Phép xem hôn nhân hòa hợp trong bộ môn Tử Vi Đẩu Số

19/08/2020 1637

Một bài dịch hay về phép xem hôn nhân hòa hợp trong tử vi. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.

Cuộc đời của mỗi người có được gia đình hạnh phúc, sự nghiệp rực rỡ hay không không chỉ phụ thuộc vào số mệnh định sẵn khi sinh ra và sự nỗ lực của người đó, mà còn liên quan tới điều kiện mọi mặt của người bạn đời. Sự kết hợp thực sự tương xứng giữa người nam và người nữ, không chỉ làm tình cảm thêm bền chặt mà còn có thể giúp những người trong gia đình chung sống thuận hòa, và mang đến tiền tài cũng như vận may.

Từ xưa, cổ nhân đã tìm cách đúc kết kinh nghiệm kết hơp tuổi nam nữ khi kết hôn. Từ đó hình thành nên nhiều quan điểm “so tuổi” như: dùng Can Chi, Ngũ hành nạp âm năm sinh, Cung phi, Bát tự,…

Dưới đây chúng ta hãy thử xem sự kết hợp như thế nào theo quan điểm của Tử vi đẩu số có cơ hội đem lại hạnh phúc và tài lộc nhất, nó gọi là phép xem hôn nhân hòa hợp trong Tử vi đẩu số. Nhưng kết luận này được suy ra từ tính chất của 14 sao chính tinh trong Tử vi đẩu số

PHẦN 1: Hợp kỵ chọn vợ theo lá số Tử vi của người Nam.

1- Tử vi thủ mệnh: thích nữ có học thức, đa tài.
  • Chọn vợ thích hợp nhất nữ Thiên Đồng, Thiên Phủ, Cự Môn, Thiên tướng hoặc Thất sát thủ mệnh
  • Nên tránh: nữ Tham Lang, Phá Quân, hoặc Tử vi thủ mệnh.
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
2. Thiên cơ thủ mệnh: thích nữ thông minh, nhanh nhẹn, lãng mạn
  • Chọn vợ thích hợp nhất: nữ Thiên Lương, Tử vi, Thái Âm, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh hoặc Thiên Phủ thủ mệnh
  • Nên tránh: nữ Thiên cơ.
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
3. Thái dương thủ mệnh: thích nữ xinh đẹp, tính cởi mở.
  • Chọn vợ thích thích hợp nhất: nữ Thiên Đồng, Thái Âm
  • Nên tránh: nữ Thái Dương, Cự môn, hoặc Thiên lương.
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng
4. Vũ Khúc thủ mệnh: thích nữ xinh đẹp, đảm đang
  • Chọn vợ thích hợp nhất: nữ Thiên phủ, Thất sát, Tham lang hoặc Thiên tướng thủ mệnh
  • Nên tránh: nữ Phá quân hoặc Vũ Khúc
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
5. Thiên Đồng thủ mệnh: thích nữ có duyên
  • Chọn vợ thích hợp nhất: Nữ Tử vi, Thiên cơ, Liêm trinh, Thiên tướng, Thất sát hoặc Phá quân
  • Nên tránh: nữ Cự môn, Thiên đồng.
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
6. Liêm trinh thủ mệnh: thích nữ hoạt bát, rộng rãi, tinh ranh.
  • Chọn vợ thích hợp nhất: nữ Thiên Phủ, Thất sát, Vũ Khúc.
  • Nên tránh: nữ Tham lang, Thiên tướng, Phá Quân.
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
7. Thiên Phủ thủ mệnh: thích nữ mạnh mẽ, có nội tâm. 
  • Chọn vợ thích hợp nhất: nữ Vũ khúc, Liêm trinh.
  • Nên tránh: nữ Thiên Phủ.
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
8. Thái Âm thủ mệnh: thích nữ hiền lành, tình cảm, trong sáng, mạnh mẽ
  • Chọn vợ thích hợp nhất: Nữ Tử vi, Cự môn, Thiên tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá quân, cũng có thể chọn nữ Thiên cơ, Thiên đồng, Thiên phủ, Tham lang.
  • Nên tránh: nữ Thái dương, Vũ khúc, Liêm trinh.
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
9. Tham Lang thủ mệnh: thích nữ lãng mạn, xinh đẹp, tài hoa
  • Chọn vợ thích hợp nhất: Nữ Vũ khúc.
  • Nên tránh: Các sao khác đều nên tránh đặc biệt là Tử vi, Liêm trinh
10. Cự môn thủ mệnh: thích nữ phóng khoáng
  • Chọn vợ thích hợp nhất: Nữ Thiên cơ, Vũ khúc, Liêm trinh
  • Nên tránh: Các sao khác đều nên tránh đặc biệt là Thái Dương, Thiên Đồng
11. Thiên tướng thủ mệnh: thích nữ tình cảm, chung thủy
  • Chọn vợ thích hợp nhất: Nữ Vũ khúc.
  • Nên tránh: nữ Thiên tướng
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
12. Thiên Lương thủ mệnh: thích nữ có học thức
  • Chọn vợ thích hợp nhất: nữ Thiên lương, Thiên cơ, Thiên đồng.
  • Các sao còn lại đều lấy được.
13. Thất sát thủ mệnh: thích nữ mạnh mẽ
  • Chọn vợ thích hợp nhất: nữ Liêm trinh, Vũ khúc
  • Miễn cưỡng: nữ Tử vi, Thái Âm.
  • Các sao còn lại đều kị
14. Phá quân thủ mệnh: thích nữ lãng mạn, tân tiến.
  • Miễn cưỡng nữ Thái âm.
  • Các sao còn lại nên tránh đặc biệt là Tử vi, Vũ khúc, Liêm Trinh.

Lưu ý: Có hai trường hợp đặc biệt

  • Cung Mệnh có 2 sao chính tinh: Xét cả hai và tổng hợp một cách hợp lý
  • Cung Mệnh vô chính diêu: tạm lấy các sao chính tinh ở cung Thiên di ( đối diện) để xem xét
  • Ngoài ra còn phải phân tích thêm cung Thân và cung Phúc của 2 lá số, cái này để dành cho các bạn tìm hiểu thêm.
    Phép xem hôn nhân hòa hợp trong bộ môn Tử Vi Đẩu Số

    Phép xem hôn nhân hòa hợp trong bộ môn Tử Vi Đẩu Số

    Phép xem hôn nhân hòa hợp trong bộ môn Tử Vi Đẩu Số

Cuộc đời của mỗi người có được gia đình hạnh phúc, sự nghiệp rực rỡ hay không không chỉ phụ thuộc vào số mệnh định sẵn khi sinh ra và sự nỗ lực của người đó, mà còn liên quan tới điều kiện mọi mặt của người bạn đời. Sự kết hợp thực sự tương xứng giữa người nam và người nữ, không chỉ làm tình cảm thêm bền chặt mà còn có thể giúp những người trong gia đình chung sống thuận hòa, và mang đến tiền tài cũng như vận may.

Từ xưa, cổ nhân đã tìm cách đúc kết kinh nghiệm kết hơp tuổi nam nữ khi kết hôn. Từ đó hình thành nên nhiều quan điểm “so tuổi” như: dùng Can Chi, Ngũ hành nạp âm năm sinh, Cung phi, Bát tự,…

Dưới đây chúng ta hãy thử xem sự kết hợp như thế nào theo quan điểm của Tử vi đẩu số có cơ hội đem lại hạnh phúc và tài lộc nhất. Nhưng kết luận này được suy ra từ tính chất của 14 sao chính tinh trong Tử vi đẩu số

PHẦN 2: Hợp kỵ chọn chồng theo lá số Tử vi của người Nữ.

1- Tử vi thủ mệnh: thích nam tài hoa, có học ,có lý tưởng
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Thiên cơ, Thái dương, Vũ khúc, Thiên đồng, Thiên phủ, Thái âm, Thiên lương thủ mệnh
  • Nên tránh: nam tránh Tham Lang, Phá Quân, Cự Môn, Liêm Trinh
  • Các sao Thiên Tướng, Thất Sát thì miễn cưỡng.
2. Thiên cơ thủ mệnh: thích nam có học, lịch lãm.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Tử vi, Thái dương, Vũ khúc, Thiên phủ, Thiên tướng thủ mệnh
  • Miễn cưỡng : nam sao Cự Môn, Thiên lương.
  • Các sao còn lại thì nên tránh.
3. Thái dương thủ mệnh: thích nam giàu có, sự nghiệp thành công.
  • Chọn chồng thích thích hợp nhất: nam Tử vi, Thiên cơ, Vũ khúc, Thiên đồng, Thiên phủ, Thiên tướng, Thiên lương
  • Nên tránh: nam Cự môn, Liêm trinh, Thái âm, Thái dương, Tham lang, Thất sát, Phá quân
4. Vũ Khúc thủ mệnh: thích nam thực dụng (không mơ mộng, lãng mạn), chăm chỉ làm ăn
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Thiên phủ, Thiên tướng, Tham lang thủ mệnh
  • Nên tránh: nam Phá quân , Thái Âm, Vũ Khúc.
  • Các sao còn lại đều có thể lấy.
5. Thiên Đồng thủ mệnh: thích nam lịch sự, tế nhị, có học vấn.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Tử vi, Thái dương, Thiên cơ, Vũ khúc, Thiên phủ, Thiên tướng
  • Nên tránh: nam Cự môn
  • Các sao còn lại thì miễn cưỡng.
6. Liêm trinh thủ mệnh: thích nam đa tài, lãng mạn.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Thiên phủ, Thất sát.
  • Nên tránh: nam Thiên tướng, Phá quân, Thái âm, Liêm trinh
  • Các sao còn lại đều có thể lấy được.
7. Thiên Phủ thủ mệnh: thích nam khỏe mạnh, có tiền đồ.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Tử vi, Vũ khúc, Liêm trinh.
  • Nên tránh: nam Cự môn, Thất sát, Phá quân, Thiên phủ.
  • Các sao còn lại đều cso thểy lấy được.
8. Thái Âm thủ mệnh: thích nam lịch lãm, hiền lành.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Thái dương, Thiên cơ, Tử vi, Vũ khúc, Thiên Phủ, Thiên tướng, Thiên lương
  • Các sao còn lại đều nên tránh.
9. Tham Lang thủ mệnh: thích nam tài tử, có tiền.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: Nam Vũ khúc, Thái dương, Thiên phủ, Thiên tướng, Thiên lương
  • Các sao khác đều nên tránh đặc biệt là Tử vi, Liêm Trinh
10. Cự môn thủ mệnh: thích nam lịch lãm, có học vấn.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: Nam Tử vi, Vũ khúc, Thien phủ, Thái Âm, Thiên tướng, Thiên lương.
  • Các sao khác đều nên tránh đặc biệt là Thái Dương, Thiên Đồng
11. Thiên tướng thủ mệnh: thích nam chín chắn, coi trọng cuộc sống gia đình.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: Nam Tử vi, Vũ khúc
  • Nên tránh: nam Liêm trinh, Thiên tướng, Tham lang, Cự môn, Thất sát
  • Các sao còn lại đều có thể lấy được
12. Thiên Lương thủ mệnh: thích nam có tài, có học vấn.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Thiên cơ, Tử vi, Vũ khúc, Thiên phủ, Thái âm, Thiên tướng, Thái dương.
  • Các sao còn lại đều nên tránh.
13. Thất sát thủ mệnh: thích nam chính trực, nghĩa khí, có lý tưởng.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Tử vi, Vũ khúc, Liêm trinh.
  • Nên tránh: Tham lang, Cự môn, Thất sát, Phá quân.
  • Các sao còn lại đều có thể lấy được.
14. Phá quân thủ mệnh: thích nam tài tử, có lý tưởng.
  • Chọn chồng thích hợp nhất: nam Thái dương, Thiên đồng, Thiên phủ, Thái âm, Thiên tướng, Thiên lương, Thiên cơ.
  • Các sao còn lại nên tránh.

Lưu ý: Có hai trường hợp đặc biệt

  • Cung Mệnh có 2 sao chính tinh: Xét cả hai và tổng hợp một cách hợp lý
  • Cung Mệnh vô chính diêu: tạm lấy các sao chính tinh ở cung Thiên di ( đối diện) để xem xét
  • Ngoài ra còn phải phân tích thêm cung Thân và cung Phúc của 2 lá số, cái này để dành cho các bạn tìm hiểu thêm
Phép xem hôn nhân hòa hợp trong bộ môn Tử Vi Đẩu Số

Hợp kỵ chọn chồng theo lá số Tử vi của người Nữ.

Âm dương ngũ hành:

Tên gọi chung của “âm dương” và “ngũ hành”. Trong triết học cổ đại Trung Quốc, âm dương trước hết chỉ hai bộ phận đối lập nhau trong nội bộ nguyên khí; ngũ hành là chỉ quan hệ tỉ lệ khác nhau giữa hai bộ phận nói trên, được hình thành do sự thay đổi thịnh suy theo bốn mùa trong một năm, khiến cho nguyên khí bộc lộ 5 tính chất khác nhau. Cổ nhân cho rằng nguyên khí là cơ sở của tự nhiên và xã hội, cho nên khí âm dương ngũ hành cũng là cơ sở của tự nhiên và xã hội. Học thuyết âm dương ngũ hành cho rằng âm dương ngũ hành có quan hệ đối ứng chặt chẽ với bốn mùa, phương vị, âm luật, thiên can địa chi, mười hai tháng, trong đó chủ yếu là chính ngũ hành, trường sinh ngũ hành, nạp âm ngũ hành. Do các quan hệ này mà vũ trụ liên kết thành một chỉnh thể hữu cơ. Do đó, học thuyết âm dương ngũ hành trở thành cơ sở của văn hóa thần bí Trung Quốc.

Âm dương gia:

Một trong chín trường phái thời Xuân Thu Chiến Quốc. Nhân vật của thời Chiến quốc lá Trâu Diên, v.v… bao gồm học thuyết âm dương, bốn mùa, tám phương vị, mười hai độ, 24 tiết và thuyết ngũ hành ngũ đức chung thủy. Các thứ độn giáp, lục nhâm, trạch nhật (chọn ngày tốt), chiêm tinh sau này đều theo quan điểm của Âm dương gia

Âm dương gia do các quan coi tượng trời thời cổ đại diễn biến mà nên, dùng tượng trời để dự đoán nhân sự, nhắc nhở giai cấp thống trị thuận theo đạo trời. Âm dương gia cho rằng sự thay đổi thời tiết của giới tự nhiên và quy luật sinh trưởng của cây trồng đều chịu sự chi phối bởi sự thịnh suy của âm dương và ngũ hành. Sự hưng suy của các vương triều cũng bị quyết định bởi “âm dương tiêu tức” và “ngũ đức chuyển di”. Họ đã tích lũy được vốn tư liệu phong phú về âm dương tiêu trưởng và ngũ hành sinh khắc, đã luận chứng một cách tương đối khách quan về bản tính và tác dụng qua lại giữa các sự vật. Nhưng họ đem gộp xã hội loài người với thế giới tự nhiên là một, dùng sự biến đổi của giới tự nhiên để so sánh, làm ẩn dụ cho sự cát hung của nhân sự, là phi khoa học. Âm dương gia hưng thịnh từ thời Chiến quốc đến thời Lưỡng Hán, sau đó suy dần. Nho gia, Đạo gia đều hấp thu lý luận của nó, các trước tác của nó đều thất truyền.

Thuyết âm dương:

Học thuyết của âm dương gia cổ đại. Nội dung chủ yếu là luận về quy luật biến đổi của âm dương ngũ hành. Từ đó dự đoán hoặc giải thích cát hung họa phúc và sự thay đổi phát triển của xã hội loài người. Thuyết âm dương cho rằng vạn vật trời đất đều do 2 khí âm dương hợp thành, nhưng sự hợp thành đó không phải là cố định bất biến, mà nó không ngừng tiến triển, sự biến hóa của âm dương là có quy luật. Âm thịnh là thủy, đóng ở phương Bắc; dương thịnh là hỏa, đóng ở phương Nam; khí dương khi dần thịnh là mộc, đóng ở phương Đông; khí âm khi dần thịnh là kim, đóng ở phương Tây; âm dương điều hợp là thổ, đóng ở trung ương.

Do vậy sự hợp thành khác nhau của âm dưong sẽ tạo nên ngũ hành là thủy, mộc, hỏa, kim, thổ. Sự tương sinh tương khắc của 5 chất này tạo nên 4 mùa trong năm và sự thay đổi sinh diệt của vạn vật. Khi khí dương dần thịnh, vạn vật sinh trưởng, mộc phương đông là chủ, lúc ấy là mùa xuân. Khi khí dương cực thịnh, vạn vật tươi tốt, hỏa phương nam là chủ, lúc ấy là mùa hạ. Khi dương suy, âm dần thịnh, vạn vật tiêu điều, kim phương tây làm chủ, lúc ấy là mùa thu. Khi âm cực thịnh, vạn vật xác xơ tàn úa, thủy phương bắc làm chủ, lúc ấy là mùa đông. Sự phát triển của xã hội loài người cũng bắt nguồn từ sự thay đổi của âm dương ngũ hành, sự thay đổi của vương triều ắt tuần hoàn theo “ngũ đức chung thủy”, do vậy giai cấp thống trị cần “xét thời luận sự”.

Mùa xuân và mùa hạ, khí dương làm chủ, thì phải dùng đức để cai trị; mùa thu và mùa đông, khí âm làm chủ, ắt phải dùng hình phạt, không thể hành động trái với thời. Thuyết âm dương cho rằng, thuận theo sự thay đổi âm dương mà thực thi chính sách, thì trời quang mây tạnh, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ngược lại, mùa màng thất bát, nước tan vua chết. Thuyết âm dương là một hệ thống mâu thuẫn, pha tạp giữa khoa học với vu thuật. Ở một số phương diện, nó có thể đi từ bản tính và tác dụng qua lại của sự vật khách quan mà chứng minh sự thay đổi của giới tự nhiên. Mặt khác nó lại đem pha tạp tự nhiên và xã hội, dùng sự thay đổi của tượng trời làm ẩn dụ về sự phát triển lịch sử và cát hung của loài người.

Âm dương học:

Triều Nguyên căn cứ theo lệ của Nho học, Y học mà thiết lập Quan học. Triều Minh làm theo, lập ra Học quan âm dương, mỗi phủ bổ một người làm Chính thuật, mỗi châu một người làm Điển thật, mỗi huyện một người làm Huấn thuật. Học quan âm dương đảm trách việc xem thiên văn, dự đoán thời tiết, bói sao và dạy học trò, những người theo học nghề này gọi là âm dương sinh.

Âm dương:

Ý nghĩa thoạt tiên là chỉ việc quay mặt hay quay lưng về phía mặt trời, quay mặt là dương, quay lưng là âm. Về sau dùng để biểu thị khí âm và khí dương tồn tại trong giới tự nhiên, tiến tới mở rộng ý nghĩa, dũng để giải thích hai loại trạng thái hoặc thuộc tính đối lập nhau, cùng tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng. Chu dịch, Hệ từ có câu : “Càn là vật dương, Khôn là vật âm” và “quẻ dương lẻ, quẻ âm chẵn”. Phàm những thứ như nam, động, nóng, ở trên, hướng ngoại, sáng, tiến tới, số lẻ là dương; những thứ như nữ, tĩnh, lạnh, ở dưới, hướng nội, tối, thụt lùi, yếu ớt, số chẵn là âm. Âm dương còn dùng làm tỉ dụ về quan hệ xã hội, như quân thần, quan dân, quân tử, tiểu nhân, vợ chồng Trung y thì dùng âm dương phân biệt tạng phủ kinh lạc, làm căn cứ để chẩn đoán và trị bệnh. Trong bát quái dùng ký hiệu “ – – ” biểu thị âm, ký hiệu “ ” biểu thị dương. Dịch truyện viết : “Một dương một âm gọi là Đạo”. Lão tử viết : “Vạn vật gánh âm mà ôm dương”. Hoàng đế. Tố vấn, Âm dương ứng tượng đại luận viết: “Âm ở trong, dương phải giữ, dương ở ngoài, âm sai khiến” đã khái quát qui luật phát triển của hai mặt đối lập thống nhất là âm dương tương hỗ.

Âm:

Khái niệm triết học thời cổ đại, nếu so với “dương”, thì nó là một trong hai nguyên tố cấu thành mọi chất. Phái Âm dương gia cho rằng sự thay đổi và phát triển của mọi sự vật đều do sự tiêu trưởng của hai nguyên tố âm dương tức hai khí âm dương tạo nên. So với dương, âm là phương diện thứ yếu trong sự hình thành và phát triển của sự vật. Trong giới tự nhiên, trời là dương, đất là âm; xuân hạ là dương, thu đông là âm; mặt trời là dương, mặt trăng là âm; cương là dương, nhu là âm. Xã hội loài người cũng vậy, mọi sự vật đều có hai mặt đối lập, mà âm là một trong hai mặt đó, như vua là dương, quan là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm.

Dương:

Khái niệm triết học cổ đại, nếu so với “âm”, thì nó là một trong hai nguyên tố cấu thành mọi chất. Phái Âm dương gia cho rằng sự thay đổi và phát triển của mọi sự vật đều do sự tiêu trưởng của hai nguyên tố âm dương tức hai khí âm dương tạo nên. So với âm, dương là phương diện chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của sự vật. Trong giới tự nhiên, trời là dương, đất là âm; xuân hạ là dương, thu đông là âm; mặt trời là dương, mặt trăng là âm; cương (cứng) là dương, nhu (mềm) là âm. Xã hội loài người cũng vậy, mọi sự vật đều có hai mặt đối lập, mà âm là một trong hai mặt đó, như vua là dương, quan là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm.

Hai khí âm dương:

Còn gọi là “hai khí”. Hai khí trong vũ trụ là nguyên tố cấu thành vạn vật. Cổ nhân cho rằng hai khí âm dương hợp với nhau, tạo nên vạn vật. Nếu hai khí hòa hợp, phối hợp thích đáng, vận hành trôi chảy, thì vạn vật sẽ có trật tự, mưa thuận gió hòa. Nếu hai khí sai vị trí, vận hành không trôi chảy, ắt sẽ có biến, thời tiết thất thường, gây ra tai họa. Do đó, căn cứ tượng trời có thể dự đoán họa phúc sắp tới. Hai khí âm dương của giới tự nhiên có quan hệ mật thiết với nhân sự, nếu nhân sự không hợp với tượng trời, hai khí âm dương rối loạn, sẽ gây ra tai họa cho con người.

Ầm dương tiêu tức:

Học thuyết của Âm dương gia về qui luật thay đổi của âm dương. Tiêu nghĩa là diệt, Tức nghĩa là sinh. Âm dương tiêu tức nghĩa là âm dương sinh diệt. Sử ký, Mạnh Tuân truyện viết: Trâu Diễn “xem xét kỹ sự tiêu diệt, sinh trưởng của âm dương mà viết ra việc chuyển biến lạ lùng, viển vông. Âm dương gia cho rằng trời đất vạn vật đều do hai khí âm dương hợp nhau mà thành, nhưng sự mạnh yếu của hai khí âm dương luôn thay đổi, sinh diệt không ngừng. Ngũ hành tức là năm phương thức hợp thành khác nhau của âm dương, thủy ở phương bắc, khí âm cực thịnh, khí dương tiềm phục; mộc ở phương đông, khí dương bắt đầu động; hỏa ở phương nam, khí dương cực thịnh, khí âm tiềm phục; kim ở phương tây, khí âm mạnh dần; thổ ở trung tâm.

Âm dương tiêu tức tạo thành ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, sự tương sinh tương khắc của ngũ hành lại tạo nên sự thay đổi của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cùng sự sinh diệt của vạn vật. Cùng liên hệ với sự thay đổi của âm dương ngũ hành, sự phát triển của xã hội con người cũng xoay vần tuân theo ngũ đức chung thủy, giai cấp thống trị cần thuận theo sự thay đổi của tự nhiên, cần “xét thời mà cai trị”. Âm dương gia cho rằng sự thay đổi của tự nhiên có quy luật nhất định cần tuân theo “dương cực sinh âm, âm cực sinh dương”, từ đó có thể dự đoán được sự thay đổi của các vương triều.

Âm dương thuận tự:

Chỉ hai khí âm dương hòa hợp. Âm dương gia cho rằng vạn vật trong thế gian đều do hai khí âm dương tạo nên, hai khí hòa hợp, diễn biến thích đáng, thì mọi vật tốt đẹp. Khí ngũ hành thuận, thì trên thế gian mọi việc bình thường, mưa, gió, nóng, lạnh sẽ đúng kỳ hạn của nó, chính trị ổn định, quốc thái dân an.

Âm dương nghịch thố:

Chỉ hai khí âm dương không hòa hợp. Thay đổi trái thời, hoặc dương thắng hoặc âm thắng. Âm dương nghịch thố tất dẫn đến nghịch khí ngũ hành, vạn vật trong thế gian sẽ mất ổn định, sẽ xuất hiện những điềm xấu về tai họa, bệnh tật, quái dị; mưa, gió, nóng, lạnh sẽ không đúng kỳ hạn của nó, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Âm chính:

Cổ nhân lấy xuân hạ làm dương, thu đông làm âm. Xuân hạ là thời kỳ vạn vật sinh trưởng, cho nên không thể dùng binh, hành hình, làm trái đạo trời. Thu đông là thời kỳ vạn vật điêu tàn, có thể dụng binh, hành hình cho thuận đạo trời, bởi vậy việc luyện tập binh mã, xét xử hành hình đều được tiến hành vào hai mùa thu đông, gọi là âm chính. Nếu luyện tập binh mã, xét xử hành hình được tiến hành vào hai mùa xuân hạ, thì bị coi là vi phạm thời lệnh, “âm chính phạm khí dương”, không thuận đạo trời, sẽ bị trời phạt.

Thuyết hành hình hợp thời lệnh:

Giai cấp thống trị phong kiến căn cứ lí luận chuyển hóa âm dương ngũ hành mà đặt ra pháp chế. Âm dương gia cho rằng trong trời đất có hai khí âm dương, sự sinh diệt của âm dương tạo thành sự biến đổi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Dương bắt đầu vào mùa xuân, thịnh vào mùa hạ, do đó trong hai mùa này vạn vật sinh trưởng, phát triển, thể hiện rõ đức hiếu sinh của trời đất. Xuân vui hạ mừng, thuận ứng ý trời, giai cấp thống trị lúc này cần ra sức giáo hóa lễ nhạc, ban bố rộng rãi nhân nghĩa, khiến trăm họ vui mừng. Phải tránh thi hành án tử hình để khỏi làm tổn thương khí dương và trái với ý trời. Như vậy xuân hạ là thời lệnh không hành hình. Âm bắt đầu vào mùa thu, thịnh vào mùa đông. Do đó, vào mùa thu, đông, vạn vật xơ xác, tiêu điều, thể hiện sự uy nghiêm của trời. “Âm, là khí hình phạt vậy”. Thu lo đông buồn, thuận ứng ý trời, giai cấp thống trị vào hai mùa thu đông nên thực thi âm chính, trong đó có việc hành hình. Bởi vậy, thu đông là thời lệnh hành hình. Thời Tiên Tần, việc hành hình bắt đầu vào tháng mạnh thu (tháng Chín), thời Hán lấy hai mùa thu đông làm thời lệnh hành hình. Từ thời Đường trở đi, từ Thu phân đến trước tiết Lập xuân là thời lệnh hành hình

(Theo Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa)

Đức chủ hình phụ:

Một trong số nội dung chính của tư tưởng pháp chế của giai cấp thống trị phong kiến. Lấy lý luận âm dương ngũ hành làm cơ sở. Trời đất có hai khí âm dương, dương chủ sinh, là đức; âm chủ sát, là hình. Hai khí âm dương lại lấy khí dương làm chủ, thể hiện đức hiếu sinh của trời. Vì vậy, giai cấp thống trị cần lấy đức trời làm chính, lấy hình sát làm phương pháp phụ trợ. Tư tưởng đức chủ hình phụ mang màu sắc mê tín, nhưng có tác dụng nhất định trong việc hạn chế sự lạm sát bừa bãi của giai cấp thống tri, và giảm nhẹ mâu thuẫn giai cấp.

Âm dương ngũ hành thuyết:

Hợp lưu thuyết âm dương với thuyết ngũ hành. Tức là lấy âm dương để khái quát qui luật thay đổi vật chất của hai loại đối lập và sinh diệt nhau trong giới tự nhiên, coi sự chuyển hóa âm dương là nguồn gốc thay đổi của mọi hiện tượng trong giới tự nhiên, lại dùng ngũ hành tương sinh tương khắc bổ sung cho việc thuyết minh sự biến đổi thủy, mộc, kim, hoả, thổ và các hiện tượng khác trong giới tự nhiên, đồng thời để dự báo nhân sự.

Thuyết âm dương ngũ hành xuất hiện vào cuối thời Tây Chu, Trâu Diễn thời Chiến Quốc đã soạn nên tập đại thành và phát triển thành một học phái. Thái bình ngự lãm quyển 17 ghi: thủy, mộc, kim, hoả, thổ đều có đặc tính riêng, thủy ở phương bắc, thuộc khí âm; mộc sinh ở phương đông, khí dương dần thịnh, vạn vật bắt đầu sinh; hỏa ở phương nam, thuộc khí dương, vạn vật tươi tổt; kim ở phương tây, khí âm dần thịnh, vạn vật tiêu điều; thổ ở trung tâm, chủ sinh vạn vật.

Sự thay đổi giữa thủy, mộc, kim, hoả, thổ biểu hiện sự sinh diệt nhau của hai khí âm dương, tạo thành sự thay đổi của bốn mùa và sự sinh, thành, suy, diệt của vạn vật. Thuyết âm dương ngũ hành còn cố dùng hiện tượng tự nhiên để giải thích chính sự và cát hung họa phúc của xã hội loài người. Cho rằng thuận theo sự thay đổi của âm dương ngũ hành thì quốc thái dân an, bằng không sẽ nước mất nhà tan. Trâu Diễn còn đề xướng học thuyết “ ngũ đức chuyển di”, gọi thuộc tính của ngũ hành là ngũ đức, dùng nó lý giải sự biến động, thay thế của vương triều và lịch sử xã hội, đề cao lí luận tuần hoàn lịch sử. Thời Hán, thuyết âm dương ngũ hành đã trở thành bộ phận tổ thành của học thuyết Sấm Vĩ, được học thuyết thiên nhân cảm ứng tiếp thu.

Ngũ hành:

Chỉ khí của năm loại chất thủy, mộc, kim, hoả, thổ. Âm dương gia lấy tác dụng qua lại giữa năm loại khí này để lí giải qui luật thay đổi và phát triển của giới tự nhiên và xã hội loài người. Thời Chiến Quốc, thuyết ngũ hành rất thịnh hành, đồng thời xuất hiện nguyên lí ngũ hành tương sinh tương khắc. Tương sinh tức là sản sinh và thúc đẩy lẫn nhau, như thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Tương khắc tức là làm tiêu hao hoặc bài trừ lẫn nhau, như thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. Trong đó diễn biến tương khắc bào hàm khả năng khắc trở lại. Ví dụ, thủy tuy khắc hỏa, nhưng hỏa thịnh cũng có thể khắc thủy. Sự sinh khắc của ngũ hành, khi phản ánh xã hội loài người, sẽ biểu hiện thành ngũ đức chuyển di, nên có sự thay đổi vương triều. Một vài quan điểm của học thuyết ngũ hành có yếu tố duy vật thô thiển và phép biện chứng tự phát.

Ngũ tài:

Tức ngũ hành thủy, mộc, kim, hoả, thổ.

Mộc:

Một trong ngũ hành. Chủ phương đông, ứng với mùa xuân. Tam mệnh thông hội quyển 1 – Luận ngũ hành sinh khắc viết: “ Nói đến mộc, là chỉ sự tiếp xúc. Khí dương động, nhô khỏi đất mà sinh vậy. Thủy chảy về phía đông, để sinh mộc vậy. Mộc vươn lên mà trùm xuống, là chất của tự nhiên vậy. Luận ngũ hành viết : “Mộc thích gọt tỉa, sinh phù, trợ hỏa, thổ bồi, đất đai màu mỡ, mọc nhiều thành rừng. Kỵ gãy đổ, rơi rụng, không vong, dao động, tử tuyệt, khô héo, tự cháy, mục rữa” .

Hỏa:

Một trong ngũ hành. Chủ phương nam, ứng với mùa hạ. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “ Nói đến Hỏa, là hóa, là hủy. Dương ở trên, âm ở dưới, phá hủy mạnh mà thay đổi vạn vật. Cưa mộc lấy hỏa, do mộc sinh vậy. Hỏa cháy không có chính thể, thể vốn là của mộc vậy. Xuất hiện để ứng với vật, tàn thì lại nhập vào, là khí của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Hỏa thích nóng, sinh trợ, không vong, bốc lên, cao xa, chiếu thổ, vượt thủy. Kỵ trói buộc, nôn nóng, lạnh lẽo, thủy thịnh, mộc khô, pha tạp, mộc nát, mộc đọng nước”.

Thồ:

Một trong ngũ hành. Chủ trung tâm, kiêm tây nam, ứng với mùa trưởng hạ. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến thổ, là xuất ra sinh ra vạn vật, thổ đưa vật sống ra, thu vật chết về, là nhà của vạn vật, nên thịnh vào cuối mùa hạ. Do hỏa sinh vậy”. Luận ngũ hành viết: “Thổ ưa sinh phù, dày chắc, sơ thông, sinh kim. Ky sụt lở, mộc thịnh, thủy nhiều, không vong, khí hàn, kim thịnh, trống rỗng”.

Kim:

Một trong ngũ hành. Chủ phương tây, ứng với mùa thu. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến kim, là nghiêm cấm. Khí âm bắt đầu ngăn cấm, buộc vạn vật thu lại, gạt đất tìm kim, do thổ sinh ra vậỵ, Sinh từ thổ mà rời khỏi thổ, là hình của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Kim ưa mộc tượng, thổ sinh, không vong, tôi luyện. Kỵ mộc vượng, hỏa vượng, hỏa ở đất mộ bại, thủy hàn, kim tiêu, hình sát khắc hại”.

Thủy:

Một trong ngũ hành. Chủ phương bắc, ứng với mùa đông. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến thủy, là nhuận vậy. Khí âm nhu nhuận, nuôi dưỡng vạn vật. Thủy chảy từ tây sang đông, do kim sinh vậy. Thủy chảy uốn lượn xuống chỗ thấp, là tính của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Thủy ưa trong sạch, xa rộng, tương sinh, vượt hỏa, tưới nhuần, tây bắc. Kỵ không vong, tràn lan khắc hại, mộc nhiều, khí hàn, tử tuyệt, thổ khô cằn”.

Ngũ tượng:

1) Chỉ năm loại hiện tượng tự nhiên do thay đổi âm dương sinh ra. Một là Đại âm, khí dương phục ờ dưới, về mùa là mùa đông. Hai là Đại dương, khí dương cực thịnh mà nuôi dưỡng vạn vật, mùa là mùa hạ. Ba là Thiếu âm, âm dương chuyển hóa, khí âm dần thịnh, về mùa là mùa thu. Bốn là Thiếu dương, âm dương chuyển hóa, khí dương dần thịnh, mùa là xuân. Năm là Trung tâm, âm dương điều hòa, ở giữa bốn phương. Ngũ tượng thực ra là năm loại hiện tượng do âm dương thay đổi mà sinh ra, phối hợp với ngũ hành, Đại âm là thủy, Đại dương là hỏa, Thiếu âm là kim, Thiếu dương là mộc, Trung tâm là thổ,

2) Chỉ tượng của năm phép đo lường trong các ngành nghề là quyền, hành, củ, quy, thằng. Quyền là tượng của Thái âm. Thái âm nằm ở phương bắc, khí dương phục ở dưới. Ngũ sự là mưu, ngũ thường là trí, mưu trí ắt phải nặng. Quyền là công cụ đo sự nặng nhẹ, nên quyền là tượng của Thái âm. Hành là tượng của Thái dương. Thái dương nằm ở phương nam, khí dương nuôi dưỡng vạn vật, ngũ sự là thị, ngũ thường là lễ, lễ là tề, tề nghĩa là cân bằng. Hành là công cụ cân bằng sự vật, nên hành là tượng của Thái dương. Củ là tượng của Thiếu ấm. Thiếu âm nằm ở phương tây, khí âm che vạn vật, mùa là thu, ngũ sự là ngôn, ngũ thường là nghĩa; Nghĩa thì thành thực, thành thực thì vuông vức. Củ là công cụ để vẽ hình vuông, nên củ là tượng của Thiếu âm. Quy là tượng của Thiếu dương. Thiếu dương sinh ở phương đông, khí dương làm động sự vật, mùa là xuân, ngũ sự là mạo, ngũ thường là nhãn; nhân thì sinh, mà sinh thì tròn. Quy là công cụ để vẽ hình tròn, nên Quy là tượng của Thiếu dương. Thằng là tượng của Trung tâm, đường kinh vĩ xuyên suốt mà ngay thẳng, ngũ sự là tư (tư duy) ngũ thường là tín, tín thì thành thực mà thẳng thắn, nên Thằng là tượng của Trung tâm.

Địa tượng:

Cổ nhân cho rằng sự thay đổi của vạn vật trên mặt đất tương thông với nhân sự, có thể qua đó dự đoán họa phúc của nhân sự. Ngũ hành là tượng của ngũ sự. Ngũ hành thuận, ắt biểu thị ngũ sự cử (được cử hành), ngũ thường hành (được thực hành); ngu hành nghịch, thì trong giới tự nhiên xuất hiện vô số hiện tượng quái dị, chứng tỏ ngũ sự bị phế bỏ, ngũ thường bị ngừng ngăn. Thổ là tượng của vua, kim lá tượng của bầy tôi, mộc là tượng của dân, hỏa là tượng của sự, thủy là tượng của vật.

Thiên tượng:

Cổ nhân cho rằng sự thay đổi của mặt trời, mặt trăng, tinh tú tượng trưng cho nhân sự, qua đó dự báo hoạ phúc. Mặt trời là tinh của dương, tượng trưng cho vua. Mặt trăng là tinh của âm, tượng trưng cho bầy tôi. Ngũ tinh là tinh của ngũ hành, tượng trưng cho sự được mất của ngũ sự. Sử ký, Thiên quan thư viết: “Các tinh tú, thể sinh ở đất, tinh thành trên trời. Ở chốn hoang dã, tượng trưng cho vật, trong triều đình tượng trưng cho quan lại, ở người tượng trưng cho sự việc”.

Lục khí:

Khí ngũ hành và khí trời, gọi chung là lục khí. Khí ngũ hành tức thủy, mộc, kim, hoả, thổ, là khí đất, đối với trời mà nói, thì là khí âm. Trời là, khí dương, là tượng chí tôn. Khí trời bị tổn thương thì mặt trời, mặt trăng và tinh tú vận hành hỗn loạn. Ở nhân sự, ắt vua yếu bầy tôi mạnh, gian thần đoạt ngôi giết vua. Đối với khí trời, khí ngũ hành là âm, bản thân nó lại chia ra âm dương, mộc, hỏa là dương, kim, thủy là âm, thổ sinh vạn vật, là âm dương hòa hợp. Một thuyết khác gọi âm, dương, phong, vũ, hối, minh là lục khí. Sử ký, Luật lịch chí viết: “Trời sinh lục khí” và chú giải “Lục khí, tức âm, dương, gió, mưa, tối, sáng vậy”.

Ngũ hành tương sinh:

Học thuyết của âm dương ngũ hành gia. Một hình thức chuyển hóa lẫn nhau giữa năm chất mộc, hỏa, kim, thủy, thổ. Mộc ở phương đông, chủ về mùa xuân, khí dương dần thịnh, vạn vật sinh trưởng. Mộc sinh hỏa, hỏa ở phương nam, chủ về mùa hạ, khí dương cực thịnh, vạn vật tốt tươi. Hỏa sinh thổ, thổ là trung tâm, chủ về trưởng hạ, âm dương điều hòa, vạn vật chín muồi. Thổ sinh kim, kim ở phương tây, chủ về mùa thu, khí âm dần thịnh, vạn vật tiêu điều. Kim sinh thủy, thủy ở phương bắc, chủ về mùa đông khí âm cực thịnh, vạn vật héo tàn. Thủy lại sinh mộc, bắt đầu vòng tuần hoàn mới, Trong phái âm dương gia có người cho rằng lịch sử loài người cũng xoay vần theo qui luật thay đổi của ngũ hành tương sinh. Đời sau dựa vào đó mà dự đoán quan hệ vận mạng giữa người với người, như cát hung của ma chay cưới hỏi.

Ngũ hành tương khắc:

Còn gọi là ngũ hành tương thắng, học thuyết của âm dương ngũ hành gia. Một hình thức chuyển hóa lẫn nhau giữa năm chất mộc, hỏa, kim, thủy, thổ. Thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, cứ thế mà xoay vòng. Trong phái âm dương gia có người cho rằng sự phát triển của lịch sử loài người và sự thay đổi triều đại cũng xoay vần theo quy luật thay đổi của ngũ hành tương khắc. Người có đức thủy sẽ diệt được vương triều có đức hỏa. Người đức hỏa sẽ diệt được vương triều có đức kim. Người có đức kim sẽ diệt được vương triều có đức mộc. Người có đức mộc sẽ diệt được vương triều có đức thổ. Người có đức thổ sẽ diệt được vương triều có đức thủy. Đời sau dựa vào đó mà dự đoán vận mạng, cát hung của con người.

Ngũ hành phản vũ:

Học thuyết của âm dương ngũ hành gia. Chỉ hiện tượng khắc ngược trong quan hệ ngũ hành. Ngũ hành khắc thuận là thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. Nhưng nếu cái bị khắc quá vượng thì sẽ khắc ngược trở lại hành khắc mình. Tức là thổ vượng mộc suy, thì mộc bị thổ khắc; thủy vượng thổ suy, thì thổ bị thủy khắc; hỏa vượng thủy suy, thì thủy bị hỏa khắc; kim vượng hỏa suy, thì hỏa bị kim khắc; mộc vượng kim suy, thì kim bị mộc khắc.

Ngũ hành phục cừu:

Học thuyết của âm dương ngũ hành gia. Chỉ quan hệ con phục thù cho mẹ trong ngũ hành sinh khắc. Tức là mộc khắc thổ, con của thổ là kim sẽ khắc mộc; kim khắc mộc, con của mộc là hỏa sẽ khắc kim; hỏa khắc kim, con của kim là thủy sẽ khắc hỏa; thủy khắc hỏa, con của hỏa là thổ sẽ khắc thủy; thổ khắc thủy, con của thủy là mộc sẽ khắc thổ.

Ngũ hành thuận nghịch :

Sự vận hành của khí ngũ hành mộc, kim, thủy, hỏa, thổ đều có đạo có thời của nó, đắc đạo thuận thời ắt là thuận; khí ngũ hành thuận, thì mộc, kim, thủy, hỏa, thổ đều có được tính của nó, nên sẽ xuất hiện điềm báo tốt lành. Mộc có được tính của nó (đắc tính), thì mưa thuận; kim đắc tính thì nắng thuận; hỏa đắc tính thì nóng thuận; thủy đắc tính thì lạnh thuận; thổ đắc tính thì gió thuận, ở chính sự thì có ngũ hưu là tiêu, nghệ, triết, mưu, thánh. Ở nhân sự thì có ngũ phúc là hiếu đức, khang ninh, thọ, phú, khảo chung mệnh. Thất đạo nghịch thời ắt là nghịch, khí ngũ hành nghịch, thì mộc, kim, thủy, hỏa, thổ đều mất đi tính của nó, nên sẽ xuất hiện điềm báo không tốt lành. Mộc mất tính thì mưa mãi; kim mất tính thì nắng mãi; hỏa mất tính thì nóng mãi; thủy mất tính thì lạnh mãi; thổ mất tính thì gió mãi. Ở chính sự thì có ngũ cứu là cuồng, tiếm, thư, cấp, mông, cùng các hiện tượng quái dị như lục cực, ngũ yêu, ngũ nghiệt, ngũ kha.

Ngũ vị:

1) Định vị năm phương là đông, nam, tây, bắc, trung tâm. Phối hợp với ngũ hành, mộc sinh ở đông, hỏa sinh ở nam, kim sinh ở tây, thủy sinh ở bắc, thổ sinh ở trung tâm. Chúng đều có thuộc tính, sản vật, phong tục của mình. Tố vấn, Thiên nguyên kỷ đại luận viết: “Trời có ngũ hành cư ở ngũ vị, để sinh hàn, thử, táo, thấp, phong”.

2) Phò tá trời cao, thần cai quản năm phương, tức Thái Hạo ở phương đông, Viên Đế ở phương nam, Thiếu Hạo ở phương tây, Húc Tu ở phương bắc, Hoàng Đế ở trung tâm.

Ngũ phương:

Tức đông, nam, tây, bắc, trung tâm. Theo thuyết ngũ hành, khí âm dương của năm phương không giống nhau, nên khí hậu, màu sắc, phong tục dân gian đều khác nhau. Phương đông là nơi khí dương bắt đầu động mà mạnh dần, sinh mộc, màu xanh, thần Thái Hạo của phương đông cai quản mùa xuân. Phương nam là nơi khí dương cực thịnh, sinh hỏa, màu đỏ, thần Viêm Đế của phương nam cai quản mùa hạ. Phương tây là nơi khí âm bắt đầu động mà mạnh dần, sinh kim, màu trắng, thần Thiếu Hạo của phương tây cai quản mùa thu. Phương bắc là nơi khí âm cực thịnh, sinh thủy, màu đen, thần Húc Tu của phương bắc cai quản mùa đông. Trung tâm là thổ, màu vàng, thần Hoàng Đế của trung tâm thống lĩnh thiên hạ.

Ngũ sắc:

Màu của ngũ hành. Mộc màu xanh, hỏa màu đỏ, kim màu trắng, thủy màu đen, thổ màu vàng. Thời cổ lấy ngũ sắc làm màu chính. Thượng thư, Ích tắc viết: “Căn cứ 5 màu mà dùng vải may quần áo trang phục, ngươi nên nhớ cho rõ”.

Ngũ vị :

Năm vị tương ứng với ngũ hành. Lễ ký. Nguyệt lệnh viết: “Thứ mũi ngửi thấy là mùi, miệng nếm được là vị”. Mộc tính cong thẳng, cong thẳng tạo toan, nên

có vị chua. Hỏa tính bốc lên, bốc lên tạo khổ, nên có vị đắng. Thổ tính trồng trọt, trồng trọt tạo cam, nên có vị ngọt. Kim tính theo đổi, theo đổi tạo tân, nên có vị cay. Thủy tính tươi nhuận, tươi nhuận tạo hàm, nên có vị mặn. Chua, đắng, ngọt, cay, mặn đều có thuộc tính của nó, trong ngũ hành quí nhất là thổ, trong ngũ vị quí nhất là ngọt.

Ngũ khứu:

Năm loại mùi tương ứng với ngũ hành. Lễ ký, Nguyệt lệnh viết: “Thứ mũi ngửi thấy là mùi, miệng nếm được là vị”. Vật lấy mộc để hóa nó, mùi của nó là gây; lấy hỏa để hóa nó, mùi của nó là khét; lấy thổ để hóa nó, mùi của nó là thơm; lấy kim để hóa nó, mùi của nó là tanh; lấy thủy để hóa nó, mùi của nó là thối. Gây, khét, thơm, tanh, thối đếu có thuộc tính riêng của mình.

Ngũ số:

Số trời và số đất của ngũ hành. Ngũ hành thành tượng ở trời, thành hình ở đất, mỗi cái có số của nó. Trời là dương, số là lẻ, tức 1, 3, 5, 7, 9. Đất là âm, số là chẵn, tức 2, 4, 6, 8, 10. Trời 1 đất 6 là thủy, trời 7 đất 2 là hỏa, trời 3 đất 8 là mộc, trời 9 đất 4 là kim, trời 5 đất 10 là thổ.

Ngũ hành vượng tướng hưu tù tử:

Thuật ngữ của Âm dương ngũ hành gia. Chỉ vị trí của ngũ hành trong bốn mùa, có phân biệt vượng, tướng, hưu, tù, tử. Vượng, chỉ trạng thái ở nơi cực thịnh. Tướng, chỉ trạng thái ở nơi khá vượng, đồng thời chuyển biến theo hướng cực thịnh. Hưu, là vô sự, ngụ ý đã thoái hưu. Tù, là suy yếu, bị cầm tù. Tử, bị khắc chế mà mất hết sinh khí.

Qui luật phát triển của ngũ hành là: đương lệnh thì vượng, rồi đến hưu, tù, tử, tướng. Trạng thái của ngũ hành trong mỗi mùa theo qui luật sau: đương lệnh là ta vượng, được ta sinh là tướng, sinh ta là hưu, khắc ta là tù, ta khắc là tử.

Mười hai cung ngũ hành:

Thuật ngữ của Âm dương ngũ hành gia. Còn gọi là “mười hai cung ký sinh ngũ hành”, “tràng sinh ngũ hành”. Chỉ quá trình từ hoài thai, ra đời, trưởng thành đến tử vong của ngũ hành trong một năm mười hai tháng, phân ra mười hai giai đoạn. Tam mệnh thông hội quyển 2, Luận ngũ hành vượng tướng hưu tù tử tịnh ký sinh thập nhị cung gọi tên mười hai cung như sau: tuyệt, thai, dưỡng, tràng sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy, bệnh, tử, mộ.

Tứ quí:

Thuật ngữ của Âm dương ngũ hành gia. Chỉ bốn cung thai, tràng sinh, đế vượng, mộ trong mười hai cung ngũ hành.

Tứ kỵ:

Thuật ngữ của Âm dương ngũ hành gia. Chỉ bốn cung tử, tuyệt, bệnh, mộc dục trong mười hai cung ngũ hành.

Tứ bình:

Thuật ngữ của Âm dương ngũ hành gia. Chỉ bốn cung quan đới, lâm quan, suy, dưỡng trong mười hai cung ngũ hành.

Tuyệt:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Còn gọi là “thụ khí” hoặc “bào”. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết: “Vạn vật ở trong đất, chưa có tượng của nó, như bụng mẹ còn trống, chưa có thai vậy” .

Thai:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Còn gọi là “thụ thai”. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết: “Khí trời đất giao nhau, tạo vật trong cảnh mờ mịt, vật đó nảy mầm trong đất, bắt đầu có khí của nó, như người nhận khí của cha mẹ vậy”.

Dưỡng:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Còn gọi là “thành hình”. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết: “Vạn vật thành hình trong đất, như người thành hình trong bụng mẹ vậy”.

Tràng sinh:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết: “Vạn vật sinh ra rồi tốt tươi, như con người ra đời rồi trưởng thành”.

Mộc dục:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Còn gọi là “bại”. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết: “Vạn vật mới sinh, hình thể non yếu, dễ bị tổn thương, như người mới sinh ra được ba ngày, phải tắm rửa cho khỏe mạnh”.

Quan đới:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết : “Vạn vật đẹp dần, như người có áo mũ”.

Lâm quan:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết : “Vạn vật thực sự đẹp, như người bắt đầu làm quan”.

Đế vượng:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết : Vạn vật chín muồi, như sự hưng vượng của con người vậy”.

Suy:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết: “Hình của vạn vật suy yếu, như khí của người suy yếu vậy”.

Bệnh:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết: “Vạn vật bị bệnh, như người bị bệnh vậy”.

Tử:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Tam mệnh thông hội quyển 2 viết: “Vạn vật chết đi, như người bị chết vậy”.

Mộ:

Một trong mười hai cung ngũ hành. Còn gọi là “khố” . Tam mệnh thông hội quyển 2 viết : “Vạn vật đã thành công thì đem cất vào kho, như cuối cùng đưa con người xuống mộ, xuống mộ rồi ắt thụ khí bào thai mà sinh”.

Sao Tử vi:

Nam đắc hiền thê thê lương mẫu hình chi mỹ thê , nữ giá tôn quý hữu địa vị chi tài lang . Hôn nhân mỹ mãn hạnh phúc , nghi trì hôn , tảo hôn hữu khốn nhiễu , nghi phối cương cường chi phối ngẫu . Hội lộc tồn giả , đắc thê tài , hội xương , khúc , khôi , việt , bật lục cát giả , đắc phối ngẫu chi an ủy dữ cổ lệ. Hội dương, đà, hỏa, linh , không , kiếp lục hung giả, thương hại phối ngẫu hoặc thành vi phối ngẫu chi phụ đảm.

Tử vi vào cung Phu Thê:

Nam được vợ hiền, tốt tính, ngoại hình đẹp, nữ lấy chồng tôn quý có địa vị, có tài. “Hôn nhân mỹ mãn hạnh phúc”, nên từ tốn, lấy sớm có “khốn nhiễu” (không yên, mệt mỏi), không lấy sớm sẽ lấy người cương cường. Hôi lộc tồn, lấy vợ có của, hội xương khúc khôi việt phụ bật (lục cát), được người phối ngẫu an ủi và khích lệ. Hội Dương Đà Hỏa Linh Không Kiếp (lục hung), không hợp người phối ngẫu, làm hại hoặc phụ bạc nhau!

Chú thích:

– Nghi Trì hôn : Nên lấy chồng (vợ) muộn

Nghi phối cương cường chi phối ngẫu : Nên chọn người Cương cường mà lấy.

– Thương hại phối ngẫu hoặc thành vi phối ngẫu chi phụ đảm: Làm cho thương hại đến người phối ngẫu, hoặc trở thành gánh nặng của người phối ngẫu…!!!

Tử sát:

Vi hoan hỉ oan gia , dịch nghệ thuật hóa chi sảo sảo nháo nháo , hoặc sanh tử ly biệt .

Tử vi và Thất sát vào cung Phu Thê:

Là oan gia hay sinh sự với nhau, hoặc sinh ly tử biệt

Chú thích:

– Vi hoan hỉ oan gia : Vui mừng kiểu “kẻ thù” – câu nói mỉa mai!

Dịch nghệ thuật hóa chi sảo sảo nháo nháo : Ầm ĩ giống như…phường chèo.

Tử phá:

Hôn nhân bất mục , chỉ nghi nữ trường nam thiểu , hoặc nữ chức vị thu nhập đại ư nam tính .

Tử vi và Phá quân vào cung Phu Thê:

Hôn nhân không kéo dài lâu, có xu hướng “nữ trường nam thiểu” (nữ tốt hơn nam), hoặc nữ có chức vị, thu nhập cao như nam.

Chú thích:

Hôn nhân bất mục: hôn nhân không được hoà thuận, chữ “mục” là nghĩa HOÀ KÍNH, hoà thuận – kính trọng, vì xưa lễ nghi cho rằng vợ chồng phải “tương kính như tân” – kính trọng nhau như khách!

– Nữ trường Nam thiểu: Nữ dài nam ngắn , ý nói cuộc hôn nhân về phía Nữ gặp cách này sẽ lâu bền, Nam thì ngắn ngủi.

Tử tham:

Dịch hữu cảm tình khốn nhiễu , phu thê niên tương đương hoặc xuất nhập tác tức nhất khởi giả khả tị miễn .

Tử vi và Tham lang vào cung Phu Thê:

Cảm tình không yên, mệt mỏi, phu thê có tuổi tương đồng hoặc đều có người đến người đi liên tục từ cả 2 phía có thể tránh*.

Chú thích:

* Xuất nhập tác tức nhất khởi giả khả tị miễn: đoạn này dịch chưa được sát và có vẻ chưa được ưng ý lắm.

– Phu thê niên tương đương hoặc xuất nhập tác tức nhất khởi giả khả tị miễn : Vợ chồng tuổi tác tương đương nhau hoặc HƠN KÉM nhau 1 tuổi thì có thể tránh.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Thiên cơ :

Nam thú niên khinh nhiệm tính hoặc quật cường chi thê , nữ giá niên giác tiểu hoặc niên sai cự giác đại chi phu, dĩ thiểu thê lão phu thất phối giác hiệp thích. Hội lộc tồn , đắc phu hiền minh, đắc thê hiền thục. Hội xương, khúc, khôi, việt, bật lục cát giả, phối ngẫu thông minh, hữu tài năng. Hội dương, đà, hỏa, linh, không, kiếp lục hung giả, hôn nhân dịch sanh liệt ngân cách ngại, tảo hôn giả, đồng sàng dị mộng hoặc ly hôn, vãn hôn giả vô phương, đãn hưng thú tiêu khiển bất nhất trí. Ngận chú trọng tinh thần sanh hoạt hòa khí phân.

Thiên cơ vào cung Phu Thê:

Nam lấy vợ cứng đầu, quật cường, nữ lấy chồng nhỏ tuổi hơn hoặc có khoảng cách lớn, có thể là vợ bé chồng già. Hội lộc tồn đắc phu hiền mình, đắc thê hiền thục, hội xương khúc khôi việc phụ bật (lục cát), phối ngẫu thông minh, có tài năng. Hội dương đà hỏa linh không kiếp (lục hung), hôn nhân có trở ngại ngăn cách, tảo hôn, đồng sàng dị mộng hoặc ly hôn, không có cách nào lấy muộn, không cùng sở thích, thú tiêu khiển. Nhưng rất chú trọng tinh thần hòa khí sinh hoạt.

Chú thích:

khinh nhiệm tính: tính tình khinh bạc, ương ngạnh.

hôn nhân dịch sanh liệt ngân cách ngại, tảo hôn giả, đồng sàng dị mộng hoặc ly hôn, vãn hôn giả vô phương: Hôn nhân có trở ngại ngăn cách, hoặc tảo hôn, hoặc đồng sáng dị mộng, hoặc ly hôn, hoặc muộn màng hôn phối – không tránh được!

Cơ Nguyệt:

Phối ngẫu hình mạo ưu mỹ.

Thiên cơ và Thái âm vào cung Phu Thê:

Phối ngẫu có ngoại hình tướng mạo “ưu mỹ”

Chú thích:

– Ưu mỹ : Ưa nhìn.

Cơ cự:

Phối ngẫu thể cách khôi ngô kiện mỹ , hòa hài nhi lao tao lao thao .

Thiên cơ và Cự môn vào cung Phu Thê:

Phối ngẫu có dạng người khôi ngô kiện mỹ và người phối ngẫu nói nhiều.

Chú thích:

– Kiện Mỹ : Khỏe – đẹp, ý nói vẻ đẹp nhưng mà khỏe khoắn, như kiểu đẹp thể thao.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Thái dương:

Hôn nhân minh lãng nhi đan thuần, hữu tham đồ phối ngẫu trợ ích chi hiềm nghi, nam nhân thê đắc quý, nữ cảm ân đồ báo, tảo hôn tắc thành oán ngẫu, vãn hôn tắc thừa phối ngẫu trợ ích. Kiến lục hung nghi vãn hôn, kiến lục cát năng thụ phối ngẫu chi chi trì trợ ích .

Thái dương vào cung Phu Thê:

Hôn nhân rõ ràng (minh lãng là sáng sủa, rõ ràng) và đơn thuần, ngờ rằng có ý định để người phối ngẫu (vợ/chồng) trợ giúp hoặc lợi dụng người phối ngẫu, nam được vợ quý, nữ vì cảm ân tình mà báo đáp, kết hôn sớm tất không hòa thuận, cưới muộn (vãn hôn) tất được người phối ngẫu giúp đỡ, được hưởng lợi ích của người phối ngẫu. Thấy lục hung (Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp) nên kết hôn muộn, thấy lục cát (Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt) thường được tiếp nhận sự giúp đỡ từ người phối ngẫu.

Nhật Nguyệt:

Dung hiệp ân ái, vi đồng hưởng nhạc cộng hoạn nan chi hình.

Thái âm và Thái dương vào cung Phu Thê:

Hôn nhân ân ái, hòa hợp, cùng hưởng niềm vui lẫn hoạn nạn.

Nhật Cự:

Vi hiệp điều hình chi bình phàm phu thê, đồng cung bất kiến sát giả hòa hài, kiến sát hoặc thái dương hãm địa, hôn nhân bất mục hoặc phối ngẫu lao thao .

Thái dương và Cự môn vào cung Phu Thê :

Tình cảm bình thường, không mặn mà mà cũng không xung khắc, đồng cung không gặp sát tinh tất hài hòa, gặp sát tinh hoặc thái dương hãm địa, hôn nhân không hòa hợp hoặc phối ngẫu nói nhiều.

Nhật Lương:

Hạnh phúc mỹ mãn, hãm địa kiến sát diệc hòa mục .

Thái dương và Thiên lương vào cung Phu Thê:

Hạnh phúc mỹ mãn, hãm địa gặp lục sát cũng hài hòa thân thiện.

Nhật Háo:

Tiên thừa xa hậu bổ phiếu, phi lễ thành hôn .

Thái dương và song Hao vào cung Phu Thê:

“Tiên thừa xa hậu bổ phiếu” (ý nói ăn cơm trước kẻng), không cưới mà thành hôn nhân.

Chú thích:

– Tiên thừa xa hậu bổ phiếu: Lên xe rồi mới trả tiền, ý nói là “ăn cơm trước kẻng”.

– đơn thuần: đơn giản, không phức tạp

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Vũ khúc:

Hôn nhân bất như ý, dịch thành sanh ly tử biệt, duy trì hôn hoặc đồng niên khả tị miễn, hoặc chí thú tính hướng cực kỳ tương tượng giả, hạnh phúc hòa hài. Hội lục cát, lộc tồn, thiên phủ, đắc phối ngẫu tài sản. Kiến lục hung giả, nan miễn sảo nháo tranh chấp, thậm chí hữu sinh ly tử biệt.

Vũ khúc vào cung Phu Thê:

Hôn nhân không được như ý, có thể sinh ly tử biệt, chỉ có thể chậm cưới hoặc lấy người cùng tuổi có thể tránh được, hoặc “chí thú tính hướng cực kỳ tương tượng giả” thì hạnh phúc hài hòa. Hội lục cát, Lộc tồn, Thiên phủ, thì người phối ngẫu có tài sản. Thấy lục hung (Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp hội vào cung Phu Thê) khó thể tránh việc “rầm rì” (sảo nháo) tranh chấp, thậm chí có thể sinh ly tử biệt.

Chú thích:

Chí thú tính hướng cực kỳ tương tượng giả: tính tình chí hướng cực kỳ giống như nhau.

– Nan miễn sảo nháo tranh chấp: Khó tránh sự tranh chấp ầm ỹ (ý nói kiện tụng)

Vũ Tham:

Tối hiện thật chi kết hiệp, tài phú giả nhân trì hôn nhi hòa hài, tảo hôn nhân kinh tế gian sáp sảo nháo tranh chấp, thậm chí phá liệt.

Vũ khúc và Tham lang vào cung Phu Thê:

Là sự kết hợp rất hiện thực (hơi thực dụng), muộn kết hôn thì (vợ chồng) giàu có mà hòa hợp, nếu lấy sớm thì kinh tế khó khăn mà dễ xảy ra tranh chấp ẫm ỹ, thậm chí phá hết tất cả (kinh tế – gia đình).

Vũ Tướng:

Hôn nhân hình thức hóa, cảm tình bất giai trường sảo giá.

Vũ khúc và Thiên tướng vào cung Phu Thê:

Hôn nhân mang tính hình thức, tình cảm không tốt, chuyện cãi vã thường xuyên kéo dài.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Thiên đồng:

Vi dung hiệp thể thiếp hình chi hôn nhân, nam đắc thông minh mỹ mạo chi thê, canh đắc hiền thê nội trợ, nữ giá ôn hòa sao hiềm nữ tính hóa chi thể thiếp lang quân. Kiến lục cát giả, cảm tình hảo. Hội lục hung giả, cảm tình soa thậm chí ly hôn.

Thiên đồng vào cung Phu Thê:

Là mối hôn nhân hòa hợp, nam lấy được người vợ thông minh dung mạo đẹp, cũng là người vợ nội trợ đảm đang, nữ lấy phải người sao mà quá nữ tính gần như hóa thành người vợ chứ không giống là chồng. Thấy lục cát (là sáu sao Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt), cảm tình tốt. Hội lục hung (là Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp sáu hung tinh), cảm tình không bền thậm chí ly hôn.

Chú thích:

– Vi dung hiệp thể thiếp hình chi hôn nhân: Là hình thức hôn nhân hòa hợp kiểu ân cần (tức là hai bên ân cần chăm sóc nhau nhẹ nhàng chứ không cuồng nhiệt như những hình thức khác).

– Nam đắc thông minh mỹ mạo chi thê, canh đắc hiền thê nội trợ: Nam lấy được vợ Thông minh xinh đẹp, lại là vợ hiền nội trợ.

– Nữ giá ôn hòa sao hiềm nữ tính hóa chi thể thiếp lang quân: Nữ lấy chồng (là người) ôn hòa, nhưng chỉ hiềm một nỗi là hơi nữ tính, là người chồng ân cần.

– (chỗ này phải đọc ngắt nghỉ cho đúng mới dịch đc, đọc là: nữ tính hóa = hóa thành nữ tính, còn chữ Thể thiếp = ân cần)

– Soa : Sai nhầm.

Đồng Nguyệt:

Thượng thuật đặc chinh canh minh hiển, nghi trì hôn, thả phu nghi niên trường, thê nghi niên thiểu, vi chỉ mộ uyên ương bất mộ tiên chi thần tiên quyến thuộc .

Thiên đồng và Thái âm vào cung Phu Thê:

Như đã nêu ở trên cái tính rõ rệt nhất là việc “canh” (thay vợ nội trợ), nên lấy muộn, người nam thường nên lấy muộn khi nhiều tuổi, người nữ nên lấy sớm khi còn trẻ, như vậy thì chỉ thích làm uyên ương không thích làm tiên (ý nói hôn nhân rất tốt đẹp, hòa hợp, lãng mạn), là đôi vợ chồng thần tiên.

Chú thích:

– Thượng thuật đặc chinh canh minh hiển : như đã thuật rõ ở trên về đặc tính thay đổi (của Thiên Đồng) – đặc chinh = đặc tính.

Nghi trì hôn, thả phu nghi niên trường, thê nghi niên thiểu: Nên lấy (chồng vợ) muộn, vả lại Nam nên nhiều tuổi, nữ nên ít tuổi…

Đồng Lương:

Vĩnh dục ái hà, thân mật dung hiệp.

Nữ mệnh thiên đồng thủ phu thê, tất thái dương chủ mệnh hữu khai phóng chi tính cách, hữu đoạt phu quyền bính chi hiện tượng, phùng sát trùng phá hình phu khắc tử, lương nguyệt trùng phá hữu cảm tình khốn nhiễu, bất năng tự ngã ước thúc giả, cảm tình mi lạn hoặc vi nhân thiên phòng, duy kiền thành tông giáo tín ngưỡng giả năng hưởng phúc .

Thiên đồng và Thiên lương vào cung Phu Thê:

Yêu nhau dài lâu, thân mật hòa hợp.

Nữ mệnh Thiên đồng thủ phu thê, tất Thái dương chủ mệnh có tính tình phóng khoáng quảng đại, có thể đoạt quyền chồng, phùng sát phá thì hình phu khắc tử, Lương Nguyệt gặp phá cách thì cảm tình mệt mỏi (khốn nhiễu), không thể tự kiềm chế, cảm tình vỡ nát hoặc là người vợ thứ, chỉ có người tin đạo có khả năng hưởng phúc.

Chú thích:

– Vĩnh dục ái hà: Như tắm trong bể ái

Lương Nguyệt trùng phá hữu cảm tình khốn nhiễu: Lương nguyệt gặp Phá ắt là cảm tình không yên.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Liêm trinh:

Bi thán bất hạnh chi hôn nhân, hữu hưởng thụ ngược đãi hoặc sanh ly tử biệt chi khuynh hướng, nam nữ hữu nhị tam thứ dữ ki vị dị tính phát sanh tính quan hệ chi hiện tượng, vưu kỳ kiến tham lang, thiên diêu, khôi việt giả hữu đa hôn hoặc ngoại ngộ. Hội thiên phủ, thiên tương, hòa tính cách cương cường thất phối, tuy nan miễn tranh sảo, đãn năng giai lão. Hội sát phá lang giả, hôn nhân nan hữu hạnh phúc, hoặc thụ ngược đãi, hoặc nhân ngoại ngộ khốn nhiễu, hoặc sinh ly tử biệt, thậm chí ly hôn tái hôn.

Liêm trinh vào cung Phu Thê:

Hôn nhân bi thảm bất hạnh, có khuynh hướng bị ngược đãi hoặc sinh ly tử biệt, nam nữ có 2-3 mối quan hệ phát sinh, nếu thấy Tham lang hội, thiên diêu, khôi việt có thể đa hôn hoặc ngoại tình. Hội Thiên phủ, Thiên tướng, sẽ bớt đi tính cách cương cường làm cho đơn lẻ, tuy khó tránh tranh cãi đôi co, điều tiếng qua lại nhưng có thể sống đến bạc đầu. Hội Sát Phá Tham thì hôn nhân khó có hạnh phúc, hoặc có ngược đãi, hoặc bị mệt mỏi vì bị ngoại tình, hoặc sinh ly tử biệt, hoặc ly hôn rồi tái hôn.

Chú thích:

– Hữu hưởng thụ ngược đãi hoặc sinh ly tử biệt chi khuynh hướng: có thể bị ngược đãi hoặc có xu hướng tử biệt, sinh ly.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Thiên phủ:

Phối ngẫu thông minh tài năng, vật chất sanh hoạt phú dụ, phu thê cảm tình hòa mục khoái nhạc. Hội lục cát giả, nhân phối ngẫu tài năng nhi gia đình sanh hoạt viên mãn. Hội lục hung giả, phối ngẫu tài năng chi sai cự thành vi bất mục chi nguyên nhân, khủng mạo hiệp thần ly.

Thiên phủ vào cung Phu Thê:

Phối ngẫu thông minh tài năng, vật chất sinh hoạt đầy đủ, phu thê cảm tình hòa hợp. Hội lục cát, người phối ngẫu tài năng, sinh hoạt gia đình viên mãn. Hội lục hung, phối ngẫu tài năng làm gia tăng khoảng cách khác biệt giữa 2 người và là nguyên nhân gây bất hòa, sợ rằng vì vậy sẽ có ly tán.

Chú thích:

– Bất Mục = bất hòa

– Khủng mạo hiệp thần ly: Sợ rằng bên ngoài hợp nhưng bên trong xa cách. (mạo là cái bên ngoài, thần là cái thần thái bên trong)

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Thái âm:

Năng đắc ưu mỹ cao nhã chi phối ngẫu, miếu vượng giả mỹ mãn hạnh phúc, hãm địa giả, thụ phối ngẫu câu thúc ngược đãi, hội lục cát giả cảm tình dung hiệp hòa hài, hội lục hung giả hữu bất mục thậm chí sinh ly.

Thái âm tại mão dậu trị phu thê cung, lục canh phùng chi hóa kị, nữ hỉ trang sức, đả ban, mỹ dung, hư vinh, nam tính diệc hư vinh.

Thái âm vào cung Phu Thê:

Dễ gặp người phối ngẫu có diện mạo đẹp tao nhã, miếu vượng thì hạnh phúc mỹ mãn, hãm địa thì cẩn thận dễ gặp người phối ngẫu ngược đãi, hội lục cát thì cảm tình dung hợp hài hòa, hội lục hung thì không hòa hợp thậm chí sinh ly.

Thái âm đóng ở Mão Dậu nhập cung Phu thê, người tuổi Canh sẽ gặp Hóa Kỵ, nếu là nữ thì thích trang điểm, làm dáng, thích danh hão, con trai thích danh hão.

Chú thích:

– Thụ phối ngẫu câu thúc ngược đãi : bị người phối ngẫu chèn ép, ngược đãi

– Lục Canh: sáu tuổi Canh, Canh Thân, Canh Tý, canh Thìn, canh Dần, canh Tuất, canh Ngọ

– Hư Vinh: Hư là không thật, vinh là vinh hiển, ý nói thích cái hư danh, khoe khoang cái bề ngoài.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Tham lang:

Hôn tiền tằng kinh nhân sự nhi trì hôn giả, phu thê giai lão vô khắc. Ngộ hỏa linh giả, nhân hôn nhân sanh hoạt nhi thu liễm ngư sắc chi tính. Thử tinh diệc như liêm trinh vi khuyết hãm chi hôn nhân, thường nhân tính dục, tinh thần chi bất mục nhi hữu đa hôn hòa ngoại ngộ chi khuynh hướng.

Tham lang vào cung Phu Thê:

Trước khi hôn nhân thường chậm hôn, phu thê đến già không có khắc. Gặp Hỏa Linh, nguyên nhân sinh hoạt hôn nhân chủ yếu là vì sắc tính. Sao này cũng như Liêm trinh không tốt cho hôn nhân, thường chú trọng tới tính dục, tinh thần này dễ dẫn đến việc không bền trong hôn nhân cùng với việc phải cưới gả nhiều lần cũng như có khuynh hướng ngoại tình.

Chú thích:

– hôn tiền tằng kinh nhân sự nhi trì hôn giả : trước hôn nhân từng qua việc người mà dẫn đến chậm muộn. Chữ KINH NHÂN SỰ = qua việc người, ý đen nói đã từng có hôn sự lỡ dở, nghĩa bóng nói là đã từng “qua tay” người khác), kiểu như đã dạm ngõ, xong mọi thứ rồi mà lỡ ko cưới được.

thử tinh: sao này… (ngôi sao này)

– tinh thần chi bất mục nhi hữu đa hôn hòa ngoại ngộ chi khuynh hướng : Tinh thần là không hòa hợp mà (lại) có khuynh hướng đa hôn, ngoại tình.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Cự môn:

Khuyết phạp ái tình chi kết hiệp, nhân hôn nhân sanh hoạt phụ đảm nhi lao lục, hoặc thụ phối ngẫu câu thúc lao thao chi hiện tượng, kiến Thái dương, Thiên cơ, Thiên đồng giả giai lão, hội lục cát, mạo hiệp thần ly, ngộ lục hung, tranh chấp sảo nháo, thậm chí phá liệt sanh ly.

Trị sửu vị thần tuất hữu quả túc, vi cách, trị dần thân tị hợi hữu cô thần, vi giác. Phàm cự môn chủ cách giác, sanh ly tử biệt, tông phu thê hữu đối, bất miễn ô danh thất tiết.

Cự môn vào cung Phu Thê:

Sự kết hợp ít ái tình, việc này có nguyên nhân từ việc sinh hoạt trong hôn nhân lục đục hoặc người phối ngẫu nói nhiều, gặp Thái dương, Thiên cơ, Thiên đồng có thể sống đến bạc đầu, hội lục cát, chỉ hòa hợp bề ngoài, ngộ lục hung, tranh chấp cãi cọ, thậm chí là chia lìa.

Ở Thìn Tuất Sửu Mùi có Quả Tú là xa cách, tại Dần Thân Tỵ Hơi có Cô Thần là chia ly. Phàm cự môn chủ chia cách, sinh ly tử biệt, chủ vợ chồng đối lập, khó tránh khỏi ô danh thất tiết.

Chú thích:

– khuyết phạp ái tình chi kết hiệp: Sự kết hợp thiếu vắng ái tình (ý nói rằng đây là một cái sự kết hợp hôn nhân mà không có ái tình).

nhân hôn nhân sanh hoạt phụ đảm nhi lao lục: Nguyên nhân là do sinh CUỘC SỐNG phải “gánh vác” “vất vả” (Phụ đảm = gánh vác, lao lục = vất vả). Ý nói về việc gánh vác việc gia đình, gánh vác cho người bạn đời một cách vất vả. Chữ Sinh Hoạt trong trường hợp này phải dịch là CUỘC SỐNG.

– hoặc thụ phối ngẫu câu thúc lao thao chi hiện tượng: Hoặc có hiện tượng bị người phối ngẫu chèn ép, lắm điều

– mạo hiệp thần ly : Bên ngoài hợp mà thần thái bên trong thì xa cách.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Thiên tướng:

Nam tính niên giác nữ tính đại, phối thân thích hoặc thế giao chi phối ngẫu, hoặc vi luyến ái nhi kết hôn, vi quyết trạch tính ngận cường đích hôn nhân, nhất bàn giai hạnh phúc viên mãn , tức sử bất mục dã năng giai lão. Hội Lộc tồn, phu thê năng hiệp lực, sanh hoạt phú dụ. Hội lục cát, dung hiệp hạnh phúc. Hội lục hung, tình thời đa vân ngẫu trận vũ, vũ quá thiên tình, tức sử bất mục dã năng giai lão. Hội xương khúc, lục kỷ văn khúc hóa kị, lục tân văn xương hóa kị, tình cảm bôn phóng, dịch vi ngoại lai dụ hoặc sở dụ hoặc, mê loạn .

Thiên tướng vào cung Phu Thê:

Nam nhỏ tuổi hơn nữ, với mối quan hệ thân thích hoặc quen biết lâu, hoặc vì tình cảm luyến ái yêu mến mà kết hôn, hoặc vì chọn lựa kĩ càng mà dẫn tới hôn nhân, hạnh phúc dễ viên mãn, cho dù có chia cách cũng là đã có một thời gian chung sống lâu dài. Hội Lộc tồn, phu thê cùng hợp lực, sinh hoạt giàu có. Hội lục cát, dung hợp hạnh phúc, hội lục hung, tình cảm tất trải qua nhiều sóng gió, khi mưa gió hết, tình duyên có hết cũng đã trải qua một thời gian dài. Hội xương khúc, người tuổi Kỷ thì Văn khúc sẽ Hóa kị, người tuổi Tân thì Văn xương sẽ Hóa kị, tình cảm cũng không kiềm chế, tức là bị dụ từ bên ngoài hoặc mê loạn tự đi quyến rũ.

Chú thích:

– phối thân thích hoặc thế giao chi phối ngẫu : Chữ PHỐI ở đây dịch nguyên nghĩa là “lấy”, lấy (chồng/vợ) từ chỗ thân thích hoặc chỗ quen biết (thế giao = quen biết).

tức sử bất mục dã năng giai lão: Ngay cả không hợp vẫn có khả năng bền chặt với nhau đến già.

– sanh hoạt phú dụ: Cuộc sống giầu có.

– hội lục cát, dung hiệp hạnh phúc : Chữ Dung Hiệp dịch là “hòa hợp”

– hội lục hung, tình thời đa vân ngẫu trận vũ: Nghĩa đen: (trời) đang tạnh (mà) nhiều mây, chợt có trận mưa: (Ngạn ngữ) Mưa nắng thất thường

– vũ quá thiên tình: Sau cơn mưa, trời lại sáng

– hội xương khúc, lục kỷ văn khúc hóa kị, lục tân văn xương hóa kị , tình cảm bôn phóng, dịch vi ngoại lai dụ hoặc sở dụ hoặc, mê loạn: Đoạn này phải dịch kỹ mới hiểu được. Hội Xương Khúc có 2 trường hợp :

a/ Lục Kỷ (người tuổi Kỷ) thì có Văn Khúc gặp Hóa Kỵ

b/ Lục Tân (người tuổi Tân) thì có Văn Xương gặp Hóa Kỵ

(Cái này từ cách an sao mà suy ra)

Cả hai trường hợp này đều là người có tình cảm phóng đãng, hoặc bị người ta dụ, hoặc mình dụ người ta, nói chung là mê loạn.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Thiên lương:

Nữ tính niên đại ư nam tính , gia đình chủ quyền thao trì tại nữ tính thủ trung , cảm tình hòa mục , vi tương kính như tân hình hôn nhân . Kiến lộc tồn giả , canh hiển hỗ tương kính ái , hội lục cát giả , cảm tình dung hiệp , kiến lục hung giả , tuy thời thường tiểu sảo tiểu nháo , khước dã hòa mục .

Thiên lương, Tham lang ư đại tiểu nhị hạn đồng độ nhi loạn lễ loạn gia, vưu dĩ lục quý Tham lang Hóa kị, khủng chủ bại luân loạn tục chi cơ luyến.

Thiên lương vào cung Phu Thê:

Người nữ tuổi lớn hơn người nam, nữ nắm chủ quyền trong gia đình, cảm tình hòa hợp, hình thái hôn nhân “tương kính như tân”. Kiến lộc tồn, tình cảm yêu thương và kính trọng lẫn nhau, hội lục cát, cảm tình hòa hợp, kiến lục hung tuy rằng thường cãi cọ nhưng tình cảm vẫn hòa hợp.

Thiên lương, tham lang cùng lâm đại tiểu hạn thường loạn lễ loạn nhà, hơn nữa lục quý tham lang hóa kị, thường chủ tình cảm không đúng luân thường.

Chú thích:

canh hiển hỗ tương kính ái : Lại càng thêm kính trọng yêu thương nhau.

– Tiểu sảo, tiểu nháo : Cãi vã xích mích nhỏ.

– Thiên lương, Tham lang lâm nhị hạn dễ loạn lễ, loạn gia, hơn nữa người tuổi Quý (lục quý) thì Tham thường đi với Hóa Kỵ, sợ rằng luyến ái dễ bại luân, loạn tục (tục = phong tục).

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Thất sát:

Bất lợi phối ngẫu chi hôn nhân , hữu thương hại hoặc tăng gia phối ngẫu phụ đảm đích hiện tượng , như tảo hôn tắc phu thê bất mục , nhi trì hôn tắc bất hội khắc thương phối ngẫu , tức sử hội cát tinh dã nan trường viễn hòa mục , nhược hội lục hung , tất chủ ngoại ngộ hoặc ki thứ kết hôn .

Thất sát vào cung Phu Thê:

Không có lợi cho việc hôn nhân, có thể có thương hại hoặc có hiện tượng lấy vợ nhiều lần, nếu như tảo hôn phu thê không hòa hợp, nếu như trì hôn tắc tất không khắc thương phối ngẫu, nếu như hội cát tinh cũng khó hòa hợp lâu, nếu hội lục hung, tất chủ ngoại tình hoặc kết hôn nhiều lần.

Chú thích:

– bất lợi phối ngẫu chi hôn nhân : Đây là cuộc hôn nhân bất lợi cho đôi lứa (chứ không phải bất lợi cho hôn nhân).

– hữu thương hại hoặc tăng gia phối ngẫu phụ đảm đích hiện tượng : Có hiện tượng thương hại cho nhau hoặc làm nặng gánh (trong cuộc sống) cho người bạn đời.

– Trì hôn: muộn vợ/chồng

– nhi trì hôn tắc bất hội khắc thương phối ngẫu: Nếu chậm (lấy chồng/vợ) thì không gặp cảnh thương hại nhau

nhược hội lục hung , tất chủ ngoại ngộ hoặc cơ thứ kết hôn: Nếu hội lục hung, tất chủ về chuyện ngoại tình (vụng trộm, vì chữ ngoại ngộ chỉ là nghĩa lén lút đi ăn vụng bên ngoài, không có nghĩa ngoại tình hẳn hoi) hoặc lấy người đã có qua kết hôn (thứ kết hôn, tức là kết hôn lần thứ 2 trở đi, không phải nghĩa kết hôn nhiều lần).

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Sao Phá quân:

Khắc thương phối ngẫu chi hôn nhân , phu thê sanh hoạt thậm nan hòa hài , nhược phi hôn nhân sanh hoạt chi bạn đồ , tắc kiến phu thê chi sanh ly tử biệt , vãn hôn giả , tuy năng tịnh đầu , đãn nan hòa mục . Kiến tử vi giả nghi thê tử niên trường . Nhược hội cát tinh , lão lai diệc kiến phu thê cách ngại phân ly . Hội lục hung , mạc thị hôn nhân , tính sanh hoạt lãng mạn tùy tiện , tất sổ hoán phối ngẫu , nhi phối ngẫu bất nhất định đô yếu kết hôn , hữu ta cận đồng cư nhất thời nhi dĩ .

Phá quân vào cung Phu Thê:

Hôn nhân hình khắc, phu thê sinh hoạt khó hài hòa, trừ khi hôn nhân sinh hoạt nếu không bị phản bội, tất gặp cảnh phu thê sinh ly tử biệt, nếu lấy muộn, tuy buổi đầu dễ dàng, nhưng khó hòa hợp. Nếu gặp tử vi thì tuổi người nữ sẽ nhiều tuổi hơn. Nếu gặp cát tinh, phu thê có thể phân ly nhưng có thể sống với nhau lâu dài. Hội lục hung, hôn nhân sinh hoạt lãng mạn tùy tiện, số mệnh có dễ phải thay người phối ngẫu, người phối ngẫu không nhất định muốn kết hôn, khó mà cùng nhau ở yên một thời gian dài!

Chú thích:

– Đoạn này phải dịch lại cả cho dễ xem : Phá quân, đây là cuộc hôn nhân làm thương hại đôi lứa, đời sống vợ chồng rất khó hài hòa được. Nếu không phải là một bầy phản bội, thì ắt sẽ là cảnh sinh ly tử biệt. Nếu kết hôn muộn, tuy ban đầu cũng được thuận, mà rất khó hòa hợp. Nếu gặp Tử Vi thì nên lấy vợ lớn tuổi. Nếu hội cát tinh, về già sẽ gặp cảnh phu thê chia cách. Nếu hội sát tinh thì đừng nói đến chuyện hôn nhân làm gì, cuộc sống lãng mạn tùy tiện, tất sẽ thay vợ đổi chồng, mà vợ chồng không nhất thiết phải kết hôn, chỉ là cảnh “tá cận đồng cư” (góp gạo nấu cơm chung!) nhất thời mà thôi.

(Trích từ Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn)

Xem thêm tại: kênh Youtube Tử Vi Hiện Đại
Thông tin cập nhật đầy đủ tại Fanpage: Tử Vi Hiện Đại

Bình luận