19/08/2020 2737
Sao Địa Kiếp cùng với sao Địa Không là những sát tinh mạnh nhất của Tử Vi. Và được gọi là bộ sao đôi Không Kiếp.
Đặc tính của sao Địa Kiếp là : Trở ngại, thất bại, bần hàn, tai nạn, tác hại, gian xảo, kích động
Loại: Sát Tinh
Đặc Tính: Trở ngại, thất bại, bần hàn, tai nạn, tác hại, gian xảo, kích động
Tên gọi tắt thường gặp: Kiếp
Phụ tinh. Thuộc bộ sao đôi Địa Không và Địa Kiếp. Phân loại theo tính chất là Sát Tinh, Hung Tinh.
Cũng là một trong 6 sao của bộ Lục Sát Tinh gồm các sao Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Linh Tinh, Hỏa Tinh (gọi tắt là Kình Đà Không Kiếp Linh Hỏa).
Cũng là 1 trong 4 sao của cách Hình Riêu Không Kiếp (Thiên Hình, Thiên Riêu, Địa Không, Địa Kiếp).
Khi đóng trong cung không có chính tinh gọi là cách hung hoặc sát tinh độc thủ.
Khi có sao Địa Kiếp trong cùng một Cung Tỵ hoặc Cung Hợi gọi là cách Không Kiếp đồng cung Tỵ Hợi.
Khi một trong các Cung Tý, Cung Tuất, Cung Thìn, Cung Ngọ có sao Địa Không thì tại Cung Hợi hoặc Cung Tỵ thuộc cách giáp Không Kiếp.
Đắc Địa: Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Hãm Địa: Tý, Sửu, Mão, Thìn, Ngọ, Mùi, Dậu, Tuất
Sao Địa Kiếp ở Mệnh thì thân hình thô xấu, da kém vẻ tươi nhuận.
Địa Kiếp đắc địa: Có mưu trí, thâm trầm và lợi hại, rất can đảm, táo bạo, dám nói, dám làm, kín đáo, bí mật, hay giấu diếm, hay suy xét, mưu trí cao thâm, thủ đoạn. Những đặc tính này đúng cho cả phái nam và nữ.
Địa Kiếp hãm địa: Ích kỷ, tự kỷ ám thị, suy tật xấu của người từ tật xấu của mình, xảo quyệt, gian tà, biển lận, tham lam.
Cho dù đắc địa, Địa Kiếp cũng không bảo đảm trọn vẹn và lâu dài công danh và tài lộc. Sự nghiệp sẽ hoạch phát nhưng hoạch phá nghĩa là tiến đạt rất nhanh chóng song tàn lụi cũng lẹ. Uy quyền và tiền bạc phải gặp nhiều thăng trầm, lúc thịnh lúc suy; nếu có phú quý lớn thì hoặc không hưởng được lâu, hoặc phải có lần phá sản, lụn bại.
Nếu hãm địa, nhất định phải cực kỳ nghèo khổ, vất vả, không có sự nghiệp và sinh kế; đây là hạng vô sản, cùng đinh của xã hội, phải ăn xin độ nhật hoặc phải trộm cướp để nuôi thân.
Địa Kiếp giáp Mệnh cũng liên lụy ít nhiều đến bản thân, công danh, tài lộc như phải vất vả, tha phương lập nghiệp, bị mưu hại, trộm cắp.
Sao Địa Kiếp hãm địa có tác họa rất mạnh, dù có gặp sao chế giải, hung họa vẫn tiềm tàng, chỉ giảm bớt được ít nhiều chớ không mất hẳn. Có thể nói Địa Kiếp hãm địa làm giảm sự tốt đẹp của cát tinh nhiều hơn là cát tinh làm mất sự hung họa của Địa Kiếp.
Về các chính tinh, chỉ có Tử Vi và Thiên Phủ miếu và vượng địa mới có nhiều hiệc lực đối với Địa Kiếp.
Về các phụ tinh có: Tuần, Triệt, Thiên Giải và Hóa Khoa, là bốn sao tương đối mạnh. Kỳ dư những sao giải khác như Địa Giải, Giải Thần, Thiên Đức, Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức, Thiên Quan, Thiên Phúc .v..v.. không đủ sức chế ngự Địa Kiếp hãm địa.
Đi với võ tinh hãm địa như Sát Phá, Liêm Tham, Địa Kiếp càng tác họa mạnh mẽ thêm gấp bội. Nhưng sát tinh hãm địa khác như Kình, Đà, Linh, Hỏa hay hai sao Tả, Hữu cũng góp phần gây thêm hiểm họa cho Địa Kiếp.
Nếu đắc địa, cuộc đời phải vất vả cực nhọc, tuy tai họa tiềm tàng, nhưng không mấy hung hiểm. Dù sao, phải chịu nhiều cảnh thăng trầm, khi vinh, khi nhục. Nếu gặp phải sát tinh, thì sự phá hoại dễ dàng phát tác mau chóng.
Nếu hãm địa, Địa Kiếp ví như một nghiệp chướng bám vào vận mệnh con người, có ảnh hưởng đa diện và nặng nề, cụ thể như:
Bị tật nguyền vĩnh viễn, bệnh nặng.
Hung họa nhiều và nặng nề.
Nghèo khổ, cô độc, vô sản, phải đi xa làm ăn.
Yểu mạng.
2. Những Bộ Sao Tốt đi với Địa Kiếp
Địa Kiếp đắc địa gặp Tướng, Mã, Khoa: Những sao này thủ Mệnh là người tài giỏi, lập được sự nghiệp lừng lẫy trong cảnh loạn ly.
Địa Kiếp đắc địa với phi thường cách: Phi thường cách hoặc gồm Tử, Phủ, Vũ, Tướng đắc địa, hoặc gồm Sát, Phá, Liêm, Tham đắc địa, được sự hội tụ của cát tinh đắc địa như Tả, Hữu, Khôi, Việt, Xương, Khúc, Long, Phượng, Đào, Hồng, Khoa, Quyền, Lộc và của sát tinh đắc địa như Kình, Đà, Không, Kiếp, Hình, Hổ. Đây là cách nguyên thủ, đế vương, hội đủ tài đức và vận hội, có cả lương thần và hảo tướng trợ giúp, xây dựng chế độ, để danh tiếng lừng lẫy cho hậu thế.
3. Những Bộ Sao Xấu đi với Địa Kiếp
Địa Kiếp, Tử, Thiên Phủ cùng đắc địa: Gặp phải nhiều bước thăng trầm trong công danh sự nghiệp tài lộc. Nếu Tử, Phủ bị Triệt, Tuần mối hung họa mới hiểm nghèo.
Địa Kiếp với Thiên Hình, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh: Nếu cùng đắc địa cả thì phú quý được một thời. Nếu cũng hãm địa cả thì rất nguy hiểm tính mạng, sự nghiệp, tài danh, suốt đời gặp nhiều chuyện đau lòng. Dù đắc hay hãm địa, cả trai lẫn gái đều khắc vợ, sát phu.
Địa Kiếp, Thiên Cơ (hay Hỏa): Bị hỏa tai như cháy nhà, phỏng lửa. Địa Kiếp, Tham Lang đồng cung: Bị thủy tai (chết đuối, bị giết dưới nước), nếu không cũng chật vật lang thang độ nhật, dễ sa vào đường tù tội.
Địa Kiếp, Trực Phù, Thiên Khốc, Điếu Khách, Cự Môn, Nhật: Cách này biểu hiện cho tai họa, tang khó, đau buồn liên tiếp và chung thân bất hạnh.
4. Địa Kiếp Khi Vào Các Hạn
Nếu đắc địa, sẽ bộc phát tài danh mau lẹ, nhưng phải làm bệnh nặng về phổi, mụn nhọt, hoặc phải đi xa.
Nếu hãm địa, rất nhiều tai nguy về mọi mặt:
Bị bệnh nặng về vật chất và tinh thần (lo buồn).
Bị mất chức, đổi chỗ vì kỷ luật.
Bị hao tài, mắc lừa, mất của, thất tình.
Bị kiện cáo.
Bị chết nếu gốc nhị Hạn xấu.
Địa kiếp, nghe cái tên sao đã nhiều người không thích nó rồi. Nhưng mà đời, có 12 cung thì nó không xuất hiện ở cung này thì xuất hiện ở cung khác. Chả lẽ đẻ thêm cung Recycle Bin để đưa nó vào đấy???
Kiếp đâu nợ đấy. Chả lẽ sống trên đời này mà Vô trách nhiệm được sao?
– Ở Phúc đức, số phải “chân nhang ngọn khói” thờ phụng tổ tiên, phải có trách nhiệm tiếp nối phúc đức hay ghánh chịu hậu quả do ông cha để lại.
– Ở Cha mẹ, số con phải báo hiếu chăm sóc cha già, mẹ héo. Nhưng nó còn có khả năng, cha mẹ bị ốm đau lâu ngày mà con cháu phải chăm vậy.
– Ở Mệnh, mọi việc hay dở do mình mà ra. Số đời, Kiếp đóng đây thì hay làm việc ngang trái, ví dụ, cưới Kim lâu, Sư ăn thịt chó vậy. Cát tinh thì có thể bỏ dao thành Phật, còn không suốt đời lâm bể trầm luân. Kiếp đóng đây thì cũng nhiều người làm việc liên quan tới mặt trái xã hội. Cũng có thể hiểu đời sâu sắc… và cũng nhiều khi rất nông nổi vậy.
– Ở Huynh đệ, nếu ko có tàn tật, mất ngừoi thì cũng là người phải có trách nhiệm đối với anh em, ví dụ, nuôi ăn học, đỡ nhau lúc khó khăn.
– Ở Con cái, nhiều người phải nuôi con “hộ” hoặc con tàn tật (trường hợp này nhiều) mà cha mẹ phải nuôi con, nước mắt chảy ngược, hoặc số mất con …
– Ở cung Điền thì thường phải ở nhờ hoặc ở thuê mà thời gian dài hay ngắn còn tùy thuộc vào các cung khác, nếu đại vận rơi vào cung này thì phải đi ở thuê là chắc
– Riêng các cung còn lại, các cụ xưa nói rằng, Thiên di tối kị Kiếp Không lâm vào – đó là cảnh chết đường chết chợ. Nay thì vẫn thế, nhưng không nặng nề như xưa. …
Địa kiếp – Địa Không, bộ sát tinh bậc nhất trong tử vi, là bộ sao rất quan trọng. Mỗi khi nhìn vào lá số tử vi phải xem nó nằm chỗ nào.
Kiếp không an theo giờ sinh, khởi từ giờ Tý tại Cung hợi. Như Vậy, giờ Tý Kiếp Không đồng cung tại hợi và giờ Ngọ Kiếp Không đồng cung tại tỵ.
Nếu lá số nào mà có Địa kiếp – Địa không trong mệnh thân chắc chắn người này tâm tính khó mà hiền hậu hay chính trực được. Nhưng không phải ai cí kiếp thân trong Thân Mệnh cũng như nhau, tùy theo bạn thuộc hạng người nào. Có thể chia ra làm 4 hạng người trong tử vi:
– Hạng người Thái Tuế – Quan Phù – Bạch Hổ:
Đây là hạng người có tư cách, quan điểm rõ ràng, luôn có Long – Phượng – Cái – Hổ đi kèm để đề cao phẩm giá của chính nhân quân tử. Người Thái Tuế – Quan Phù _ Bạch Hổ là người khó mà sa ngã vào những chuyện sai trái. Nhưng khi Kiếp Không nhảy vào thì sao? Đó là sự đấu tranh của 2 phe Kiếp Không và Long Phượng Hổ Cái. Tuy Long Phượng Cái Hổ vẫn giữ được bản chất của mình nhưng không tránh khỏi nhiều phen chao đảo.
– Hạng Người Đào Hoa – Thiên Không (thiếu dương): hạng người đào hoa thiên không vốn đã có tư chất khôn lanh (đôi khi quá mức vì đào hoa), hạng người này mà kiếp không nhảy vào Thân Mệnh coi như là kẻ xảo quyệt quá mức. Kiếp không hùa với đào hoa Thiên Không chuyên làm những chuyện sai trái, hãm hại người khác.
– Hạng người Thiếu Âm – Long Đức -Trực Phù: là người thua thiệt (sinh xuất), khó mà thành kẻ đắc thắng nếu tổng kết cả cuộc đời. Nếu kiếp không nhảy vào Thân Mệnh coi như Kiếp không làm chủ hoàn toàn. Âm Long Trực tuy có tư chất đáng kính nhưng với sự có mặt của Kiếp không, nó là kẻ chỉ huy, xúi bậy để biến kẻ đáng kính kia thành kẻ tội đồ.
– Hạng người Tang – Tuế – Điếu: Hạng người này mà có kiếp không nhảy vào kể như là kẻ đồng minh, là phường trộm cướp, là kẻ ích kỷ, tham lam, hung dữ.
Như vậy, trong 4 hạng người trong tử vi, nếu không kiếp nhập vào thân mệnh thì chúng đã chiến thắng và khống chế hết 3/4 hạng người. điều đó cho thấy sự ghê gớm của cặp sao này.
Không Kiếp nằm ngoài thân mệnh phải xem xét cẩn thận theo nghĩa chung là nó tàn phá cung đó.
Không Kiếp đắc địa (tại tỵ và hợi) sẽ bạo phát bạo tàn. Đôi khi còn có câu phú: Kiếp KHông tỵ hợi, hình ngục nan đào (Liêm Tham cũng có câu Phú này)
Người có Không Kiếp đắc địa (tỵ hợi) tại Mệnh Quan Tài là kẻ ăn nói liều lĩnh, nếu nhập vào hạng người Tang Tuế Điếu thì càng liều hơn. Đặc điểm của kiếp không đắc địa là tính chất liều lĩnh cho nên khi làm việc gì thì bất chấp hậu quả, vì vậy nên sau thời kỳ bạo phát sẽ đến lúc bạo tàn nhanh chóng. Vì sự xúi bậy của kiếp không mà khi ngoảnh mặt lại thì mình đã rơi vào vòng lao lý (hình ngục nan đào), quay trở ra không kịp.
Trường hợp kiếp không hãm địa thì sao, ở những cung âm kiếp không thường đi cặp trong tam hợp hoặc đồng cung, những người sinh vào giờ tý, ngọ, dần, thân, Thìn, Tuất thì kiếp không rơi vào cung âm. Nếu không đắc địa mà hãm địa thì nó cho ăn 1 nhưng nó lấy lại đến 100. Ở cung Phu thê, kiếp không chưa chắc nói về chia tay nhưng chắc chắn nói về sự lục đục khó chịu.
– Tuy là cặp sát tinh tàn phá ghê gớm, nhưng Địa Kiếp- Địa không cũng có chỗ đắc dụng của nó. Người có mệnh Phá Quân mà có Kiếp Không xem như đắc cách. Nhiều người cho rằng Phá Quân chỉ huy được kiếp không với điều kiện nó không bị tuần triệt hay Hoá Khoa + Tài Thọ (Tử Vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương), dù chủ đắc tớ hãm hay chủ hãm tớ đắc cũng chỉ là những trục trặc nho nhỏ ban đầu mà thôi). Một khi chủ tướng Phá Quân vắng mặt thì Thất Sát chỉ huy cũng không đến nỗi nào, Tham Lang không hiệu nghiệm là mấy.
Có trường phái cho rằng, Hoá Kị có thể hoá giải Kiếp Không? Phá Quân và Hoá Kị có đặc điểm thuộc Thuỷ, Không Kiếp thuộc Hoả, có thể luận rằng Thuỷ khắc được Hoả chăng????
Luận về sinh khắc thì không phải hễ Thuỷ thì khắc được hoả mà nó phụ thuộc vào liều lượng nữa. Nếu lửa đang cháy lớn mà cho ít nước vào (không đủ liều lượng khắc chế) thì càng làm cho hoả thêm mạnh mà thôi.
Theo quan điểm của tôi, Phá Quân hay Hoá Kị không phải là kẻ khắc chế Kiếp Không mà đơn giản nó chỉ là đồng minh mà thôi. Sát Phá Tham bản chất là hung tinh, nó cần đám sát tinh, bại tinh nhảy vào để thực hiện sứ mệnh đã được ấn định sẵn. Trong đó, Phá Quân là kẻ thích hợp nhất cho cặp Không Kiếp, chủ Phá Quân bản chất thuộc thuỷ có thể cầm đầu được Kiếp không, nhưng với Hoá Kị đích thị là đồng minh thân thiết mặc dù nó cũng thuộc thuỷ. Người có kiếp không thêm hoá kị mà rơi vào hạng người Tang Tuế Điếu, không những đam mê cờ bạc mà còn nghiện thêm hút sách.
Vì vậy, mỗi khi có Sát Phá Tham, thì phải có Không Kiếp nép mình với chủ tướng Phá Quân thì mới đắc dụng.
– Một trường hợp khác nữa mà Không Kiếp khó phát huy tác dụng đó là ngộ Tuần Triệt, Hay có Khoa, Tài Thọ đồng cung cũng giảm tính chất hung hãn, tàn phá của không Kiếp. Trong Tử Vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương nói rằng nó giống như những vị thuốc độc được bào chế có thể dùng được vậy.
– Một trường hợp khác cần sự trợ giúp của Kiếp Không có lẽ là người có mệnh hoả VCD, thêm 1 tuần không hay Triệt không nữa để trở thành VCD đắc tam không nếu không có trung tinh đắc cách nhảy vào.
– Hầu hết các trường hợp còn lại không nằm trong những trường hợp trên, nếu thời gặp kiếp không, hoặc nó nằm cung nào thì nó tàn phá cung đó. Thời gặp nó hội tang – tuế – điếu thêm nếu bản chất không vững vàng và không có những sao giải đặc biệt thì dễ mất mạng như chơi, Người Tang Tuế điếu gặp Không Kiếp, Hóa Kị chắc chắn cờ bạc, nghiện ngập, tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào khó mà tránh khỏi. Người Hình Riêu không kiếp là người dễ bị vạ lây.
Sức phá hoại của Không Kiếp hãm địa vốn rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng của hai sao này cũng rất rộng, có thể vừa liên quan đến tài lộc, tai họa.
Vả chăng, hai sao này có đến tám vị trí hãm địa, cho nên sức phá họai của nó càng sâu rộng, nhất là khi cả hai phối chiếu lẫn nhau: tai họa càng gia tăng cả về số lượng lẫn cường độ, cả cho mình lẫn cho người thân thuộc, hoặc giả tai họa quá nặng có ảnh hưởng đến toàn thể cuộc đời. Nó đánh dấu một sự xuống dốc vĩnh quyết, không thắng được nếu bị hãm địa cở các cung quan yếu như Phúc, Mệnh, Thân. Ngoài ra, càng về già, hai sao Kiếp Không càng tác họa mãnh liệt hơn, ảnh hưởng của hai sao này gia tăng theo thời gian.
Vốn là sao Hỏa, tốc độ tác họa của Không Kiếp hãm địa rất nhanh chóng và bất ngờ. Nếu đắc địa, sức phù trở cũng nhanh và bất ngờ như vậy.
Với đặc tính đó, Không Kiếp tượng trưng cho những trường hợp bất khả kháng mà sức người khó lòng chế ngự. Gặp nó, con người hầu như bị tràn ngập bởi các yếu tố bất khả cưỡng không còn chủ động được trên nhiều tình huống. Nếu thiếu nhiều sao cứu giải mạnh mẽ, Kiếp Không báo hiệu cho một cái chết nhanh chóng, bất ngờ và tàn bạo.
Đó là những nét tại cường. Đi vào cụ thể, Kiếp Không có những ý nghĩa độc đáo sau đây.
Hãm địa, hai sao này tác họa rất mạnh, dù có gặp sao chế giải, hung họa vẫn tiềm tàng, chỉ giảm bớt được ít nhiều chứ không mất hẳn. Có thể nói Không Kiếp hãm địa làm giảm sự tốt đẹp của cát tinh nhiều hơn là cát tinh làm mất sự hung họa của Kiếp Không.
Về các chính tinh, chỉ có Tử Vi và Thiên Phủ miếu và vượng địa mới có nhiều hiệu lực đối với Kiếp Không.
Về các phụ tinh có: Tuần, Triệt, Thiên Giải và Hóa Khoa là 4 sao tương đối mạnh. Những sao giải khác không đủ sức chế ngự Kiếp Không hãm địa.
Đi với võ tinh hãm địa như Sát, Phá, Liêm, Tham, Kiếp Không càng tác họa mạnh mẽ thêm gấp bội. Những sát tinh hãm địa khác như Kình, Đà, Linh, Hỏa hay Tả, Hữu cũng góp phần gây thêm hiểm họa cho Kiếp Không.
– Không Kiếp đắc địa gặp Tướng, Mã, Khoa: thủ Mệnh, là người tài giỏi, lập được sự nghiệp lừng lẫy trong cảnh loạn ly.
– Không Kiếp đắc địa với phi thường cách (Tử Phủ Vũ Tướng đắc địa, Sát Phá Liêm Tham đắc địa, được sự hội tụ của cát tinh đắc địa như Tả, Hữu, Khôi, Việt, Xương, Khúc, Long, Phượng, Đào, Hồng, Khoa, Quyền, Lộc và của sát tinh đắc địa như Kình, Đà, Không, Kiếp, Hình, Hổ): cách nguyên thủ, đế vương, hội đủ tài đức và vận hội, có cả lương thần và hảo tướng trợ giúp, xây dựng chế độ, để danh tiếng lừng lẫy cho hậu thế.
– Kiếp Không Tử Phủ cùng đắc địa: gặp nhiều bước thăng trầm trong công danh, sự nghiệp, tài lộc. Nếu Tử Phủ bị Tuần, Triệt thì mối hung họa hiểm nghèo, khó tránh.
– Kiếp Không với Kình, Đà, Hỏa, Linh: nếu cùng đắc địa thì phú quý được một thời. Nếu cùng hãm địa thì rất nguy hiểm tính mạng, sự nghiệp, tài danh, suốt đời gặp nhiều chuyện đau lòng. Dù đắc hay hãm địa, cả trai lẫn gái đều khắc vợ, sát phu.
– Không, Kiếp, Đào, Hồng: gặp nhiều nghiệp chướng về ái tình, đau khổ điêu đứng trong tình duyên, phải cưới xin nhiều lần. Riêng phụ nữ, thì bị tai nạn trinh tiết (bị dụ dỗ, lường gạt, mất trinh, thất tiết, hoặc có thể bị hãm hiếp). Người có bộ sao này còn bị yểu mạng, hay mắc bệnh phong tình, phái nữ thì đa phu, hồng nhan bạc mệnh có thể là gái giang hồ, nếu chưa chồng thì rất lang chạ.
– Kiếp, Cơ (hay Hỏa): bị hỏa tai như cháy nhà, bỏng lửa.
– Kiếp Tham đồng cung: bị thủy tai (chết đuối, bị giết dưới nước), nếu không cũng chật vật lang thang độ nhật, dễ sa vào đường tù tội.
– Không (Kiếp), Binh, Hình, Kỵ: gian phi, trộm cướp, du đãng, côn đồ theo nghĩa toàn diện (ăn cắp, khảo của, hiếp dâm, giết người).
– Kiếp, Không, Tử, Tham: cách tu sĩ nhưng vì ảnh hưởng của Kiếp Không nên có thể kẻ tu hành có dịp phá giới, trở lại trần hoàn.
– Kiếp, Phù, Khốc, Khách, Cự, Nhật: biểu hiện cho tai họa, tang khó, đau buồn liên tiếp và chung thân bất hạnh.
Đây là một cách rất tốt về phú quý nhưng vẫn không toàn vẹn, tức là:
– hoặc vất vả mới đạt danh tài
-hoặc thụ hưởng không lâu bền, bộc phát giai đoạn.
– Là người khôn ngoan, sắc sảo nhưng trong đời vui ít buồn nhiều, thành bại thất thường, làm việc gì cũng chóng nhưng cũng mau tàn.
– Tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: giàu, Kim Thổ : tốt hơn.
– Nếu có Đại Tiểu Hao hội họp thì hóa giải được nhiều bất lợi và lập được công danh hiển hách.
– Tuy nhiên, nếu có Thiên Đồng, Thiên Lương hay Phá Quân ở Mệnh hay Thân thì yểu mạng.
– Kiếp, Không Tị, Hợi Đồng vi : hoạnh phát một thời. Các cung khác thì bần cùng.
– Kiếp Tị, Hợi, ngộ Quyền, Lộc : tài đảm dũng lược mà hoạnh phát lên voi xuống chó.
– Kiếp, Không miếu địa hợp Khôi Việt : thành danh
– Kiếp ngộ Sát, Phá, Liêm, Tham : chung thân đói rách.
– Kiếp giáp Mệnh : hậu vận bần.
– Kiếp, Không thủ Mệnh : lang thang vất vả, không ai ưa.
Người khôn ngoan, sắc sảo nhưng bại nhiều, thành ít, chóng lên chóng xuống, thăng trầm bất ngờ, thất thường.
Nếu Mệnh vô chính diệu có Đào Hồng thì yểu mạng, nếu không lúc nhỏ rất vất vả, gian truân. Nếu Mệnh, Thân có Nhật Nguyệt hay Tử Vi sáng sủa tốt đẹp thì đủ ăn đủ mặc.
Cổ nhân cho rằng, Địa không thủ mệnh chủ việc “tác sự hư không, thành bại đa đoan”, Địa kiếp thủ mệnh chủ việc “tác sự hư không, bất hành chính đạo”. Sở dĩ có thuyết này là bởi Địa Không thủ mệnh chủ người ưa huyễn tưởng, chỉ suy đoán mà không lý giải. Địa Kiếp thủ mệnh chủ người ưa việc phản truyền thống, đi ngược trào lưu, cứ tự làm mà không cần quan tâm.
Địa không chủ tinh thần, Địa kiếp chủ vật chất. Chính vì thế mà Địa không mang đến sự thất bại về tinh thần lớn hơn thất bại về vật chất, còn Địa kiếp mang đến sự thất bại về vật chất lớn hơn tinh thần.
Địa không thủ mệnh, thích hợp gặp các tổ hợp tinh hệ thuộc nhóm “hành động” như Vũ Sát, Tham lang đắc địa, Phá quân hóa lộc, Tử Sát… Nếu gặp cát diệu thì có khả năng đem không tưởng vào hành động, cho nên có thể làm bớt đi khuyết điểm của Địa không.
Nếu Địa không gặp Thiên cơ, Cự môn thì càng nhiều không tưởng, hoặc lý tưởng cao quá mà không thành thực tế hành động được, vì thế nên thành “tác sự tiến thoái” hoặc “tác sự hư không”
“Hỏa không tắc phát, kim không tắc minh” – Hỏa gặp Không thì bùng phát, Kim gặp Không sẽ sáng sủa. Chính thế Địa không ưa gặp sao hành hỏa tại Tị Ngọ cung, chủ về việc đột phát. Cũng tốt nếu gặp các sao hành kim tại Thân dậu cung, chủ danh vọng uy tín. Chỉ không hợp gặp sát diệu và Hóa Kỵ.
Tật ách cung có Địa không, đa số có tật bệnh hiếm thấy. Đã từng gặp trường hợp có Thiên Lương thủ Tật ách, Hỏa Linh hội, Địa Không đồng độ mắc bệnh lao não.
Địa kiếp mặc dù chủ việc hao tổn vật chất nhưng di chứng ảnh hưởng so với Địa không nhẹ hơn. Có thể lấy ví dụ Địa kiếp như bỏ nhiều tiền mua đồ quý mà lại đánh vỡ, mặc dù có thể tu bổ nhưng không được như cũ; còn Địa không như kiểu muốn mua đồ quý mà bị người khác nhanh chân đến mua trước mất, tiếc cả đời.
Nhìn theo góc độ tinh thần thì Địa không ảnh hưởng lớn, còn nhìn theo khía cạnh vật chất thì Địa kiếp gây tổn thất lớn. Từ đó mà suy, Địa không không nên cư vào các cung Phúc đức, Phu thê, Tử tức; Địa kiếp không nên cư vào các cung Mệnh Tài Quan.
Địa kiếp thủ mệnh, có ích nếu làm đến nơi đến chốn, nếu được thế có thể lập nghiệp ở các nghành công nghệ, lại bởi có khả năng canh tân đổi mới nên có thể từ đó mà làm giàu. Địa kiếp hợp cư ở hai cung Thìn Tuất bởi khi nhập La Võng, hành động có khuynh hướng sát với hiện thực.
Không kiếp đồng độ thủ mệnh, hoặc đối cung hoặc hợp chiếu, đa số chủ tuổi trẻ bất lợi, hoặc không có sự che chở của cha mẹ; hoặc ốm yếu, nghèo khó, hoặc nhiều tai ách. Tính chất cần xem xét kỹ tổ hợp các tinh diệu mà thành.
Không Kiếp thủ mệnh hoặc giáp mệnh, cổ nhân cho rằng lợi cho việc xuất gia. Ở xã hội hiện đại cũng có khả năng nghiên cứu các ngành nghề ít phổ biến. Địa không hợp với “bối học” (DV: nghiên cứu các môn học ngược với thông thường – thiên về nghiên cứu); Địa kiếp hợp với “vong nghệ” (DV: các công nghệ, kỹ thuật đã thất truyền hay các công nghệ mới – thiên về thực hành)
Phu thê cung và Mệnh cung gặp Không kiếp, chủ việc vợ chồng tính cách không tương đồng, hôn nhân đồng sàng dị mộng, nhiều nỗi khổ trong nội tâm.
Nếu Địa Không cùng ở một cung với tinh hệ “Thiên cơ Cự môn”, phần nhiều là người không tưởng, hoặc lý tưởng quá cao, mà không thể biến thành hành động thực tế, thế là có biểu hiện “làm việc trồi sụt thất thường”, hoặc “làm việc giả dối”.
Hỏa trống (không) thì phát, kim rỗng (không) thì kêu, cho nên Địa Không ưa gặp Hỏa tinh ở hai cung Tị hoặc Ngọ, chủ về phát đột ngột, cũng ưa gặp các sao thuộc kim ở hai cung Thân hoặc Dậu chủ về danh vọng. Tuy nhiên, không nên gặp thêm các Sát tinh còn lại và chính diệu hóa thành sao Kị.
Cung Tật Ách có Địa Không bay đến, phần nhiều chủ về mắc bệnh hiếm gặp. Vương Đình Chi từng gặp một trường hợp Thiên Lương thủ cung Tật Ách, gặp Hỏa Linh và Địa Không đồng độ, bị mắc bệnh viêm não.
Địa Kiếp tuy chủ về tổn thất vật chất, nhưng di chứng nhẹ hơn Địa Không. Ví dụ như thất bại của Địa Kiếp giống như mua được một món đồ cỏ quý giá, nhưng khi đến tay thì bị vỡ, tuy có thể sửa chữa, nhưng bản thân thấy không còn thích nữa, còn thất bại của Địa Không thì giống như muốn mua một món đồ cổ, thì lại bị người ta nhanh chân mua trước, cứ tiếc mãi.
Xét từ góc độ tinh thần, thì sự đả kích của Địa Không là khá nặng. Còn nhìn từ góc độ vật chất, thì sự tổn thất của Địa Kiếp là khá lớn. Do đó có thể biết, Địa Không thì không nên ở cung Phúc đức, cung Phu thê, cung Tử tức, đối với Địa Kiếp thì không nên ở cung Mệnh, cung Quan lộc, cung Tài bạch.
Địa Kiếp thủ mệnh, thích hợp với hành động thiết thực, nên khởi nghiệp trong ngành công nghệ, từ đó có thể sáng lập sự nghiệp mới, cũng chủ về có thể phát đạt. Địa Kiếp ưa hai cung Thìn hoặc Tuất, do nhập “Thiên la Địa võng” nên có khuynh hướng khá thực tế.
Không Kiếp giáp mệnh, chủ về cuộc đời gặp nhiều trắc trở, gập ghềnh, bất đắc chí
Không Kiếp đồng độ thủ mệnh, hoặc đối xung, phần nhiều chủ về lúc còn nhỏ tuổi bất lợi, không được cha mẹ che trở, hay đau yếu, nghèo khó, hoặc nhiều tai ách. Cần xem xét các tổ hợp sao của các cung mà định tính chất.
Không Kiếp thủ mệnh, hoặc giáp mệnh, cổ nhân cho rằng lợi về xuất gia. Ở thời hiện đại, có thể là người thích nghiên cứu các môn học ít người lưu tâm.
Địa không Địa kiếp chia ra ở cung Phu Thê và cung Mệnh, chủ về vợ chồng có tính cách không hợp nhau, hôn nhân có nỗi khổ khó nói, phần nhiều đều đau khổ trong lòng.
Địa không là Hung thì chủ về nhiều tai họa, là Cát thì chủ về độ lượng. Địa không ưa các sao Cát, ưa hai hành Kim Hỏa, miếu ở hai cung Hỏa Kim. Kị các sao Hung, chỉ không kị Hỏa tinh, Linh tinh, hãm ở cung Thủy Mộc.
Địa kiếp chủ phá tán, thất bại. Địa kiếp ưa nhất ở hai cung Thìn Tuất, ở các cung còn lại đều không Cát.
Địa không Địa kiếp đều là Sát diệu, tính chất hai sao này tương tự nhau, song nghiêm khắc mà nói, thì Địa không chủ về trở ngại gãy đổ mạnh một lần, còn Địa kiếp thì sóng gió và áp lực trở đi trở lại nhiều lần. Nhưng khi luận đoán thực tế thì lại rất khó phân chia nghiêm khắc như vậy.
Cổ ca nói:
Không diệu lai lâm cát diệu vô,
Cầu danh cầu lợi tổng thành hư,
Thanh nhàn cô độc phương diên thọ,
Phú quý vinh hoa quá khích câu.
Dịch nghĩa:
Sao không đến mà cát diệu không
Cầu danh cầu lợi mọi việc hư
Thanh nhàn cô độc sống mới thọ
Vinh hoa phú quý sẽ chóng qua
Theo Vương Đình Chi, trong cổ ca nói “sao không”, có người cho là Thiên Không, Tuần Không, Tiệt Không, nhưng trên thực tế không phải vậy, mà là Địa không Địa kiếp.
Cổ nhân cho rằng:
“Địa không là thần Không Vong, thủ thân mệnh thì làm việc trồi sụt, thành bại đa đoan” (Địa không nãi Không Vong chi thần, thủ thân mệnh, tác sự tiến thoái, thành bại đa đoan)
“Địa Kiếp là thần Kiếp Sát, thủ thân mệnh thì làm việc cuồng loạn, không theo chính đạo” (Địa Kiếp nãi Kiếp Sát chi thần, tác sự sơ cuồng, bất hành chính đạo)
Đây là chỗ kị của Cách này. Vương Đình Chi cho rằng, gọi là “làm việc trồi sụt”, “làm việc cuồng loạn”, đối với người ngày nay gọi là “có cá tính”. Những người cố chấp tục xưa mà gặp đám trẻ ngày nay chưng diện, với vẻ mặt cố ý làm ra vẻ lạnh lùng, thì sẽ cho chúng là “cuồng loạn”, nhưng thực ra chỉ là thời trang phương tây. Bắt đầu từ thời “hippy”, đến nay thành phong trào “hit hop”, thực ra chỉ là xu thế phát triển của xã hội, không thể lấy đó để luận đoán suốt đời bất lợi.
Ngược lại, nhiều người “làm việc cuồng loạn”, gặp được cơ hội, đùng một cái trở thành siêu sao ca nhạc, nhờ vào dọng ca đặc biệt mà nổi tiếng. Cổ nhân thì không phải vậy, người “có tính cách” phần nhiều ẩn dật chốn sơn lâm, thế là “suốt đời thanh nhàn cô độc”. Vì vậy, cổ nhân luận đoán về hai sao Không Kiếp vẫn có chỗ đúng.
Cổ nhân nói: “Địa không thủ mệnh, chủ về làm việc không tưởng, thành bại đa đoan” (Tác sự hư không, thành bại đa đoan). Địa Kiếp thủ mệnh, chủ về làm việc qua loa, sơ sài, không theo chính đạo. Thực ra có các thuyết này, là vì người có Địa Không thủ mệnh ưa ảo tưởng, cách suy nghĩ của họ, người khác không hiểu được; người có Địa Kiếp thủ mệnh thì thích làm trái với truyền thống, trái với xu thế phát triển của xã hội, hành vi của họ người ta cũng không hiểu được.
Địa Không thủ mệnh, ưa gặp tinh hệ chính diệu có sắc thái hành động, như tinh hệ “Vũ khúc Thất sát”, hay Tham Lang ở cung vượng, hay Phá quân hóa Lộc, hoặc tinh hệ “Tử vi Thất sát”, còn được gặp Cát tinh, tức là chủ về biến những điều không tưởng thành hành động, nhờ vậy có thể tiêu trừ khuyết điểm do Địa Không mang lại.
Nếu Địa Không cùng ở một cung với tinh hệ “Thiên cơ Cự môn”, phần nhiều là người không tưởng, hoặc lý tưởng quá cao, mà không thể biến thành hành động thực tế, thế là có biểu hiện “làm việc trồi sụt thất thường”, hoặc “làm việc giả dối”.
Hỏa trống (không) thì phát, kim rỗng (không) thì kêu, cho nên Địa Không ưa gặp Hỏa tinh ở hai cung Tị hoặc Ngọ, chủ về phát đột ngột, cũng ưa gặp các sao thuộc kim ở hai cung Thân hoặc Dậu chủ về danh vọng. Tuy nhiên, không nên gặp thêm các Sát tinh còn lại và chính diệu hóa thành sao Kị.
Cung Tật Ách có Địa Không bay đến, phần nhiều chủ về mắc bệnh hiếm gặp. Vương Đình Chi từng gặp một trường hợp Thiên Lương thủ cung Tật Ách, gặp Hỏa Linh và Địa Không đồng độ, bị mắc bệnh viêm não.
Người mở đầu cho nhận xét Không kiếp khôn ngoan là Thái Thứ Lang trong quyển Tử vi đẩu số tân biên. Ông viết:“ Mệnh có không kiếp rất khôn ngoan sắc sảo, nhưng cuộc đời vui ít buồn nhiều, mưu sự thì thành bại thất thường, làm việc gì cũng chẳng được lâu bền”. Ở đây có mâu thuẫn, đã khôn ngoan sắc sảo thì phải hơn người chứ, sao lại rồi toàn có kết cục xấu. Nếu thế thì còn khôn làm gì.
Kẻ không kiếp khôn như thế nào? Vứt rác bừa ra đường, thế là khôn, không thấy cảnh sát, vượt đèn đỏ, thế là khôn, thấy người ta bị nạn, xông vào hôi của, thế là khôn. Chính nhận thức sai lầm cho việc ranh vặt, xảo trá, ích kỷ hạ tiện, không tuân thủ các qui tắc là khôn đã đem đến cho Không Kiếp cách nhận xét này. Thực chất đó là sự lưu manh, vô lối, ăn cướp trắng trợn gây hại chung cho toàn xã hội. Nhận thức sai này xuất phát từ môi trường xã hội nghèo khó thấp kém, muốn có cái ăn người ta phải tranh giành chộp giật trắng trợn từ người khác và tự cho thế là nhiều sức sống, là khôn, là sẽ sống tốt. Tinh thần Không Kiếp là ích kỷ hại nhân, chỉ biết mình bất chấp người khác. Ví dụ : cả một tập thể xếp hàng hứng nước ở vòi, kẻ không kiếp là kẻ đến sau nhưng lập tức gạt hết mọi người ra để đưa xô của mình vào trước, ai thắc mắc là lập tức chửi tục gây sự hành hung ngay. Không kiếp dù không là tội phạm thì vẫn có tâm lý tội phạm, tâm lý Chí Phèo và cho thế là ưu việt hơn người, ăn được người. Trong môi trường khó khăn ngặt nghèo kẻ như vậy dường như luôn có phần, không ai dám đụng vào, vì thế gây nhầm lẫn là khôn, là sắc sảo.
Kẻ không kiếp thực chất thấp kém tư cách, thấp kém tinh thần, thường tự trong mình có những bất ổn thể xác. Vì khả năng kém cỏi lại vụng về ngu dốt nên thường lấy sự nóng nảy thô lỗ hung bạo để che đậy, coi như đó là cách sống có lợi cho mình. Không kiếp bất chấp kẻ khác, gặp việc luôn căng lên bằng sự nóng nảy thô bạo cục cằn để tỏ sức mạnh bản thân, luôn có tinh thần thủ lợi gian lận trắng trợn. Kẻ không kiếp trong đời nhất định có việc gian lận ăn bẩn, lừa gạt, ăn quịt.
Không kiếp âm tính, tà độc, gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh. Như miếng bọt biển hút nước, không kiếp hút sinh khí của môi trường xung quanh, làm giảm thiểu cái tích cực. Không kiếp lấy của môi trường mà không sinh ra trả lại cái gì. Không kiếp như một lỗ đen tham lam nuốt hết ánh sáng khiến sự sống xung quanh bị vạ lây. Tự mình không thể phát sáng, lại chỉ lấy của môi trường, không kiếp làm môi trường kiệt quệ, suy bại. Một gia đình có cả hai vợ chồng là không kiếp hãm chắc chắn nghèo đói hạ tiện, thường sống bám theo kiểu bên lề xã hội, hoặc ở vị trí thấp, con cái không bệnh tật nghèo đói thì cũng vất vả lao đao, có xu hướng phải trả nợ thay cho thế hệ trước. Nợ tiền, nợ tình, nợ nghiệp chướng.
Để xã hội tiến lên, cá nhân phải dựa vào khả năng của mình để phát triển, nếu tâm lý tranh đoạt ích kỷ thấp kém của không kiếp vẫn tồn tại sẽ làm cho xã hội trì trệ không thể tiến lên. Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm sẽ lấn át lợi ích chung toàn xã hội. Một số ít sẽ được lợi, thậm chí rất nhiều nhưng cả xã hội chịu thiệt, không thể tiến lên được. Tất cả chỉ vì nhận thức sai lầm cho sự ích kỷ cá nhân trắng trợn của không kiếp là khôn, là ăn được người. Về mặt này Không kiếp giống kẻ vô chính diệu nhưng Vô chính diệu bề ngoài vẫn giả lả nhắc đến người khác, luôn cố gắng tỏ ra hòa nhã với thiên hạ, còn không kiếp trắng trợn ra mặt, cục súc theo tính cách tội phạm, sẵn sàng gây sự động chạm kẻ khác. Vì thế Không kiếp luôn tạo nghiệp để về sau phải chịu quả báo trở lại. Ngoài bọn tội phạm thực sự ra thì kẻ Không kiếp bình thường bản thân vất vả, làm nhiều mà không gặp của. Nếu biết an phận, biết mình kém khả năng, gặp môi trường khó thôi thì chịu vất vả đừng càn bậy thì về sau có thể cũng đạt được cuộc sống bình thường. Nhưng dù có vậy không kiếp vẫn luôn chứa tính đen tối hắc ám, gây ảnh hưởng tiêu cực tới xung quanh có khi chỉ bằng lời nói, cử chỉ tà độc mà kẻ không kiếp tự nghĩ thế là hay, là khôn nên chung qui vẫn có xu hướng tạo nghiệp để về sau chịu quả báo. Nếu không tự hại mình thì cũng đến lúc bị họa bất ngờ, lưng trời gãy cánh, đoản thọ, di họa đến đời sau.
Khi đắc địa Không Kiếp chỉ sự may mắn đột xuất nào đó đem đến lợi ích bất ngờ cho cá nhân, nhờ hoàn cảnh thuận lợi mà bốc lên nhanh chóng. Con người không kiếp lúc này táo bạo, mạnh mẽ, ham thích khám phá, có đầu óc nhạy bén sắc sảo, tự mình có thể làm được những việc khó khăn gian nan để thành công vượt trội. Thường chỉ hai vị trí tỵ hợi có nhiều điểm tích cực, còn dần thân thì trầm hơn, chỉ đỡ xấu so với hãm địa.
Vẫn là bản chất chỉ biết mình, bất chấp kẻ khác nhưng khi đắc địa không kiếp ít mang tính nghiệp chướng hơn, kết hợp được với sao tốt thì đó là người duy ngã độc tôn, chỉ mình ta là nhất, không ai hơn được. Ví dụ nổi bật cho trường hợp này là ông Trương Đình Anh tổng giám đốc Fpt. Trương Đình Anh có khả năng xuất sắc, sống chỉ căn cứ nguyên tắc cá nhân bất chấp thiên hạ. Dưới con mắt thiên hạ thì Trương kiêu ngạo vô tình, từng không thèm đứng lên chào tổng giám đốc, không bao giờ lê la rượu chè với thiên hạ. Đấy chính là biểu hiện ích kỷ cá nhân của Không Kiếp, nhưng là đặc tính cơ bản của con người có năng lực khai sáng đặc biệt. Không bất chấp thiên hạ để vùi mình vào những thí nghiệm, nghiên cứu thì sẽ chẳng có phát minh, tiến bộ nào cả. Các nhà khoa học thành công đa số đều có không kiếp chính là vì vậy. Tuy nhiên tính tích cực nổi bật của Kiếp không đắc địa vẫn ít khi thể hiện, phần lớn chỉ mang tính cơ hội tốt, phải tùy nhiều vào chính tinh tốt, cát tinh thì mới rõ kết quả chung cuộc có tốt không.
Nếu sinh tháng 4 hoặc tháng 10 thì dù hãm địa cũng có những may mắn giống như đắc địa. Khi đó kẻ không kiếp có hoàn cảnh khách quan để không thể phát tiết hết sự thấp kém ngu dốt của mình nên đỡ xấu. Vì xuôi được theo môi trường, do cái may nào đó mà được bình thường nhưng vẫn luôn tiềm ẩn hung họa do bản chất xấu của mình. Còn các tháng khác đã hãm địa là xấu vì vốn kém cỏi lại gặp nghịch cảnh để dùng hết cái dở của mình ra nên cũng như Chí Phèo, bản thân có tưởng là tốt thì cuối cùng cũng gặp xấu không tránh được. Vì thế phú có câu “Không kiếp hãm địa bán thiên chiết sý”, lưng trời gãy cánh tai vạ đột ngột.
Tai vạ này có tính quả báo để cân bằng lại những điều xấu mà người không kiếp đã gây ra trong cuộc sống của mình.
Tóm lại: Không Kiếp là 2 sao sát tinh ghê gớm nhất của tử vi. Nó có chỗ đắc dụng và có chỗ không đắc dụng. Vì thuộc loại đại ca trong xếp hạng tàn phá nên tuỳ theo vào mệnh thân của đương số xét đến tương quan vận hạn trong từng trường hợp cụ thể mà có thể kết luận có chống chọi được nó hay không. Có những trường hợp vượt qua được nhưng có những trường hợp làm mồi cho nó mà thôi.
Trường hợp đặc biệt không thể tránh địa kiếp địa không trong Thân Mênh.
Địa không Địa Kiếp mặc dù an theo giờ sinh và khởi giờ tý tại cung Hợi. Cung hợi ứng với tháng 10, theo giờ sinh, mệnh thân nó sẽ vận hành trùng với quỹ đạo không kiếp, cho nên bất cứ lá số nào sinh vào tháng 10 âm lịch sẽ luôn dính kiếp không (mệnh không thân kiếp)
Người có mệnh không thân kiếp dù đắc hay hãm thì có tính tham lam, xảo quyệt, nóng nảy. Nếu nó đi vào hạng người Tang Tuế Điếu rất dễ nghiện tứ đổ tường (chủ yếu là cờ bạc và hút sách, ít khi nghiện món gái gú). Người Kiếp không đắc địa (giờ Tý + Ngọ) thì ăn nói lưu loát hơn, mặt dày mày dạn hơn.
Khi kiếp không đắc địa thì chúng thường cho đương số phát lúc đầu nhưng về sau lấy sạch cả gốc… lẫn lãi. Còn nếu Kiếp Không rơi vào thế hãm thì càng mệt hơn.
Địa Kiếp Địa không là 2 sát tinh khó chịu nhất trong tử vi. Tuy chúng là cặp sát tinh hung dữ nhất nhưng có chỗ hữu dụng của nó. Mặc dù chúng hữu dụng trong 1 vài trường hợp nhưng nhìn chung là lành ít nhưng dữ nhiều.
Sự phá hoại của kiếp không có trường hợp giải được nhưng cũng có trường hợp phải chào thua. Việc vận dụng giải hạn phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể xét trong tương quan sao và cục, phá và giải.
Nếu Không Kiếp nó nằm ngoài mệnh thân thì nằm cung nào phải chú ý cung đó.
– Sao Địa kiếp có thuộc tính Dương Hỏa, là sát tinh thứ nhất trong chòm sao Trung thiên đẩu, là một trong sáu sát tinh chủ về kiếp sát, phá tán, là ngôi sao bất lợi nhất về tiền tài trong sáu sát tinh , đồng thời cũng bất lợi về đường tình duyên. Kiếp nạn của Địa kiếp là Kiếp tài ( Cướp của ), không phải lúc sinh ra đã như vậy, mà đắc tài trước rồi mới phá sản, thậm chí mất nhiều hơn được ,có khi còn vướng vào vòng kiện tụng . Có thể coi Địa kiếp là vua của sao sát tinh
– Nếu sao Địa kiếp đứng một mình tại cung mệnh, chủ về một đời thăng trầm bất ổn , sống vô nguyên tắc, có lối suy nghĩ và nhân sinh quan độc đáo, hành vi kỳ quặc lập dị, không theo lệ thường, không giỏi ăn nói, không thể tụ tài. Nếu đại hạn, tiểu hạn gặp phải thì táng gia bại sản
Không Kiếp chỉ là sao giờ, cho nên tác hại cũng chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn. Ở đời chẳng có cái gì xấu tuyệt đối cũng như chẳng có cái gì tốt tuyệt đối. Một kẻ xấu xa kinh khủng cũng hiếm có như một vẻ đẹp mỹ toàn. Không Kiếp được an theo giờ ở tứ sinh ( Dần Thân Tỵ Hợi ); đã được sinh ra ở bốn cửa sinh này ắt phải có lý do xứng đáng nào đó. Sự hiện hữu nào cũng có giá trị của nó. Mệnh có Không Kiếp đắc địa ở tứ sinh, là người;
– Kín đáo – Mưu trí – Can đảm
Mệnh có Không Kiếp hãm địa ở những cung còn lại, là người:
– Nôn nóng – Xảo quyệt
Không Kiếp đắc địa sẽ giúp Tả Hữu bạo phát trong giây lát quyết đoán đúng lúc, đúng việc bỗng chốc trở nên giầu sang phú quí, dù ngày mai có phải sụp đổ như đống tro tàn, thì kẻ thích một phút huy hoàng rồi tắt hẳn ắt phải yêu mến Không Kiếp ! Bạo phát là do có mưu trí sắc bén, có can đảm thực hiện dứt khoát trong giây phút cần đến. Bạo tàn là liều lĩnh, không tính toán thiệt hơn thì dễ gặp tai họa khủng khiếp bất ngờ.
Có sách cổ nói: Không Kiếp không đánh người sinh tháng Tư, tháng Mười, viện lý do Không Kiếp khởi ở cung Tỵ (tháng 4) và cung Hợi (tháng 10), e rằng gượng ép. Theo thiển ý, sở dĩ Không Kiếp không đánh người sinh tháng Tư vì lúc đó Tả Hữu đồng cung tại Mùi, sinh tháng Mười, Tả Hữu đồng cung tại Sửu. Những người Tả Hữu Sửu Mùi này đều có tài năng khéo léo, biết tính trước ngừa sau, không quá hấp tấp vội vã, không tự tung tự tác.
Ngoài ra, người sinh tháng Giêng và tháng Bẩy, bị Không Kiếp không hành hạ vì họ có Tả Hữu nằm chực sẵn tại chỗ(Thìn Tuất) nên rất dè dặt cẩn thận trong công việc.
Người xưa còn cho rằng Không Kiếp không đáng người tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi mà không có lời giải thích tại sao. Theo thiển ý, những người tuổi tứ mộ là những người khôn ngoan, biết tự lượng sức mình chẳng bằng ai cho nên cư xử mềm dẻo thì cũng không mấy có máu Không Kiếp trong người vậy.
Không Kiếp tên gọi tắt của hai sao Địa Không Địa Kiếp. Có người cho rằng Địa làm sao Không, vậy thì Thiên Không Địa Kiếp đi một cặp. Lý luận này sai vì Thiên Không là một sao riêng biệt. Địa Không Địa Kiếp là một cặp.
Thiên Không so với Địa Không nhu hòa hơn và có tác dụng khác hẳn. Tính chất Địa Không theo cổ nhân viết: ”Tác sự hư không, bất thành chính đạo thành bại đa đoan” (làm việc coi thường, không theo chánh đạo, thành bại theo nhau)
Nói tóm lại Địa Không chẳng làm điều gì phải, với Địa Kiếp cổ nhân viết “Tác sự cơ cuồng” (làm việc bừa bãi)
Thực tế kinh nghiệm cho thấy Không Kiếp không hẳn như những lời phê trên đây. Không Kiếp phải tùy thuộc chính tinh chúng đi cùng để mà luận đoàn.
Có rất nhiều trường hợp nhờ Không Kiếp mà tốt, biến ra một cách cục kỳ lạ. Tỉ dụ: Thái Dương Thiên Lương gặp sao Xương Khúc Không Kiếp phải đoán là con người có tư tưởng mới lạ, táo bạo nhưng vững vàng, thànhc ông qua nghiên cứu học thuật, đem những điều tân kỳ cho tư tưởng nếp nghĩ. Vậy thì Không Kiếp đâu có xấu.
Cổ nhân ngại Không Kiếp bởi lẽ Không Kiếp ưa làm đảo lộn, đột biến không hợp với xã hội bảo thủ nền nếp. Nhưng hiện tại xã hội luôn luôn chuyển dịch, bảo thủ an định có nghĩa là không phát triển thành trưởng. Không Kiếp hẳn nhiên khả dĩ mang đến lợi ích để thoái khỏi tình trạng thiếu tiến bộ
Địa Không thuộc âm hỏa chủ về phiêu lưu mạo hiểm, lên thác xuống ghềnh. Tâm tính bất định, thích biến đổi, đôi lúc mơ tưởng đến mức ảo tưởng, thích khác người, không chấp nhận ý nghĩ gì được coi làm khuôn vàng thước ngọc sẵn sàng dấn thân, chấp nhận gian khổ.
Địa Kiếp thuộc Dương hỏa chủ bôn ba, lúc cát lúc hung. Tính tình ngoan cố, cô độc, hỉ nộ vô thường, dám làm dám hành động không do dự và toàn làm những việc trái khoáy không cần biết thành hay bại, thành thì vui, bại không buồn.
Không Kiếp đều khởi từ cung Hợi mà tính đi để đặt định vị trí. Địa Kiếp theo chiều thuận. Địa Không theo chiều nghịch. Hợi là giờ cuối cùng của một này. Tới Hợi là thời gian của ngày hôm ấy chấm dứt mọi sự mọi vật đều thành bảo ảnh, thành không hư. Không Kiếp tự chỗ không hư ấy mà dấy lên.
Hợi cung thuộc thủy. Không Kiếp thuộc hỏa. Thủy chủ trí, hỏa cùng chủ trí. Thủy Hỏa giao chiến tất cả đều hủy diệt thành Không, đều hết Kiếp để chuyển hoán thành một tình thế mới tuyệt đối. Nếu không xong thì Không Kiếp qui ẩn tu hành như Chiêu Lý Phạm Thái sau khi thất bại với mưu đồ phù Lê, sau khi Tương Quỳnh Như đã chết.
Không Kiếp là hai sao của thành bại, chứ không phải chỉ có bại thôi. Câu phú:”Mệnh lý phùng Không Kiếp, bất phiêu lưu tất chủ bần khổ” sai, chỉ luận đoán mới có một chiều.
Địa Không tác sự hư không, hư không đây là thái độ chống đối phủ định ẩn chứa cái can trường muốn thay cũ, đổi mới, mưu vọng này phần bại nhiều hơn phần thắng là lý đương nhiên. Thời xưa quyền lực bảo thủ cực mạnh, không ưa tư tưởng hay hành động có tính cách chống lại truyền thống cho nên nhìn Địa Không bằng con mắt hiềm thù bảo là tác sự hư không.
Địa Kiếp tác sự sơ cuồng, hành động của con người không câu nệ tiểu thuyết, tư tưởng đi ngược với trào lưu thời thượng, dĩ nhiên quyền lực bảo thủ không mấy bằng lòng mà gọi bằng sơ cuồng điên điên chẳng ra đâu vào đâu
Như vậy những hình dung gán cho Không Kiếp “hư không” và “sơ cuồng” ta nên hiểu theo cái nghĩa “phản truyền thống”, “phản trào lưu” của những hành động không thích ứng với xã hội đã thiết lập trật tự đâu vào đó.
Người có tư tưởng triết học, có khí chất nghệ thuật ngay cả những người trong lĩnh vực khoa học nếu có được Không Kiếp mới thành công đến mức sáng tạo.
Những luận bàn về Tử vi đời nhà Thanh đưa ra thuyết :” Kim Không tắc minh, Hỏa Không tắc phát” nghĩa là Kim gặp Không như chuông đồng rỗng tạo âm thanh, Hỏa gặp Không như lửa được dưỡng khí bốc cháy mạnh. Thuyết này không xuất hiện vào đời Minh. Có thể nó xuất phát từ thời kỳ động loạn của Minh mạt chăng?
Kim có người cho rằng Kim tứ cục và Hỏa là Hỏa lục cục. Không đúng. Các nhà Tử vi đời Thanh muốn nói về những sao Kim Hỏa gặp Địa Không đó.
Như Vũ Khúc, Thất Sát thuộc Kim hội với Địa Không thường là những số mạng cuộc đời gian khổ cuối cùng thành đạt phấn phát.
Như Liêm Trinh, Thái Dương, Thất Sát (Thất Sát vừa Hỏa vừa Kim) gặp Địa Không do nhẫn nại phấn đấu mà nên công.
Chỉ nói ngộ “Không” tắc minh, tắc phát không nói đến ngộ Kiếp, rõ ràng Địa Kiếp không cùng một tác dụng ảnh hưởng như Địa Không. Điều trên cũng chứng minh rằng cuộc đời nhiều lúc bị tỏa triết, bị đẩy vào chỗ cùng cực đến phải thay đổi lại thành hay về sau, như thi không đậu rồi đi lính mà nên tướng nên tá.
Về Địa Kiếp có những trường hợp nó rất hợp với Tham Lang Hỏa Tinh. Địa Kiếp đem đến biến động đảo lộn để Tham Linh ứng phó mà phấn phát, hoặc Tham Hỏa cũng thế. Đừng câu nệ hay thành kiến, cứ thấy Không Kiếp là đã mang ngay ấn tượng không tốt. Một trường hợp khá đặc biệt: Phúc Đức có Không Kiếp mà Mệnh cung Tham Hỏa hay Tham Linh vẫn kể làm số phát mau.
Không Kiếp đồng cung hay Không Kiếp hội tụ vào Mệnh, hay Không Kiếp giáp Mệnh ảnh hưởng ngang nhau về tốt xấu
Câu phú Không Kiếp giáp Mệnh vi bại cục không nhất định là với số nào cũng đúng. Câu phú “Sinh lai bần tiện Không Kiếp lâm Tài Phúc chi hưởng” không nhất định với số nào cũng thế. Tuy nhiên Tài Bạch mà bị Kiếp Không thì thật hiếm trường hợp tốt vì tính chất keo bẩn.
Địa Không, Địa Kiếp có ba thế: a) Đồng cung b)giáp c)hiệp. Không Kiếp đồng cung chỉ thấy ở Tỵ hay Hợi, còn giáp hiệp thì ở mọi chỗ.
Có câu phú:”Không Kiếp Tỵ hợi phản vi giai luận nghĩa là Mệnh có Không Kiếp kể là tốt. Tốt mức nào còn tùy chúng hội hợp với những chính tinh nào? Kiếp Không thường ăn ý với hung tinh hơn cát tinh.
Qua kinh nghiệm rồi qua chứng dẫn sách vỡ, nhiều trường hợp hai sao Liêm Trinh Tham Lang ở Hợi hay Tỵ mà đứng cùng Không Kiếp rất thành công khi vào lĩnh vực nghệ thuật. Liêm Tham vốn là hai sao đào hoa, Tham là chính đào hoa, Liêm là phó đào hoa, trong khi Không Kiếp lại biểu tượng cho những tư tưởng khác lạ mà nên vậy. Nhưng Thiên Riêu, Đào hoa, Mộc Dục mà đứng với Không Kiếp lại không biến hoá như trên.
Xin nhắc lại Không Kiếp tuy hơi giống nhau trên tính chất, nhưng có một điểm khác khá tinh tế ấy là : Địa Kiếp chủ về phản trào lưu, Địa Không chủ về phản truyền thống; Địa Không dễ được tiếp thu hơn Địa Kiếp.
Riêng với nữ mệnh mà bị Không Kiếp, nếu đứng trên quan niệm Nữ chủ an định thì Không Kiếp thành phiền vì Không, Kiếp vốn gây sự điêu linh do chất phản trào lưu, phản truyền thống ít hợp với đời sống nữ.
Không Kiếp Tỵ Hợi gặp Tướng Mã và hóa Khoa là người can trường, có mưu cơ, công danh càng tốt vào đất loạn thời loạn, Không, Kiếp Dần Thân cũng tương tự nhưng không bằng Tỵ Hợi.
Không Kiếp Dần Thân gặp Tử Phủ tất làm hại Tử Phù. Không Kiếp đứng cùng Tả Hữu ở Mệnh, tâm ý thích lừa gạt. Không Kiếp hãm gặp Hỏa Linh Tuế Kị dễ bị trộm cướp. Không Kiếp Hồng Đào vào số nữ thường gian truân với duyên tình.
Không Kiếp đứng với Hóa Quyền trắc trở công danh. Tại sao đứng với Hóa Quyền lại vậy. Vì tính chất của Hóa Quyền là tích cực và ổn định. Ở đâu có Hóa Quyền thì tính tích cực và ổn định tăng cao. Tính chấp Không Kiếp ngược lại làm thành sự mâu thuẫn với Hóa Quyền.
MỆNH có Địa không – Địa Kiếp: mọi việc đều hoàn toàn thất bại
Địa không, Địa Kiếp là hai sát tinh nặng nhất, mạnh nhất trong các vì sao xấu. Tuy chỉ là phụ tinh, nhưng ảnh hưởng của hai sao này mạnh ngang ngửa với chính tinh đắc địa. Chỉ riêng một trong hai sao cũng đũ hóa giải hầu hết hiệu lực của sao tốt nhất là Tử vi.
Ngay cả trong bốn vị trí đắc địa là Tỵ, Hợi , Dần, Thân, hai sao này cũng còn tiềm phục phá hoại, tuy có góp phần gia tăng tài danh một cách nhanh chóng. Nhưng, cái may thường đi liền với cái rủi: sự hoạnh phát đi liền với sự hoạnh phá hay một tai họa nặng nề khác (đau ốm, mất của, tang khó…). Sự nguy hiểm bao giờ cũng tiềm tàng và sẵng sàng tác họa, nếu gặp hung tinh khác.
Vị trí tốt nhất của Không Kiếp là Tỵ. Tại đây, hành Hỏa của sao tương hòa với cung Hỏa, chủ sự hoạch phát mau chóng và bất ngờ về quan, tài, vận hội, cụ thể như trúng số lớn, thăng chức nhanh, kiêm nhiệm nhiều công việc lớn, uy quyền bộc phát chói lọi được một thời gian.
Ở cung Hợi, Không Kiếp cũng có nghĩa như vậy, nhưng cường độ kém hơn, vì Hợi là cung Thủy vốn khắc sao Hỏa. Nhưng, cũng nhờ đó mà nên có tai họa suy trầm, sự xuống dốc không nhanh chóng như ở Tỵ. Tại Tỵ và Hợi, Kiếp Không bao giờ cùng đồng cung, cho nên hệ số tăng gấp bội về lợi cũng như về bất lợi. Còn ở Dần Thân, Kiếp Không độc thủ và xung chiếu, nên sự phát đạt không mạnh bằng ở Tỵ hay Hợi. Vị trí Dần tốt hơn vị trí Thân, vì lẽ Dần là Mộc hợp Hỏa, trong khi Thân là Kim vốn khắc Hỏa.
Do đó, luận về Không Kiếp nên cân nhắc kỹ vị trí và sao đồng cung hay xung chiếu.
Kiếp Không đắc địa gặp Tuần, Triệt án ngữ có nghĩa như hãm địa và những luận đoán phải đảo ngược. Trái lại, Kiếp hay Không hãm địa gặp Tuần hay Triệt án ngữ sẽ chế giảm hay triệt tiêu sức phá hoại của sát tinh này, nhưng không hẳn biến thành tốt đẹp.
(ST)
Xem thêm tại: kênh Youtube Tử Vi Hiện Đại
Thông tin cập nhật đầy đủ tại Fanpage: Tử Vi Hiện Đại