Nhật nguyên Bát tự và cách luận mệnh

26/08/2020 791

Bài viết Nhật nguyên Bát tự và cách luận mệnh. Mời các bạn đọc tham khảo.

Sau khi xác định Thiên can nhật nguyên (Thiên can ngày sinh trong tứ trụ), hãy tìm đến phần chú giải của mình trong bài viết này, đọc và tìm hiểu, bạn có thể tự mình tìm được cách sống phù hợp nhất giúp bạn cải vận cát tường.

1. Giáp Mộc: Thiên can “GIÁP” tượng trưng cho mộc (+), cây to ở nơi rừng rậm, đồi núi. Thiên can “GIÁP” là CHẤN cũng là CÀN. CÀN là đồng bằng, đô thị lớn. CHẤN là cây to, GIÁP hợp với CÀN là có phúc lớn.

Tính chất người Thiên can “Giáp”

Người có thiên can là “GIÁP” nếu ở đồng bằng không phù hợp thì phải lên núi để sinh sống. Nếu người thiên về CHẤN như sấm, ào ào như vũ bão thường là con trưởng. Để có sấm thì phải có gió chính vì thế người này sẽ phải luôn đứng đầu gió ngọn sóng là hợp mệnh. CHẤN hợp với con trưởng, CÀN hợp với người cha. Con trưởng tính gia trưởng, không đàng hoàng gương mẫu như người cha, người cha học thức hơn hẳn.

Thiên can “GIÁP” nếu là con trưởng sinh sống, lập nghiệp ở khu vực có rừng núi sẽ tốt. Nếu là người cha lập nghiệp ở đất Đế đô là tốt nhưng phải ôn hòa, chậm rãi hiền từ và cần phải giúp đỡ nhiều người. Có nhà ở đàng hoàng trong khu vực, được mọi người biết đến, kính nể. Trẻ nhỏ tuổi GIÁP phải được hướng theo CÀN, từ lời ăn tiếng nói, tính bao dung. Biết trước để chuyển đổi như thế nào? cách chữa là rất quan trọng. 

“GIÁP” là loại cứng, sắt thép, máy bay, cây cổ thụ ….. Tính chất chung của những người có thiên can “GIÁP” là: học giỏi, nổi trội, thi đỗ cao (thủ khoa). Là người có xương đầu to, trán cao bằng và rộng. Khuôn mặt dễ gần, dễ mến, lời nói gần, dễ nghe, dễ hiểu. Sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người có khó khăn. Không xăm soi người khác, luôn để lại ấn tượng cho người khác, sống đàng hoàng, đĩnh đạc. Là người có tâm đức, luôn học hỏi, hợp với những người cùng chí hướng. Hợp làm kinh tế trong môi trường quân đội, công an (võ cách). Người có thiên can “GIÁP” thường thích ăn thịt. 

Thiên can “GIÁP” là đầu thiên “CAN” nên thường ẩn mình, không phô trương. Người có thiên can “GIÁP” nên sống kín đáo, cẩn mật, không nói nhiều mới hợp duyên trời định. Người có thiên can “GIÁP” tính tình thường cứng nhắc, đã quyết là làm. Dễ có bệnh về khu vực đầu, gân, gan mật và huyết áp cao. 

Người có thiên can “GIÁP” thường có nhiều đất cát bởi “GIÁP BIẾN VI ĐIỀN” hoặc làm công chức sẽ được phân nhà. Nếu buôn bán về đất sẽ có tài lộc.

Giáp mộc cao lớn tận trời, muốn thoát thai cần có hỏa

Trước tiên hãy tìm hiểu về chữ “Giáp” trong mười thiên can. Chữ Giáp ngũ hành thuộc Mộc, người Giáp Mộc có những đặc điểm nào? Nhìn từ những kinh nghiệm trong quá khứ, người Giáp Mộc dễ thành công hơn so với người Ất Mộc. Người Giáp Mộc cũng dễ tạo dựng được tiếng tăm trong xã hội hơn, dễ được người khác thừa nhận hơn, đây là điểm nổi trội của người Giáp Mộc. Giáp Mộc gặp được Thìn Thổ cũng dễ có được tài sản. 

Giáp Mộc thuộc Dương Mộc, tượng trưng cho cây đại thụ cao lớn tận trời, nên dễ dàng thành công. Đàn ông Giáp Mộc thường tốt hơn phụ nữ Giáp Mộc, đây chính là bí mật tổng kết được qua lịch sử. Giáp Mộc thích hợp với nam giới, nữ giới Giáp Mộc không tốt bằng nữ giới Ất Mộc, đây là hiện tượng phổ biến, tuy nhiên cũng có ngoại lệ, phải xem người này có nhập cách hay không. Nam giới thuộc Giáp Mộc, phần lớn đều là những nhân sĩ chuyên nghiệp hoặc người có thành tựu, thuộc tầng lớp khá cao trong xã hội. 

Cổ nhân nói: “Giáp Mộc tham thiên, thoát thai kháo Hỏa” (Giáp Mộc cao lớn tận trời, muốn thoát thai cần có Hỏa), vì vậy người Giáp Mộc có một đặc điểm, đó là cần Hỏa, nhưng cần có mức độ, Hỏa không thể quá nhiều vì sẽ dẫn tới thiêu đốt thân mình. Ngoại trừ trường hợp sinh vào mùa hè, Hỏa quá nhiều, còn trong tình huống bình thường, Hỏa sẽ rất quan trọng đối với người Giáp Mộc Thứ hai, Giáp Mộc là cây lớn trong rừng, muốn khiến Giáp Mộc thành tài, cần phải dùng dao, rìu để chặt. Nếu phụ nữ thuộc Giáp Mộc, cuộc đời sẽ không thoát khỏi hai loại vận mệnh, loại thứ nhất là có chồng tốt mới được vận tốt, loại thứ hai cần phải bị chồng khắc mới có vận tốt. Vì căn cứ theo lý luận Bát tự, ngũ hành khắc chế phụ nữ là chồng. 

Người Giáp Mộc phải trải qua khó khăn mới có thể hành vận tốt. Nếu phụ nữ là Giáp Mộc, Kim khắc Mộc , Kim sẽ là chồng của Mộc. Phụ nữ Giáp Mộc cần phải có chồng tốt mới có vận tốt, Giáp Mộc cần phải có Kim để chặt đẽo, tức phụ nữ Giáp Mộc thu khí của chồng mới có thể hành vận tốt. Cũng như vậy, đàn ông Giáp Mộc muốn có vận tốt phải bị chặt đẽo, bị người khác phê bình hoặc chỉ trích. Thứ khắc chế được bạn chính là thị phi, gian khó, giả dụ bạn không may vướng phải kiện tụng, bị trách mắng, dằn vặt, những điều đó sẽ rất tốt cho bạn.

2. Ất Mộc: Thiên can “ẤT” tượng trưng cho “TỐN” (mộc) và “KHÔN” (thổ).

Tính chất của người có Thiên Can “ẤT”

Cái chung của người có thiên can “ẤT” là học giỏi, thi đỗ khoa bảng, “Ất” là hoa mầu nên mền mại và đẹp, tính nhu, là người ham học, nói năng đi vào lòng người. Thường người thiên can “ẤT” có thân hình dong dỏng, mắt đẹp. Thiên can “ẤT” sẽ biến vi vong hoặc “ất ơ” (lời nói không có trọng lượng, hay thay đổi, thiên về âm, không được quân tử như người có thiên can “GIÁP”.

Người có thiên can “ẤT” nếu có phúc sẽ sống thanh tao, tốt bụng, khéo vừa lòng người. Nếu thiên can “ẤT” thiên về “TỐN” (mộc) tính tình thường hay thay đổi, trong đời hay gặp khó khăn nhưng vì có “quý nhân” phù trợ nên đều được giải cứu ngoạn mục, cuộc sống không nghèo khổ, đủ ăn đủ mặc, dáng vóc dỏng cao đẹp; nếu thiên về “KHÔN” (thổ) dáng vóc sẽ béo tròn trùng trục, mắt đẹp, thông minh nhạy cảm, nói câu nào ra câu đó, tính cứng nhắc nhưng dễ mềm lòng, sống nhân từ, đôn hậu. Người có thiên can “ẤT” tựu chung thường hay thay đổi, dễ bị thuyết phục vì thương người, thường thua thiệt, thích làm phúc, hay bị lầm lẫn nhưng tỉnh ngộ nhanh, thích ăn hoa quả, thích có nhiều bạn bè nhưng bạn lại không giúp được. 

Căn bệnh hay gặp của người có thiên can “ẤT” thường ở tỳ vị, dạ dày, mật, bệnh ở vai. Người có thiên can “ẤT” nếu không chịu học hỏi, rèn tâm trí rất rễ bị “biến” nhưng nếu biết tu luyện, biết theo học người “hướng đạo” giỏi sẽ thành công và trở thành nổi tiếng trong vùng. Nữ giới có thiên can “ẤT” thường hay õng ẹo, thích làm đẹp, trong tình cảm thường hay “đứng núi này nhìn núi nọ” nên đường tình duyên không tốt, thường có hai ba lần đò. Người có thiên can “ẤT” thường giữ chữ tín, cả tin nên trong đời hay bị thua thiệt về kinh tế. 

Ất mộc quấn Giáp, hợp cả xuân thu

Nếu như nói Giáp Mộc tượng trưng cho cây đại thụ cao chọc trời, thì Ất Mộc lại tượng trưng cho loài dây leo yếu đuối. Loài dây leo cần nhất là bên cạnh có cây lớn để dựa dẫm. Nếu như nói loài dây leo là em gái, thì đại thụ sẽ là anh trai. Vì vậy người Ất Mộc cần có bạn bè, bề trên giúp đỡ. 

Người Ất Mộc dù là nam hay nữ, chỉ cần có anh trai hoặc chị gái, cũng đều là mệnh tốt. Nếu không, người Ất Mộc cũng phải tìm một Giáp Mộc để nương tựa vào, người này tốt nhất là vợ hoặc chồng. Phụ nữ Ất Mộc nếu tìm được người chồng Giáp Mộc, hoặc khi đại vận của chồng hành tới Giáp Mộc, cô ta sẽ đặc biệt yêu chồng. 

Sách cổ viết:”Đằng la hệ Giáp, khả xuân khả thu” (dây leo quấn quanh Giáp, thích hợp cả xuân thu). Người Ất Mộc chỉ cần tìm thấy Giáp Mộc để dựa dẫm, cho dù gặp hoàn cảnh nào cũng đều có thể dễ dàng vượt qua. Nếu như người Ất Mộc hành vận Giáp Mộc, giống như dây leo tìm được thân cây lớn, có thể bám vào để leo lên, đến vị trí cao nhất trong khu rừng. 

Uốn mình để thích hợp với người khác, thích ứng với hoàn cảnh, đây chính là đặc trưng của người mệnh Ất Mộc, cũng là thứ mà người Giáp Mộc không có. Giáp Mộc là đại thụ cao chọc trời, không cần phải thay đổi, không thể khom thân uốn mình. Ất Mộc thì ngược lại, điểm khác biệt của hai mệnh này ở chỗ: Giáp Mộc có thể độc lập thành công, Ất Mộc cần phải dựa dẫm vào người khác; nếu như không tìm thấy chỗ dựa, người Ất Mộc sẽ không thể thành công. 

Người Ất Mộc có Thủy lại có Hỏa mới có thể lớn lên khỏe mạnh. Phải cẩn thận khi Ất Mộc gặp Canh Kim, Ất Canh hợp Kim, Ất Mộc sẽ đánh mất mình, mức độ của loại hợp cục này có phân biệt lớn nhỏ. Nếu như người Ất Mộc bỏ đi nguyên tắc của mình, gặp Canh và hợp lại, đó sẽ là một người vợ “Vượng phu ích tử” hoặc một người chồng tốt.

3. Bính Hỏa: Thiên can “BÍNH “ là “LY” hỏa (dương) và “CẤN”, là tia sáng mặt trời nên mạnh, nóng và rất nhanh.

Tính chất của người Thiên Can “BÍNH”

Người có thiên can “BÍNH” sáng dạ thông minh, trong suy nghĩ và hành động dứt khoát rõ ràng, dám làm dám chịu, có nghị lực để vượt qua các khó khăn. Nếu là nữ giới mang thiên can “BÍNH” thường hay nóng giận với những điều không chân thật, bản chất tốt tính nhưng hay nóng từ trong ra nên không được người quý mến, có khuôn mặt sáng. 

“BÍNH” trên khuôn mặt biểu hiện trên khu vực “trán”. Trán thấp thì kém, cuộc sống khó khăn, không có uy. Người có thiên can “BÍNH” có khuôn mặt sáng, mắt sáng, lời nói có uy, ngoại giao tốt. Nếu thiên về “HỎA” (LY) là động nên sẽ biến thiên vất vả, hay phải đi xa, chuyển đổi công việc. Trong trường hợp này cần bình tĩnh trọn lựa công việc cho phù hợp, nếu nhanh quá sẽ bị hỏng việc. “Hỏa” cung “LY” là trái tim nên người có thiên can “BÍNH” sống nặng về tình cảm nên thường bị thua thiệt với bạn bè. Nếu càng nhiều hỏa thì người đó sống không sâu sắc, nông nổi, hay ngộ nhận.

Người có thiên can “BÍNH” thiên về “CẤN” thường tích tụ những sự đòi hỏi tuyệt đối, soi xét và rất kỹ tính. Người có thiên can “BÍNH” đúng cách sẽ có tâm Phật, là Phật Quán Thế Âm nên ngay thẳng, thật thà, tính cương trực, không thể làm được những điều xấu. nếu sự tích tụ là “LY” (trái tim) sẽ hợp với công việc ngoại giao, nhà giáo, hiền triết viết sách, làm nghệ thuật luôn có hồn, cảm nhận về người khác rất tốt, biết thu phục người khác. “BÍNH” biến “ VÔ TÙ” nên không tránh khỏi oan trái trong cuộc sống, tốt quá sẽ hại vào thân, nhanh quá hóa hỏng đại sự; chính vì vậy người có thiên can “BÍNH” không nên đứng đầu trong mọi công việc. 

Người có thiên can “BÍNH” thiên về “LY” thường bị bệnh tim, trầm cảm, nhũn não, bại liệt. Nếu “BÍNH” thiên về “CẤN” sẽ bị bệnh dạ dày, đường ruột và các khối u (cần phải sử lý kịp thời khi mới có bệnh, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng). 

Người có thiên can “BÍNH” thường yêu thích “tâm linh” nên hay bị dính “căn”. Nếu là nữ giới hay thích ra trình “đồng”, nhưng nếu được học hành đến nơi đến chốn về “Tâm linh” thì sẽ không bị “BIẾN VÔ TÙ”. Người có thiên can “BÍNH” là nữ thường cao số, nếu có gò má cao thì “Sát chồng”. 

Bính hỏa mãnh liệt, gặp củi sợ hãi

Bính tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Người Bính Hỏa tính khí cũng giống hệt như mặt trời, thích mang ánh sáng và những thứ của mình chia sẻ với người khác. 

Vì vậy người Bính Hỏa không ích kỷ, có tính cách hướng ngoại, sẵn sàng cống hiến. Giả dụ bạn muốn mượn tiền, hãy tìm người Bính Hỏa để mượn, cơ hội thành công sẽ rất cao. Người Bính Hỏa có tính cách tích cực và cởi mở như mặt trời, ý chí tiến thủ mạnh mẽ, tình cảm phong phú, thích hợp để làm lãnh đạo. 

Nếu như Bát tự của người Bính Hỏa quá nóng, sẽ rất dễ trở thành người tính tình thô bạo. Vì có ý chí phấn đấu rất mạnh mẽ, hoàn cảnh càng ác liệt, càng khiến họ nỗ lực tiến lên, đó là do Hỏa có đặc tính là không ngừng bốc lên trên. Người có Bát tự vượng Hỏa, ý chí tiến thủ vô cùng mãnh liệt, tính tình hào phóng, cởi mở, vui vẻ giúp đỡ mọi người. Ngược lại, người trong Bát tự nhiều Thủy, thích yên phận, thiếu chí tiến thủ. 

Cổ nhân nỏi: “Bính Hỏa mãnh liệt, coi thường sương tuyết, luyện được Canh Kim, gặp Tân sợ khiếp”. Ý là uy lực của Bính Hỏa rất lớn, ngay cả sương tuyết cũng phải sợ nó, Canh Kim cứng rắn cũng bị nó nung chảy, nhưng khi gặp Tân Kim nó lại sợ hãi. Vì Tân Kim hợp hóa Thủy, Bính vốn là Hỏa của mặt trời mãnh liệt, nhưng khi gặp Tân Kim, Bính Hỏa sẽ bị dập tắt, và còn sinh ra một lượng lớn Thủy. Vì vậy, đại vận đi đến Bính Hỏa, phải lưu ý xem Bính có hợp với Tân trong Bát tự để hóa thành Thủy hay không. Nếu có, không những trong 10 năm này không có Hỏa, mà ngược lại sẽ có rất nhiều Thủy. Nếu không nhận thức được điểm này, sẽ rơi vào cái bẫy của Bát tự. 

Người Bính Hỏa thích gặp Mộc nhất; nếu như Thổ quá nhiều sẽ gây cản trở cho người Bính Hỏa, giống như bị rơi vào ma trận.

4. Đinh Hỏa: Thiên can “ĐINH” đại diện cho “Hỏa” và “Đoài”. Vì là hỏa trong nhà, cháy âm ỉ nên đối nội rất tốt. Vì là “Đoài” là sao Thái âm, nếu hiểu biết sâu về “Tâm linh” sẽ được làm thầy “Tâm linh”, thầy thuốc, bác sĩ.

Tính chất của người Thiên Can “Đinh”

Người có thiên can “ĐINH” nếu là nam giới sẽ lo lắng việc thờ cúng tổ tiên chu đáo, giỗ tết rất cẩn thận, nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ. Biết lo lắng, giải quyết, tổ chức những sự việc lớn trong dòng tộc. Người có thiên can “ĐINH” nếu hiểu biết sâu sắc về “Tâm linh” sẽ còn gánh vác được nhiều việc lớn hơn nữa cho dòng họ và gia đình, sẽ là trung tâm của sự lắng nghe của cả dòng họ và là trái tim yêu thương. Người thiên can “ĐINH” có trán cao, đôi mắt đen có thần, sống tình cảm, sống biết trước sau, biết nhẫn nhục, giọng nói trầm lớn. Người thiên can “ĐINH” là sao Thái âm quản các vì sao, là mặt trăng; nếu gặp được Thầy hướng đạo “Tâm linh” giỏi sẽ được trở thành Thầy “Tâm linh” sau này. Đinh là “Đoài” nên nét đẹp không được phô ra ngoài. Nữ giới thiên can “ĐINH” nên sống đằm thắm, nhẹ nhành thì mới hợp cách, nếu lộ ra nét đẹp hay cá tính đều sẽ không được bình yên trong cuộc sống. “Đinh” và “Đoài” luôn có sao “Thiên y” chiếu mệnh nên người có thiên can “ĐINH” nên làm nghề Y, thầy thuốc thì rất hợp mệnh trời. Vì là người có trách nhiệm, tình cảm và linh cảm nên khám bệnh, chữa bệnh thường chuẩn xác nên được nhiều người tin tưởng, không bao giờ lo sợ bị đói nghèo.

Người có thiên can “ĐINH” nếu có vấn đề về mắt mà phải đeo kính thường số phận lại không tốt, trí tuệ kém và có cuộc sống nghèo. 

Người thiên can “ĐINH” thường mắc bệnh về tim, phổi, thận, dạ dầy và nặng nhất các bệnh về răng. 

Nữ giới nếu thành lập gia đình sớm sẽ có hai lần đò. Nếu hai gò má cao sẽ “sát” chồng; chua ngoa và đanh đá. Nếu mặt méo, cằm nhọn sẽ không hợp cách, cuộc sống khổ hạnh, không hạnh phúc. 

Đinh hỏa sáng suốt, hợp nhâm và trung

Đặc trưng của Đinh Hỏa và Bính Hỏa hoàn toàn trái ngược nhau. Người sinh ra vào ngày Đinh, đặc biệt nhạy bén với tiền tài, rất giỏi tính toán, thích hợp nhất làm quản lý bộ phận kế toán. Người Đinh Hỏa thích làm ăn buôn bán, và còn là kẻ “bủn xỉn”, nếu bạn vay tiền người Đinh Hỏa, khả năng thất bại là rất lớn. 

Bính Hỏa là Hỏa của mặt trời, Đinh Hỏa là Hỏa của ánh đèn, ánh nến. Rất nhiều tòa nhà được thiết kế để thu ánh sáng tự nhiên, bàn làm việc để ở bên cạnh cửa sổ, bề ngoài có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện, nhưng lại gây ra một hậu quả: khi thời tiết xấu, người ta sẽ cảm thấy uể oải mất tinh thần. Nói cách khác, hiệu quả làm việc của những nhân viên trong tòa nhà đó sẽ chịu ảnh hưởng của mặt trời. Trước đây các văn phòng làm việc ở Hồng Kông đều được thiết kế theo hình thức khép kín, sử dụng đèn điện để chiếu sáng, cho dù thời tiết bên ngoài có thay đổi thế nào cũng không ảnh hưởng tới tâm trạng làm việc. Người Nhật Bản rất chú trọng tới ánh sáng đèn, tất cả mọi công ty cửa hàng đều sử dụng hệ thống đèn rất sáng sủa để trang trí. 

Ánh đèn chính là Đinh Hỏa, nơi có Đinh Hỏa sẽ có khả năng phát triển kinh tế rất lớn. Khi đại vận hành tới Đinh, có thể kiếm tiền được nhiều tiền. Nhìn chung, mật mã Đinh Hỏa trong Bát tự tượng trưng cho tiền của.

Cổ nhân nói: “Đinh Hỏa nhu trung, phẩm tính chiêu dung, bão Ất nhi hiếu, hợp Nhâm nhi trung” (Đinh Hỏa trong nhu, phẩm tính sáng suốt, ôm Ất mà có hiếu, hợp Nhâm mà có trung). Phụ nữ Đinh Hỏa thường ôn nhu, có khả năng điều tiết, hòa hợp. Đinh Hỏa gặp Nhâm Thủy, nếu bên cạnh xuất hiện Ất Mộc thì có thể cùng Nhâm Thủy hợp hóa thành Mộc. Thủy khắc Hỏa, Đinh Hỏa vốn bị khắc bởi Nhâm Thủy, nhưng Đinh Hỏa lại có bản năng đặc biệt, có thể hóa sát thành Ấn, biến Nhâm Thủy thành Ấn sinh vượng cho mình. Đây cũng là điểm thành công của người Đinh Hỏa. 

Điều kỳ diệu của Bát tự chính là ở chỗ khó của nó, Bát tự chứa đựng những nhân tố có tính chất biến đổi. Như chữ Đinh gặp Nhâm, sẽ biến thành Mộc. Nếu không hiểu về hợp cục, sẽ rất dễ bị Bát tự “đánh lừa”. Hợp cục chính là điểm khó nhất khi các bạn tìm dụng thần

5. Mậu Thổ: Đại diện cho thiên can “MẬU” là “Thổ” và “Cấn”. Người có thiên can “MẬU” thiên về “Cấn” (thổ) là đúng cách. “Thổ” là đất (cứng), đá ong, đất đồi gần núi, cao nguyên và trung du, là tích tụ quặng kim loại. 

Tính chất của người Thiên Can “MẬU”

Người có thiên can “MẬU” thường khổ trước sướng sau, hay lúc đầu phải lăn lộn, đi học thậm chí phải lên miền núi cao, vất vả.

Người nam có thiên can “MẬU” tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, suy nghĩ lúc đầu thường nông cạn và hay lầm lẫn, sai đường lối. Tính cách trưởng giả, không chịu nghe lời góp ý của người trong gia đình. Nếu là người con Út tùy theo phúc phận của gia đình thường hay lo việc mồ mả của tổ tiên. Vì là “Cấn” thì dù có đi đâu xa cũng hay về nhà, lo cúng giỗ tổ tiên cẩn thận. Trong việc làm cái gì cũng tích tụ, bệnh cũng tích tụ; trên 30 tuổi thường có khối u trong cơ thể, chính vì thế nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thường có bệnh nơi miệng, tỳ, vị, dạ dày, lá lách. Nếu thiên về “KHẢM” (thủy) sẽ dễ bị bệnh về Thận. Tuy lúc trẻ có vất vả nhưng nếu có phúc đức tổ tiên và nạp được “Thủy” thì trên 40 tuổi sẽ giầu có. Nếu thiên về công việc khai thác mỏ (khai khoáng), công việc ở nơi có nhiều núi, dịch vụ cầu đường, buôn bán đất cát sẽ nhanh giầu. 

Người tuổi “MẬU TUẤT” là kho giữ được tiền, là trung tâm nếu kết hợp được với địa chi “Thủy” và “Hỏa” thì dễ làm Thầy “Tâm linh”. 

Người tuổi “MẬU TÝ”-“MẬU NGỌ” tính hiền lành, tốt bụng, có thể làm bác sĩ, thầy thuốc. Nếu là nữ mang thiên can “MẬU” thường vất vã, tính khô khan nên thường chơ vơ, đơn độc một mình. Nhưng nếu biết lắng nghe góp ý của người khác thì sẽ tốt lành, không bị rối trí trong xử lý công việc cũng như trong đường tình duyên. Nữ tuổi “MẬU TÝ” phải cẩn thận “Hồng nhan, bạc phận”, tuổi này dễ làm thầy “Bói” hoặc “Hầu Đồng”. Nếu nhà có “Điện thờ”cần phải chỉnh chu sớm tối và phải có người nối dõi nếu không sẽ bị mệt mỏi và kiệt sức. Nếu làm thầy”Bói” phải có “Thiên cơ” chiếu mệnh thì đắc quả, nếu không có thì cần phải học hỏi, biết lắng nghe và đúc kết thì mới có thể làm “Thầy” được. 

Người có thiên can “MẬU” thường xuyên bị mất tiền, không giữ được của nếu trong cuộc đời luôn thay đổi công việc. 

Mậu thổ hậu trọng, thủy nhuận vật sinh

Mậu Thổ thuộc tính dương, trong Bát tự nếu có chữ Mậu, cho thấy người này có thể đạt được thành công, nhưng đó là kiểu thành công gì? Thiên can tính dương tượng trưng cho thành công đạt được mang tính quần chúng, mang tính quốc gia, không phải là có lợi cho tập thể nhỏ. 

Mậu Thổ giống như đất khô cằn hoặc đá, có thể dùng để chống lũ. Chữ Nhâm trong thiên can giống như nước lũ, Mậu là đất khô khắc chế loại nước lũ này. Trong Bát tự, Nhâm và Mậu là một mối quan hệ kỳ diệu. Giả dụ trong Bát tự có Nhâm, nên đồng thời xuất hiện cả Mậu Thổ; nếu có Mậu Thổ, nên đồng thời xuất hiện cả Nhâm Thủy. Nhưng nếu như bạn có đất khô để chống nước lũ, nhưng cả đời lại không gặp lũ lụt, bạn sẽ phát huy tác dụng thế nào, gây dựng sự nghiệp ra sao? Tác dụng của bạn chính là làm một con đê chặn dòng nước lũ vào lúc nước sông tràn bờ, từ đó trở nên nổi tiếng và thành công. Giả dụ chưa bao giờ bị nước lũ xâm phạm, thì bạn cả đời cũng chỉ là một nấm đất khô mà thôi. Vì vậy, đối với người Mậu Thổ, nếu như trong Bát tự không có Nhâm Thủy, đại vận trong một đời cũng không có Nhâm Thủy, Mậu Thổ sẽ không có đất dụng võ. 

Tuy nhiên, trời cao có đức, cho dù trong đại vận không có Nhâm Thủy, nhưng lưu niên cứ mười năm lại sẽ có một lần gặp Nhâm, tức cứ mười năm nước sông lại thành lũ vỡ đê, khiến Mậu Thổ có cơ hội phát huy tác dụng. Đặc điểm của người Mậu Thổ là: mỗi khi xảy ra biến cố, nếu được họ ra tay giúp đỡ, cơ hội thành công sẽ rất cao. Khi hành tới vận Nhâm Thủy, anh ta sẽ trở thành “anh hùng chống lũ”, bước lên vị trí lãnh đạo. 

Cổ nhân nói: “Mậu Thổ hậu trọng, ký trung thả chính, Thủy nhuận vật sinh, Hỏa táo vật bệnh” (Mậu Thổ dày nặng, đã trung lại chính; Thủy tưới vật sinh, Hỏa nóng vật bệnh). Bát tự của người Mậu Thổ cần phải có Thủy Hỏa điều hòa, như vậy mới có thể có được vận tốt. Do người Mậu Thổ phải thường xuyên đối diện với cuộc chiến giữa Thủy và Hỏa, nên tình cảm thay đổi rất mạnh, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Mậu Thổ và Tuất Thổ đều là đất khô, có thể cộng tác với nhau. Mậu Thổ gặp Quý Thủy sẽ hợp hóa thành Hỏa, Thổ và Thủy đều biến mất, trong Bát tự gọi là “vô tình chi hợp” (cái hợp vô tình), kiểu hợp này dễ xảy ra vấn đề, nên cẩn trọng xử lý. 

Nếu bên cạnh người Mậu Thổ có một đối tác trợ giúp, có thể cân bằng tính đa cảm, ủy mị, do dự của người Mậu Thổ.

6. Kỷ Thổ: Đại diện cho thiên can “KỶ” là “Khôn” (Thổ) và “LY” (Hỏa) . Người có thiên can “KỶ” mà thiên về “Khôn” (Thổ) là đúng cách. Sáu vạch âm (6 HÀO) là thổ đồng bằng khắp nơi, đi trên tường cây số. Người thiên về “THỔ” phải đi nhiều, thường xuyên thay đổi vị trí công tác, liều lĩnh, thường nôn nóng không bình tĩnh. Cần phải lựa trọn bạn bè, nếu không sẽ bị thua thiệt, nếu chơi với những hạng người “hót giỏi” thì càng thua thiệt hơn. Thường hay giúp đời, tạo phúc, ôn hào, chậm rãi. “Khôn” là thần vệ nữ, là người mẹ nên có tính cách như thế không thể đứng đầu chòm được; hãy nên làm phó vì không quyết được. Nữ có thiên can “KỶ” thường hay có tính tích lũy đến nhu nhược, bần tiện. Tham vọng nhiều nhưng bị bỏ lỡ nhiều cơ hội. 

Tính chất của người Thiên Can “KỶ”

Người có thiên can “KỶ” mà có “Ly” vượng sẽ thông minh, có tình thương của con người nên nhiều lúc “làm phúc phải tội”. Là người luôn giữ chữ tín nên không ưng những người “nói không giữ lời”. Có “Ly” (hỏa) thì lời nói sẽ có hồn nên sẽ trở thành Thầy giáo.

Tuổi “Kỷ hợi” có linh tính tốt, nếu có thiên cơ sẽ làm Thầy “Tâm linh” nhưng cần chậm rãi và suy nghĩ chín chắn nếu không sẽ bị mắc bẫy.

Người có thiên can “KỶ” không bao giờ bằng lòng với chính mình, nên thường bị mất đi giá trị đích thực, tốt đẹp của gia đình. Nếu là nữ thường hay bị lầm lỗi trong suy nghĩ tình cảm (tình yêu) vì hay “đứng núi này, trông núi khác”. Đôi khi hay tự phụ, coi thường người khác. 

Bệnh của người có thiên can “KỶ” thường gặp: bệnh đau đầu, mất ngủ, huyết áp, tim. Chính vì vậy, không nên thức đêm hoặc suy nghĩ nhiều sẽ tổn thọ. Nên sống cho gia đình, không nên quá tham vọng về kinh tế “của Thiên sẽ trả Địa” mà thôi. 

Kỷ thổ bao dung, bính quý lai phối 

Trong Bát tự học, Thổ được chia thành hai loại, một loại là Thổ ướt, một loại là Thổ khô. Trong thiên can, Mậu Thổ là Thổ khô, Kỷ Thổ là Thổ ướt. Trong địa chi, Thìn Sửu là Thổ ướt, Mùi Tuất là Thổ khô. 

Thổ ướt có hai khả năng, một là sinh Kim. Trong quan hệ ngũ hành, Thổ sinh Kim, nhưng trên thực tế chỉ có Thổ ướt mới sinh Kim, Thổ khô không thể sinh Kim, nếu có sinh thì cũng chỉ là hình thức. Vì vậy, Kỷ Thổ có thể sinh Kim, Mậu Thổ không thể sinh Kim. Khả năng thứ hai của Thổ ướt là tản nhiệt, khi Bát tự của một người rất nóng, muốn bổ cứu thì có thể dùng tới Thổ ướt. 

Đặc tính lớn nhất của Kỷ Thổ là khả năng làm ẩm, bao dung, có thể chứa các loại ngũ hành “Kim Mộc Thủy Hỏa” khác nhau. Phản ánh trên tính cách, người Kỷ Thổ thích hợp nhất để đảm nhiệm công việc lập kế hoạch. Do thiên can thuộc tính âm, nên người Kỷ Thổ tương đối đa nghi, và hay phản bội, đôi khi làm việc quá cẩn thận nên để tuột mất cơ hội, không thể vươn lên vị trí cao nhất. 

Kỷ Thổ rất cần phối hợp với Bính Hỏa và Quý Thủy. Người Kỷ Thổ sinh vào mùa hè cần có Quý Thủy để tưới mát, người Kỷ Thổ sinh vào mùa đông cần Bính Hỏa để xua tan cái lạnh. Do bản thân Kỷ Thổ thuộc Thổ ướt lạnh, cho dù cần Thủy, cũng phải cần Thủy của sương vào buổi sáng sớm, tối kỵ Thủy của sông, cũng chính là Nhâm Thủy. Rất nhiều người bị cuốn trôi do mưa lũ lớn, nguyên nhân thường là do Bát tự có Kỷ Thổ gặp Nhâm Thủy.

7. Canh Kim: Người có thiên can “CANH” thuộc “Kim” +, là sắt thép cứng, lò luyện kim, vũ khí, là “Át Nhép” nên làm kinh tế rất tốt. Nếu thiên về “Chấn” sẽ hợp với con trưởng, tính cứng rắn, quyết đoán và mạnh mẽ.

Tính chất của người thiên can “Canh”

Nếu người có thiên can “CANH” thiên về “Càn” nhiều thì “CANH” sẽ là vua của ngã quỷ, nên đòi hỏi gốc gác của gia đình lúc này rất quan trọng (phải có phúc đức tổ tiên). Thông minh, tháo vát, tài chí nhưng phải biết tu luyện bản thân và chịu lắng nghe những góp ý chân thành của người khác sẽ thành công rạng danh, sung sướng mọi mặt.

Thiên can “CANH” là mũi kiếm, nam giới nếu không được học hành tử tế, kém hồng phúc của gia đình, không chịu tu thân sẽ trở thành kẻ lừa đảo, thích đánh nhau, nghiện rượu chè, cờ bạc. 

Vì “Canh biến vi cô” nên sẽ có những nỗi khổ chỉ một mình mình biết, nếu đã xảy ra lúc nhỏ thì lớn lên không bị nữa. Trong quá trình làm việc, công tác thường có lúc đơn độc phải tự quyết định, tự chiến đấu. Sẽ phải lĩnh hậu quả về kiếp nạn đời này nếu nợ kiếp trước hoặc sẽ gánh chịu bởi “nhân quả” của dòng tộc. Người mang thiên can “CANH” nếu chịu tu luyện Phật pháp, làm nhiều phúc đức cho chúng sinh sẽ tự giải thoát được cho chính mình nỗi nghiệp oan trái. 

Người có thiên can “CANH” có lợi nhiều hơn thiên can khác là kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng chặt chẽ về đồng tiền nên rất phù hợp với nghề kế toán, thủ quỹ. Nếu “CANH” thiên về “Càn” nhiều sẽ giỏi ngoại giao, nắm tâm lý người khác rất tốt. 

Bệnh thường gặp ở người có thiên can “CANH” là: xương cốt, gân, phổi, ruột già, gan và chân. 

Canh kim mang sát, gặp hỏa mà sắc

Canh kim là kim tính dương. Người có nhật nguyên Canh kim, dù là nam hay nữ, nếu hòa phóng cởi mở sẽ tốt. Nếu Canh kim rụt rè yếu đuối, thì khó mà nhập cách tốt. 

Người Giáp mộc phải cao lớn uy mãnh, người Ất mộc phải nho nhã tinh tế, người Bính hỏa phải béo tốt, người Đinh hỏa phải nhỏ nhắn, người Mậu thổ phải cường tráng rắn chắc như đá, người Kỷ thổ phải mềm dẻo khéo léo, đấy mới là mệnh tốt. Người Canh kim cần phải hào phóng cởi mở, cho dù là phụ nữ cũng vậy, nam giới thì càng cần phải mạnh mẽ hào sảng. Còn Tân kim lại là kim trang trí, nên yếu đuối kín đáo. 

Thiên can tính dương bị khắc mới có thể thành tài. Canh kim là quặng dưới lòng đất, làm thế nào để biến quặng thành thứ hữu dụng? Nhất thiết phải dùng Hỏa để tôi luyện, sau khi trải qua tôi rèn mới có thể phát huy được giá trị của mình. Vì vậy, người mệnh Canh kim cần phải được tôi luyện gọt giũa mới có thể thành công. Vậy người Canh kim cần loại người nào “mài giũa” nhất? Đó chính là người Đinh hỏa với bản tính tính toán chi ly. Chỉ cần Canh kim gặp Đinh hỏa, chắc chắn sẽ hiển quý phát tài; còn Đinh hỏa gặp Canh kim, tài phú sẽ dồi dào vô tận. Đinh hỏa và Canh kim gặp nhau, hai bên đều có lợi.

Cổ nhân nói: “Canh kim đới sát, cương kiện vi tối, đắc thủy nhi thanh, đắc hỏa nhi nhuệ” (tức Canh kim mang sát, tốt nhất nên cứng rắn, gặp Thủy thì trong, gặp Hỏa thì sắc). Canh kim gặp Nhâm thủy sẽ trở nên đặc biệt thanh tú, phụ nữ sẽ có sức quyến rũ đặc biệt. Nếu Canh kim gặp Đinh hỏa, sẽ được xuất đầu lộ diện; nếu lại gặp được Giáp mộc, Đinh Giáp cùng thấu, người Canh kim có thể trở nên đại phú đại quý, được người khác tôn kính, danh lợi song toàn.

Canh kim chứa đựng sát khí, thời xưa, hành tinh vào mùa thu được gọi là “thu Canh”. Trong tôn giáo tất cả những ngày “ Canh Giáp” đều có nhiều người phạm tội, cần phải tổ chức nghi lễ tế trời để giải trừ tội nghiệp. Phụ nữ có mệnh “khắc chồng” cũng chỉ phụ nữ Canh kim. Người mệnh Canh kim phần lớn đều có cuộc đời trắc trở, đặc biệt là về phương diện tình yêu và hôn nhân, thường gặp nhiều sóng gió, đó là do Canh kim quá mạnh, sẽ gây ra đau khổ và tổn thương. Tỷ lệ phụ nữ Canh kim trở thành người đồng tính luyến ái cũng nhiều hơn so với những nhật nguyên khác. Đây là sự thể hiện của nhân quả kiếp trước trên Bát tự.

8. Tân Kim: Người có thiên can “TÂN” nếu là nữ kém phúc sẽ có tính hay “ghen ăn, tức ở”, chua chát. Nếu là đàn ông tính tình nhỏ nhoi, ích kỷ, hẹp lòng, cục cằn. “TÂN” có phúc tốt sẽ học giỏi, hiền từ. Đi đứng nhẹ nhàng, lời nói ấm áp được nhiều người thương mến. Nên kinh doanh về lĩnh vực: vàng bạc, đá quý, ngoại tệ hoặc kỹ thuật vi tính.

Tính chất của người Thiên Can “TÂN”

Đại diện cho thiên can “TÂN” là “Đoài” và “Tốn”. “TÂN” là kim loại mềm, “Tân” biến vi toan.

Người có thiên can “TÂN” nếu thiên về “Đoài” sẽ là cô gái đẹp nhưng “Hồng nhan, bạc mệnh” phải trải qua hai, ba lần đò. Nếu không có phúc và không biết tu sẽ trở thành người “chua chát”, dễ trở thành quả phụ. Vì luôn mong muốn mình giầu có nên cuối đời thường bị “khánh kiệt”. Trung vận tuy có của nhưng vẫn “long đong, lân đận”. Dễ trở thành người đi tu vì “chán đời” không cho mình toại nguyện. Được nhiều người để ý tới mình, nếu hồng phúc lớn, biết “Tu thân, Tu tâm” sẽ không bị quả báo. Là người có bản lĩnh cao, biết chấp nhận. Nếu là nữ giới thì lo toan nhiều cho gia đình hai họ nên thường thua thiệt. Cần cân nhắc kỹ lưỡng những việc mới định làm, không nên quyết định vội vã sẽ hỏng việc. 

Nữ giới nếu gò má cao (là mũi kiếm) sẽ quả phụ sớm. Nam giới mặt không đầy đặn cũng xấu, lận đận. Tân được cách “Tứ phủ vũ tướng” thì tốt, sẽ được cứu giúp. 

Người có thiên can “TÂN” mà thiên về “Tốn” (gió) tính tình mềm yếu, hay thay đổi lập trường. Tất cả người có thiên can “TÂN” nên chú ý chọn người bạn đời hồng phúc tốt sẽ gánh đỡ những vận hạn cho mình. 

Bệnh tật của người thiên can “TÂN” thường bị cảm mạo, phong hàn. Nên cẩn thận những ngày “trái gió, trở trời” và mùa đông giá lạnh. Không nên đến những nơi có băng tuyết. Nữ giới chú ý bệnh: ung thu vú, gân, xương cốt. 

Tân kim lấp lánh, ưa thủy xối rửa

Tân kim là kim âm, tượng trưng cho kim của đồ trang sức, là kim lấp lánh đẹp đẽ đã được gọt giũa gia công, được mọi người ưa thích và quý trọng. Bản thân nó yếu đuối, không thích bị chặt đẽo và tôi luyện. 

Người Canh kim gặp Đinh hỏa, khác nào gặp tri kỷ, vô cùng tốt đẹp, có thể được tôi luyện thành đồ hữu dụng. Nhưng người Tân kim gặp Đinh hỏa, Đinh hỏa sẽ đau khổ tột độ, Tân kim cũng cảm thấy rất khó chịu, vì Đinh hỏa sẽ thiêu cháy Tân kim trang sức. Vậy Tân kim gặp loại Hỏa nào mới cảm thấy dễ chịu? Đó chính là Bính hỏa. Vì Bính Tân có thể hợp thủy. Bính hỏa gặp Tân kim sẽ bị thuần phục bởi Tân kim, Tân kim có thể điều khiển Bính hỏa, vì cậy người Bính hỏa sẽ trở nên hiền lành khi gặp người Tân kim. 

Do Tân kim yếu đuối, nên vấn đề mà người Tân kim dễ gặp phải nhất là “hậu Thổ mai Kim” (tức Thổ dày chôn Kim), nếu như Thổ quá nhiều, Tân kim sẽ bị Thổ chôn vùi, cả đời không thể ngóc đầu lên được. 

Cổ nhân nói: “Tân kim hỷ Nhâm thủy chi đào” (tức Tân kim thích được Nhâm thủy xối rửa). Người Tân kim muốn hành vận phải có đủ Thổ để sinh vượng kim, nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Kim bị chôn vùi. Phương pháp giải quyết là dùng Giáp mộc để làm tơi xốp Thổ (đất), sau đó dùng Thủy để xối rửa. Làm thế nào để khiến Tân kim bị Thổ vấy bẩn có thể sáng lấp lánh trở lại? Cần phải dùng Nhâm thủy để rửa sạch Thổ, giúp nó khôi phục lại diện mạo xinh đẹp ban đầu, lại được người khác yêu thích và quý trọng. 

Tân kim không mạnh mẽ như Canh kim, rất sợ bị ức hiếp mắng mỏ, may mà có sức chịu đựng dẻo dai, mặc dù bề ngoài yếu đuối, nhưng bên trong lại kiên cường bất khuất, rất có chí tiến thủ. Tân kim cũng giống như Canh kim, phải trải qua rất nhiều thử thách, cả đời phải bỏ ra rất nhiều vất vả cực nhọc mới có thể thu được thành tựu. Tuy nhiên, cho dù người Tân kim thành công, họ cũng luôn buồn phiền vì chí lớn chưa thỏa, nên không cảm thấy vui vẻ. Người Tân kim muốn hành vận, có thể mang nhiều đồ trang sức, trồng nhiều cây cối, chăm chỉ đi bơi, làm như vậy không những có tác dụng tăng cường vận khí, mà còn có thể cải thiện tính cách đa sầu đa cảm.

9. Nhâm Thủy: Nhâm là “Thủy”, nếu có phúc thường nhiều tiền và có nhiều tài sản. Là biển lớn nên trong kinh tế, thương trường rất nhanh nhạy và xung mãn, trí tuệ hơn người. Nhanh nhạy, khéo léo trong giao tiếp, giỏi kiếm tiền. Tham vọng lớn nhưng vì trên mình con “Át Bích” nên nếu kém phúc nên cần phải chú ý tới: ngày, tháng, năm xem có hợp với tuổi của mình không thì hãy quyết định hành động. Hãy chú ý kiểm tra bệnh tật thường xuyên.

Tính chất của người Thiên can “Nhâm”.

Đại diện cho thiên can “NHÂM” là “Càn” và “Khảm”, “Khảm (+) là chính.

Người có thiên can “NHÂM” cần phải học hành đến nơi, đến chốn, tu thân, dưỡng đức sẽ được hưởng lộc “Thiên” : giàu sang, phú quý, có lúc sướng như vua. Nhưng nếu thiên về “Khảm” (thủy) sẽ bị “biến cách” nếu như rơi vào môi trường hoàn cảnh không tốt hoặc kém phúc thì tham vọng lớn sẽ chuyển sang tiêu cực, đạo đức kém, rất dễ bị bệnh do tệ nạn xã hội gây ra. Nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, trộm cắp và mất tiền vì “đàn bà”.

Bởi thiên can “NHÂM” có 2 quái “Càn” và “Khảm” nên chỉ thành công cho những người có phúc đức tổ tiên, không có phúc thì còn tệ hại hơn người mang quái “Khôn”; chỉ được một thời ngắn thịnh vượng sau đó sẽ “chữ tài đi với chữ tai một vần”. Nếu quá mong cầu sẽ dẫn đến suy kiệt tinh thần, khánh kiệt và tật ách nặng.

Vì “Nhâm biến vi vương” nên người có thiên can “NHÂM” phải lấy phúc đức làm trọng, cần luôn luôn ôn hòa, vị tha và biết chia sẻ thì sẽ tốt. Nếu chịu khó học hỏi, khiêm nhường sẽ được “Quí nhân phù trợ”, nhiều trợ giúp của người “Quân tử”.

Bệnh của người có thiên can “NHÂM” thường về: gan, thận, đầu và cổ.

Nhâm thủy sông lớn, mang đức cương trung.

Nhâm thủy là thủy dương, đã được đề cập tới khi giới thiệu về Mậu thổ. Nhâm là thủy của sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, cuồn cuộn không ngừng, thường xuyên tràn bờ, lũ lụt. Khi người Nhâm thủy làm việc, chắc chắn giống như nước lũ cuồn cuộn, có sức mạnh đặc biệt, thể hiện phong thái của đại tướng, có thể tập hợp sức mạnh đến từ bốn phương tám hướng, tiến hành những thay đổi mang tính xây dựng, vì vậy dễ thành công, bước lên vị trí lãnh đạo.

Đặc tính của Thủy là linh động, mau lẹ, giỏi ứng biến, thường xuyên tươi cười đối diện với mọi người, rất ít khi gây thù chuốc oán. Nhưng Nhâm thủy là nước lũ, mặc dù tưới mát đồng ruộng, nhưng khi nước lũ cuồn cuộn kéo đến cũng khó tránh khỏi gặp nhiều tai họa. Thiên can tính dương đều có một tính chất chung, đó là thiếu tỉ mỉ chu đáo, thường qua loa đại khái, phạm sai lầm mà không biết sai. Về tổng thể, Thủy của sông lớn là có công lao, nhưng đôi khi lại quá nhiều, quá lớn nên gây hại cho người. Hơn nữa, Thủy nhiều thì dễ thay đổi, người Nhâm thủy dễ kích động, thường xuyên thay đổi thái độ, khiến những người bên cạnh khó mà thích ứng được.

Cổ nhân nói: “Nhâm thủy thông hà, năng tiết Kim khí, cương trung chi đức, châu lưu bất trệ” (tức Nhâm thủy là sông lớn, có thể tiết khí của kim, mang đức cương trung, chảy suốt không ngừng). Nhâm thủy cần phải to lớn, chảy liên tục không ngừng nghỉ, như vậy mới có thể thể hiện giá trị bản thân. Trong ngũ hành, do Kim sinh Thủy, nếu như Thủy mạnh, có thể tiết chế uy lực của Kim, vì vậy cổ nhân cho rằng, người Nhâm thủy cơ thể khỏe mạnh mới là mệnh tốt.

Nếu như người Nhâm thủy thân cường, nhưng bên cạnh lại xuất hiện Mậu thổ để chống lũ, lại thêm một chút Hỏa để sưởi ấm cho Thủy lạnh này, thì có thể thống lĩnh trăm sông, tung hoành tứ hải, thỏa sức vẫy vùng. Nếu như người Nhâm thủy thân nhược, dựa vào Kim Thủy để bổ cứu, người này một đời sẽ bôn ba vất vả, bỏ ra nhiều nhưng nhận lại được ít, thường có tài nhưng không gặp thời, nên không hài lòng.

Vận con cháu của người Nhâm thủy cũng thường kém, đặc biệt ứng nghiệm với phụ nữ. Thủy sinh Mộc là con cái, Mộc khắc Thổ, Thổ là phu tinh của phụ nữ Nhâm thủy. Con cái khắc chồng, người khó xử nhất đương nhiên là người mẹ; đồng thời cũng cho thấy sự xuất hiện của con cái sẽ ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng. Thủy khắc Hỏa là tài, Thủy cần có Hỏa sưởi ấm, cho thấy con cái sẽ làm hao tổn tiền bạc của mẹ.

Nhâm thủy là Thủy lạnh lẽo, nếu hợp hóa thành công với Đinh hỏa, gọi là “hữu tình chi hợp” (tức cái hợp hữu tình), sẽ trở thành Mộc trong ngũ hành, có thể sinh sôi vạn vật. Nếu hợp với Đinh nhưng không hóa, thì chỉ có thể sinh, chứ không thể sinh tuần hoàn không ngừng nghỉ.

Cổ nhân nói: “Thông căn ngộ Quý, xung thiên bôn địa” (tức Nhâm thủy gặp được Quý thủy, có thể sinh ra tác dụng đáng kinh ngạc). Người Nhâm thủy và người Quý thủy hợp tác với nhau sẽ vô cùng thuận lợi. Điều này hợp với lý luận “âm dương nhị Thủy” trong Đông y: dùng nước nóng và nước lạnh pha thành một cốc nước âm dương, có thể tăng cường hiệu quả trị bệnh. Âm dương nhị thủy tức là hai Thủy Nhâm Quý, Nhâm và Quý gặp nhau sẽ xuất hiện hiệu ứng “hóa tắc hữu tình, tòng tắc tương tế” ( tức hóa sẽ hữu tình, tòng sẽ trợ giúp) kỳ diệu

10. Quý Thủy: Người có thiên can “QUÝ” luôn có quý nhân phù trợ nên có nhiều tài lộc và có cuộc đời “phú quý”. Được mọi người yêu mến vì nói năng nhỏ nhẹ, nắm bắt tâm lý tốt. Nhưng vì có “Khảm” (thủy) nên tham vọng lớn, nặng về sự nghiệp, đồng tiền nên hợp với nghề kinh doanh.

Tính chất của người Thiên can “QUÝ”.

Đại diện cho thiên can “QUÝ” là “Khôn” và “Khảm”, là “Thủy” (-). Là sông hồ. tính nhu, vì “QUÝ” là “Củng Lộc” nên hợp với kinh doanh.

Người có thiên can “QUÝ” có tư duy tốt, nhưng sẽ bị chia ra thành hai lối rẽ của cuộc đời khác nhau:

– Nếu có phúc, tu nhân tích đức, sống quân tử và quảng đại thì hợp cách; luôn có “Quí nhân phù trợ”-không bị bệnh họa. Số phải chịu thiệt về mình nên khi bị mất mát do người thân mang tới cứ bình tĩnh sẽ đón nhận lộc mới lớn hơn.

– Nếu không có phúc, tu dưỡng tâm trí bản thân sẽ dễ lao vào con đường nghiện ngập. không lối thoát.

Người có thiên can “QUÝ” cần phải suy nghĩ sáng suốt, quyết định về định mệnh hôn nhân của mình, tuổi này hay bị nhầm lẫn trong quyết định về tình cảm vì suy nghĩ “duy lý”. Nếu là nữ hay buồn về tình cảm, thường không tin vào “Tâm linh” nhưng khi “vấp phải” sự đổ vỡ trong chuyện tình cảm thì lại sùng bái hơn người.

Bệnh của người có thiên can “QUÝ” thường về: đường tiết niệu, tỳ, vị, thận, xương, dạ dầy, khớp, thận, tai.

Quý thủy yếu nhất, Tân dịch của Trời.

Quý thủy là Thủy âm, giống như Thủy của sương sớm hoặc ao hồ.

Thủy âm nhu và Thủy dương cương được phân biệt thế nào? Các sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang nước chảy cuồn cuộn, đá ngầm lớp lớp, loại thủy tính dương này không thể dùng để trồng hoa hay đun nước uống được. Còn Quý thủy là Thủy âm, Thủy sương sớm, có thể thấm ướt vạn vật; uống loại thủy này, có thể giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Vì vậy Quý thủy là Thủy dùng để uống, cũng là Thủy làm ẩm ướt. Những chất lỏng có thuộc tính gây ẩm ướt đều được gọi làQuý thủy. Đông y gọi kinh nguyệt của phụ nữ là “thiên Quý”, có một loại thuốc Đông y gọi là “Thanh thiên Quý”, dùng để làm sạch kinh nguyệt.

Cổ nhân nói: “Quý thủy chí nhược, đạt vu thiên tân” (tức Quý thủy yếu nhất, tân dịch của trời). Quý là nhược thủy, còn gọi là “thiên chi tân dịch”, ngược lại với Nhâm thủy, nó lặng lẽ nuôi dưỡng đại chúng sinh. Quý thủy có công dụng làm ẩm, nếu Mộc nhược gặp được Quý thủy tưới ướt, thì có thể dịch chuyển Càn Khôn.

Về mặt tính cách, người có nhật nguyên Quý thủy phần lớn đều hướng nội, bảo thủ, thường giữ kín bí mật trong lòng, ít thổ lộ với người khác. Người Quý thủy thường xuyên có cảm giác chưa hoàn thành sứ mệnh, chờ đợi thời cơ để bứt lên, họ có mơ ước và hoài bão rất lớn, là người theo chủ nghĩa lý tưởng. Họ giống như biển cả bao la, nếu không thể phát tiết, sẽ đem lại cho họ cảm giác cô độc, nặng nề.

Người Quý thủy như thế nào mới có thể thành công? Cổ nhân nói: “Đắc long nhi nhuận, công hóa tư thần” (tức gặp được Thìn rồng, thì có thể thoát thai hoán cốt, bước lên đỉnh cao.

Xem tiếp theo cho các nhật nguyên Giáp Ất Bính Đinh Mậu ở đây

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Bình luận