TVCB và thơ văn – Bác Kim Hạc

26/08/2020 207

Bài viết TVCB và thơ văn – Bác Kim Hạc. Mời các bạn đọc tham khảo.

Cũng sẽ chìm trôi .

Nhật nguyệt trên cao

Ta ngồi dưới thấp

Một dòng trong veo

Sao lòng còn đục

Bầy vạc bay qua

Kêu mòn tịch lặng

Đường đời không xa

Sao chồn gối chân

Nhật nguyệt trên cao

Ta ngồi dưới thấp

Một đường cong queo

Nắng vàng đột ngột

Từ độ chim thiêng

Hót lời mệnh bạc

Từng giọt vô biên

Trôi chìm tiếng tăm.

Trịnh công Sơn .

Lá số Tvcb dựa theo post ngày 29/04/2017 – 05:44 .#3808 .

Ông đã đưa Thiền vào nhạc như thế nào ạ ?!

Rồi trong “Một cõi đi về” nữa, “Trên hai vai ta đôi vầng Nhật Nguyệt” (Bác cháu có giải thích: cả cuộc đời

ông bồi hồi xúc động, cảm tạ Ân Tình Nghĩa Trọng của gánh trên đôi vai PHỤ MẪU, luôn luôn rọi sáng!) .

1/Nhật nguyệt trên cao

2/Ta ngồi dưới thấp

3/Một dòng trong veo

4/Sao lòng còn đục

Câu 1/ và 2/ thì dễ rồi vì Thân cư Di , nhạc sĩ nhà ta đang ở trước sân nhà , vì Di cũng chỉ từ ngoài đường vào nhà . Ví dụ bạn chụp 1 bức hình ,

những đồ vật ở cửa chính hay cổng trước có thể lọt vào cung Thiên di . Thất sát = kẻ quan sát , nhìn 1 cách chăm chú,

cái này đã có trong bài học .

Di cung Thất sát cũng có thể là ở 1 địa phương xa nhà , nhưng vì Di N/H Điền có Cự môn -Tuần thì nó cho ta hình dung tác giả đang ở trước nhà

với cánh cửa khép hờ .

Địa ko -Tuyệt = 1 khoảng ko gian vô cùng . Phục binh = nhìn lén , theo dõi,

quan sát 1 cách kín đáo . Phục = cúi thấp người , nép sát xuống . Ẩn nấp .

3/ Một dòng trong veo = Thanh long -Lưu Hà (tại Phúc cung ).hay 1 dòng sông xanh .

tại Phúc cung lại có Bát toạ = Ngồi . Ghế . như vậy tác giả đang ngồi cạnh 1 dòng sông .

Ngồi dưới thấp có thể dùng Phục -Toạ hoặc Tuần -Toạ .

4/Sao lòng còn đục :

Tràng sinh / Riêu = lòng , ruột .

Riêu hay Đà -Cự- Kỵ = tam Ám . Cự -Kỵ = Nước đục , ko trong .

Đà -Cự -Kỵ + Tsinh = những phiền trượt trong cuộc đời . ( Tsinh = cuộc đời ) .

ngộ Tuần = muốn xa lánh phàm tục .

Hoặc giả có thể giải thích theo hướng : Thanh -Hà = sự trong sạch ( của 1 dòng sông ) .

nhìn 1 dòng sông trong trẻo mà tâm hồn vẫn còn vẩn đục .

Tham -Mộc / Tham -Riêu = dục vọng , tham dục .

+ Tuần ko = giới hạn, giấu kín ?

Đây là 1 cái nhìn qua nhãn kính của 1 thiền giả hay của 1 thi nhân ? Thân Thất -Tuyệt -Ko -Kiếp =

là ở tư thế ko còn gì để mất , nhưng vẫn còn sự dằn vặt giữa cuộc sống nhân sinh và sự thoát tục.

Âm -Dương ở đây có thể là Mẹ Cha , cũng có thể là Âm nhạc ( Âm -Vũ N/H ) , vì Â-D hội Khúc -Xương

nên Â-D ở đây là sự liên tưởng đến ca từ , ca nhạc .

Quan cung : Tướng -Đào -Hồng N/H Nô : Â-D -Xương -Khúc = nhạc tình , tình khúc .

+ Thiên lương = khúc tình buồn . Tại Nô cung = dành cho những người tình có đấy mà dường như ko có ( Thai = phôi thai, phôi pha ).

Có thể Trịnh nhạc sĩ đang nhìn trăng sao và hồi tưởng đến những cuộc tình đã trôi qua ,êm đềm và trong trẻo như 1 dòng sông , tuy là bên trong vẫn chất chứa rất nhiều dục vọng nhưng .. thiếu vắng hành động dục tính ( Thê cung : Phá -Riêu -Hồng ) .

5/ Bầy vạc bay qua

6/ Kêu mòn tịch lặng

7/ Đường đời không xa

8/ Sao chồn gối chân

5/ Bầy vạc bay qua :

Quan cung cũng có khi thể hiện 1 sự ra đi như là Thiên di , Hồng loan = chim muông , cò vạt .

Hồng cư Quan = cò vạt bay qua . Cò vạt nơi đây là chỉ những cuộc tình đã qua .

6/ Kêu mòn tịch lặng :

Chữ Loan trong từ Hồng loan có nghĩa là tiếng chim kêu .

Lương – Loan N/H tại Nô = tiếng chim gọi bạn 1 cách thảm sầu .

Nô : Lương – Tả -Hữu = vài, những cuộc tình đẹp và buồn .

Nô : Lương -Kình -Quả -Khách = gã tình nhân cô đơn và sầu thảm .

Nô : Lương là người tình đang chờ đợi , vì Lương đa phần là tình chung . Chờ đợi 1 thời

gian lâu thì thành ra mòn mỏi , chán nản ( Lương còn có nghĩa = chán nản ) .

Kêu mòn = tiếng gọi thầm trong tâm trạng mỏi mòn vì chờ đợi .

Tịch lặng : TLương = tĩnh mịch , êm đềm, yên lặng .

Kêu mòn tịch lặng có thể hiểu là tiếng kêu ko được đáp trả , chỉ có hồi vọng trong 1 ko gian

yên tĩnh . Hoặc giả là tiếng gọi thầm rời rã .

7/ Đường đời không xa :

Mệnh : Tử vi ngộ Triệt = giảm thọ . bỡi thế mà nói là đường đời ko xa .

hoặc có thể dùng Tsinh ngộ Tuần cũng vậy .

8/ Sao chồn gối chân :

Thất sát = mài , dũa . Adv = Mòn . xói mòn . Mòn mỏi .

Thất -Tuyệt = Mòn mỏi và tuyệt vọng / thất vọng .

Thất -Tuyệt = Gối ( chân ) mỏi mòn , chồn chân . vì Tuyệt = chân .

( Địa ) ko = sao . tại sao . Ko có . Có hay ko .

cũng như chữ Ma ? Chưa , Ko ? Sao ?

9/ Nhật nguyệt trên cao

10/ Ta ngồi dưới thấp

11/ Một đường cong queo

12/ Nắng vàng đột ngột

9/ và 10/ : đã giải thích .

11/ Một đường cong queo :

Một đường cong queo = Vũ khúc .

12/ Nắng vàng đột ngột :

Nắng vàng = Thiếu Dương -Lưu Hà .

Tại sao ko dùng Thái dương = nắng , mà lại dùng Thiếu dương ?

Ở vào cái thời điểm này , Thái dương đã ..nhật trầm thuỷ để , mặt trời thực ra đã lăn ra lặn mất tăm , vì

thế mới nhìn thấy được trăng sao . Lưu Hà + Thiếu dương cư Tuất = ko phải là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời mà là ánh hoàng

hôn ( Tuất – 7-9 giờ roughly ) còn đọng lại trên mây = ráng chiều .

Vì thế mới dùng Thiếu dương ,ánh nắng sót lại của trời chiều, mà trong

thơ xưa gọi là Thiều quang hay Thiều dương ,rất là ý vị ,

Đột ngột = Thiên ko . Đột ngột cũng diễn tả sự có đó rồi mất đó , cho nên cung này có Thiếu dương -Tử = Ráng chiều chợt tắt .

Tại sao lại nắng vàng đột ngột ?

Tuất cung có Vũ khúc ( N/H Âm ) = Nhạc khúc .

Vũ khúc -Tam thai = những nhạc khúc lừng lẫy, vô đối !

Vũ -TThai -TKO -Tử = những nhạc khúc bất tử . Nhưng cuộc đời một người nghệ sỹ dù vang lừng đến đâu thì cũng chỉ ngắn ngủi như ráng chiều, có đó rồi mất !

phải chăng là cái tâm trạng của TCS lúc đó ..

và là lý do có câu nắng vàng đột ngột .

13/ Từ độ chim thiêng

14/ Hót lời mệnh bạc

15/ Từng giọt vô biên

16/ Trôi chìm tiếng tăm.

13/ Từ độ chim thiêng :

Chim thiêng = ko phải là Hồng loan cư Quan / Di = Chim Di , chim thiên di .

Vì Thiên có G, nên chỉ có nghĩa là Thiên đức = đức độ thiêng liêng .

Hồng loan -Thiên đức = Chim thiêng .

14/ Hót lời mệnh bạc :

Hồng loan = tiếng chim hót .

Mệnh bạc = Thân cư Thất sát ngộ Tuyệt , Tsát lâm Thân , chung thị yểu ,những kẻ tài hoa cũng lắm khi có cảm giác

mình là người mệnh bạc .

15/ Từng giọt vô biên :

Vô biên = Địa ko -Tuyệt .

Từng giọt : giọt nắng = Thiếu dương -Tử . ( Tử = 1 chấm , 1 giọt ), mấy ông thi nhân thường gọi nắng

với đơn vi là giọt , để hình dung 1 giọt lệ hay giọt dâm tình ( riêu ) gì đó . tức lúc này cung trọng điểm từ Di/ Thân cung lại move về Mệnh cung trở lại .

16/ Trôi chìm tăm tiếng :

Trôi chìm = Tham lang -Lưu hà là trôi nổi bềnh bồng , có thể hiểu là trôi chìm , cuộc đời của 1 du tử .

Tăm tiếng = Thanh long -LHà .

Ngụp lặn trong cõi đời để có được một chút tiếng tăm , nếu nhìn theo khía cạnh thiền môn thì đó chỉ là 1 giọt hư danh , chỉ xê xích

1 tý là mất đi cái tiếng tăm trong sạch , nếu cứ mãi chạy theo tham dục 

(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)

Bình luận