19/08/2020 276
Truyền thuyết của “Thôi bối đồ”
Trong các sách bí mật thời xưa của Trung Quốc, hầu như không có một quyển sách nào thần bí hơn sách “Thôi bối đồ”.
Theo truyền thuyết, quyển sách này là tập lời dự đoán chuyên bàn đến sự thay đổi các triều đại ở Trung Quốc và ghi chép những sự kiện lớn trong các thời kì đó.
Quyển sách này bị các triều đại đế vương Trung Quốc cấm. Sợ có người đọc hiểu, tiết lộ thiên cơ, chiếm ngai vàng của họ. Từ đó có thể hiểu, bộ sách này số lượng lưu truyền ở trên đời cực ít. Những người các thời đại muốn làm những việc lớn đều lấy việc được nhìn thấy và đọc hiểu quyển sách này là phúc trời ban cho.
Vì thế, sách “Thôi bối đồ” đã trở thành sách bí mật của đế vương, xứng đáng với danh tiếng của nó đúng với thực tế.
Về việc sản sinh bộ sách này có nhiều loại giải thích, trong đó có một cách giải thích tương đối phổ biến là quyển sách này tập hợp thành sách vào thời triều Minh, tác giả là hai học trò của Lưu Bá Ôn.
Truyền thuyết nói, năm ấy khi Lưu Bá Ôn đi lánh nạn, thu nạp được hai học trò giỏi, đã dạy thuật “Kì Môn độn giáp” khác với các thuật khác.
Một hôm, Lưu Bá Ôn đi chơi ở nơi khác. Hai người học trò này đã bí mật bàn kế với nhau, muốn đến kinh thành để tỏ tài học của mình. Họ đã đến thành Bắc kinh đương thời lấy danh nghĩa chiêm bốc, tự xưng là mình có thể dự đoán được quá khứ và tương lai.
Thế là, liền có cơ hội đối đáp ở Điện Kim Loan. Hai người trước mặt Hoàng đế và các quan, cùng ngồi quay lưng vào nhau. Một người dùng Thiên can suy diễn, còn người kia dùng Địa chi suy diễn, Một người dùng tranh để biểu thị, còn người kia dùng lời thơ để thuyết minh. Khi đang suy đoán, trên suy đến 500 năm, dưới suy đến 300 năm, thì thầy học của họ cũng vừa tới. Do đó, màn trò diễn này liền bị cắt đứt.
Còn một truyền thuyết khác lại cho rằng tác giả của sách ”Thôi bối đồ” là do hai học sĩ nổi tiếng của triều Đường là Lí Thuần Phong và Viên Thiên Cuơng hợp tác làm thành.
Truyền thuyết nói Lí Thuần Phong đã từng viết lời sấm “Thôi bối đồ” dự đoán vận số các đời sau Đường, các sự kiện quan trọng và biến đổi nhân sự. Lang Anh thời Minh đã từng lập ra một mục trong sách “Thất tu loại cảo” để nói về việc này, đoạn văn không dài, tiện đây chép ra như sau:
“Thôi bối đồ”, theo truyền thuyết là do Lí Thuần Phong, thời Đường làm. Tôi đã từng nhìn thấy nó tại nhà Vạn đô hiến Ngủ Khê, nó sâu xa khó mà biết được sự linh nghiệm rõ ràng ngay, vì thế nói rằng: “Tôi nhớ là nhà Tống cấm sách Sấm, người bị phạm ngày càng nhiều, Nghệ Tổ (tức Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận) đã phải đặc biệt làm lăn lộn thứ tự của sách này tạo thành sách khác lộn xộn hơn, đem truyền lần vào trong dân gian đến hàng trăm quyển, đế làm cho những người truyền cho nhau lơ mơ không rõ trước sau của nó, không thấy nghiệm trở lại, dần dần sẽ vứt bỏ. Việc đó đúng không ?” Ngũ Khê nói: “Phải, có thể bảo với mọi người không xem cũng được”.
Đoạn văn này ghi chép không giống với sách “Trình sử” quyển một của Tống Binh Kha mục “Nghệ Tổ cấm sấm thư” nói về “Thôi bối đồ”. Theo “Trình sử” ghi chép Lí Thuần Phong và Viên Thiên Cương thời Đường cùng vẽ tranh sấm, dự đoán các sự việc biến đổi ở các thời đại, vẽ đến bức tranh thứ 60, thì Viên Thiên Cương đẩy vào lưng Lí Thuần Phong thôi không vẽ nữa, cho nên có tên tranh sấm là “Thôi bối đồ” (nghĩa đen là tranh vẽ khi đẩy vào lưng). Tống Thái Tổ sau khi lên ngôi liền hạ lệnh cấm sách sấm, nhưng vì sách này đã lưu truyền mấy trăm năm rồi, trong dân gian có nhiều quyển cất giấu khó có thể cấm hẳn được. Thế là ra lệnh lấy sách cũ đem làm đảo lộn thứ tự viết lại lộn xộn hơn. “Tống sử Nghệ văn chí” có một quyển “Thôi bối đồ”. Rất dễ nhận ra rằng sách “Thôi bối đồ” trong dân gian thời Tống lưu truyền rất rộng. Tống Thái Tổ biết rất rõ khó mà có thể cấm hẳn đuợc, cho nên đã cố ý sai người làm hỗn loạn thứ tự của nó để người ta khó phân rõ được chân tướng của nó. Nhưng cuối cùng trong dân gian có nhiều quyển được lưu truyền, như thế trong dân gian đã xuất hiện hai bản in của sách “Thôi bối đồ”, một loại là bản gốc, một loại khác là bản biên tập lại sau khi đã làm lộn xộn thứ tự. Sách này có 60 bức tranh vẽ, mỗi tranh đều kèm theo thơ, tranh nét vẽ tinh tế, kèm theo dăm bảy câu thơ. Có thể nói sách này là bộ sưu tập đầy đủ của thơ sấm và tranh sấm.
Cho nên, “Thôi bối đồ” trong truyền thuyết lại là một quyển sách không có đầu không có đuôi, chỉ có những việc lớn trong những năm từ thời triều Tống đến năm 2000. Bởi vì đương thời một tranh kèm một bài thơ, cho nên bộ sách này rất ít người có thể đọc hiểu, mà cũng chỉ có thể sau khi sự thực đã qua mới hiểu ra được.
Nghe nói, bộ sách này đã dự đoán ra cuộc chiến tranh Nhật Bản xâm lược Trung Hoa. Tranh vẽ của nó là một mặt trời che mặt trăng, lời thơ của nó là “Nhật xâm thập từ hưu”. Người vẽ tranh đã dùng mặt trời đại biểu cho là cờ mặt trời của Nhật Bản, người viết thơ đã nói đầu đuôi của sự kiện. Nếu như bắt đầu tính từ năm 1931 Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 đầu hàng vô điều kiện thì Thời gian đó vừa đúng là 14 năm.
Các truyền thuyết có liên quan đến dự đoán nội dung của sách này có rất nhiều. Ví như đối việc tạ thế củạ ba vĩ nhân năm 1976. Việc trở lại quật khởi của Đặng Tiểu Bình v.v…
Những truyền thuyết này đều đang chứng minh một điều: trong dân gian Trung Quốc quả thật đang tồn tại một quyển sách bí mật những lời dự đoán gọi là “Thôi bối đồ” như thế, hơn nữa quyển sách này chỉ chuyên dự đoán sự hưng vong của quốc gia.
Ý nghĩa của truyền thuyết này là ở chỗ: các nhà hiền triết Trung Quốc từ thời gian rất sớm đã bắt đầu dự đoán vĩ mô đối với vận mệnh của dân tộc mình. Đây là một đề mục nghiên cứu vô cũng có giá trị.
Làm một người dân của một dân tộc, tìm hiểu vận mệnh của dân tộc mình, sẽ có thể sản sinh một nhóm nhân tài, thậm chí một tập đoàn có sức mạnh tương đối để đẩy lịch sử phát triển về phía trước.
Thời kì cách mạng Tân Hợi, nhiều người Trung Quốc có kiến thức đã tiếp thu tư tưởng của phương Tây, đã tĩnh táo nhận ra đế chế phong kiến không có cách nào làm cho dân tộc Trung Hoa thoát khỏi hiện trạng lạc hậu bị khinh nhục, liền có những chí sĩ cách mạng như mây ùn gió nổi đứng dậy tạo phản.
Lại như năm 1973 Trung Quốc đang trong thời kì cuối của cách mạng văn hóa, chính trị và kinh tế đều hiện ra trạng thái hết sức mệt mỏi, Mao Trạch Đông vì sự phản bội của “người bạn chiến đấu gần gũi nhất” của ông là Lâm Bưu, cảm thấy thương cảm cực lớn. Mặc dù Chu Ân Lai hàng ngày bận rộn xử lí mọi việc, vẫn có xu thế một mình lực mỏng khó thành mọi việc, rất cần có một người có thực lực trí dũng song toàn giúp Chu Ân Lai chủ trì đại cục.
Lúc này, trên các cây ở một số ít đường phố ngõ nhỏ của Bắc Kinh treo rất nhiều bình (lọ) pha lê trong lọ có cái còn chứa đầy chất lỏng màu đỏ.
Dùng ngôn ngữ để diễn tả hành vi này chính là: Dựng lên Đặng Tiểu Bình, Tiểu Bình là hồng tâm” (có lòng tốt). Nghe nói trong sách “Thôi bối đồ” đã có tranh vẽ có nội dung tương tự. Rất dễ tưởng tượng ra, người dấy lên sự kiện treo bình lọ lên cây này, có thể là đã từng đọc qua quyển sách bí mật “Thôi bối đồ” này.
Bất kể như thế nào, sự kiện này đối với Đặng Tiểu Bình phục chức lại lần thứ 2 đã tạo ra được dư luận biểu thị ý dân lòng dân. Ngày 20 tháng 2 năm 1973, Đặng Tiểu Bình từ nông thôn ở Giang Tây đã ở hơn 3 năm trở về Bắc Kinh. Hai mươi ngày sau, tức ngày 10 tháng 3, ông đảm nhận chức Phó , Thủ tướng Quốc vụ viện.
Đến đây, chúng ta cũng không có cách nào lí giải nổi mối quan hệ diệu kì của “Thôi bối đồ” trong truyền thuyết với sự kiện này nữa. Có lẽ chỉ có những người thực sự xem hoặc đọc hiểu “Thôi bối đồ” mới có thể nói được rõ ràng hơn.
Dự đoán Chu Ôn cướp Đường và Hậu Đường sau khi triều Đường bị diệt.
Nội dung tranh vẽ: Một dòng sông từ trong thung lũng chảy xuống.
Lời sấm:
Ưng đăng Trung nguyên, mạc ngự bát ngưu.
Tù thủy thủy địch, hữu huyết vô đầu.
(Trung nguyên mênh mông xa xưa không chống nổi “Bát ngưu”.
Lội nước tắm rửa, có “huyết” không có đầu).
Lời tụng:
Nhất hậu nhị chủ, tận thăng hà,
tứ hải mang mang tổng nhất gia.
Bất đãn ngã sinh hoàn sát ngã,
Hồi đầu hoàn hữu lí nhi hoa.
(Một Hậu hai vua, đều chết hết,
Bốn bể mênh mang vẫn một nhà
Không những ta sinh còn giết ta,
Quay đâu còn có Lí nhi hoa).
Câu 1 và câu 2 của lời tụng “Nhất hậu nhị chủ, tận thăng hà, tứ hải mang mang tổng nhất gia” đã điểm tới sự diệt vong của nhà Đường. “Thăng hà” chính là ý lên trời, quy Tây (tức là chết, diệt vong). Một hoàng hậu và 2 vua triều cuối cùng của nhà Đường chính là Hà hậu, vua Chiêu Tông và Chiêu Tuyên. Như thế thì người diệt vong nhà Đường là ai ? Chính là Lương chủ Chu Ôn (Chu Toàn Trung). Còn câu “Ưng đãng Trung nguyên, mạc ngự bát ngưu” nghĩa là Trung nguyên mênh mông xa xưa chống cự không nổi “Bát ngưu”. Ý “Bát ngưu” là gì đây ? Bát ở dưới, ngưu ở trên chính là “Chu”. Còn câu “Tù thủy thủy địch, hữu huyết vô đầu’’ chính là chữ “Ôn”.
Sau khởi nghĩa Hoàng Sao, ngọn lửa giữa các phiên trân (vùng biên giới thời Đường) càng ngày càng hừng hực, mà còn vượt lên can thiệp vào triều chính. Trong đó, Tiết độ sứ Tuyên Vũ (cai trị Lương châu vì vậy về sau gọi là Lương) là Chu Toàn Trung (Chu Ôn) và Tiết độ sứ Hà Đông là Lí Khắc Dụng là người kiêu ngạo ngang ngược nhất. Lí Khắc Dụng còn đã từng có lần đánh vào Trường An. Sau khi Chiêu Tông kế Hi Tông lên ngôi, nhưng việc triều chính lại bị Tiết độ sứ Phượng Tường là Lí Mậu Trinh và Thái Giám là Lưu Quý Thuật quản chế. Tể tướng Thôi Dận mới triệu Chu Toàn Trung về để viện trợ triều đình, đem các quan trong triều hầu như giết sạch hết toàn bộ. Nhưng, cả triều đình hoàn toàn bị Chu Ôn khống chế, đến ngay cả Thôi Dận cùng bị Chu Ôn giết hại. Để tránh bị lễ tiết khác nhau khống chế, Chu Ônn mời Chiêu Tông dời đô về Lạc Dương. Chiêu Tông vốn không muốn dời nơi ở, nhưng lại không biết làm sao được vì những người ở xung quanh đều đã trở thành kẻ tâm phúc của Chu Ôn cả rồi, cũng không thể chủ động nữa Chiêu Tông đành phải mang theo hậu, phi, vương tử xuất phát từ Trường An ra đi vào năm Thiên Phục thứ tư, tức hạ tuần tháng giêng năm 904 dương lịch.
Chiêu Tông, cuối cùng đã về tới Đông Đô, ngự điện thiết triều. Năm 904 dương lịch, đổi thành Thiểm châu hưng đường phủ, thụ phong Tưởng Huyền Vựng, Ban Ân là Tuyên chinh nam bắc viện sứ, Trương Đình Phạm là vệ sứ, Vĩ Chấn là Hà Nam doản kiêm Lục quân chư vệ phó sứ, triệu Chu Hữu Cung, Thị Thúc Tông là Tả Hữu Long Võ thống quân kiêm Chưởng túc vệ, Trương Toàn Nghĩa là Thiên Bình Tiết độ sứ, Chu Ôn là Tiết độ bốn trấn Hộ Quốc, Tuyên Vũ, Tuyên Nghĩa, Trung Võ, làm cho Chiêu Tông không hề có một chút chủ quyền, chỉ còn biết nhờ cậy vào người khác, người ta hừm lên một tiếng là ông ta gặt đầu, mọi việc đều chịu kiềm chế, buồn phiền vô vị nhưng không có cách nào khác, lại phong cho Việt Lưu là Việt Vương, La Thiệu Uy là Nghiệp vương hi vọng họ có thể nhiệt tình với nhà Đường để trả ơn giúp vua. Một số người như Lí Mậu Trinh, Lí Kế Chinh, Lí Khắc Dụng, Lưu Nhân Cung, Vương Kiến, Dương Hành Mật lại đưa hịch lui tới nhất tề lên án Chu Ôn đều lấy “phục hưng nhà Đường” làm khẩu hiệu. Chu Ôn mới muốn công kích Lí Mậu Trinh, nhưng lại nghĩ đến khí khái anh hùng của Chiêu Tông vẫn còn, e rằng để lâu sẽ xảy ra bất lợi không tránh khỏi sinh biến, bèn nghĩ ngay đến ý không chính đáng định phế bỏ ngôi vua của Chiêu Tông, sau đó mới lại cướp đoạt ngôi. Thế là bèn sai Phân quan Lí Chấn đến Lạc Dương bàn mưu cùng với Tưởng Huyền Vựng, Chu Hữu Cung, Thị Thúc Tông. Những người này chỉ biết có Chu Ôn không biết có Chiêu Tông, dứt khoát sẽ nghĩ ra một kế tuyệt vời.
Đêm mùa thu năm 904 dương lịch, Chiêu Tông ngủ đêm ở Can Tiêu điện, Tưởng Huyền Vựng Dần Nha quan Sử Thái cùng hơn một trăm người nữa đến gõ cửa cung, mượn cớ có việc quân khẩn cấp, cần phải gặp Hoàng đế để tâu trình. Người bảo vệ cũng là Bùi Trinh vừa mới mở cửa, Sử Thái và hàng nghìn người đều ùa tiến vào.
“Nếu có việc khẩn cấp tâu trình, việc gì phải mang theo nhiều binh lính như thế ?”, Bùi Trinh nhìn thấy có việc khác thường, hoang mang hỏi.
Vừa nói dứt lời thì chiếc cổ nõn nà đã bị một nhát dao, lăn ra chết ngay trên mật đất.
“Đấng chí tôn ở đâu ?” Tưởng Huyền Vựng ở phía sau quát to.
Chiêu Nghi Lí Tiệm Vinh nghe thấy tiếng hét liền trở dậy mở của sổ xem, chỉ nhìn thấy dao kiếm bốn phía sáng loáng, biết sự việc có điều chẳng lành rồi.
“Thà giết chết ta đây, đừng làm thương hại mọi người”, Lí Tiệm Vinh trong lòng sợ hãi đa phát ra tiếng kêu thê thảm, một mặt chạy đi đánh thức Hoàng thượng.
Lúc này Chiêu Tông cũng đã tỉnh dậy, mặc áo ngủ đi chân không, từ tầm cung chạy ra. Vừa mới đến được cửa của tầm cung thì đối mặt gặp Sử Thái. Chiêu Tông đã biết tông là kẻ đến là không tốt, còn người tốt lại không đến, liền nhanh chóng quay mình trở lại rồi chạy, nhưng cửa đã bị chặn, ông đành phải chạy vòng xung quanh tứ phía của gian phòng, Sử Thái chạy đuổi theo ở phía sau không bỏ. Lí Tiệm Vinh ở phía bên nhìn thấy Hoàng thượng gặp nguy hiểm, tranh vượt lên phía trước vài bước. Không kịp kêu lên nữa vì mắt đã nhìn thấy đao của Sử Thái sắp đâm vào Hoàng thượng rồi, Lí Tiệm Vinh cũng không kịp nghĩ đến mình nữa, liền lao người vào, dùng toàn thân ôm lấy Hoàng thượng để chặn lưỡi đao của Sử Thái, đao không đâm đến Chiêu Tông, lại đâm vào Lí Tiệm Vinh, lúc đó Lí Tiệm Vinh chỉ kêu lên được một tiếng: “Bệ hạ hãy chạy nhanh đi !” đã lăn xuống đất mà chết.
Lúc này Chiêu Tông sợ đến nỗi mặt không còn một tí máu, hoang mang không nhận được đường đi, dùng hai tay ôm đầu chạy lung tung chọc thẳng ra ngoài, chỉ còn nghe thấy phía sau tiếng hô “Giết !”, cổ thay đầu nhức hai mắt tối sầm. Không biết việc trời đất nào nữa.
Trong “một Hậu hai Chủ” đã chết mất một “chủ”. Lúc này, Chiêu Tông mới sống được đến tuổi 38, làm vua được 16 năm.
Hà hậu nghe thấy tiếng người ở bên ngoài huyên náo, lại có lẫn tiếng kêu “giết”, hoang mang luống cuống từ bên trong chạy ra, trông thấy quân sĩ tay cầm đao kiếm đứng đầy cả trong cung, Chiêu Tông đang nằm trên mặt đất. Hà hậu đến khóc cũng không kịp khóc, khiếp sợ đến nỗi mặt xám ngắt đi, không biết phải làm sao đây ? Trong lúc lúng túng đãnh phải bò trên mặt đất xin Tưởng Huyền Vựng tha thứ, lúc này Tưởng Huyền Vựng lòng cũng đã mềm đi đôi chút, nên đã thả Hà hậu. Thế là, Tưởng Huyền Vựng nói lừa với ở ngoài là Lí Tiệm Vinh và Bùi Trinh giết vua, sau đó lại giả mượn chiếu mệnh lập Huy vương tộ làm Hoàng thái tử, đổi tên là Chúc, theo dõi việc quân việc nước. Qua một ngày lại nói lừa ý chí của Hoàng hậu mệnh lệnh cho Thái tử Chúc lên ngôi trước linh cữu của Chiêu Tông. Lí Chúc là do Hà hậu sinh ra, lúc này mới 13 tuổi. Lí Chúc lên ngôi là Chiêu Tuyên đế, tôn Hà hậu là Hoàng thái hậu.
Chiêu Tuyên đế không dám đổi năm đầu mà vẫn gọi là Thiên Hựu năm thứ 2. Chu Ôn đã quyết định cướp nhà Đường, đã vạch định xong kế sách, phái Tưởng Huyền Vựng mời các con của Chiêu Tông lại, cùng nhau yến tiệc ở Cửu Khúc trì. Trong yến tiệc Chu Ôn hết sức khoản đãi ân cần, đổ rượu cho các Vương tử say bí tỉ, đi đứng loạng choạng, sau đó lệnh cho võ sĩ bóp chết hết tất cả, vứt thi thể xuống hết Cửu Khúc trì. Chu Ôn chỉ một lòng một dạ muốn làm Hoàng đế, cũng không có thời gian để hỏi đến hành động của Triệu Khuông Ngưng và Dương Hành Mật. Chu Ôn chỉ một mực bảo Huyền Vựng đi đốc thúc Chiêu Tuyên đế, nhưng Huyền Vựng cho rằng việc này không nên tiến hành quá nhanh. Riêng Tuyên Huy phó sứ ghen tị Huyền Vựng đã ở trước mặt Chu Ôn nói xấu Huyền Vựng, Chu Ôn càng cho rằng Tưởng Huyền Vựng có vấn đề.
Hà Thái hậu ở tại Tích thiện đường, biết Chu Ôn muốn ép con bà nhường ngôi, suốt ngày khóc sướt mướt, sợ tính mệnh mẹ con mình không bảo đảm, thế là ngầm sai cung nữ là A Thu và A Kiền đi ra tìm Huyền Vựng, xin ông ta sau khi Chiêu Tuyên đế nhường ngôi bảo toàn tính mạng của mẹ con bà. Sự kiện này bị Vương Ân biết được, Vương Ân bèn vu cáo Huyền Vựng, Liễu Xán, Trương Đinh Phạm trong dạ yến tại Tích thiện đường đã cùng với Hà hậu thắp hương án thề phục hưng ngôi báu nhà Đường. Chu Ôn không phân biệt thật hư liền lệnh cho Vương Ân bắt giết Huyền Vựng, sau đó tiến vào Tích thiện đường xiềng tay Hà Thái hậu đưa đi, thế là một hậu trong câu “Một hậu hai chủ” đã lên trời.
Nhưng tai tiếng bên ngoài đối với Chu Ôn rất không lợi, Chu Ôn không dám cướp đoạt ngôi vua ngay lập tức, sự việc lại phải kéo dài mất một năm nữa. Mặc dù Chu Ôn trong lòng độc như rắn rết, nhưng lại rất chú ý đến hành động thực hư ở bên ngoài. Một mặt ông tiến hành cướp đoạt thực sự ép Chiêu Tuyên đế thoái vị một mặt lại giả vờ xin khất, đợi mọi người yêu cầu tương đối nhiều, tên cáo già Chu Ôn mới giả vờ đóng bộ rất xâu hổ mặc chiếc áo long bào vào, ngai vàng 289 năm của nhà Đường đã diễn ra giùng giằng đùn đẩy như thế tặng ngay tại chỗ cho tên kẻ cướp Chu Toàn Trung. Chiêu Tuyên đế bị phế làm Tế âm vương, dời đến ở Tào Châu, do quân lính của Chu Ôn canh giữ. Lại qua một năm, đã dùng rượu có thuốc độc đầu độc chết ông ta.
Đã kết thúc câu “Một hậu hai vua đều thăng thiên” rồi. “Bốn bể mênh mang một nhà” đã tặng không cho Chu Ôn.
Sau triều Đường, Trung Quốc tiếp tục rối loạn 53 năm nữa, được gọi với các tên “Ngũ đại”, “Thập quốc”. “Ngũ đại” chính là để gọi Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu, mà “Lương” ở đây chính là Lương của Chu Ôn.
Sau khi Chu Ôn cướp nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương, là Lương Thái Tổ, dựng đô tại Khai Phong. Lúc này, thiên hạ bị chia cắt nhà Lương chỉ có một bộ phận gồm có Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, Thiểm Tây và Hồ Bắc.
Chu Ôn từ lúc cướp ngôi và sau khi lên ngôi, trước sau đều không lập Hoàng Hậu. Chiêu Nghi Trần thị, Chiêu Dung Lí thị, mới đầu do xinh đẹp nên được sùng ái, nhưng dần dần tuổi tác hơi cao, sắc đẹp kém đi, thì ông ta không yêu nữa, đem đưa họ vào lãnh cung và phi tần ở hậu cung được chọn lựa bất cứ lúc nào.
Đương thời Chu Ôn có một người con giả (tức con nuôi) tên là Vương Hữu Văn, bởi vì anh ta rất có tài nghệ, Chu Ôn rất yêu thích anh ta còn tốt hơn đối với con đẻ. Khi Chu Ôn dời đô về Lạc Dương sẽ đem Biện Lương (tức Khai Phong của nhà Lương) giao cho Hữu Văn. Vợ Hữu Văn là Vương thị xinh đẹp đến mức “chim sa cá lặn”, Chu Ôn tỏ vẻ hâm mô đối với cô ta liền mượn danh nghĩa là chăm sóc bệnh của ông ta, triệu cô về Lạc Dương để ở bên cạnh giúp đỡ người cha gia này ngủ. Vương thị chẳng những không thoái thác, trái lại uốn mình tuân theo, trổ hết mọi tài cán mê hoăc đối với Chu Ôn. Nhưng khi quấn quít với nhau Vương thị đã nêu lên yêu câu là muốn giang sơn của nhà Lương sau này sẽ truyền cho Hữu Văn.
Lương chủ Chu Ôn vừa yêu Lưu Văn, lại yêu Vương thị, dương nhiên sẽ đáp ứng ngay. Nhưng ngấm ngầm lại có một người đàn bà phá hoại từ bên trong, mà còn rắp tâm làm một tính toán liều mạng một mất một còn. Người đàn bà này chính là Trương thị, vợ của Hữu Khuê, con trai đẻ của Chu Ôn. Trương thị trông cũng rất diêm dúa lòe loẹt, khi Vương thị chưa được gọi vào cung, cô ta là một người con dâu được Chu Ôn cưng chiều, hàng ngày giao hoan với Phụ hoàng. Một khi bị Vương thị cướp mất tình yêu của Chu Ôn đối với cô ta, Trương thị không thể không nổi ghen lên, thế là đút lót cung nữ, chuyên môn khống chế trộm ẩn tình của Vương thị.
Năm 912 dương lịch. Một hôm Chu Ôn xua hết tả hữu đi, chỉ gọi Vương thị vào phòng, rất bí mật nói với Vương thị: “Bệnh của ta rất nặng rồi, e rằng không khỏi nổi, ngày mai con về Đông Đô triệu Hữu Văn đến, ta muốn dặn dò những việc sau này, để tránh dây dưa làm lỡ việc”. Vương thị nghe xong vui vẻ đi ra, tự mình lên đường đế báo tin.
Không ngờ, việc này người bí mật báo với Trương thị, Trương thị nghe xong vô cùng kinh sợ, lập tức đi tìm Hữu Khuê.
“Quan gia đem quốc bảo giao phó cho Vương thị, đưa đến Đông Đô, nếu như đợi khi vợ chồng họ đắc chí thì chúng ta đều phải chết rồi !” Trương thị vừa nói vừa khóc. Hữu Khuê cũng sợ đến trợn mắt cứng lưỡi lại, lại nhìn thấy vợ yêu khóc lóc thê thảm, cũng tự nhiên rơi nước mắt. Khi đang bị bó chân vậy không biết làm sao, đột nhiên có một người bước vào. “Chỉ khóc liệu có ích gì, cần phải ra tay trước mới mạnh !”.
Hữu Khuê ngẩng đầu lên nhìn, thì chính là bộc phu Phùng Đình Ngạc, ngơ ngác nhìn ông ta hồi lâu, đột nhiên nhạy cảm trỗi lên liền kéo ông ta vào trong phòng bí mật. Thế là kế hoạch đã quyết định xong. Hữu Khuê liền thay thường phục, lặng lẽ ẩn đến Tả Long hổ quân cung bí mật thương lượng với Thống quân Hàn Kinh. Hàn Kinh từ lâu đã nhìn thấy rất nhiều “công thần túc tướng” (tướng già có kinh nghiêm) mà còn bị giết chết, người người gặp nguy trong lòng đang bàng hoàng không yên. Việc đi đến này của Hữu Khuê chính hợp với lòng kẻ dưới này.
Hàn Kinh phái nha binh 500 người đi theo Hữu Khuê cải trang lẫn vào cấm môn đợi đến khi đêm khuya vắng người, Hữu Khuê dẫn đầu xung phá cung môn xông thẳng vào phòng ngủ của Chu Ôn, các người hầu trong cũng nghe thấy có quân lính xông vào biết có việc lớn chẳng lành xảy ra, đùng một chốc là biến hết, chỉ còn lại một ông già, nghe tiếng ồn ào huyên náo mới vén cửa màn vội vội vàng vàng khoác áo đi ra, trông thấy trên nét mặt đứa con trai mình đầy sát khí, giơ kiếm tiến lại, liền cơn tức giận nổi lên.
“Mày, tên nghịch tử này, tiếc là không sớm giết chết mày. Chẳng lẽ mày muốn làm phản ư ? Trời đất sẽ không dung tha mày ?” Chu Ôn thét lên những lời giận dữ.
“Lão tặc, ta sẽ phanh thấy người ra làm trăm ngàn mảnh !”. Hữu Khuê từ lâu đã không coi cha đẻ của mình ra gì, liền nói, còn Phùng Đình Ngạc từ lâu đà rút kiếm bước lên.
Chu Ôn trong người không có vũ khí, trông thấy kiếm của người ta đã giơ đến trước mặt, chỉ đành co chân để chạy. Đình Ngạc bám sát theo sau ba lần ra kiếm đâm vào bụng Chu Ôn. Đáng tiếc là Chu Ôn vẫn có bệnh cũ trong người, vô cùng mệt mỏi, chạy được một lát thì mắt hoa choáng váng, lăn dùng ra trên mặt đất, Đình Ngạc nhảy lên trước một bước, kiếm đang trông tay liên thọc vào bụng Chu Ôn. Chu Ôn la lên một tiếng thảm thiết. Ô hô ! Thương thay ! Thế là đi đời nhà ma, hưởng thọ 61 tuổi (sinh năm 852, chết năm 912), Đã ứng nghiệm lời dự đoán của câu thứ ba lời tụng “Không những ta sinh còn giết ta”.
Hữu Khuê giết cha xong, làm vua được 3 năm, sau đó vì chính biến không địch nổi đã tự sát, nhà Lương do Mạt đế kế vị.
Lúc này con trai của Lý Khắc Dụng (người Sa Đà) là Lí Tồn Húc nhuệ khí oai hùng, Mạt đế luôn luôn bị Lý Tồn Húc đánh bại, cuối cùng bị Tồn Húc diệt vong, đây là sự việc xảy ra vào năm 923 dương lịch.
Sau khi Lí Tồn Húc diệt xong Hậu Lương, đổi quốc hiệu là Đường, tức là Đường Trang Tông. Bởi vì Trang Tông họ Lí, quốc hiệu lại là Đường, cho nên gọi là “quay đầu lại vẫn còn có Lí nhi hoa”.
Phê chú của Kim Thánh Thán đối với hiện tượng này như sau:
“Hiện tượng này là Chu Ôn giết Hà Hoàng hậu và hai vua Chiêu Tông, Chiêu Tuyên xong, tự lập triều đại của mình, chính là gọi “nhất hậu nhị chủ”, chưa được bao lâu lại bị con thứ là Hữu Khuê giết, là ứng với ý câu thứ 3 trong lời tụng. Con của Lí Khắc Dụng là Tồn Húc đã đánh báo thù thay cha, diệt xong nhà Lương đổi tên quốc hiệu là Hậu Đường là ứng với ý của câu thứ tư trong lời tụng.
Những lời của Kim Thánh Thán tuy đơn giản, ngắn ngủi, nhưng đại thể rất đúng.
Dự đoán mười nước thời Ngũ Đại diệt vong
Nội dung tranh vẽ: Bên trái tranh vẽ một cây ăn quả, trên cành có một quả to. Dưới gốc cây, một trẻ em tay cầm chổi như đang dập đàn ong mật trông không gian.
Lời sấm:
Thiên hữu nhật nguyệt, Địa hữu sơn xuyên.
Hải nội phân phân, phụ hậu tử tiền.
(Trên trời có vầng Nhật Nguyệt, dưới đất có núi sông
Trong biển sôi động, cha sau con trước)
Lời tụng:
Chiến sự Trung nguyên ngật vị hưu,
Kỉ nhân cao trẩm ngoạ kim qua.
Hoàn trung tự hữu chân Thiên tử,
Táo tận quần yêu kiến nhật đầu.
(Chiến sự ở Trung nguyên đến nay vẫn chưa ngừng,
Mấy người cao gối nằm chốn Kim qua.
Trong thiên hạ tự có Thiên tử chân chính.
Diệt hết quần yêu thấy mặt trời).
Từ nghĩa trong các chữ của hiện tượng này để giải thích là thiên hạ trước loạn lạc, sau thái bình. “Trên trời có vầng Nhật Nguyệt, dưới đất có núi sông” là cảnh tượng của Vũ trụ, có ý kết thúc một chặng, kiểm thảo lại nhân loại và lịch sử. Liệu có ý tứ nào khác chăng, thật rất khó nói. Trên thực tế, lúc này lại không tìm ra có một người nào đó, một việc nào đó hoặc quốc hiệu nào đó có liên quan đến “nhật nguyệt” hoặc “sơn xuyên”,
Câu thứ ba “Hải nội phân phân” của lời sấm và câu thứ nhất và thứ hai “Chiến sự Trung Nguyên ngật vị hưu, Ki nhân cao trẩm ngọa kim qua” của lời tụng là chỉ sự hỗn loạn, có hai khả năng: Một là chỉ sự náo loạn của mười nước thời Ngũ Đại, hai là chỉ các cuộc chiến tranh một thời sau khi Tống Thái tổ xây dựng triều Tống, chưa thể ngừng lại. Bởi vì, nếu như chỉ thời hỗn loạn của mười nước thời Ngũ đại thì chữ “kim qua” trong “Kỉ nhân cao trẩm ngoạ kim qua” có thể tượng trưng nước ổn đinh nhất trong mười nước là hai nước Ngô và Việt của họ Tiền và Liêu dựng nên. Nếu như là chỉ thời chinh chiến tiếp tục sau triều Tống, thì câu thứ ba “Hoàn trung tự hữu chân thiên tử” của lời tụng được xem là có đầu mối ra. Ngược lại, nếu chúng ta cho rằng việc hỗn loạn này là chỉ mười nước thời Ngũ Đại, thì Lí Hậu chủ của Nam Đường hoặc Tiền, Liêu của Ngô, Việt là Thiên tử chân chính. Đương nhiên, tính khả năng của Lí Hậu chủ có thể lớn hơn, bởi vì Nam Đường trong mười nước là nước lớn mạnh nhất. Nhưng nếu đera Lí Hậu chủ nâng lên tầm Thiên tử chân chính, thì hầu như có vẻ hơi quá lời. Mặc dù Nam Đường xây dựng nước 29 năm, thời gian được xem là dài lâu nhất trong mười nước thời Ngũ Đại. Nhưng có điều kì lạ là câu cuối cùng “Tảo tận quần yêu kiến nhật đầu” của lời tụng còn câu “hoàn trung tự hữu chân thiên tử” có khả năng là chỉ Triệu Khuông Dận, không có khả năng chỉ Lí Hậu chủ. Nói “tảo tận quần yêu” ư ? Đương nhiên Triệu Khuông Dận có lẽ là thuộc điều đó, Triệu Khuông Dận bình định mười nước thời Ngũ Đại, thống nhất toàn quốc, đây là việc cả đến đàn bà đều biết, mới là “tảo tận quần yêu” phải không ? Lí Hậu chủ chỉ là nhà nghệ thuật đa sầu đa cảm, chỉ yêu người đẹp không yêu giang sơn, ông ta đâu có “tảo tận quần yêu” ? Ông ta chỉ để lại những lời “đoạn trường” đại loại như mấy câu “Đời người lắm hận như nước chảy dài về đông”, về chính trị thực tế không tính là một nhân vật thành công. Nhưng kì diệu là ba chữ cuối chỉ ý là thiên hạ được nhìn thấy lại mặt trời (nhật đầu), bằng không Triệu Khuông Dận chẳng có dâu ấn của “kiến nhật đâu”, bởi vì quận chúa đầu tiên của Nam Đường là Lí Thăng, có cái tên có chử “Nhật” ở trên đầu (viết theo chữ Hán), quận chúa thứ 2 là Lí Cảnh cũng có cái tên viết có chữ “Nhật” ở trên đầu. Việc này thật vừa khéo, “tảo tận quần yêu” và “kiến nhật đầu” bị ghép lại thành cùng một câu, thực là khó phân tích, khó giải.
Còn như, Kim Thánh Thán lại nói: “Thái Tổ (tức Tống Thái tổ) có tên mụ là Hương hài nhi, người tay cầm chổi quét quần hùng”. Tại sao “quần phong” (bày ong) lại là ”quần hùng” (những kẻ yêng hùng) được ? Ông không có cách nào tượng trưng cho người hùng được. Mà cả đến tên mụ của Triệu Khuông Dận liệu có phải là “Hương hài nhi”, chúng ta cũng không đươc biết. Tóm lai, hiện tuợng này thực ra hiểu thế nào cũng được.
Dự đoán Tống triều khai quốc
Nội dung bức tranh: Trong tranh vẽ một nhóm văn thần võ tướng đang đứng nhìn một người, dáng như hoạn quan khoác một chiếc áo lên thân mình một nhân vật lớn đang ngôi trong tranh.
Lời sấm:
Thiên nhất sinh thủy, tư bẩm thánh võ.
Thuận thiên ứng nhân, vô kim vô cổ.
Lời tụng:
Nạp sĩ tính Tiền tinh tính Lý, kì dư tương thứ triều Thiên tử.
Thiên tượng nhất thống phó chân nhân, bất sát nhân dân cánh toàn tự.
(Dung nạp kẻ sĩ chỉ có họ Tiền và họ Lí, còn lại đều là lần lượt đến chầu Thiên tử.
Trời giao việc thống nhất giang sơn cho người vâng lệnh trời, có đức có nhân không tàn sát nhân dân).
Bốn câu trong lời sấm chính là một cục diện cường thịnh của một nước lớn thế mạnh khai quốc. “Thiên nhất sinh thủy” là câu thứ nhất trong cổ Hà đồ của Trung Quốc “Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi. Địa nhị sinh hỏa, thiên nhất thành chi”, là kết cấu đầu tiên tạo thành vũ trụ, tượng trưng cho sự mở đầu của thời đại mới. ”Tư bẩm thánh võ” chẳng qua chỉ tượng trưng một tư thế oai hùng thống nhất nước lớn, “Thuận thiên ứng nhân” chính nói lên rằng triều đại này là do thiên tử vâng lệnh trời để sáng lập, là thời đại của đạo làm vua, tất cả đều thuận ý trời, phù hợp lòng người. “Vô cổ vô kim” cũng là nói đây là một thời đại lớn xưa nay chưa từng có. So sánh với mười nước thời Ngũ Đại, triều Tống quả là người xưa nay chưa có. Nhưng so với hai triều Hán, Đường thì thực tế không thể nói là “xưa chưa có”. Tóm lại, đây là lời của bốn câu ca ngợi có chút thổi phồng mối nghi ngờ.
Đáng tiếc là bốn câu trong lời sấm không thấy có chữ “Tống” hoặc dấu tích xác định cụ thể của Triệu Khuông Dận. Nếu như không phải là triều đại đang luân phiên đến triều Tống, thì liệu chúng ta có thể nói triều đại đại nhất thống này nhất định là triều Tống được không ? Mặc dù, thực tế không nói ra được có triều đại khác phù hợp với tình hình và điều kiện này.
Song, đúng lúc Thái tổ và Thái Tông thực hành dung nạp kẻ sĩ, Nam Đường Lí Dục bị Tống diệt, Ngô Việt vương cũng xưng phiên vào cống nạp, chính là sự thực nói trong câu một “nạp sĩ tính Tiền tinh tính Lí” và câu thứ hai “kì dư tượng thứ triều Thiên tử” của lời tụng.
Câu thứ ba và thứ tư “thiên tượng nhất thống phó chân nhân, bất sát nhân dân cánh toàn tự” của lời tụng, ý nghĩa của nó càng thêm rõ ràng. “Thiên tượng nhất thống phó chân nhân” biểu thị Hoàng đế triều nhà Tống là chân mệnh Thiên tử. “Bắt sát nhân dân cánh toàn tự” chính là hành vi ứng với vua có đức có nhân.
Dự đoán Nguyên triều khai quốc
Nội dung bức tranh ; Trong tranh vẽ một lưỡi rìu to, cán gỗ vẽ 9 đường cắt, tựa như cán gỗ có mười đốt tao thành.
Lời sấm:
Bắc đế Nam thần, nhất ngột tự lập.
Oát nan hà thủy, yến sào bổ mạch.
(Vua xứ Bắc thần xứ Nam, triều Nguyên tự lập.
Nước sông Uanan, tổ yến làm bằng “mạch”).
Lời tụng:
Đỉnh túc tranh hùng sự bản kì,
Nhất lang nhị thử phán tu du.
Bắc quan toả thược tuy lao cố,
Tử tử tôn tôn ngũ ngũ nghi.
Nguyên Thái Tổ nổi dậy xưng Đế tại đầu nguồn sông Uanan (tức sông Aonân ngày nay), xưng hiệu Thành Cát Tư Hãn (Chengjiesihan), bắt đầu nghiệp bá của ông. Vì thế lời sấm có câu ba và bốn là “Oát nan hà thủy, yến sào bổ mạch”, “mạch” trong câu này, theo tự điển Khang Hi nói là một tên họ xưa, thật ra không có nghĩa gì khác. Hiện nay xem nó trong câu này hầu như là chỉ loại cỏ mà chim én dùng để làm tổ.
Từ năm 1206 dương lịch, Tống Ninh tông Khang Hi năm thư 2 Tiemuzhen đã xưng đế hiệu là Thành Cát Tư Hãn, từ đó tiêu diệt và thôn tính các bộ tộc, đánh bại Kim diệt Hạ, cả một miền hoang mạc Nam Bắc rộng lớn ông ta mặc sức tung hoành. Cho mãi đến năm 1278 dương lịch truyền đến Hốt Tất Liệt (Hubilie) hoành hành tất cả 72 năm, trước khi triều Tống còn chưa bị mất đứt đạo Giả Tự, thì triều Tống còn xưng thần với Kim và Mông. Vì vậy có câu “Bắc đế Nam thần” (Vua xứ Bắc, thần xứ Nam) trong câu 1 của lời sấm. Còn chữ “Nhất ngột” trong câu thứ hai “Nhất ngột tự lập” rõ ràng là chỉ quốc hiệu “Nguyên” của triều Nguyên (theo chữ Hán, chữ Nhất ở trên chữ Ngột ở dưới là chữ Nguyên). Đến năm 1278 dương lịch thì Hốt Tất Liệt đã thống nhất thiên hạ. Cả mảnh đất Á châu to lớn như thế mà hầu như hoàn toàn bị vó ngựa của ông ta giày xéo, hơn thế cương giới còn kéo tới tận Âu, Phi, nó là một triều đại mà từ trước và cả về sau không ai có thể vượt qua được. Vì thế câu “Nhất ngột tự lập” đã hoàn toàn ứng nghiệm.
Câu thứ nhất và thứ hai “Đỉnh túc tranh hùng sự bản kì, nhất lang nhị thử phán tu du” của lời tụng chẳng qua là đang nói rõ sự nghiệp giành bá nghiệp thì người thắng làm vua, kẻ thua làm giặc. Nói chung, sự việc này không thể xem là lạ lùng. Vì sao nó lại nói là “sự bản kì”, có lẽ chữ “kĩ’ này không phải là chi “kì quái” mà là chỉ “lớn“ (to lớn). Nhất lang nhị thử (một sói đấu với hai chuột) cùng đấu chọi với nhau chỉ cần trong chốc lát đã có thể phân thư hùng (thắng thua) là việc đương nhiên. Một sói (nhất lang) này là chỉ triều Nguyên Mông cổ, chắc chắn là không còn nghi ngờ gì. Còn “nhị thủ” (hai chuột) phải là chỉ Hạ và Kim. Sói và chuột đều là động vật, là đại từ mà Thiên triều người Hán gọi khinh bỉ đối với dân tộc Di. Cho nên, Nam Tống tuy bị mất với Mông cố, Lí Thuần Phong lại không đến nỗi đem Nam Tống của người Hán liệt vào trong lời ví là hai con chuột. Câu thứ ba “Bắc quan tỏa thược tuy lao cố. Tử tử tôn tôn ngũ ngũ nghi” của lời tụng tử các mặt chữ đã có thể hiếu, nó chắc chắn là nói rõ triều đại người Nguyên, về võ công tuy đáng khích lệ, nhưng nó truyền cho con cháu lại chỉ có mười đời, vì năm cộng với năm là mười (tử tử tôn tôn ngũ ngũ nghi). Bắt đầu tính từ Nguyên Thế Tố Hốt Tất Liệt gồm có mười ngôi: Thế Tổ, Thành Tông, Võ Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Tấn Tông, Văn Tông, Minh Tông, Ninh Tông, Thuận Đế.
Kim Thánh Thán nói: “Thái Tổ tên là Tiemuzhen. Triều đại nhà Nguyên gồm 10 đời vua. Rìu là Tie (sắt). Cán là Mu (gỗ). Cán rìu mười đoạn tức ẩn ý là mười đời vua”. Xem tỉ mỉ chiếc rìu vẽ trên tranh, quả nhiên cán rìu chia làm 10 đốt. Không có lời của Kim Thánh Thán thì e rằng những điều mê hoặc trong bức tranh này vĩnh viễn là câu đố. Chiếc rìu này hiển nhiên tượng trưng cho Tiemuzhen và 10 Hoàng đế của triều Nguyên. Rìu quả nhiên là dùng “Tie” (tức sắt) để làm, còn cán cũng quả nhiên là ”Mu” (gỗ) đúng là hai chữ “Tie mu” tên của Nguyên Thái tổ Thành Cát Tư Hãn là Qiwowen Tiemuzhen. Điều kì diệu và khéo léo ở trong đó thực tế khó có thể tin được, cũng khó có thể không tin.
Dự đoán Minh triều kỉến quốc
Nội dung tranh vẽ: Trong tranh vẽ một cây, cành là xum xuê, trên Cành cây treo một vật giống như một cái dây đai. Đồng thời vẽ một mặt trời, một mặt trăng.
Lời sấm:
Duy nhật dữ nguyệt, hạ dân chi cực.
Ứng vận nhi hưng, kì sắc viết xích.
(Chỉ có Nhật và Nguyệt, dân trong thiên hạ bị cùng cực.
Thuận theo vận mà nổi dậy, màu của nó là màu đỏ).
Lời tụng:
Chi chi diệp diệp hiện kim quang,
Hoảng Hoảng lãng lãng chiếu tứ phương.
Giang Đông nham thượng quang minh khởi,
Đàm không thuyết kệ hữu chân chủ.
Cuối triều Nguyên, Thuận Đế hoang dâm vô độ, thiên hạ đại loan giặc giã và trộm cướp nổi lên khắp bốn phương. Trong đó có quân khởi nghĩa của nông dân do Quách Tử Hưng làm chủ soái, chiếm cứ cả một vùng Hào Châu và Trừ Châu. Ông có một người thuộc hạ tên là Chu Nguyên Chương, người này chính là Minh Thái Tổ đã từng dẹp loạn đưa họ theo chính nghĩa, quét sạch quần hùng, đuổi hết người Mông cổ, thống nhất Trung quốc, khôi phục truyền thống người Hán là vua của đại Minh triều khai quốc.
Thời Nguyên Chí Chính thứ 16, tức năm 1356 dương lịch. Chu Nguyên Chương chiếm được Kim Lăng, tự lập là Đại nguyên soái. Năm Chí Chính thứ 26, dìm Tống đế Hàn Lâm Nhi xuống sông. Năm Chí Chính thứ 28, Nguyên Thuận đế bỏ đại đô đi về Bắc. Vào năm 1368 dương lịch, tức năm sau của năm Chí Chính thứ 28, tháng Giêng, Chu Nguyên Chương lên ngôi tại ứng Thiên (tức Kim Lăng) đặt quốc hiệu là Minh.
Câu thứ nhất của lời sấm viết “duy nhật dữ nguyệt” rất rõ ràng. Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, đặt quốc hiệu là Minh. Chữ Minh tức là do chữ Nhật và chữ Nguyệt tạo thành.
Câu thứ 2 của lời sấm “Hạ dân chi cực”, tức chỉ muôn dân trăm họ trong thiên hạ làm than khổ cực, khí số của triều Nguyên đã hết, Chu Nguyên Chương bèn “ứng vận nhi hưng” thành đại sự nghiệp của cách mạng dân tộc.
Câu thứ tư của lời sấm “kì sắc viết xích”, xích là màu đỏ cũng gần giống với màu “chu ” (màu son), đã chỉ rõ Thiên tử “ứng vận nhi hưng” là “Chu” Nguyên Chương.
Triều Nguyên do người Mông cổ đến thống trị Trung Quốc, dân tộc Hán bị đối xử phân biệt và áp bức chưa từng có xưa nay, lại thêm vương thất nhà Nguyên vô đạo, đời sống dân chúng cực khổ, là thời kì đen tối cực khổ của dân tộc Trung Hoa, Chu Nguyên Chương có thể tống cổ người Mông cổ đã từng thống trị Trung Nguyên 90 năm, bình định đại loạn của thiên hạ, thống nhất toàn quốc. Dân tộc Hán được nhìn thấy lại ánh mặt trời, mở ra cục diện thống nhất lớn lần đầu tiên kể từ Tống Thái Tổ trở lại đây, cho nên có câu trong lời tụng: “Chi chi diệp diệp hiện kim quang, hoảng hoảng lãng lầng chiếu tứ phương” (Cành cành lá lá hiện ánh sáng chói chang, lung linh tỏa sáng bốn phương trời).
Còn câu thứ ba, thứ tư của lời tụng “Giang Đông nham thượng quang minh khởi, đàm không thuyết kệ hữu chân chủ”, tức ám chỉ Thiên tử chân chính của Thiên hạ nảy sinh tử đất Hảo Châu, hơn nữa lại xuất ra từ cửa Phật. “Đàm không thuyết kệ” là bài học của các hòa thượng ở trong nhà chùa. Chu Nguyên Chương vốn từ nhỏ đã vào ra ở chùa Hoàng Giác. Đến khi 17 tuổi, cha mẹ đều mất cả, khổ cực không còn kế đế sinh sống, bèn cắt tóc vào tu ở chùa Hoàng Giác, tất thảy đã từng phải ăn cơm sư 8 năm trời, kể ra cũng là một vị hòa thượng kì cựu. Ông chạy đến theo Quách Tử Hưng là sự việc vào thời kì ông 25 tuổi. Vì thế nói “đàm không thuyết kệ xuất chân chủ” (Thiên tử chân chính xuất thân từ người đã từng tu hành theo đạo Phật, đã từng là người đọc kinh kệ).
Dự đoán Thanh triều vào làm chủ Trung Nguyên
Nội dung tranh vẽ: trong tranh có một chiếc thuyền gỗ, thuận dòng đi tới, trên thuyền cờ trướng tung bay, một nhóm người ngồi trong khoang thuyền.
Lời sấm:
Hoàng hà thủy thanh, khí thuận tắc trị.
Chủ khách bất phân, địa chi vô Tí.
Lời tụng:
Thiên trường bạch bộc lai, Hồ nhân khí bắt suy.
Phiên li đa triệt khứ, trĩ tử bán khả ai.
(Từ núi Trường Bạch đến, chí khí của người Hô không suy vong. Các đồn ải chắn phần lớn đều rút bỏ. Đầu trọc một nửa như trẻ con, đáng thương).
Câu thứ nhất của lời sấm “Hoàng hà thủy thanh”, Hoàng hà là đại diện của Trung Nguyên. Trung Nguyên toàn là “Thanh” rồi, ý nghĩa câu này rất rõ ràng. Trung Nguyên đã do người Thanh thống trị. Thanh Thế tổ lập niên hiệu là “Thuận Trị”, đã ứng với lời của câu thứ hai của lời sấm “Khí thuận tắc trị”, toàn quốc khí (bầu không khí) đã “thuận” thì dần dần, từ từ đi vào “trị” đạo. Những lời này ám chỉ không thể gọi là không diệu kì.
Mãn Thanh vốn là khách của triều Minh, bây giờ quân lính nhà Thanh vào cửa ải, đã làm Hoàng đế của Trung Quốc, khách to tiếng hơn chủ nhà, chính là đã ứng nghiệm với câu thứ ba của lời sấm “chủ khách bất phân” (không phân biệt chủ khách). Bởi vì người Hán thật ra chưa biến thành khách, cho nên không nói “chủ khách điên đảo” (Chủ khách đổi chỗ cho nhau).
Triều Thanh truyền ngôi vua được 11 đời, cho mãi đến Tuyên Thống Phó Nghĩa thoái vị, đã ứng nghiệm với câu thứ tư của lời sấm:”Địa chi vô Tí”. Câu này ám chỉ cần phải giải thích dài đồng một chút. Địa chi có 12 ngôi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Nay thiếu Tí (không có Tí, tức vô Tí), chỉ còn lại 11 chi, ám chỉ các vua nhà Thanh có 11 đời. Nhưng có thể có một cách giải thích khác là trong Địa chi sau Tí là Sửu, mà Thuận Trị thì đến năm Thuận Trị thứ 18 là dừng, năm này là năm Tân Sửu, tức là năm sau của năm Tí. Nhưng cách giải thích này tương đối miễn cưỡng, cho nên cách giải thích trước thông suốt hơn.
Thanh Thái Tổ Nurhachi vốn chiếm cứ vùng đất sông Tùng Hoa, sông Áp lục, sông Tumen cũng chính là một miền dải núi Trường Bạch. Đến câu thứ nhất của lời tụng “Thiên Trường bạch bộc lai”, ý chỉ quân lính nhà Thanh từ núi “Trường Bạch” đến.
Từ Ngũ Hồ loạn Hoa cho đến Bắc Tống bị Liêu, Kim diệt, Nam Tống bị Nguyên diệt, triều Minh lại bị Thanh diệt, hiển nhiên âm hồn của người Hồ không tan ứng với câu “Hồ nhân khí bắt suy” (chí khí của người Hồ không bị suy vong)
Những năm đầu triều Thanh, Chính phủ Thanh sử dụng hàng tướng để đánh Đông dẹp Tây, còn đáng mừng là Bình Nam vương, Cảnh Kế Mậu là Thanh Nam vương, Ngô Tam Quế là Bình Tây vương, là làm ba phiên, do ba phiên dần dần lớn mạnh, mà giá trị lợi dụng không còn nữa, do đó Thanh Thánh Tổ Khang hi đã xóa luôn họ, ứng với lời dự đoán “phiên lý đa triệt khứ” (các hàng rào chắn (phiên) phần nhiều đều bỏ hết).
Chính phủ nhà Thanh thống trị Trung Quốc đã lệnh cho người Hán đều phải cắt trọc tóc ở phía trước đầu, kẻ nào không theo thì đánh chết không phải bàn. Cắt trọc đầu phía trước trông giống như trẻ con, cho nên gọi “trĩ tử bán khá ai” đóc cắt trọc như trẻ con thật đáng thương). Ngoài ra câu này vốn còn ý chỉ người Hán đáng thương xót.
Dự đoán khai sinh Trung Hoa Dân quốc
Nội dung bức vẽ: Trong tranh vẽ một người đàn ông cắt một kiểu tóc rất xa lạ, tay bưng một miếng đá tròn, đứng ở trong nước.
Lời sấm:
Hán thủy mang mang, bất thống kế thống.
Nam Bắc bất phân, hòa trung dữ cộng.
(Hán thủy mênh mang, không có thống kế thống.
Không phân Nam Bắc, đồng tâm hiệp lực).
Lời tụng
Thủy thanh chung hửu kiệt, đảo qua phùng bát nguyệt.
Hải nội cánh vô vương, bán hung hoàn bán cát.
(Nước trong (thanh) cuối cũng sẽ hết (kiệt), có trận lật đổ vào tháng 8.
Trong nước sẽ không có vua, nửa tốt còn nửa xấu).
Sau Từ Hi Thái hậu, triều Thanh đã hủ bại đến mức không chịu nổi một đòn. Quốc phụ Tôn Trung Sơn tiên sinh khởi xướng cách mạng, cuối cùng đã lật đổ Chính phủ Mãn Thanh lập nên Trung Hoa Dân quốc. Lí Thuần Phong và Viên Thiên Cương quả thật đã tính toán giỏi như Thần. Bởi vì sự ra đời của Trung Hoa Dân quốc là một cục diện và chính thể mà 5000 năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa chưa từng có, cái đó không phải là tình huống mà Lí Thuần Phong quen với chính thể chuyên chế thống trị có thể lường trước được. Một quốc gia không có vua đối với họ, những người xưa sống trước đây 1300 năm mà xét thì thật sự là một sự việc đến nằm mơ cũng không mơ tới. Nhưng trong những lời dự đoán của họ, vậy mà đã viết võ đoán đến như thế, khẳng định đến như thế.
Ý nghĩa ám chỉ của câu “Nam Bắc bất phân, hòa trung dữ cộng” và “Hải nội cánh vô vương” rất đơn giản, Trung Hoa Dân quốc là một chính thể dân chủ không phân biệt trời Nam đất Bắc, không phân biệt các chủng tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Mẹo, chỉ có Tổng thống do nhân dân bầu cử lên, mà cũng không còn vua nữa.
Câu thứ 2 của lời sấm “bất thống kế thống”, còn cần phải giải thích một chút, vị Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh là Tuyên Thống, cho nên chữ “thống” của “kế thống” tức chỉ Tuyên Thống. Câu này sẽ có thể giải thích là: cũng sẽ không có truyền thống của cái gọi là quân chủ (vua) cha truyền con nối để kế thừa ngôi vua của truyền thống nữa.
“Thanh thủy chung hữu kiệt” là chỉ “Thanh” cuối cùng đã “kiệt”, nghĩa là triều Thanh cuối cùng đã kết thúc. “Đảo qua phùng bát nguyệt” là chỉ cuộc cách mạng Tân Hợi ngày 10 tháng 10 dương lịch. “Đảo” chính là ý cách mạng (chỉ lật đổ nhà Thanh). Còn ngày 10 tháng 10 dương lịch là Tuyên Thống năm thứ 3, tức là ngày 19 tháng 8 âm lịch, chính là “cách mạng” xảy ra vào tháng 8.
Câu thứ tư của lời tụng “bán hung hoàn bán cát” gần giống với ý của câu “Cách mạng vẫn còn chưa thành công” của Quốc phụ Tôn Trung sơn. Chính thể chuyên chế của Mãn Thanh đã dễ dàng lật đổ, đây là “cát” (tốt). Nhưng chưa được bao lâu, bọn quân phiệt cát cứ, Nhật Bản kéo vào xâm lược, người Trung Quốc lại rơi vào thời kì đen tối, đây là “hung” (xấu).
“Bài ca bánh nướng” của Lưu Bá Ôn
Lưu Bá Ôn vốn tên Cơ, là Đệ nhất mưu thân của minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sáng lập triều Minh. Lưu Cơ đậu Tiến sĩ vào năm Nguyên Chí Thuận tức năm 1330 dương lịch, tinh thông kinh sử kiêm tinh thông Dịch Vĩ, người đương thời bàn về các nhân vật Giang Tả suy tôn Lưu Cơ là người đứng hàng đầu. Nhà ông ở dưới chân núi Hồng La. Ông nội là Lưu Bỉnh Trung đã từng làm quan thời triều Nguyên. Lưu Bá Ôn từ thuở nhỏ đã thông minh hơn người, năm khoảng 20 tuổi (1330 dương lịch) đã đậu Tiến sĩ, đã từng được bổ nhiệm là Huyện thừa huyện Cao Bửu, tỉnh Giang Tô. Làm việc chỉ được nửa năm, nhìn thấy chính trị của triều Nguyên lúc đó hủ bại, anh hùng bốn phương nổi lên, cảm thấy làm quan dưới sự thống trị của dân tộc khác, thực tế không phải là một lối thoát chính đáng, liền bỏ quan trở về với đồng ruộng quê hương.
Lưu Bá Ôn có tính huyết thống, có hoài bão lớn, biết muốn cứu nước cứu dân làm một sự nghiệp lớn kinh thiên động địa, cần phải trước hết làm phong phú mình. Vì thế sau khi từ quan trở lại chân núi Hồng La, liền một lòng một dạ đóng cửa đọc sách. Ông không có sách nào không đọc, hơn nữa còn nghe biết rộng và ghi chép nhiều.
Ông đã thu thập được rất nhiều sách cổ từ một hang động ở núi phía sau nhà, ông đã nghiên cứu rất lâu, đã tinh thông tất cả các sách có liên quan với thiên văn, địa lí và binh pháp, tất cả 5 loại thuật “Sơn, Y, Bốc, Mệnh, Tướng” hầu như ông đều thông hiểu, nhưng trong đó có mấy bộ sách có liên quan với quẻ bốc sử dụng phối hợp với binh pháp vẫn còn làm cho ông đau đầu suy nghĩ mà vẫn không thể giải được.
Thế là Lưu Bá Ôn hạ quyết tâm xuất ngoại để du lịch các “danh sơn cổ tự”. Thăm và cầu xin các “dị nhân ẩn sĩ” giải quyết các vấn đề khó trong sách cho ông.
Lưu Bá Ôn tôn Chu Điên làm thầy, sau đó qua sự chỉ dẫn của thầy đã tình cờ gặp được những người như Tống Liêm, Vũ Văn Thuần, Lỗ Đạo Nguyên, Triệu Thiên Thạch ở Tây Hồ. Cuối cùng, rút cuộc lại cùng với những người bạn này giúp Chu Nguyên Chương lật đổ nền thống trị gần một trăm năm của người Mông cổ sáng lập vương triều Đại Minh.
Các trước tác của Lưu Bá Ôn lưu truyền cho đời sau, ngoài một số bài văn chương, còn có các trước tác mệnh lí do ông viết: “Trích thiên tủy” và lời dự đoán ”bài ca bánh nướng” mà quyển sách này muốn đề cập tới.
“Bài ca bánh nướng”là kết quả tính toán ra của ông dùng thuyết “Tượng Vĩ” đế chiêm bốc đối với việc lớn của quốc gia trong tương lai, chỉ nói cho người ta biết sẽ có thể sinh ra việc gì, chứ không mảy may nhắc đến phương pháp tính ra kết quả này như thế nào.
“Trích thiên tủy” lại hoàn toàn khác với “Bài ca bánh nướng”. Trọng điểm của “Bài ca bánh nướng” nhắc đến là ở vận mệnh tương lai của quốc gia, nhân loại. Còn trọng điểm của “Trích thiên tủy” ban đầu lại đặt ở sự biến đổi vận mệnh tương lai của mỗi một người. Hơn nữa sách “Trích thiên tủy” không nêu lên vận mệnh của một người nào đó, mà hoàn toàn nói tính toán và suy lí như thế nào để suy đoán tiền đồ tương lai của bất cứ ai, nó căn cứ nguyên tắc trật tự vũ trụ của hệ Mặt trời, theo điều kiện thời gian không gian lúc sinh của con người để suy đoán một đời của con người. Chu Nguyên Chương lên ngôi vào tháng Giêng năm 1368 dương lịch tại Ứng Thiên (tức Kim Lăng) đặt quốc hiệu là Minh, Kiến Nguyên Hồng Vũ. Thế là Chu Nguyên Chương đã thành Minh Thái Tổ.
Một hôm, Chu Nguyên Chương thượng triều nói với văn thần Tống Liêm:
“Từ xưa đến nay, các đời đế vương, sáng nghiệp và xây dựng sự nghiệp lớn, lưu truyền lại muôn đời, nên cử hành một điến lễ để tế họ mới phải”.
Qua vài hôm, Chu Nguyên Chương dẫn Lí Thiện Trường, Lưu Cơ, Tống Liêm đến đến thờ đế vương các thời, tự tay dâng mỗi thân tượng của từng vị một chén rươu. Khi di đến trước thân tượng của Hán Cao Tổ, Chu Nguyên Chương đặc biệt dâng ba chén rượu, lại mỉm cười nói với thân tượng:
“Lưu quân, Lưu quân ! Các vị khác trong miếu đương thời đều có hậu đài tựa núi, cho nên có thể kế thừa đế vị, vua thống trị thiện hạ. Chỉ có ngài và tôi, đều cùng giống nhau là không hề có một chút nền móng, chỉ dựa vào áo vải và tay không đế nhảy lên ngôi lớn, thực là rất khó khăn. Hãy cho phép tôi kính dâng ngài thêm hai chén rượu nữa !”
Chu Nguyên Chương ra khỏi miếu thờ Hoàng đế các thời, nhân tiện đi đến đền thờ công thần các thời đại. Chu Nguyên Chương dừng lại trước một pho tượng đất, hỏi Tống Liêm :
“Đây là người nào ?”
“Là Trương Lương”. Tống Liêm không chút chần chử trả lời ngay.
“Cái gì ? Ông ta là Trương Lương ! Đương thời người ta gọi họ là “Tam kiệt”, ông ta là người được Hán Cao Tổ tín nhiệm nhất trong ba người. Hàn Tín phong vương, ông ta biết rất rõ không thỏa đáng, lại không thể can ngăn, về sau, Hàn Tín phạm sai lầm, ông’ ta lại không thể bảo đảm cứu công thần. Ông ta làm sao có thể tính là công thần. Chu Nguyên Chương nói với giọng giận dữ.
Lúc này, Lưu Bá Ôn đột nhiên cảm thấy không an lòng. Lâu nay ông ta tự nghĩ mình là Trương Lương, Gia Cát Lượng, ông nghĩ Trương Lương giống như mình, ban đầu giúp Lưu Bang bình định thiên hạ, công lao thực không nhỏ, bây giờ nhìn thấy thái độ của Chu Nguyên Chương đối với công thần lại như thế. Xem ra Chu Nguyên Chương cũng giống như Câu Tiễn là người chỉ có thể cùng chung hoạn nạn mà không thể cùng chung hưởng phúc.
Sau khi bãi triều, Lưu Bá Ôn xem đoán một hồi cho đời của mình. Ông hiểu được nên là lúc từ quan rồi. Thế là ông cũng suy đoán một hồi cho vận số của Đại Minh.
Ngày thứ hai, khi Chu Nguyên Chương còn đang ăn bánh nướng ở trong nội điện, Lưu Bá Ôn bèn đến xin cầu kiến. Chu Nguyên Chương nghe được Lưu Bá Ôn đến cầu kiến, đột nhiên cũng nhanh trí vội vàng dùng chiếc bát đậy chiếc bánh nướng mới ăn có một miếng lại, sau đó truyền cho Lưu Bá Ôn đi vào.
“Lưu Cơ, có việc gì mà trời vừa mới sáng sớm như thế này đã đến nội điện đây”.
“Thần từ khi khai quốc đến nay, thân thể ngày càng gầy yếu, muốn tâu xin cho phép cáo bệnh về quê nhà một thời gian”.
“Những… những ngày trở lại đây ông không được khỏe ư ? Có bệnh gì mà không thể ở trong triều để hưởng phúc ?” Chu Nguyên Chương sững sờ một lát.
“Đấng vạn tuế hãy minh xét cho, thân quả thực có bệnh ở bên trong, hãy xin cho phép thần“. Ý ra đi của Lưu Bá Ôn dã quyết định.
“Như thế thì…” Chu Nguyên Chương đảo đi đảo lại hai mắt rồi nói tiếp: “Lưu Cơ, ông xưa nay giỏi chiêm đoán, ông hãy đoán một tí xem sao. Cái gì đang bị đậy dưới cái bát này ? Nói đúng thì cho ông về nhà, nói sai thì không cho về”. Trong việc này Lưu Bá Ôn là tay tài ba, liền gập đầu ngón tay lại đế tính, đã biết ngay ở bên trông là cái gì rồi. Cách tính toán mà ông dùng là phép tính của Mai Hoa tâm dịch do Thiệu Suất Lĩnh thời Tống phát minh ra, lợi dụng điều kiện thời gian không gian lúc đến, có thể tính đoán ra úp ở trong cái bát là cái gì.
“Một nửa tựa Mặt trời, lại một nửa tựa Mặt trăng, đã từng bị Kim long ngoạm khuyết một miếng”. Lưu Bá Ôn không một chút chần chừ trả lời. Bởi vì từ tượng quẻ suy đoán hiện ra, quẻ Thể là Càn, là vật hình tròn, quẻ Dụng là Cấn sinh trợ quẻ Càn, tất nhiên là vật có thể ăn được, trong quẻ Hỗ xem tình huống là tượng có miếng khuyết, cho nên Lưu Bá Ôn nói hình dáng của nó giống mặt trời lại giống mặt trăng, dù thế nào đều là tròn, lại khuyết mất một miếng, đương nhiên là Chu Nguyên Chương cắn, vì thế ông nói Kim Long cắn mất một miếng.
Chu Nguyên Chương cười, cũng không nói, dừng một lát.
“Thôi cho ông về nhà đấy ! … Nhưng trước khi ông về liệu có thể tính cho ta xem số thiên hạ của họ Chu ra sao nhé ?
Đây chính là nguồn gốc xuất xứ của “Bài ca bánh nướng”. Bởi vì bắt đầu của câu chuyện vốn là từ một miếng bánh nướng bàn đi, vì thế người đời sau mới gọi nó là “Bài ca bánh nướng”.
Lời văn chính của “Bài ca bánh nướng” là dạng văn thể ca dao theo cách đối thoại. Lời lẽ ở bên trong của Lưu Bá Ôn, đều là giấu đầu giấu đuôi, khi sự việc chưa xảy ra, bất cứ ai cũng không thể mò ra rõ ràng như thế nào. Mỗi một câu nói của nó giống như một lời kệ, phải sự việc xảy ra quá lâu về sau mới có thể làm cho người ta bỗng nhiên tỉnh ngộ. Nó nói bắt đầu từ sau Minh Thái Tổ cho mãi đến triều Thanh bị lật đổ, sau đó còn có rất nhiều, rất nhiều sự việc đến bây giờ đều vẫn chưa xảy ra, cũng chính là nói nó dự đoán Trung Quốc thế kỉ 20 về sau, thậm chí thế kỉ 21, thế kỉ 22, thế kỉ 23 cho mãi không biết đến một thế kỉ nào nữa.
Dự đoán vận số triều Minh
“Vua hỏi: Việc thiên hạ như thế nào. Họ Chu được hưởng trong thiên hạ được lâu không ?
Cơ đáp: Hoàng đế có vạn tử vạn tôn vì sao lại hỏi như vậy ?”
Việc Chu Nguyên Chương quan tâm nhất, đương nhiên là vấn đề thiên hạ của mình, bất cứ ai làm Hoàng đế đều muốn biết triều đại của mình có thể kéo dài đến khi nào. Mọi người đọc lịch sử của Trung Quốc đều biết, giang sơn của triều Minh là kết thúc từ trông tay của Tư Tông (Do Kiểm) Sùng Trinh Hoàng đế. Năm Sùng Trinh thứ 17 (tức năm 1644 duơng lịch) Bắc Kinh bị Lí Tự Thành phá, Tư Tông tự thắt cổ chết. Mà Tư Tông là cháu của Thần Tông Hoàng đế, Vạn Lịch (Dực Quân). Rất rõ ràng là câu này của Lưu Bá Ôn là lời nói nước đôi, lí lẽ rõ ràng là một tài nịnh lấy lòng, nói triều Minh của Chu Nguyên Chương sẽ là nghìn thu vạn thế, mà trên thực tế câu nói này đã chi ra thiên hạ của triều Minh đến cháu của Vạn Lịch, Sùng Trinh là hết, chỉ là vì Lưu Bá Ôn không tiện nói rõ ra, lại không tiện dối vua, nên mới nói ra lời nó có thể hiểu theo cách nào cũng được.
Dự đoán người Trung Quốc cắt tóc
“Cơ nói: Vũ thủy tiết. Thảo mộc thoát. Vương xuất đâu. Xuân tam nguyệt. Lộ thượng hành nhân nhất bán tăng. Xích đầu đồng tử giai lưu huyết, Đảo trí tam nguyên thả thính thuyết (hữu bản bản tác tổng sầm thuyết).”
** (Tiết vũ thủy. Thảo Mộc thoát (cây cối rụng lá) chữ Vương xuất thêm đầu. Mùa xuân tháng ba. Người đi trên đường đều một nửa sư. Những người đầu để tóc đằu trần đều bị đổ raáu (giết). Làm đổi thay cả trời đất (Thiên, Địa, Nhân gọi là tam nguyên) mà ta thường nghe. (Có văn bản gọi là lời gièm pha)
Câu “Vũ thủy tiết. Thảo mộc thoát. Vương xuất đầu. Xuân tam nguyệt” có bản viết là “Sĩ thủy thảo đầu chân chủ xuất”, ý của câu này chỉ cũng như nhau. Vũ thủy tiết. Thảo mộc thoát chỉ là ở chỗ ám chỉ ngoại hình của chữ ”Mãn” (theo chữ Hán). Vũ thủy tiết là tên của một tiết trong 24 tiết khí trong khí hậu học Trung Quốc, ông dùng tiết này để nhiễu loạn cách nghe nhìn của đọc giả mà thôi. Sự thực, chữ “Mãn” ở góc dưới phía phải là chữ “lưỡng” chứ không phải là chữ “Vũ”. Nhưng không thể nói Lưu Bá Ôn không hiểu điều đó, mà là vì ông chỉ có thể biết “hình tượng”. “Vương xuất đầu” một mặt là chỉ “chủ” chân chính xuất hiện, mặt khác là chỉ chữ “chủ” ở góc trên phía phải của chữ “Thanh”. Lại thêm “Xuân tam nguyệt” chính là thời tiết Thanh minh, càng chỉ rõ chữ “Thanh” hơn. Cách biểu thị ngầm, chỉ điểm hình tượng bề ngoài đoán ra chữ này, mà không chú ý cũng không có cách gì chú ý đến kết cấu chính xác của chữ ở phần sau xuất hiện rất nhiều.
Sau khi Đa Nhĩ Duyễn (Duoeryan) vừa vào cửa quan, lập tức muốn người Hán cũng giống người Mãn, thế là bèn hạ lệnh toàn quốc nhất luật phải cắt tóc. Gọi là cắt tóc là đem cắt trọc tóc phân nửa trước đầu, chỉ giữ lại tóc của phần nửa sau đầu, sau đó đem tết lại thành bím tóc. Với Pháp lệnh ”giữ đầu không giữ tóc, giữ tóc không giữ đầu” được chấp hành nghiêm ngặt và nhanh chóng, người Hán ở các nơi không chịu nổi kiểu mũ áo của “Thượng quốc”, đã chìm vào cảnh bị diệt hết, nên tới tấp phản đối cắt tóc, thà giữ tóc chứ không giữ đầu, thế là khắp nơi dấy lên cao trào mạnh mẽ của phong trào chống nhà Thanh. Binh lính nhà Thanh cũng dùng thủ đoạn tàn sát giáng lên đầu nhân dân các vùng Gia Định, Dương Châu, Giang Âm, Gia Hưng và Kim Hoa. Việc này không phải chính là “Lộ thượng hành nhân nhất bán tăng, Xích đầu đồng tử giai lưu huyết”, bắt cắt hết tóc ở nửa đầu phía trước không giống một nửa sư thì là gì ? Cái gọi là “Xích đầu đồng tử” theo tôi nghĩ là chỉ người có kiểu tóc vẫn giữ nguyên không cắt cũng không đội mũ, người triều Thanh trên đầu đều đội kiểu mũ chòm, những người không tuân theo pháp lệnh cắt tóc đều bị sát hại. Có người giải thích nói là trên mũ của những người triều Thanh có tua mũ hình dáng giống như máu chảy, tác giả cho rằng nói như thế có vẻ khiên cưỡng. Thông thường, trên chân không đi giày chắng phải gọi là chân trần (xích cước) ư ? “Xích đầu” (đầu trần) rõ ràng là ở trên đầu không có thêm các đồ trang sức khác mới đúng. Nhà Mãn Thanh cưỡng bức dân chúng đi ngược tập quán để cắt tóc rõ ràng là làm trái với lẽ trời. Cho nên, “đảo trí tam nguyên, tam nguyên cũng chính là Tam tài: Trời, người, Đất (Thiên, nhân, Địa), “Đảo trí tam nguyên” có nghĩa là làm đảo lộn vị trí của Trời đất. Tóm lại chính là ngược lí.
Dự đoán về thế kỉ 21
Những lời dự đoán dưới đây rất rõ ràng là những sự việc của thời sau Trung Hoa Dân quốc. Nhưng rất đáng tiếc là, những lời dự đoán này càng phát triển càng khó hiểu. Những sự việc lớn bắt đầu từ Dân quốc năm đầu cho mãi đến tận ngày nay đã từng xảy ra đều có quan hệ thiết thân với chúng ta. Từ việc cát cứ của bọn quân phiệt Bắc dương, cuộc xâm lược của Nhật bản, thắng lợi của 8 năm kháng chiến, những việc này chúng ta đều rất khó từ trong lời dự đoán dưới đây đối chiếu ra được. Cho nên chúng ta có thể có những kết luận dưới đây:
Một là, trước mắt chúng ta không có cách gì giải được câu đố này.
Hai là, Độ chuẩn xác của những lời dự đoán này không đáng tin.
Ba là (trong tình trạng tương đối tồi tệ) vạn nhất lời dự đoán này là lời bịa đặt thì sự việc của tương lai, đương nhiên không thể có khả năng ứng nghiệm, chắc chắn là không có gì đúng.
Song chúng ta không có một chút căn cứ nào để đoán định kết luận nào là đúng. Chỉ có xin bạn đọc hãy từ trong lời dự đoán tiếp tục dưới đây tự mình nhận biết một cách thật tốt, có lẽ những bạn thông minh sẽ có thể chứng minh được những lời dự đoán này,
Dưới đây, chúng tôi chỉ có thể đem bộ phận tương lai của “Bài ca bánh nướng” lưu truyền lại này sao trích lại như sau:
(Vì tính chất chơi chữ mập mờ, hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, chứ không phải là nói sao hiểu vậy, cho nên đoạn này chỉ dùng âm Hán Việt ghi lại để bạn đọc tham khảo – ND)
“Đông bái đẩu. Tây bái kì (cồ). Nam trục lộc (hươu). Bắc trục sư (sư tử). Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây. Ngẫu ngộ dị nhân tại Sở quy. Mã hành vạn lí tầm an yết (nghỉ ngơi). Tàn hại trung nữ tứ mộc kê (gà). Lục nhất nhân bất thức. Sơn thủy đảo tương phùng. Hắc quỷ tảo tang xích thành trung. Trư dương kê khuyển cửu gia không. Cơ hoang linh hại tinh giai chí, dlệc tự phong đăng dân vật đồng. Đắc kiến kim long dân vật khai. Đao binh thủy hỏa nhất thời lai. Văn tiền thiên mễ vô nhân. Phụ tử (chết) vô nhân huynh đệ đài (khiêng). Kim xà bạn mã ngưu loạn giáp. Nhị thập bát tinh vấn nhân sĩ. Bồng đầu hữu nữ bồng đầu giá. ấp nhượng tân quân nhượng cựu quân.
Đế viết: Hồ nhân chí thử vong phủ. Cơ viết: thủ chấp kim đao cửu thập cửu. Sát tận Hồ nhân phương bãi thủ. Pháo hưởng hỏa yên mê khứ lộ. Thiên nam thiên Bắc lục tam thu. Khả lân nan độ Nhạn môn quan. Trích tận lí hoa diệt tần Hồ. Hoàng ngưu sơn hạ hữu nhất động. Khả tàng nhất vạn bát thiên chúng. Tiên đáo chi nhân năng yên ổn. Hậu đáo chi nhân bán lộ tống. Nan thứ hữu tội vô bất tội. Thiên hạ toán lai dân tận tuy. Hỏa phong đỉnh. Lưỡng hỏa sơ hưng định thái bình. Hỏa sơn lữ. Ngân hà chức nữ nhượng Ngưu tinh. Hỏa đức tinh quân lai hạ giới. Kim điện lâu đài tận bính đinh. Nhất cá Hồ tử đại tướng quân, án kiếm trì mã sát tình hình, trừ bạo khử hoạn nhân đa ái. Vĩnh hưởng kim châu kim mãn doanh.
Đế viết: Hồ nhân thử thời thượng (còn) tồn phủ ? Cơ viết: Hồ nhân chí thử vong chi cửu hĩ. Tứ đại bát phương hữu văn tinh. Phẩm vật hàm hanh nhất dạng hình. Cầm sắt hòa hài thành cổ đạo. Tảo vãn hoàng đế hưu trung hưng. Ngũ bách niên gian xuất thânh quân. Chu lưu thiên hạ hiền luơng phụ. Khí vận nam sơn xuất tướng thần. Thánh nhân năng hóa vận uyên nguyên. Bát diện Di nhân tiến cống phẩm. Cung nữ cần canh vọng dạ nguyệt. Càn khôn hữu tượng trọng hoàng kim. Bắc phương triều lỗ hại sinh linh. Cánh hội nam quân chu lục (sát hại) hành. Phỉ mã đơn kị an ngoại quốc. Chúng quân ấp nhượng lưu tam tinh. Thượng nguyên phục chuyển xả vận khai. Đại tu văn võ thánh chủ tài. Thượng hạ tam nguyên vô đảo trí. Nhận quán văn vật nhất tề lai. Thất nguyên vô thố hựu tam nguyên. Đại khai văn phong khảo đối liên. Hầu tử mãn hợp kê giá. Khuyển phệ trư minh thái bình niên. Văn võ toàn tài nhất mậu đinh. Lưu li tán loạn giai đào dân. Ái dân như tử thân huynh đệ. Sáng lập tân quần tu cựu kinh. Thiên ngôn vạn ngữ vô hư thuyết. Lưu dữ sáng thời thuyết đoản trường”.
Dựa theo ba đoạn trên đã viết để xét thì ở trong thường vẫn còn nhắc đến các chữ như kim long, quân, cung, nữ, thánh nhân, dị nhân, hoàng đế. Rõ ràng là có một số chỗ không hợp với hình thái chính trị của Trung Quốc hiện tại và tương lai. Có lẽ chúng ta có thể cho rằng ông đã dùng thủ pháp có tính tượng trưng để ngầm biểu thị. Nhưng từ đó có thể thấy “Bài ca bánh nướng” này, nếu như không phải là do Lưu Bá Ôn soạn thì ít nhất người hư cấu bài này tuyệt đối không phải là người của thời Dân quốc về sau. Vì vậy, mấy đoạn ở phía sau này vẫn là đáng để chúng ta nghiền ngẫm một lần.
(Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, biên soạn bởi Bạch Huyết)