Sao Đà La trong Tử vi Đẩu số

19/08/2020 999

Bài viết Tổng luận sao Đà La ( phần 1 ). Mời các bạn đọc tham khảo.

Nếu ai đã biết tử vi thì đều biết đến bộ sao Kình Đà. Sao Đà La cùng với Sao Kình Dương hợp thành bộ Kình Đà được ví như bộ đôi sát thủ trong tay sở hữu Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm. Sức mạnh thật khủng khiếp. Nếu ở vị trí tốt đẹp, sáng sủa thì cũng ẩn tàng hiểm nguy. Đà La cũng là một trong những Sát Tinh hạng nặng nằm trong nhóm lục sát tinh, bao gồm: Kình Dương, Đà La, Địa Kiếp, Địa Không, Hỏa Tinh, Linh Tinh. Đà Là với Kình Dương thường được an cách nhau 1 cung, kẹp Lộc Tồn ở giữa. Vì vậy còn Kình Dương và Đà La còn nằm trong bộ Kình Đà.

1. Đặc điểm ngũ hành sao Đà La

– Phương vị: Bắc Đẩu tinh

– Tính: Âm

– Hành: Kim

– Loại: Sát Tinh

– Chủ về: Sát phạt

– Tên gọi tắt: Đà

Vị trí Đà La ở các Cung

– Đắc Địa: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

– Hãm Địa: Tý, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Hợi.

Đà La có tính Kim đối nghịch về tính chất với sao Kình Dương. Đà La thuộc âm Kim, Kình Dương thuộc dương Kim. Hai sao này an trước và ngay sau Lộc Tồn vì vậy không thể có trường hợp cả bộ Kình Đà đầy đủ tam hợp hay đồng cung mà chỉ xuất hiện trường hợp củng chiếu, tức một sao xung chiếu, một sao tam hợp chiếu. Đà La là một trong lục sát tinh, có tính âm nhu nhưng mang tính Sát và được coi là ấm Tinh. Đà La có tính chất thái quá, tương tự như sao Kình Dương. Khi xấu tai họa không kém cạnh việc Kình bộc phát và khi tốt đẹp cũng trở nên thành tựu như Kình nhưng theo chiều hướng thành công khác nhau. Đà La có đặc tính hấp thụ, tuy nhiên không phải tích trữ, thu trữ như sao Lộc Tồn mà do Đà La thuộc trục Song Hao luôn có một sao Hao hội họp nên thuộc tính đè nén tích trữ sau đó bộc phát ra bên ngoài. Với Kình Dương cũng mang tính bộc phát. Đây là điểm khác biệt giữa trục Lộc – Phi và trục Song Hao.

Đà La có đặc tính hấp thụ, tuy nhiên không phải tích trữ, thu trữ như sao Lộc Tồn mà do Đà La thuộc trục Song Hao luôn có một sao Hao hội họp nên thuộc tính đè nén tích trữ sau đó bộc phát ra bên ngoài

Đà La có đặc tính hấp thụ, tuy nhiên không phải tích trữ, thu trữ như sao Lộc Tồn mà do Đà La thuộc trục Song Hao luôn có một sao Hao hội họp nên thuộc tính đè nén tích trữ sau đó bộc phát ra bên ngoài

2. Cách cục Linh Xương Đà Vũ

Cũng vì tính chất này Cự Môn đi với Đà La hình thành cách Cự Đà Hao có ý nghĩa hay. Nếu sự tích lũy, dồn nén bất mãn, phản đối của tính chất cơ bản Cự Môn khi gặp Lộc Tồn khác với việc bộc phát ra bên ngoài của Đà La.

” Cự Môn ngộ Đà La ắt sinh dị chí”.

Đà La cũng do tính chất này tạo ra cách cục nổi tiếng Linh Xương Đà Vũ. Cách Cự Đà là ý chí phi thường do sự dồn ép, đè nén mà tạo ra suy nghĩ khác lạ, cũng chứa sự quyết tâm lớn. Cách Linh Xương Đà Vũ là mặt khuyết điểm của tính chất sao Đà La. Sao này tượng là cái lưới cũng từ tính chất hấp thụ rồi bộc phát mà ra.

” Chu Du mỹ mạo tài hùng hạn Cự Sát Đà Linh căm hận mạng vong”.

Chu Du mệnh có Tử Phủ Hình Ấn Hồng Khôi Xương Phụ Bật, tới hạn của Cự Môn gia hội Không Kiếp do Mệnh đã có Xương Khúc và Cự Môn lệch pha với Tử Vi. Hình thành cách Cự Sát Đà Linh ở đây chính là Cự Đà Linh ngộ Không Kiếp mà tạo nên kết cục căm hận mà chết. Nhìn kỹ cách Cự Sát Đà Linh có tính chất căn bản của Cự Môn ban đầu mới xét tới bàng tinh ở phía sau. Cự Môn chủ sự phản kháng, bất mãn. Tính chất này biến đổi theo chiều hướng xấu do bố cục của bàng tinh tạo nên. Trường hợp này nếu không có sao Đà La ắt không dẫn tới kết quả phải vong mạng. Như ở trên đã luận Cự Môn ngộ Đà La là cách cục tốt đẹp, tuy nhiên ở dưới đây là tâm của cách cục xấu này. Cách này do sự tin tưởng, nghe theo mù quáng mà mắc phải cái bẫy Đà La ngộ Linh Kiếp. Nếu ở đây có thêm Kỵ Hình ắt sự cố ý tạo ra, bằng không có thể mắc sai lầm bởi một ý kiến không cố ý. Việc kết quả của cách Sát là chết nhưng đi rõ của nguồn gốc thì rất nhiều nguồn gốc khác nhau. Khi có Đà La tham gia cách cục này đa phần do mắc phải âm mưu hoặc do sai lầm khi tin tưởng làm theo mà gây nên.

Xem thêm:

Bình luận