủ cường, Tài tinh yếu và có Thương Thực sinh Tài.

3. Thiên tài và Chính tài cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Ấn yếu, có Quan, Sát mạnh.

Thứ hai: Nhật chủ cường, Ấn cường, có Thương, Thực ở vị trí tử của Nhật chủ.

Thứ ba: Nhật chủ cường, nhiều Ấn, có Tài lộ ra và mạnh.

4. Thực thần cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Thực thần cũng cường và trong tứ trụ có Tài.

Thứ hai: Nhật chủ cường, Sát quá mạnh, Thực thần chế ngự Thất sát nhưng lại không có Tài tinh. Nếu có Tài thì Tài phải yếu.

Thứ ba: Nhật chủ yếu, Thực thần mạnh, có Ấn sinh Nhật chủ.

5. Thất sát cách

Thứ nhất: Nhật chủ rất mạnh (có Lộc, Vượng, Trường sinh).

Thứ hai: Nhật chủ cường, Sát lại cường hơn, có Thực thần chế ngự Thất sát.

Thứ ba: Nhật chủ yếu, Sát mạnh có ấn tinh sinh Nhật chủ.

Thứ tư: Nhật chủ và Thất sát quân bình (mạnh yếu như nhau), không có Quan tinh lẫn lộn.

6. Thương quan cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Thương quan mạnh, có Tài tinh.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Thương quan mạnh, có Tài tinh.

Thứ ba: Nhật chủ yếu, Thương quan mạnh, có Thất sát và Ấn lộ ra.

Thứ tư: Nhật chủ cường, Sát Mạnh, Có Thương quan chế Sát tinh.

III. Những cách cục bị phá hoại

Đây là những cách cục thể hiện qua 4 cột thời gian hay tứ trụ. Sự sắp xếp các thần trong tứ trụ có thể tiên lượng mệnh của một người chưa đẹp. Những cách cục đó như sau:

Khái niệm về cách cục trong tứ trụ

1. Cục là Chính quan cách

Thứ nhất: có Thương quan nhưng không có Ấn.

Hai là: gặp phải hình, xung , hại.

Ba là: có Thất sát lẫn lộn.

2. Cục là Thiên tài, Chính tài cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Tài tinh yếu, có nhiều Tỷ kiếp.

Thứ hai: gặp phải hình, xung, hại.

Thứ ba: Nhật chủ yếu, Thất sát mạnh, Tài cũng mạnh sinh Sát tinh hại Nhật chủ.

3. Thiên ấn, Chính ấn cách

Thứ nhất: Nhật chủ yếu, Ấn cũng yếu, Tài tinh mạnh phá ấn.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Sát quá mạnh lại có Quan lẫn lộn.

Thứ ba: gặp phải hình, xung, hại.

4. Thực thần cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Thực thần yếu lại gặp Thiên ấn.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, có Thực mạnh lại có Tài tinh.

Thứ ba: Gặp phải hình, xung, hại.

5. Thất sát cách

Thứ nhất: gặp phải hình, xung, hại.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, không có ấn.

Thứ ba: Tài tinh mạnh sinh Sát, không có Thương Thực , chế sát.

6. Thương quan cách

Thứ nhất: gặp phải Quan tinh.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, lại gặp nhiều Tài tinh.

Thứ ba: Nhật chủ cường, Thương quan yếu, nhiều ấn tinh.

Thứ tư: gặp phải hình, xung, hại.

Những cách cục trên ở hai mức độ thành công và không thành công. Cũng có những cách cục lại thái quá hay bất cập, cả hai trạng thái này nói chung cũng không tốt. Như:

IV. Cách cục thái quá

1. Cách cục Chính quan cách

Thứ nhất: Quan tinh mạnh mà lại nhiều, Nhật chủ quá yếu.

Thứ hai: Quan tinh mạnh, Nhật chủ yếu lại gặp nhiều Tài tinh.

Khái niệm về cách cục trong tứ trụ

2. Thiên tài, Chính tài cách

Thứ nhất: Tài tinh mạnh lại nhiều, Nhật Chủ quá yếu.

Thứ hai: Tài mạnh, Nhật chủ yếu lại thêm nhiều Thực Thương.

3. Thiên ân, Chính ấn cách

Thứ nhất: Ấn mạnh, Nhật chủ yếu, Tài yếu.

Thứ hai: Tỷ kiếp nhiều, ấn mạnh, Thương, Tài, Quan yếu.

4. Thương Thực cách

Thứ nhất: Nhật chủ yếu, Thực Thương nhiều và mạnh lại chế Sát, lại không có Tài tinh.

Thứ hai: Nhật chủ cường, Sát yếu, Thực, Thương mạnh chế sát thái quá, lại không có tài tinh.

5. Thất sát cách

Thứ nhất: Nhật chủ yếu, Sát rất mạnh, không có Thực, Thương.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Sát mạnh, không có Thực, Thương.

V. Cách cục bất cập

1. Chính quan cách

Thứ nhất: Nhật chủ mạnh, Quan yếu, không có Tài tinh.

Thứ hai: Nhật chủ mạnh, Quan yếu, lại thêm nhiều Ấn tinh hoặc có Thương Quan khắc Quan tinh.

2. Thiên tài và Chính tài cách

Thứ nhất: Nhật chủ mạnh, thêm nhiều Tỷ, Kiếp, Lộc, Nhận.

Thứ hai: Tài tinh không gặp Thực, Thương, lại có nhiều Tỷ, Kiếp.

3. Thiên ấn và Chính ấn cách

Thứ nhất: Tài mạnh, không có Quan tinh.

Thứ hai: có nhiều Tỷ, Kiếp.

4. Thương Thực cách

Thứ nhất: Ấn mạnh, Nhật chủ yếu.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Tài, Quan nhiều.

5. Thất sát cách

Thứ nhất: Thực mạnh, không có Tài tinh.

Thứ hai: Nhật chủ mạnh, Ân mạnh.

VI. Những cách cục đặc biệt

Ngoài những cách cục trên, trong dự báo theo 4 cột thời gian, theo các nhà mệnh lý rất hiếm khi gặp một số cách cục, đó là ngoại cách. Việc khảo sát các cách cục này cũng cần thiết, vì trong thực tế dự đoán có khi gặp phải. Có tất cả 9 ngoại cách sau:

Khái niệm về cách cục trong tứ trụ

1. Cách Khúc trực

Những điều kiện rơi vào cách cục này như sau:

Thứ nhất: ngày sinh (Nhật chủ) là Giáp, Ất (đều Mộc). Sinh tháng Dần, Mão, Thìn tức mùa xuân khi Mộc khí năm lệnh.

Thứ hai: Trong 4 cột thời gian (tứ trụ) không có các can: Canh, Tân và chi Dậu vì chúng đều là Kim khắc Mộc.

Thứ ba: trong số các địa chi của 4 cột thời gian không tạo ra Tam hội cục, tam hợp cục để hoá Mộc hoặc Mộc nhiều có thế vượng.

Ví dụ: sinh năm Quý Mão, tháng Giáp Dần, ngày Giáp Dần, giờ Giáp Tý.

Phân tích: Nhật chủ Giáp Mộc sinh tháng Dần Dương Mộc, tháng này Mộc khí nắm lệnh. Can năm Quý thuỷ sinh Giáp Mộc, địa chi Tý cũng Thuỷ sinh phù Giáp Mộc, Mão cũng là Mộc. Như vậy toàn cục có 6 Mộc 2 thuỷ, không thấy Kim, như Thân Dậu, Canh, Tân, do vậy cách này còn gọi là Mộc độc vượng (chỉ có Mộc vượng).

Ví dụ 2: Sinh năm Giáp Thìn, tháng Quỷ Mão, ngày Giáp Thìn, giờ Giáp Tý.

Phân tích: Giáp Mộc sinh vào tháng Mão và địa chi toàn là Dần, Mão, Thìn (2 mộc 1 thổ). Thiên can lại có Nhâm, Quý Thuỷ sinh Mộc, Tứ trụ không gặp Canh, Tân, Thân, Dậu, nghĩa là không có yếu tố Kim để xung khắc Mộc. Đây cũng là Khúc trực cách.

2. Cách viêm thượng

Những điều kiện rơi vào cách này như sau:

Thứ nhất: sinh vào các ngày Bính, Đinh đều Hoả.

Thứ hai: sinh vào các tháng Tỵ (âm hoả), Ngọ (dương hoả), Mùi (âm thổ), được khí của tháng nắm lệnh hoặc chi các tháng Dần, Ngọ, Tuất (Mộc , Hoả, Thổ).

Thứ ba: tứ trụ có nhiều Mộc và Hoả.

Ví dụ: Sinh năm Đinh Tỵ, tháng Bính Ngọ, ngày Bính Ngọ, giờ Ất Mùi.

Phân tích: Nhật chủ Bính hoả sinh ở tháng Ngọ cũng hoả nắm lệnh. 3 địa chi Tỵ Ngọ Mùi tam hội hoá Hoả, lại gặp các can Bính Đinh là Hoả, ất là Mộc. Như vậy cả 4 cột thời gian có 7 hoả, 1 mộc, nghĩa là hoả chiếm đa số nên cách này còn gọi là Hoả độc vượng.

Ví dụ 2: Năm sinh Đinh Tỵ, tháng Bính Ngọ, ngày Bính Dần, giờ Ất Mùi.

Phân tích: Nhật chủ Bính Hoả sinh tháng Ngọ Hoả, thiên can có Bính, Đinh đều hoả trợ giúp, lại có địa chi Tỵ, Ngọ, Mùi (2 hoả 1 thổ) thuộc phương Nam, lại không có Nhâm, Quý, Hợi, Tý (là thuỷ) khắc Hoả, nên cách này hoả vượng.

3. Cách Thổ độc vượng (Gia tường)

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: nhật chủ (ngày sinh) là Mậu, Kỷ Thổ.

Thứ hai là: sinh ở các tháng Thìn, Sửu, Mùi, là lúc Thổ khí nắm lệnh hoặc trong 4 cột thòi gian thuần Thổ.

Thứ ba là: có 4 hoặc 3 địa chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Thứ tư là: trong 4 cột thời gian không có Giáp, Ất, Dần, Mão đều là Mộc để phá cách.

Ví dụ: sinh năm Mậu Thìn, tháng Kỷ Mùi, ngày Mậu Thìn, giờ Quý Sửu.

Phân tích: Nhật chủ Mậu thổ sinh tháng Mùi Thổ khí nắm lệnh. Các chi Thìn, Sửu, Mùi đều là Thổ. Hai thiên can Mậu, Quý ngũ hợp được Thìn, Sửu Thổ trợ giúp để hoá Thổ, lại có thêm Kỷ thổ trợ giúp. Trong tứ trụ không có Giáp, Ất, Dần, Mão đều là Mộc phá cách. Đây cũng là cách gọi là Gia tường hay gia thích.

Ví dụ 2: sinh năm Mậu Tuất, tháng Kỷ Mùi, ngày Mậu Thìn, giờ Quý Sửu.

Phân tích: Mậu Quý hợp hoá Hoả, sinh tháng Mùi Thổ: Hoả sinh Thổ, trong tứ trụ toàn Thìn, Tuất, Sửu Mùi làm thành Thổ cục nên Thổ rất vượng, lại không có Giáp ất Dần Mão khắc Thổ. Do vậy ở đây độc vượng Thổ.

4. Tùng cách cách hay Kim độc vượng

Những điều kiện rơi và cách này:

Thứ nhất: ngày sinh can Canh, Tân kim.

Thứ hai là: sinh vào các tháng Thân, Dậu khi mà Kim khí nắm lệnh.

Thứ ba: các chi Thân Dậu Tuất tam hội thành Kim cục, hoặc Tỵ Dậu Sửu tam hợp hoá Kim cục.

Thứ tư: trong tứ trụ không có Bính Đinh, Ngọ, Tỵ để phá cách.

Ví dụ 1: năm sinh Mậu Thân, tháng Tân Dậu, ngày Canh Tuất, giờ Ât Dậu.

Phân tích: Nhật chủ Canh Kim sinh tháng Dậu kim, kim khí nắm lệnh. Các chi Thân Dậu Tuất Tam hội hoá Kim cục. Thiên can Ất Canh ngũ hợp được Tuất Dậu trợ giúp hoá thành Kim cục, còn được Mậu Thổ sinh Kim và Tân Kim tương trợ. Trong cục không có Bính Đinh Ngọ Tỵ Hoả phá cách.

Ví dụ 2: năm sinh Mậu Tuất, tháng sinh Tân Dậu, ngày sinh Tân Tỵ, giờ sinh Kỷ Sửu.

Phân tích: Nhật chủ Tân Kim sinh vào tháng Dậu Kim, địa chi Tỵ Dậu Sửu tam hợp thành Kim cục, thiên can Mậu Kỷ sinh Tân Kim, lại không có Bính Đinh, Ngọ Mùi khắc Kim.

5. Cách Nhuận hạ (Thuỷ độc vượng)

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: Nhật chủ là Nhâm, Quý là hành Thuỷ.

Thứ hai: sinh ở các tháng Hợi, Tý hay Thìn Thuỷ khí nắm lệnh hoặc các tháng Thân Sửu được chi tháng trừ khí.

Thứ ba: trong tứ trụ không có Mậu, Kỷ, Mùi khắc Thuỷ.

Thứ tư: địa chi có tam hội cục, tam hợp cục hoá Thuỷ, hoặc Thuỷ quá nhiều.

Ví dụ: năm Nhâm Thân sinh, tháng Nhâm Tý, ngày Nhâm Thìn, giờ Canh Tý.

Phân tích: Nhật chủ Nhâm thuộc Thuỷ, lại sinh tháng Tý Thuỷ khí nắm lệnh. Các địa chi Thân Tý Thìn tam hợp hoá Thuỷ cục, lại được thiên can Canh Kim, Nhâm Thuỷ trợ giúp. Trong tứ trụ không có Mậu Tỵ, Tuất, Mùi phá cách, nên các nhà mệnh lý gọi là cách nhuận hạ.

Ví dụ 2: sinh năm Tân Hợi, tháng Canh Tý, ngày Quý Sửu, giờ Quý Sửu.

Phân tích: Quý Thuỷ sinh vào tháng Tỵ, địa chi toàn là Hợi Tý Sửu cũng thuộc Thuỷ, thiên can Canh, Tân sinh Quý, lại không có Mậu Kỷ Mùi Tuất khắc Thuỷ.

6. Cách tàng tài

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: nhật chủ nhược, mệnh cục không có Tỷ kiên, Kiếp tài hoặc không có Thiên ấn, Chính sinh phù.

Thứ hai: can chi của Tài vượng, hoặc có Thực thần, Thương quan xì hơi Nhật chủ sinh tài.

Ví dụ: Năm sinh Mậu Tuất, tháng sinh Bính Thìn, ngày Ất Mùi, giờ sinh Bính Tuất.

Phân tích: Nhật chủ Ất Mộc, các chi toàn là Thổ, Tài vượng, có hai can Bính Hoả làm xì hơi Mộc để tái sinh Tài, lại có Mậu Thổ trợ giúp. Trong mệnh cục có ất Mộc nhưng không có khí gốc nên đây là cách có tên gọi Tài tàng.

7. Cách tàng sát

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: Nhật chủ nhược, không có khí gốc.

Thứ hai: trong tứ trụ Quan Sát nhiều, không có Thực, Thương để không chế Quan Sát.

Thứ ba: có Hỷ Tài để sinh Quan Sát.

Ví dụ 1: sinh năm Nhâm Tý, tháng Quý Sửu, ngày Bính Tý, giờ Canh Tý.

Phân tích: Nhật chủ là Bính Hoả sinh vào tháng Sửu thể tính Đông Hoả. Các chi khác đều Tý Thuỷ, là Quan, Là Sát. Thiên can Nhâm Quý thuộc Thủy, Canh Kim sinh Thuỷ. Trong tứ trụ Thuỷ rất vượng, Hoả không có gốc (Bính Tý Thuỷ) nên phải theo Sát (tòng sát).

Ví dụ 2: năm sinh Mậu Tuất, tháng sinh Tân Dậu, ngày sinh Ất Dậu, giờ sinh Ất Dậu.

Phân tích: Nhật chủ ất Dậu (Mộc) mà sinh vào tháng Dậu (tuyệt địa: Mộc bị tử tuyệt vào mùa thu tháng 7 và 8 âm). Các địa chi khác cũng ở trong mộ, tuyệt: yếu quá, trong khi đó Kim vượng không bị ai kiềm chế, Thất sát Dậu Kim được thời, Ất Mộc thế cô nên đành phải theo sát (tòng sát).

8. Tùng nhi cách

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: chi tháng là Thực thần hoặc Thương quan của Nhật chủ, toàn cục Thực thần vượng.

Thứ hai: mệnh cục phải có Tài (Thực Thương sinh Tài).

Thư ba: Trong mệnh cục có tam hội cục, hoặc tam hợp cục hoá thành Thực thần, Thương quan.

Thứ tư: trong mệnh cục không có Quan, Sát hoặc Chính, Thiên ấn khắc Nhật chủ hoặc khắc Thực Thương.

Ví dụ 1: sinh năm Ất Tỵ, tháng Bính Tuất, ngày Ất Mùi, giờ Bính Tuất.

Phân tích: Ất Mộc sinh tháng Tuất, nhân nguyên trong Tuất (Tuất tàng độn Mậu Đinh Tân từ đây để tìm các thần) không có Đinh Hoả làm Thực thần. Hai thiên can ất Mộc sinh cho Bính Hoả, Bính hoả lại sinh cho Tỵ Hở, Tuất Thổ do vây gọi là Tùng nhi.

Ví dụ 2: sinh năm Đinh Mão, tháng Nhâm Dần, ngày Quý Mão, giờ Bính Thìn.

Phân tích: nhật chủ Quý Thuỷ lại sinh vào tháng Dần Mộc khí dương thịnh, địa chi toàn là Dần, Mão, Thìn thuộc : Đông Mộc, trong 4 cột thời gian không có Kim mà khắc Mộc và sinh Thuỷ. Nhật chủ Quý Thuỷ sinh Mộc bị Mộc hút hết nước và sẽ trở thành khô cạn nên phải theo hành Mộc mà đi nên gọi là tùng nhi cách.

9. Cách hoá khí

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: can của ngày sinh (Nhật chủ) ngũ hợp với can bên cạnh là can tháng hoặc can giờ hoá thành cục có ngũ hành khác với ngũ hành Nhật chủ.

Thứ hai: Trong mệnh cục ngũ hành vừa ngũ hợp thành, tạo nên thành cục vượng.

Thứ ba: ngũ hành của hoá thần giống với ngũ hành của chi tháng.

Thứ tư: hỷ thần Thực Thương làm xì hơi thế vượng của nó.

Ví dụ: năm sinh Bính Dần, tháng Canh Dần, ngày Đinh Mão, giờ Nhâm Dần.

Phân tích: Đinh Nhâm ngũ hợp hoá Mộc, sinh tháng Dần là Mộc nắm lệnh, các địa chi Dần Mão đều thuộc Mộc, can Canh Kim không có gốc (Canh Dần Mộc không là Kim), lại bị Bính Hoả khắc nên thành Mộc cách.

10. Hoá Mộc cách

Là cách mà ngày sinh (Nhật chủ) can Đinh hợp với tháng can Nhâm hay giờ can Nhâm. Hoặc là ngày sinh can Nhâm hợp với tháng can Đinh hay giờ can Đinh.

Nếu sinh ở những tháng Hợi, Mão, Mùi, Dần mà trong 8 can chi còn lại không có hành Kim thì gọi là hoá Mộc cách.

Ví dụ 1: năm sinh Kỷ Mão, tháng Đinh Mão, ngày Nhâm Ngọ, giờ Quý Mão.

Phân tích: Nhâm Đinh hợp hoá Mộc, sinh ở tháng Mão thì Mộc vượng. Trong 8 can chi đều không có hành Kim nên hoá Mộc thành công.

Ví dụ 2: năm sinh Quý Hợi, tháng Quý Hợi, ngày (Nhật chủ) Đinh Mão, giờ Nhâm Dần.

Phân tích: Đinh Nhâm hợp hoá Mộc, sinh tháng Hợi, Thuỷ Mộc lưỡng hành đều vượng, ngày Đinh Hoả gặp Nhâm Thuỷ hợp hoá Mộc nên bản chất của Hoả không còn nữa.

11. Hoá Hoả cách

Trong cách này: ngày Mậu hợp với tháng can Quý hay giờ can Quý. Hoặc ngày Quý hợp với tháng can Mậu hay giờ can Mậu. Hay sinh ở những tháng Dần Ngọ, Tuất, Tỵ mà không gặp hành Thuỷ ở can chi nên gọi là hoá Hoả cách.

Ví dụ: năm sinh Bính Tuất, tháng Mậu Tuất, ngày (Nhật chủ) Quý Tỵ, giờ Giáp Dần.

Phân tích: Mậu Quý hợp hoá Hoả, tuy không sinh vào mùa Hạ, nhưng nhờ có Bính và Tỵ đều Hoả dẫn Hoả. Giờ Giáp Dần trợ giúp Hoả, trong 4 cột thời gian bát tự không có Thuỷ khắc Hoả, do vậy đây là cách hoá Hoả.

12. Hoá Thổ cách

Trong cách này: ngày Giáp gặp tháng hay giờ can Kỷ. Hoặc ngày Kỷ gặp tháng hay giờ can Giáp. Khi sinh vào những tháng Thìn Tuất Sửu Mùi mà bát tự trong 4 cột thời gian không có hành Mộc, nên gọi là hoá Thổ cách.

Ví dụ: năm sinh Mậu Thìn, tháng Nhâm Tuất, ngày (Nhật chủ) Giáp Thìn, giờ Kỷ Tỵ.

Phân tích: ngày Giáp Mộ sinh ở tháng Tuất Thổ, thời gian tháng này Thổ có được bởi Giáp Kỷ hợp hoá Thổ, ở các Can Chi không có hành Mộc khắc Thổ nên cách hoá Thổ.

13. Hoá Kim cách

Trong cách này: ngày ất sinh vào tháng hay giờ can Canh. Hoặc ngày Canh sinh vào tháng hay giờ can ất.

Nếu sinh vào những tháng Tỵ, Dậu, Sửu, Thân mà các can chi trong bát tự của 4 cột thời gian không gặp Hoả nên là cách hoá Hoả.

Ví dụ: năm sinh Giáp Thân, tháng sinh Quý Dậu, ngày sinh (Nhật chủ) Ất Sửu,giờ sinh Canh Thìn.

Phân tích: ngày Ất sinh tháng Thân Kim vượng, Ất Canh hợp hoá Kim.

14. Hoá Thuỷ cách

Trong cách này: ngày can Tân sinh tháng Can Bính hay giờ Can Bính.

Ngày Bính sinh tháng hay giờ can Tân.

Sinh vào các tháng Thân, Tý, Thìn, Hợi không gặp hành Thổ nên gọi là hoá Thuỷ cách.

Ví dụ: năm sinh Giáp Thìn, tháng sinh Bính Tý, ngày sinh Tân Sửu, giờ sinh Nhâm Thìn.

Phân tích: tháng sinh mùa đông Thuỷ vượng, Nhâm (Thuỷ) nguyên thần lộ lên rất đẹp. Tuy có Thìn Thổ và Sửu Thổ nhưng Thổ bị “ẩm ướt” nên không khắc Thuỷ, nên Tân Bính hợp hoá Thuỷ cách.

GHI CHÚ: để tìm Cách cục nhanh, có thể tham khảo qua bảng sau, bằng cách: đối chiếu Can ngày sinh với Tháng sinh:

Ghi chú: những chữ viết tắt như sau:

Tâ: Thiên ấn; Câ: Chính ấn; Tq: Thiên quan.

Cq: Chính quan; Thq: Thương quan; Tht: Thực thần;

Ct: Chính tài; Tt: Thiên tài; Kl: Kiến lộc; DN: Dương 1 nhận. T.s: Tháng sinh; C.ngày:Can ngày sinh.

Từ bảng trên, hãy xét qua các ví dụ sau tìm cách cục:

Sinh tháng Giêng ngày Giáp: thì cách Kiến ; ngày Đinh cách Chính ấn; ngày Canh cách Thiên tài.

Sinh tháng Hai ngày Giáp: cách Dương nhận, ngày Đinh cách Thiên ấn, ngày Quý cách Thực thần…

Sinh tháng Chạp ngày Giáp: cách Chính tài, ngày ất : cách Thiên tài, ngày Đinh cách Thương quan.

Sinh tháng Sáu, ngày Giáp: cách Chính tài, ngày Bính cách Thương quan, ngày Nhâm cách Chính quan…

Nguồn: sưu tầm

» Dịch vụ tư vấn tứ trụ chuyên sâu

 

Bình luận