Thiên Lương : Dương Thổ

19/08/2020 1158

Bài viết về Thiên Lương : Dương Thổ dẫn từ trang kimca.net. Mời bạn đọc tham khảo.

Thiên lương tuy được gọi là “ấm tinh” (sao che chở), nhưng về bản chất lại có tính “cô kị”. Thích hành động một mình, tính tình mạnh mẽ, tính nguyên tắc rất mạnh, đây là tính cách thuộc phương diện “cô kị”. Ở phương diện khác, thì căn cứ vào những nguyên tắc mà bản thân mình đã định hình, để giải quyết bất hòa, tranh chấp, phân xử thị phi, do vậy thường bị cuốn vào vòng nan giải khó khăn, kéo theo sự bất toàn của bản thân. Chính vì vậy, phàm người có Thiên lương thủ mệnh, rất nên theo ngành y dược, bảo hiểm, công tác xã hội,… tức những nghề liên quan đến “che chở” (ấm tinh).

Thiên lương tuy được gọi là “ấm tinh” (sao che chở), nhưng về bản chất lại có tính “cô kị”

Thiên lương tuy được gọi là “ấm tinh” (sao che chở), nhưng về bản chất lại có tính “cô kị”

1. Đặc điểm của người Thiên Lương thủ mệnh

Thiên lương tuy được gọi là “ấm tinh” (sao che chở), nhưng về bản chất lại có tính “cô kị”. Thích hành động một mình, tính tình mạnh mẽ, tính nguyên tắc rất mạnh, đây là tính cách thuộc phương diện “cô kị”. Ở phương diện khác, thì căn cứ vào những nguyên tắc mà bản thân mình đã định hình, để giải quyết bất hòa, tranh chấp, phân xử thị phi, do vậy thường bị cuốn vào vòng nan giải khó khăn, kéo theo sự bất toàn của bản thân. Chính vì vậy, phàm người có Thiên lương thủ mệnh, rất nên theo ngành y dược, bảo hiểm, công tác xã hội,… tức những nghề liên quan đến “che chở” (ấm tinh).

2. Những bộ sao xấu

Thiên lương không ưa Hóa Lộc, hoặc có Lộc tồn đồng độ, nếu không, sẽ vì tiền bạc mà bị đố kị, dẫn tới xảy ra thị phi; hoặc tiền bạc của Thiên lương thuần túy nhờ vào việc hóa giải khó khăn của người khác mà có, vì vậy Thiên lương thích hợp với những nghề có sắc thái giải nạn cho người, cởi bỏ khúc mắc cho người, xóa tan phiền toái cho người. Cùng là Thiên lương Hóa Lộc, đối với bác sỹ thầy thuốc, thì Thiên lương là sao hóa Cát, còn đối với thương nhân, thì Thiên lương là sao hóa Hung, bởi vì xóa tan phiền toái cho bệnh nhân là chức trách của bác sỹ và thầy thuốc; còn đối với thương nhân thì phải trải qua khó khăn mới kiếm được tiền.

Nhưng bất kể như thế nào, Thiên lương mà có sao Lộc, tất sẽ khơi động một tính chất mạnh mẽ nào đó thuộc về bản chất của nó. Ví như hệ “Thiên lương Thiên đồng” vốn chủ về mệnh tạo có phong cách đặc biệt, nhưng gặp sao Lộc thì trở thành “buông xuôi theo dòng nước”.

Nhưng bất kể như thế nào, trong tổ hợp “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, đối với Thiên lương ắt có tính “cô kị”, gặp tứ sát Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, thì tính “cô kị” càng nặng, cần phải có Văn xương, Văn khúc hội hợp, mới có thể điều hòa. Nếu Thiên lương đi với các sao Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, có thêm Hóa Kị, thì tai nạn càng thêm nặng. Cổ nhân nói “Thiên lương, Thiên đồng, Thiên cơ, Thái âm” ở Dần hoặc ở Thân, chủ về cuộc đời lợi về nghề nghiệp, thông minh” (Lương Đồng Cơ Nguyệt Dần Thân vị, nhất sinh lợi nghiệp thông minh), nói “lợi nghiệp thông minh”, nhưng tính “cô kị” vẫn là chuyện tất nhiên. Ngoại trừ tứ sát ra, Thiên lương còn không ưa gặp Thiên mã, Địa không, Địa kiếp.

Thiên lương vốn có sắc thái hành động một mình, gặp Thiên mã sẽ biến thành “ngựa không cương”, dụng ý ngựa không có chủ là ngựa đi hoang, chủ về phóng đãng. Cổ nhân nói “Thiên lương Thiên mã ở hãm địa, chủ về trôi dạt, không còn nghi gì” (Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi). Phàm Địa không hay Địa kiếp ở cung Mệnh, vốn đã có sắc thái cuồng ngạo, không kềm chế, lạnh nhạt không chịu hòa hợp với người khác, lý tưởng chủ nghĩa xuông. Nếu Thiên lương đồng độ với một trong hai sát tinh này, thì tư tưởng của mệnh tạo càng trở nên khó hiểu.

Thiên lương đồng độ cùng với Thiên hình, làm mạnh thêm tính nguyên tắc của Thiên lương, có thể biến thành lòng dạ như sắt thép, nên nói gặp người Thiên lương không dễ thỏa hiệp. Nếu lại gặp Kình dương, thì tính càng thêm “cô độc”. Khẩu quyết của phái Trung Châu là “Thiên lương gặp Thiên hình, người này giống như Bao Chửng mặt sắt” (Thiên lương Thiên hình, kỳ nhân thiết diện Bao Chửng), truyền thừa này ví với “thiết diện vô tư” Bao Chửng đời Tống, con người không sợ quyền quý, rất sùng thượng pháp trị. Trường hợp ở Ngọ Mùi thì càng nặng.

Thiên lương là “hình tinh”, cho nên không thích đồng độ với Kình dương, Thiên hình, ba sao đều là “hình tinh”, bất luận ở một cung nào trong 12 cung, đều chủ về bất lợi, không bị bệnh thì cũng bị ngoại thương, hoặc thị phi kiện tụng.

Thiên lương không nên gặp các sao có tính chất hiếu động, trôi nổi. Đây là đặc điểm thứ nhất, nên cổ nhân có thuyết “Thiên lương Thiên mã hãm địa, nhất định sẽ trôi nổi vô định”, “Thiên lương, Thái âm chủ về nữ dâm bần”, “Thiên lương ở Dậu, Thái âm ở Tị, là khách phiêu bồng”. Thiên lương rất kị gặp Kình dương và Đà la. Đây là đặc điểm thứ hai, nên cổ nhân có thuyết “Thiên lương hãm địa gặp Kình dương Đà la, chủ về bại hoại phong tục”. Câu hỏi được nêu ra, Thiên lương đã làm những gì để phong tục bị bại hoại !

3. Vị trí an tại các cung

Thiên lương ưa ở cung miếu vượng, được các sao Phụ Tá đến chầu, vì vậy Thiên lương không ưa ở ba nơi Tị, Thân, Hợi, ở Dậu cũng bị chê bình thường. Nói các sao Phụ Tá, tức là chỉ Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Lộc tồn, Thiên mã, kế đến là tạp diệu Tam thai, Bát tọa, Long trì, Phượng các, Ân quang, Thiên quý, Thiên quan, Thiên phúc. Đây là đặc điểm thứ ba, nên cổ nhân có thuyết “Thiên lương thừa vượng nhập miếu, có Tả Hữu Xương Khúc hội hợp, chủ về làm quan văn lẫn quan võ”.

Lưu diệu của đại vận hay lưu niên, cũng có ảnh hưởng đối với Thiên lương. Thiên lương ưa gặp hai lưu diệu Thanh long và Tấu thư, gặp nó đều chủ về có chuyện vui về văn thư. Nhưng “văn thư” ở đây khác với “văn thư” của Văn xương Văn khúc. “Văn thư” của Văn xương Văn khúc, có thể chỉ là trái phiếu, chi phiếu, cổ phiếu; còn Thiên lương gặp “văn thư” của Thanh long, Tấu thư, là chỉ công văn của nhà nước hay của công ty, tập đoàn lớn. Thông thường, phần nhiều chỉ việc được thăng chức, hoặc được phong danh hàm, học hàm.

Thiên lương gặp Cát tinh thì hành động một mình, gặp Hung tinh thì tính tình cô độc, bất kể là cát hung đều có lợi về nghiên cứu học thuật. Cổ nhân nói “Thiên lương, Thiên đồng, Thiên cơ, Thái âm ở Dần Thân, chủ về một đời lợi nghiệp, thông minh”, đây là phát huy tính chất hiếu động, trôi nổi và cơ trí, lại còn thêm “cô khắc và hình kị”, nếu hậu thiên có tu dưỡng, biến tính cách hiếu động, trôi nổi thành linh động, mệnh tạo có thể trở thành nhân tài trong giới học thuật.

Thiên lương tương hội với Cát tinh, ở các cung Phu thê, Huynh đệ, Phụ mẫu, Giao hữu, sẽ thành cát, phát huy tác dụng của “ấm tinh” (sao che chở), chủ về được quý nhân nâng đỡ, trợ giúp, đề bạt. Song nếu thấy sát diệu Hóa Kị thì lại biến thành hình khắc. Lúc Thiên lương không cát lợi, tính cố chấp sẽ rất nặng, không chịu tin phục người khác, không dễ thỏa hiệp ngay cả với người thân bố mẹ, vợ con.

Thiên lương chủ về cô độc, tương hội sát diệu Hóa Kị ở cung Mệnh hoặc ở cung Phúc đức, chủ về quan hệ với người thân không lợi, nhất là không lợi cho nữ mệnh, không vô duyên với chồng thì cũng thiếu duyên phận với con cái.

(Sưu tầm)

Có thể bạn quan tâm|: Dịch vụ xem Tử Vi

Xem thêm tại: Sao Thái âm ở các vị trí khác nhau

Thông tin cập nhật đầu đủ tài Fanpage: Tử Vi Hiện Đại

Bình luận