Tam Ban Xảo Quái & Tam ban quái & Thất tinh đả kiếp

26/08/2020 796

Bài viết Tam Ban Xảo Quái & Tam ban quái & Thất tinh đả kiếp. Mời các bạn đọc tham khảo.

Trong những cách cục có thể giúp cho trạch vận của căn nhà được lâu dài, bền bỉ thì ngoài cách “Hợp Thập” còn có những cách cục “Tam ban quái”.

Nói “Tam ban quái” là vì trong toàn trạch bàn, các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung hoặc là nối liền nhau thành 1 chuỗi như 1-2-3, 2-3-4, 3-4-5, 4-5-6, 5-6-7, 6-7-8, 7-8-9, 8-9-1, 9-1-2, hoặc là tạo thành những chuỗi số cách đều nhau 3 số như 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Cách có những chuỗi số nối liền nhau được gọi là “Tam ban quái”, còn cách có những chuỗi số cách đều nhau 3 số được gọi là “Phụ mẫu Tam ban quái”.

Trong “Phụ mẫu Tam ban quái” còn được chia ra làm 2 loại là “Thất tinh đả kiếp” và “Tam ban Xảo quái”. Riêng trong mục này chỉ xin bàn qua “Tam ban Xảo quái” mà thôi.

Gọi là “Tam ban Xảo quái” là vì đây là trường hợp “Tam ban quái” kỳ diệu và hiếm có nhất, và do đó cũng là cách cục quý giá và tốt đẹp nhất trong mọi cách cục của Huyền không Phi tinh. Nó chỉ xuất hiện khi các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung kết hợp thành 1 trong 3 cặp số: 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Điều kiện tiên quyết là tất cả các cung phải có 1 trong 3 cặp số này, tức là toàn bàn đắc Tam ban quái thì mới được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”.

Thí dụ: nhà tọa THÂN hướng DẦN (tức hướng 60 độ), nhập trạch trong vận 8.

Nếu lập trạch vận thì ta thấy tất cả các cung đều có 1 trong 3 cặp số 1-4-7, 2-5-8 hay 3-6-9, cho nên căn nhà này toàn bàn là cuộc Tam ban quái, và được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”.

Vì cách cục như trên là rất hiếm, nên trong tổng số 1944 cách cục của Phi tinh thì chỉ có 16 cách là hội đủ điều kiện của “Tam ban Xảo quái” như sau:

– Nhà tọa CẤN hướng KHÔN: trong các vận 2, 5 và 8.

– Nhà tọa KHÔN hướng CẤN: trong các vận 2, 5 và 8.

– Nhà tọa DẦN hướng THÂN: trong các vận 2, 5 và 8.

– Nhà tọa THÂN hướng DẦN: trong các vận 2, 5 và 8.

– Nhà tọa SỬU hướng MÙI: trong các vận 4 và 6.

– Nhà tọa MÙI hướng SỬU: trong các vận 4 và 6.

Đối với Huyền không Phi tinh, những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” được coi là kỳ diệu, vì chẳng những là mỗi con số được cách nhau 3 số, “giống như 1 chuỗi ngọc đính liền nhau, (thuận hay nghịch đều cách 3), hoàn toàn tự nhiên, không chút gượng ép” như Trạch vận Tân án đã nói, mà còn vì trong 3 cặp số đó, mỗi cặp đều có 1 số tiêu biểu cho Thượng Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên. Như 1-4-7 thì 1 là số của Thượng nguyên, 4 là số của Trung nguyên, 7 là số của Hạ nguyên. Với cặp 2-5-8 thì 2 là số của Thượng nguyên, 5 là số của trung nguyên, 8 là số của Hạ nguyên. Với cặp 3-6-9 thì 3 là số của Thượng nguyên, 6 là số của Trung nguyên, 9 là số của Hạ nguyên. Các số 1-4-7 lại đều là những số khởi đầu của Tam nguyên, 2-5-8 đều là những số giữa, 3-6-9 đều là những số cuối, nên vừa có thể làm cho tương thông (hay thông khí) hết cả 3 Nguyên, lại vừa không bị rối loạn hoặc pha tạp. Những cặp số có thể làm thông khí cả Tam Nguyên há không phải là lâu dài hay sao? Lại không bị rối loạn hoặc pha tạp, há không phải là quý khí hay sao? Cho nên những nhà đắc được cuộc “Tam ban Xảo quái” chẳng những vận khí sẽ rất lâu dài trong suốt Tam Nguyên Cửu Vận, mà vì còn đắc quý khí, nên nếu biết cách xử dụng thì dòng họ đời đời sẽ phú quý, danh gia vọng tộc. Nếu không biết cách xử dụng thì cũng chỉ bình thường, thậm chí có thể mang lấy nhiều tai họa tùy theo từng trường hợp.

Những trường hợp Tam Ban Quái phát sinh tai họa

Tuy một số nhà đắc cách “Tam ban Xảo quái” chẵng những đã không gặp được điều gì tốt lành, lại bị nhiều tai họa liên tiếp xảy ra, hại người tốn của… là do những nguyên nhân sau đây:

1) Nhà thường chỉ có cửa trước, chứ không có cửa sau. Lý do là vì những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” hầu như bao giờ cũng gặp trường hợp “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, vượng tinh của Hướng sẽ tới phía sau nhà, còn vượng tinh của Sơn sẽ tới phía trước. Nếu phía sau nhà không có cửa hoặc hồ tắm… thì vượng tinh của Hướng đã bị “Thượng Sơn”, nên tài lộc sẽ gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Nếu như phía trước nhà đã có cửa mà còn trống, thoáng, thì vượng tinh của Sơn đã bị “Hạ thủy”, chủ phá bại về nhân đinh. Đó là chưa kể trong 16 cách cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” thì đa số lại còn bị Phản-Phục Ngâm, nên làm sao tránh được tai họa? Cho nên tối thiểu là nhà phải có cổng, cửa, hay thủy tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh, dùng cách “Nhất chính đương quyền” để hóa giải những cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy” và Phản-Phục ngâm thì mới có thể tránh được tai họa (nên nhớ là cách “Thượng Sơn, Hạ Thủy” của Phi tinh chỉ là về hình thức, tức là vì Hướng tinh chiếu tới phía sau nhà, nên trên danh nghĩa thì nó đã bị “lên núi” tức “Thượng Sơn”. Nhưng nếu phía sau nhà có thủy hoặc cửa ra vào thì nó đã “gặp nước”, nên biến thành cách “Đáo Hướng”, chứ không còn là cách “Thượng Sơn” nữa. Tương tự với Sơn tinh tới hướng trên danh nghĩa là “Hạ Thủy”, nhưng nếu phía trước có núi hay nhà cao thì Sơn tinh đã “gặp núi”, nên lại biến thành cuộc “Đáo Sơn”. Còn về Phản-Phục ngâm thì chúng chỉ gây tai họa trong trường hợp là khí suy, tử mà thôi. Nên nếu phương có vượng khí mà có cửa hoặc sông hồ… thì cái họa do Phản-Phục ngâm cũng không còn nữa).

2) Phía sau nhà đã không có cửa, lại còn có núi cao hay nhà cao. Phía trước nhà đã có cửa, lại còn thêm trống, thoáng thì tai họa càng nặng.

3) Nếu đã phạm các điều ở trên, mà hướng nhà lại kiêm nhiều, vị trí cửa, bếp, bàn thờ… còn phạm Không vong thì tai họa càng nghiêm trọng.

4) Phía sau nhà đã không có cửa hay thủy, còn cửa trước tuy không nằm ngay đầu hướng, nhưng lại nằm trong 1 khu vực làm tiết thoát nguyên khí của hướng tinh nơi đầu hướng (tức Hướng tinh ở hướng phải sinh cho Hướng tinh nơi cửa) thì cũng gặp nhiều tai họa.

5)Những nhà tuy phía sau có cửa, nhưng lại bị nhà hàng xóm cao hoặc áp sát, phía trước tuy không có cửa, nhưng có sân trống hay thủy… thì cũng vẫn là cách cục phá bại và gặp nhiều tai họa.

Gần đây, có 1 số nhà Phong thủy lại cho rằng những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cần phải vuông vức, để tất cả các cung của Bát quái đều nằm gọn trong căn nhà và chiếm 1 phần bằng nhau, chứ không thể có cung nào bị lọt ra ngoài nhà hay chiếm 1 phần quá ít so với những cung khác!!! Họ cho rằng chỉ có những nhà như thế mới phát phúc, lộc, còn những nhà không vuông vức thì sẽ gặp nhiều tai họa. Tuy nhiên, nếu gặn hỏi lý do thì họ thường chỉ trả lời được rằng nếu các cung không đồng đều, hay có 1, 2 cung lọt ra ngoài cửu cung thì Tam ban quái sẽ không đầy đủ, nên khí sẽ “không thông” mà gây ra tai họa. Nhưng thật ra nếu xét kỹ “tiêu chuẩn” này thì có thể nhận thấy là ngay chính họ cũng không biết lý do tại sao những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” mà cũng vẫn bị họa, nên mới đưa ra “tiêu chuẩn” nhà cần vuông vức. Và vì không tìm được lý do giải thích, cho nên họ mới xoay sang “kết hợp” đủ mọi lý thuyết khác để tìm câu giải đáp như sau:

– Về hình cục loan đầu: thì những gì vuông vức đều được coi là tốt đẹp, làm cho khí lưu thông điều hòa, còn những gì méo mó, lệch lạc đều bị coi là xấu, là làm cho khí bị bế tắc hoặc trì trệ, thiên lệch… mà làm hỏng cuộc “Tam ban Xảo quái”.

– Về vận khí: hầu hết các cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” đều xuất hiện trong các vận 2, 5, 8 tức là Thỗ vận, nên nếu nhà vuông vức thì tướng nhà sẽ hợp với nguyên vận (hình vuông thuộc Thổ) mà làm cho tốt đẹp.

– Về phương vị: vì chỉ có những nhà nằm trong tọa hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN (tức trục ĐÔNG BẮC –TRUNG CUNG – TÂY NAM) là đắc “Tam ban Xảo quái”, mà Ngũ hành của trục này đều thuộc Thổ, cho nên hình dáng của căn nhà mới “cần” vuông vức để hợp với Ngũ hành của tọa-hướng và trung cung mà giúp cho thông khí hoặc tăng thêm cái tốt, chế hóa được cái xấu…

Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều nhà đắc “Tam ban Xảo quái”, lại vuông vức nhưng vẫn gặp tai họa như 1 số trường hợp dưới đây:

– Trường hợp 1: nhà tọa SỬU hướng MÙI (210 độ), nhập trạch trong vận 6 (1965). Nhà hình chữ nhật, chiều dài của mặt tiền là 9m, chiều sâu 4m 5, có cửa trước tại khu vực phía TÂY NAM, cửa hông tại khu vực phía TÂY. Phía sau không có cửa, chỉ có nhà hàng xóm áp sát ngay sau tường.

Nếu lập tinh bàn thì thấy có vượng khí Lục bạch của Hướng tinh tới phía sau, cửa trước có hướng tinh Cửu Tử, cửa hông có Hướng tinh Ngũ Hoàng. Sau khi vào ở được 2 năm thì người ông nội mất, sau đó 8 năm thì người cha mất (lúc đó mới có 49 tuổi). Về kinh tế thì gia cảnh ngày 1 túng thiếu, trong nhà luôn có người bệnh hoạn.

– Trường hơp 2 (trong Trạch vận Tân án, trang 412): nhà tọa MÙI hướng SỬU kiêm KHÔN-CẤN 3 độ (tức hướng 33 độ), nhập trạch năm CANH NGỌ (1930, tức thuộc vận 4). Trong sách không nói kích thước bao nhiêu, nhưng theo hình vẽ thì nhà hình vuông. Phía sau không có cửa, ở hướng cũng không có cửa, chỉ có 1 cửa duy nhất nằm tại phương KHẢM để ra, vào mà thôi.

Nếu lập tinh bàn thì thấy vượng khí của Hướng tinh tới phía sau, phía trước có hướng tinh Nhất bạch, nơi cửa ra vào có Hướng tinh Tam bích. Nhà này sau khi vào ở làm ăn thất bại, hao tài tốn của, xung đột với khách hàng, lại còn bị thầy Phong thủy tiên đoán “sẽ có giặc cướp đến quấy nhiễu, hoặc bị kẻ xấu vu khống khiến phải hao tổn nhiều tiền của”, nên khuyên 1 là làm cửa và đường đi thông phía sau, 2 là “tìm ngay 1 căn nhà khác để thuê và chuyển đến sẽ tránh được tổn thất”.

– Trường hợp 3 (cũng trong Trạch vận Tân án, trang 202): nhà của 1 đại phú gia, xây dựng vào vận 2, tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng TÂY NAM – 225 độ). Đây là 1 dinh thự “có quy mô hùng tráng, trông như lâu đài vua chúa”. Nhà có cổng, cửa ra vào tại khu vực phía NAM, phía sau (tức khu vực ĐÔNG BẮC) có biển mênh mông.

Nếu lập tinh bàn thì sẽ thấy phía ĐÔNG BẮC đắc vượng khí Nhị Hắc, phía NAM đắc sinh khí Tam bích, nên tuy trong sách không vẽ hình dáng ra sao, nhưng trong vận 2, vượng khí chiếu đến phía ĐÔNG BẮC, mà nơi này có đại thủy mênh mông, nên “phát đạt vô hạn, tiến triển mạnh mẽ, có thể nói là nhà phát phúc duy nhất trên quần đảo”. Qua vận 3, hướng tinh Nhị Hắc tuy đã biến thành thoái khí, nhưng cửa khẩu nơi phía NAM lại đón được vượng khí, nên “vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng như vận trước”. Cuối vận 3, vượng khí đã hết, công việc làm ăn gặp thất bại nặng, sự nghiệp trong phút chốc ra tro, chủ nhân đau buồn mà chết. Nhìn vào trạch vận này, Thẩm điệt Dân tiên sinh (tức con trai của Thẩm trúc Nhưng) đã từng nhận định:”Toàn bộ cục diện này hợp thành Tam ban quái, nên vận 2 đại vượng, vận 3 vẫn có lợi. Nhưng khi sắp sang vận 4 thì sẽ thất bại nặng, chỉ e còn có tai họa khác đáng sợ hơn”.

Qua 3 trường hợp trên, ta thấy ngay cả đối với những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” thì họa, phúc vẫn là do cổng, cửa hay những phương vị có sơn-thủy… quyết định, chứ không phải là do nơi hình dạng của căn nhà có vuông vức hay không. Ngay cả trong trường hợp 3 tuy không biết hình dạng căn nhà như thế nào, nhưng nếu nó thiên lệch thì tại sao trong vận 2 và 3 vẫn vượng phát, cực thịnh 1 thời? Còn nếu nó vuông vức thì tại sao khi sắp qua vận 4 cơ nghiệp lại hóa thành tro, bụi? Cho nên nguyên do tạo ra họa, phúc cũng vẫn là cổng, cửa và những phương vị có Son, Thủy… mà thôi. Ngoài ra, có 1 vài trường hợp nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cũng đòi hỏi nhà cần vuông vức, nhưng là để thỏa mãn những yếu tố khác, chứ hoàn toàn không liên quan gì tới cách cục này cả. Sau cùng, tuy trong lý thuyết thường nói những nhà hay mộ đắc cách này đều sẽ được “thông khí” và phát suốt Tam Nguyên Cửu Vận, nhưng thật ra muốn đạt được sự “thông khí” thì cần phải thỏa mãn 1 số điều kiện cần thiết thì phúc lộc mới được trường cửu, lâu dài.

.

Tam ban quái & Thất tinh đả kiếp

Các bộ số (1-4-7); (2-5-8); (3-6-9) được gọi là bộ số của quẻ tam ban.

Phép dùng Tam ban quái và Thất tinh đả kiếp (đả kiếp là cướp đoạt khí của tương lai) là phép dùng quẻ Tam ban để cướp đoạt khí của tương lai như Thượng nguyên thì cướp đoạt khí của Trung nguyên, Trung nguyên thì cướp đoạt khí của Hạ nguyên…

Có 3 loại tam ban quái:

1)_ Tam ban quái liên châu.

2)_ Tam ban xảo quái.

3)_ Phụ mẫu tam ban quái. Trong đó lại chia làm hai loại:

a_ Ly cung đả kiếp (đả kiếp thật)

b_ Khảm cung giả kiếp (đả kiếp giả)

Tam ban quái liên châu

Liên châu tam ban quái được cho là quý trong các cuộc đặt biệt và có thể đem tới nhiều điều tốt cho chủ nhà ( dĩ nhiên là loan đầu phải phù hợp ). Có người lại cho rằng Tam ban quái liên châu chỉ tốt được vài năm đầu, sau đó là suy bại. Đó là họ chưa biết cách kích hoạt cho thông khí mà thôi.

Liên Châu Tam Ban Quái là cuộc bao gồm 9 cung mổi cung đều có sơn tinh, vận tinh, và hướng tinh liền nhau. 3 sao liền nhau , tức là 3 sao đều là (1-2-3) hoặc (2-3-4) hoặc (3-4-5) hoặc (4-5-6) hoặc (5-6-7) hoặc (6-7-8) hoặc (7-8-9) hoặc (8-9-1)

Thí dụ:

Tam ban xảo quái

Tam ban xảo quái là trong mổi cung đều xuất hiện một trong các bộ số tam ban (1-4-7); (2-5-8); (3-6-9)

Thí dụ:

Cũng gần giống như các cuộc thiên tâm thập đạo. Các cuộc Tam ban quái liên châu và Tam ban xảo quái tuy có thể phạm vào cuộc “thướng sơn há thuỷ”, nhưng chỉ cần một cung hướng vượng và một cung sơn vượng thì toàn bàn đều vượng (dĩ nhiên vẫn cần có cửa để thu nhận khí ờ các cung vượng này). Còn nếu không được cung nào vượng thì thật là nguy hiểm, vì lúc đó khí bị cướp đi hết mà sinh ra tai hoạ khó lường

Phụ mẫu tam ban quái

Còn gọi là THẤT TINH ĐẢ KIẾP. Khi các hướng tinh thuộc bộ số tam ban: (1-4-7); (2-5-8); (3-6-9) phân bổ vào các cung lần lượt là LY-CHẤN- CÀN và KHẢM –ĐOÀI-TỐN kết hợp với cặp song tinh là vượng tinh ở đầu hướng thì đây là phép thất tinh đả kiếp.

Điều cần biết là vị trí của các số trong mỗi nhóm cung định chiều quay của khí trong nhóm này, chẳng hạn như các sao Hướng của nhóm Khảm là Đoài, Khảm và Tốn có số hướng tinh xắp theo thứ tự là (1,4, 7) cho biết chiều quay của khí trong nhóm này là theo chiều kim đồng hồ. Chiều quay của khí trong nhóm Ly phải theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Hai chiều khí này phải ngược với nhau để có thể được coi là đồng liệt. Như vậy trường hợp trên đây được coi như có 2 bộ số tam ban .

Thí dụ 1:

Thí dụ 2:

Song tinh đáo hướng ở một trong các cung: LY-CHẤN-CÀN thì đây là LY cung đả kiếp (phép đả kiếp thật)

_ Song tinh đáo hướng ở một trong các cung: KHẢM-ĐOÀI-TỐN thì đây là KHẢM cung giả kiếp (phép đả kiếp giả)

Sau đây là một vài loại Thất Tinh Đả Kiếp khác:

• Các sao Tọa và Hướng của các cung tọa và hướng hợp thành 2 cặp số của Thất Tinh Đả cuộc hợp thành quẻ Tam ban tức là Vận, Tọa và Hướng của mổi cung hợp nhau lại thành Tam ban quái. Trường hợp này không cần điều kiện song tinh đáo hướng. Thí dụ: Vận 2, sơn Cấn hướng Khôn.

Kiếp.

• Các sao Tọa và Hướng của mổi cặp cung tọa và hướng có các số cung hợp với nhau thành

một cặp số sinh thành của Hà đồ như là (1, 6), (2, 7), (3, 8) và (4, 9). Cả 4 sao của các cặp

cung này hợp lại thành 2 cặp số Thất Tinh Đả Kiếp như thí dụ trên.

• Cả 4 sao Tọa và hướng của mổi cặp cung đối xứng nhau qua Trung-cung hợp nhau thành 2

cặp số Thất Tinh Đả Kiếp.

Ngoài ra còn có trường hợp Toàn bàn Thất Tinh Đả Kiếp mà người ta còn gọi là Tam-Ban Xảo quái (đã khảo sát ở phần trên).

Điều quan trọng cần chú ý là các phép MƯỢN KHÍ làm khí trong nhà được đưa lên rất cao nên có thể đưa tất cả các điều tốt xấu lên cao độ khiến cho rất thịnh vượng hoặc rất suy bại tùy theo tình trạng phong-thủy tốt xấu. Như vậy, khi Ngũ-hành của sao và cung kỵ nhau, kỵ thủy và kỵ sơn, ta vẫn phải tìm cách giải cho thỏa đáng để triệt tiêu cho bằng hết tất cả chuyện xấu.

Trong phép THẤT TINH ĐẢ KIẾP thì những điều kiện sau đây cũng cần có:

1)_ Hướng tinh hoặc sơn tinh là sinh vượng khí cần được đắc cách

2)_ Ngũ-hành trong các cung đều phải sửa đổi cho tốt.

3)_ Kỵ Sơn và thủy cũng cần phải giải quyết cho thỏa đáng ở các nơi cần thiết.

4)_ Hình thế bên ngoài phải không kỵ hay được an bày để không kỵ.

5)_ Không bị Tù tức là vượng tinh của hướng không được nằm trong Trung-cung (trường hợp tam ban xảo quái và các trường hợp khác)

Hậu quả có thể vô cùng tai hại nếu các điều kiện trên không đuợc toàn chỉnh.

Bàn về quẻ Tam ban.

Quẻ nối liền nhau được hình thành trên cơ sở hai cung Sơn và hướng hợp thành 10 gọi là quẻ Tam ban.Hai cung cùng nhau sinh thành như Nhất và Lục , Nhị và Thất , Tam và Bát, Tứ và Cửu, Ngũ và Thập là các số Thiên tiên bát quái sinh thành. Hai cung cùng nhau hợp thành 10 như Khảm nhất – Ly cửu; Khôn nhị – Cấn bát;Chất Tam – Đoài thất ; Tốn tứ – Càn lục; là các cung đối nhau của Hậu thiên bát quái. Các cung hợp nhau thành 10 tức là 2 khí thông nhau. Trên cơ sở này sinh ra 2 quẻ là loại quẻ ” Tam ban liền số ” và một loại quẻ ” Tam ban phụ mẫu “.

* Quẻ Tam ban liền số có 9 loại : 1-2-3; 2-3-4; 3-4-5; 4-5-6; 5-6-7; 6-7-8; 7-8-9; 8-9-1; 9-1-2.

Các loại quẻ Tam ban này thích hợp dùng với hai loại Linh thần và Chính thần. 

Thí dụ: Vận 1, sơn Tý hướng Ngọ. Vì là vận 1 nên Chính thần ở tại cung Khảm 1 còn Linh thần ở tại cung đối chiếu qua Trung-cung là cung Ly 9. Nơi cung tọa là cung Khảm (Tý nằm trong cung Khảm) có phi tinh của Tọa và Hướng là 2 (Nhị-hắc) và 9 (Cửu-tử) trong khi ở cung hướng là cung Ly (Ngọ nằm trong cung Ly) có phi tinh là 1 (Nhất-bạch) và 1 (Nhất-bạch). Bốn phi tinh ở 2 cung tọa và hướng hợp thành quẻ Tam ban quái là Cửu Nhất Nhị (9, 1, 2). Quẻ Tam ban này có thể thông khí 3 vận Cửu, Nhất và Nhị. Một vận vượng thì 2 vận kia đều vượng. 

* Quẻ Tam ban phụ mẫu như : 1-4-7 ; 2-5-8 ; 3-6-9 ; Các loại quẻ Tam ban này lấy sự sinh thành của Sơn và Hướng làm cơ sở , bao hàm hợp thành 10 trong đó. Phụ mẩu Tam ban quái là các bộ 3 số cách khoảng nhau là 3: Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát hay Tam Lục Cửu. Khi các cung Ly với Càn Chấn, Khảm với Tốn Ðoài đều có Phụ mẫu Tam ban quái tới thì gọi là đồng liệt. Như Hướng ở cung Ly có Nhất-bạch, ở cung Càn có Tứ-lục và ở cung Chấn có Thất-xích chứ không phải ở mổi cung Ly, Càn, Chấn đều phải có Vận, Tọa và Hướng tạo thành Phụ mẫu Tam ban quái làm thông khí trong cả Tam Nguyên Cửu Vận. Loại quẻ này lấy hợp số sinh thành của tọa và hướng của các cung Ly và Khảm làm cơ sở. Như Nhất Tứ Thất là khí của vận 1, 4 và 7 thông nhau nên đương vận có thể rút mượn khí của 2 vận kia để dùng trước… 

Sau đây là giảng giải rỏ hơn về Phụ mẫu Tam ban quái: 

Cung Càn là Thiên-môn, cung Tốn là Ðịa-hộ là 2 cung quan trọng trong phép đả kiếp. Trong trường hợp vượng tinh đáo hướng: 

a) Phi tinh ở cung Càn và cung Ly tương hợp với cung Chấn thành Phụ mẫu Tam ban quái gọi là chân đả kiếp. Tức là chân hợp thì tự phát vì lệnh tinh ở đầu hướng. 

b) Phi tinh ở cung Tốn và cung Khảm tương hợp với cung Ðoài thành Phụ mẫu Tam ban quái gọi là giả đả kiếp. Tức là giả hợp. 

Số ở Trung-cung là số sinh (còn gọi là số lập cực), trong khi số thành là: 

a) số ở cung Khảm trong các vận 1, 2, 3, 4 và 

b) số ở cung Ly trong các vận 6, 7, 8, 9. 

Hợp số sinh thành là số sinh hợp với số thành tạo thành một trong các cặp sau đây: 

a) Nhất Lục (cùng họ), 

b) Nhị Thất (đồng đạo), 

c) Tam Bát (bạn bè), 

d) Tứ Cửu (bằng hửu), 

Ðây còn gọi là các cặp số đồng một khí vì là “cùng họ” hoặc “đồng đạo” hoặc “bạn bè” hoặc “bằng hửu” nên hợp nhau. Các cặp số này là các cặp số sao của các chòm sao của 4 hướng của Hà-đồ. 

Sau đây là những phân tích từ thấp đến cao về phép này: 

1. Bất cứ ở vận nào, số của Vận ở Trung-cung đều hợp với cung Ly hay cung Khảm thành cặp số có cùng một khí vì Vận-bàn được bày bố theo chiều thuận của Lường-Thiên-Xích. Cho nên số sinh thành của tiên thiên bát quái là số của Trung cung hợp với cung Khảm hoặc với cung Ly. 

2. Nếu số ở Hướng (hay Tọa) của Trung-cung có thể hợp với số ở Hướng (hay Tọa) của cung Ly và Tọa (hay Hướng) ở Trung-cung có thể hợp với Tọa (hay Hướng) của cung Khảm cùng một lúc thì 3 cung hợp thành số của Tiên-thiên Bát-quái. Như vậy tọa và hướng cùng thông khí với Trung-cung. Trường hợp tổng số của Hướng (hay Tọa) ở cung hướng, cung tọa hay Trung-cung là 10 (hợp thập) cũng được coi là thông khí giửa các cung này. 

3. Khí của quẻ trước, giửa và sau liên thông nhau sẻ xuất hiện sự liên thông khí của Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên nên các nguyên đều dùng được. Như những cuộc mà ở cung hướng có các sao ở Tọa và Hướng là Nhất + Nhất có thể dùng để thông khí của vận 4 và 7, tức là hợp thành quẻ Tam ban Nhất Tứ Thất. Nhị + Nhị có thể dùng để thông khí của các vận 5 và 8 tức là hợp thành quẻ Tam ban Nhị Ngủ Bát… 

4. Muốn biết ba loại quẻ Phụ Mẫu Tam ban là Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát, Tam Lục Cửu xuất hiện ở các cung vị nào thì phải xem cung có song tinh đáo hướng. Nếu song tinh đáo hướng xuất hiện ở cung Ly 9 tức là Cửu, là vận 9 Hạ-nguyên nên nguyên và vận mà nó đối ứng là vận 3 Thượng-nguyên (cung Chấn) và vận 6 Trung-nguyên (cung Càn). Tức là Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Chấn Càn Ly. Như vậy: 

a. Khảm 1 hay Tốn 4 hay Ðoài 7 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Khảm Tốn Ðoài. Còn gọi là Khảm cung đả kiếp. 

b. Khôn 2 hay Trung-cung 5 hay Cấn 8 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Khôn Trung-cung Cấn. Còn gọi là Khôn Cấn đả kiếp hay Tam-ban xảo quái. 

c. Chấn 3 hay Càn 6 hay Ly 9 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Chấn Càn Ly. Còn gọi là Ly cung đả kiếp. 

Ngoài ra còn có trường hợp toàn cuộc hợp thành quẻ Phụ Mẫu Tam ban tức là Vận, Tọa và Hướng của mổi cung hợp nhau lại thành Phụ Mẫu Tam ban quái. Trường hợp này không cần điều kiện song tinh đáo hướng. Thí dụ: Vận 2, sơn Cấn hướng Khôn. 

5. Trong cách tuyễn chọn hướng thì sau đây là các cách tuyễn chọn có công dụng tốt từ cao xuống thấp: 

a) Phụ Mẫu Tam-ban xảo quái: có thể thông khí cả 3 nguyên nên có được tốt lành lâu đời, phồn vinh, hưng thịnh mà không bị giới hạn Thướng Sơn Há Thủy. Nếu có thể đảo ngược cách kỵ long thì càng tuyệt diệu. 

b) Toàn cuộc hợp thập. 

c) Phụ Mẫu Ly cung đả kiếp. 

d) Vượng sơn vượng hướng (Ðáo sơn đáo hướng) có 2 cung Thành-môn. 

e) Vượng sơn vượng hướng. 

f) Phụ Mẫu Khảm cung đả kiếp. 

g) 2 cung Thành-môn. 

I/ Từ vận 1 đến vận 9 , bất cứ sao nào nhập vào trung cung đều hình thành với Khảm hoặc Ly một số sinh thành Tiên thiên bát quái . Nhất nhập trung cung hợp với Khảm thành Nhất – Lục, Nhị nhập trung cung hợp với Khảm thành Nhị – Thất , Tam nhập trung cung hợp với Khảm thành Tam – Bát, Tứ nhập trung cung hợp với Khảm thành Tứ – Cửu , Lục nhập trung cung hợp với Ly thành Lục – Nhất Thất nhập trung cung hợp với Ly thành Thất – Nhị , Bát nhập trung cung hợp với Ly thành Bát – Tam , Cửu nhập trung cung hợp với Ly thành Cửu – Tứ. Do vậy số sinh thành của Thiên tiên bát quái phải là cung chính giữa với cung Khảm hoặc cung chính giữa với cung Ly cùng hợp với nhau. 

II/ Nếu cung chính giữa hợp với cung Khảm lại hợp với cung Ly , 3 cung hợp lại thành số Tiên thiên bát quái thì Sơn và Hướng nhất quán với khí quẻ của trung cung , cùng thông Khí trước sau. .

III/ Sự liên thông Khí của quẻ trước, quẻ giữa và quẻ sau sẽ xuất hiện việc liên thông Khí của Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên , do đó các Nguyên đều dùng được. 

IV/ Ba loại quẻ Tam ban 1-4-7; 2-5-8, 3-6-9 gọi là quẻ Tam ban xảo số. Ba sao nói trên ( 1-4-7; 2-5-8, 3-6-9 ) đóng cùng một cung giống như một chuỗi ngọc đính liền nhau nên người ta gọi là ” Tam châu liên thành cách ” , tạo thành cách tốt đẹp , rực rợ. 

Trong trạch bàn mà cung nào tam thông như vậy gọi là quẻ Tam ban xảo số.

Tam ban xảo số ở cung nào thì cung đó đại cát. Tam ban xảo số toàn bàn thì toàn bàn đại cát.

Trong 1944 cục của Huyền không phi tinh chỉ có 16 cục có Tam ban xảo số toàn bàn . Tam ban xảo số toàn bàn đẹp hơn rất nhiều cục Cung Ly đả kiếp và cục cung Khảm đả kiếp .

Theo sắp xếp của Huyền không học như sau :

1/ Tam ban xảo số . ( Đẹp gấp 3 mục 2 )

2/ Đáo Sơn đáo Hướng. ( Đẹp gấp 2 mục 3 ).

3/ Ly cung đả kiếp và Khảm cung đả kiếp .

Ví dụ : Nhà tọa Sửu – Hướng Mùi vận 6.

Cung Ly đả kiếp .

Điều kiện để có Cung Ly đả kiếp là : Có song tinh ra hướng nhà , ba cung đó liên thông : LY- CHẤN – CÀN , tạo thành một trục tam giác liên hoàn khí giữa các khí ( 1-4-7, 2-5-8 ; 3-6-9 ). Ly cung đả kiếp có thể chống lại Phản, Phục ngâm, biến suy tinh của Sơn và Hướng thành Vượng tinh.

Trong 24 Sơn, Hướng, 216 cục ( Nếu bao gồm cả quẻ thay thế có 432 cục ) , phàm là cục Hạ thủy mà song tinh đáo hướng , đều có thể dùng phép ” Đả kiếp ” . Còn cục ” Thượng Sơn – Hà Thủy ” của 2 cung Khôn – Cấn đều có Tam ban xảo quái.

LY CUNG ĐẢ KIẾP CÁC VẬN.

* Sơn Tý – Hướng Ngọ vận 1 : 1-4-7.

Vận 3 : 3-6-9.

Vận 6 :  3-6-9.

Vận 8 : 2-5-8.

* Sơn Dậu – Hướng Mão : Vận 2 : 2-5-8.

Vận 9 : 3-6-9.

* Sơn Thìn – Hướng Tuất : Vận 1 : 1-4-7.

Vận 4 : 1-4-7.

* Sơn Canh – Hướng Giáp : Vận 1 : 1-4-7.

Vận 8 : 2-5-8.

* Sơn Nhâm – Hướng Bính . Vận 2 : 2-5-8.

Vận 4 : 1-4-7.

Vận 7 : 1-4-7.

Vận 9 : 3-6-9.

* Sơn Tân – Hướng Ất : Vận 2 : 2-5-8.

Vận 9 : 3-6-9.

* Sơn Quý hướng Đinh . Vận 1 : 1-4-7.

vận 3 : 3-6-9.

Vận 6 : 3-6-9.

Vận 8 : 2-5-8.

* Sơn Tốn – Hướng Càn. Vận 6 : 3-6-9.

Vận 9 : 3-6-9.

* Sơn Tỵ – Hướng Hợi , Vận 6 : 3-6-9.

Vận 9 : 3-6-9.

5/ Khảm cung đả kiếp.

Khảm cung đả kiếp chỉ hình thành khi song tinh ra hướng nhà , tạo được 3 cung : KHẢM – TỐN – ĐOÀI , tạo thành một trục tam giác : 1-4-7; 2-5-8, 3-6-9. Khảm cung đả kiếp có thể chống lại Thướng Sơn hoặc Hạ thủy.

Lưu ý : Nếu Thướng Sơn hoặc Hạ thủy đi cùng với Phản ngâm, Phục ngâm thì không chống được.

KHẢM CUNG ĐẢ KIẾP CÁC VẬN .

* Sơn Ngọ – Hướng Tý . Vận 2 : 2-5-8.

Vận 4 : 1-4-7.

Vận 7 : 1-4-7.

Vận 9 : 3-6-9.

* Sơn Mão – Hướng Dậu. Vận 1 : 1-4-7.

Vận 8 : 2-5-8.

* Sơn Tuất – Hướng Thìn . Vận 6 : 3-6-9.

Vận 9 : 3-6-9.

* Sơn Giáp – Hướng Canh . Vận 2 : 2-5-8.

Vận 9 : 3-6-9.

* Sơn Bính – Hướng Nhâm . Vận 1 : 1-4-7.

Vận 3 : 3-6-9.

Vận 6 : 3-6-9.

Vận 8 : 2-5-8.

* Sơn Ất – Hướng Tân . Vận 1 : 2-4-7.

Vận 8 : 2-5-8.

* Sơn Đinh – Hướng Quý . Vận 2 : 2-5-8. 

Vận 4 : 1-4-7.

Vận 7 : 1-4-7.

Vận 9 : 3-6-9.* Sơn Càn – Hướng Tốn . Vận 1 : 1-4-7.

Vận 4 : 1-4-7.

* Sơn Hợi – Hướng Tỵ . Vận 1 : 1-4-7. 

Vận 4 : 1-4-7.

TAM BAN XẢO QUÁI CÁC VẬN.

* Sơn Cấn – Hướng Khôn . Vận 2 – Toàn cục.

Vận 5 : Toàn cục.

Vận 8 : Toàn cục.

* Sơn Khôn – Hướng Cấn : Vận 2 – Toàn cục.

Vận 5 : Toàn cục.

Vận 8 : Toàn cục.

* Sơn Dần – Hướng Thân : Vận 2 – Toàn cục.

Vận 5 : Toàn cục. Vận 8 : Toàn cục.

* Sơn Sửu – Hướng Mùi : Vận 4 ; Toàn cục.

Vận 6 : Toàn cục.

* Sơn Mùi – Hướng Sửu : Vận 4 : Toàn cục.

Vận 6 : Toàn cục.

Như vậy trong cửu vận : Quẻ Tam ban Ly cung đả kiếp có 24 cục, Quẻ Tam ban Khảm cung đả kiếp có 24 cục, quẻ tam ban xảo quái cung Cấn có 16 cục . Công lại tất cả là 64 cục. 

QUẺ TAM BAN ĐẢ KIẾP LY CUNG VÀ KHẢM CUNG.

Mỗi quẻ có 3 cục phạm phản , phục ngâm nên không thể xử dụng.

* Sơn Tốn – Hướng Càn – Vận 6 – Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.

* Sơn Tỵ – Hướng Hợi – Vận 6 – Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.

* Sơn Nhâm – Hướng Bính – Vận 9 – Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.

* Sơn Bính – Hướng Nhâm – Vận 1 – Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.

* Sơn Càn – Hướng Tốn – Vận 4 – Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.

* Sơn Hợi – Hướng Tỵ – Vận 4 – Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.

Phép Ly cung đả kiếp và Khảm cung đả kiếp được xử dụng khi khó chọn địa hình của âm hay dương trạch. So với phép vượng Sơn – Vượng Hướng , hai cung Thành môn, và toàn cục hợp thập thì phép đả kiếp đã cung cấp thêm cho ta một cách nữa để lựa chọn.Nó trội hơn phép vượng Sơn – Vượng Hướng và ngang công hiệu với toàn cục hợp thập. Trong 64 cục kể ở trên thì có quẻ Tam ban xảo quái hình thành trên 2 cung Cấn và Khôn là khó gặp nhất nhưng có giá trị nhất. 16 cục này gọi là toàn cục hợp thành quẻ Tam ban , có thể thông khí cả 3 nguyên là Thượng, Trung, Hạ nguyên , dùng nó tốt lành, đời đòi phồn thịnh. Quẻ Tam ban như thế không bi giới hạn của Thướng Sơn – Hạ thủy , nhưng nếu có thể dùng cách đảo ngược kỵ Long thì càng tốt đẹp. Sử dụng quẻ Tam ban cần phải phối hợp với cách cục của môi trường , phải có đắc Sơn để chế ngự Thủy , phải có đắc Thủy để thu hồi Sơn , hợp với Ngũ hành sinh khắc , bằng không sẽ phản tác dụng . Bỏi vậy các Phong Thủy Sư phải hết sức lưu ý và làm cho thuần thục. 

Trong Ly cung đả kiếp và Khảm cung đả kiếp , công hiệu của Ly cung đả kiếp mạnh hơn. Phong thủy gọi là ” Chân đả kiếp” ( Cướp đoạt thật sự ) , còn Khảm cung đả kiếp thì công hiệu nhỏ hơn gọi là : Giả đả kiếp ” ( cướp giả ) .

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Bình luận