Những trường phái Tứ Hóa trong Tử vi số mệnh

08/12/2020 900

Bài viết Những trường phái Tứ Hóa. Mời các bạn đọc tham khảo.

Hóa diệu tổng cộng có bốn loại, đó là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Khóa Khoa, Hóa Kị, trong đó Lộc Quyền Khoa gọi là Tam cát hóa, ý nghĩa cơ bản của nó là làm cho tốt lên, còn ý nghĩa cơ bản của Hóa Kị là làm cho xấu đi.

Sao Tứ hóa không phải là loại sao tồn tại độc lập, mà mỗi một hóa diệu đều phải dựa vào một chính diệu, hoặc một tá diệu. Vì thế, có thể nói tứ hóa diệu đã dành một chính diệu hoặc tá diệu đặc định nào đó một tính chất đã biến chuyển.. Tính chất đó biến chuyển thành tốt hơn, hoặc là phát huy tính chất xấu của nó lên cực độ.

Hóa Lộc là tài tinh, nó thuộc về một loại tài nào ? Lúc tài vào sẽ có đặc điểm cụ thể gì ? Những điều này chính là phải xem Sao nào Hóa Lộc.

Hóa quyền là sao quyền lực, tăng thêm quyền bính, có ý nghĩa quản lý, hoặc không ổn định biến thành ổn định. Tuy là cát diệu, song vẫn phải chú ý trong đó có tính chất lạm quyền không ?

Hóa Khoa là văn tinh, chủ về khoa cử, học thuật, có lúc cũng chủ về danh tiếng. Là loại học thuật nào ? Danh tiếng thế nào ? Cần phải xem tinh diệu nào Hóa Khoa.

Hóa Kị là Trở ngại, vì sao nào hóa Kị thì tính chất gốc của sao đó sẽ có ứng nghiệm theo chiều hướng xấu đi. Tính chất cụ thể cần phải xem sao nào hóa Kị để định.

Về Tứ hóa, các phái Tử Vi Đẩu Số thường không thống nhất nhau. Căn cứ theo phép thập can tứ hóa của Lục Tại Điền, là hậu nhân của Lục Bân Triệu phái Trung Châu, trình bày như sau:

Tứ hóa an tinh quyết = Lộc – Quyền – Khoa – Kị

– Giáp = Liêm trinh – Phá quân – Vũ khúc – Thái dương

– Ất = Thiên cơ – Thiên lương – Tử vi – Thái âm

– Bính = Thiên đồng – Thiên cơ – Văn xương – Liêm trinh

– Đinh = Thái âm – Thiên đồng – Thiên cơ – Cự môn

– Mậu = Tham lang – Thái âm – Thái dương – Thiên cơ

– Kỷ = Vũ khúc – Tham lang – Thiên lương – Văn khúc

– Canh = Thái dương – Vũ khúc – Thiên phủ – Thiên đồng

– Tân = Cự môn – Thái dương – Văn khúc – Văn xương

– Nhâm = Thiên lương – Tử vi – Thiên phủ – Vũ khúc

– Quý = Phá quân – Cự môn – Thái âm – Tham lang

(Dẫn theo trang tuvitinhquyet.blogspot.com)

Bình luận