LỤC ÂM THUỘC KIM [ 1 – 2 – 9 – 10 – 7 – 8 ]
1- Giáp Tý – Ất Sửu = Hải trung Kim = vàng trong biển = Thủy vượng Kim tàng.
Do khí âm dương còn tiềm ẩn không lộ ra, chỉ nghe thấy danh mà không thấy hình. Tượng như con người còn đang ở trong bụng mẹ.
2- Nhâm Dần – Quý Mão = Kim bạc Kim = kim dát vàng = Mộc thịnh Kim tuyệt
Do khi âm dương vẫn còn yếu, hình và thể vẫn còn mỏng manh.
3- Canh Thìn – Tân Tị = Bạch lạp Kim = kim sáp ong = Kim dưỡng sắc minh
Thời điểm khí âm dương được sinh ra, nhưng vẫn còn ở trong mỏ dưới lòng đất, đang dần dần chuyển mầu thành sắc trắng của phương Tây.
4- Giáp Ngọ – Ất Mùi = Sa trung Kim = vàng trong cát = Thổ mộ bất hậu
Khí âm dương đã được sinh ra thành vật chất bắt đầu cứng cáp, kim trong cát mà không phải là cát vì còn đang nung trong lửa.
5- Nhâm Thân – Quý Dậu = Kiếm phong Kim = sắt mũi kiếm = Nhâm Thân kim vượng
Khí âm dương cường thịnh, đây là khời khắc ngọn cỏ nhú đầu ra, Thân Dậu là chính vị của Kim lại gặp thiên là can Nhâm Quý, chính là thời điểm cây cỏ nhú đầu ra – Mộc khởi đầu xuất hiện mầm mống.
6- Canh Tuất – Tân Hợi = Thoa xuyến Kim = vàng trang sức = Canh Tân suy Mộc
Đến thời hình thể của Kim bị phá hủy, không còn tác dụng gì, Kim khí bắt đầu ẩn dấu, chỉ có thể dùng làm đồ trang sức, cất giữ trong khuê các.
– Thiên = Giáp Tý Ất Sửu >< Giáp Ngọ Ất Mùi = Một âm một dương, một thủy một thổ (thủy thổ tương khắc)
– Địa = Nhâm Dần Quý Mão >< Nhâm Thân Quý Dậu = Một cương một nhu, Dần Mão tương khác Thân Dậu
– Nhân = Canh Thìn Tân Tị >< Canh Tuất Tân Hợi = Thìn Tị trong bát quái ứng với Tốn, Tuất Hợi ứng với Càn, hình thể và mầu sắc của cả hai có sự khác nhau – nhân và nghĩa.
– Tứ sinh = Nhâm Dần – Tân Tị – Nhâm Thân – Tân Hợi => Nhâm + Tân
– Tứ vượng = Giáp Tý – Giáp Ngọ – Quý Mão – Quý Dậu => Giáp + Quý
– Tứ mộ = Ất Sửu – Canh Thìn – Ất Mùi – Canh Tuất => Ất + Canh
LỤC ÂM THUỘC MỘC [ 9 – 10 – 7 – 8 – 5 – 6 ]
1- Nhâm Tý – Quý Sửu = Tang đố mộc = gỗ cây dâu = Nhất dương Thủy động
Thể của Mộc khí đang trong tình trạng quanh co, hình thành nên đường gấp khúc, duỗi thẳng ra ở cuối, lại mọc ở chỗ có nước (còn gọi là Phù tang mộc)
2- Canh Dần – Tân Mão = Tùng bách mộc = cây tùng bách = Canh Tân Lâm quan
Mộc khí chịu ảnh hưởng nhiều từ dương khí nên khỏe mạnh, hơn nữa lại ở dưới Kim nên manh tính chất kiên cường.
3- Mậu Thìn – Kỷ Tị = Đại lâm mộc = Cây rừng lớn = Thổ mộ Mộc thịnh
Mộc khí tuy không thịnh nhưng đang được đúng thời, nên cây lá rậm rạp sum suê
4- Nhâm Ngọ – Quý Mùi = Dương liễu mộc = Cây dương liễu = Mộc đương Mậu thịnh
Mộc khí đến Ngọ thì sẽ tử vong, đến Mùi thì sẽ tiến vào phần Mộ, dương liễu vào mùa Hạ thì tàn tạ, can chi suy yếu, tính chất yếu mềm.
5- Canh Thân – Tân Dậu = Thạch lựu mộc = Cây thạch lựu = Thu vượng Mộc tuyệt
Trong Ngũ hành thuộc Kim, nhưng nạp âm lại thuộc Thủy, khí âm dương của Thân Dậu suy yếu, sự vật đã trưởng thành, Mộc tại Kim vị có mùi tanh, tính chất có vị đắng, thì chỉ có cây Thạch lựu là ứng.
6- Mậu Tuất – Kỷ Hợi = Bình địa mộc = cây đồng bằng = Mậu Kỷ mộc dưỡng
Đến thời kỳ Mộc khí đã ẩn dấu, Mộc khí đã quay về gốc (cây) giấu trong đất, âm dương tích tụ.
– Nhâm Tý Quý Sửu >< Nhâm Ngọ Quý Mùi = một cong, một mềm yếu, hình thể và tính chất khác nhau.
– Canh Dần Tân Mão >< Canh Thân Tân Dậu = một kiên cường, một có vị cay, tính chất và mùi vị khác nhau.
– Mậu Thìn Kỷ Tị >< Mậu Tuất Kỷ Hợi = một phồn thịnh, một suy bại, vị trí trong bát quái nôi liền nhau.
– Tứ sinh = Canh Dần – Kỷ Tị – Canh Thân – Kỷ Hợi => Canh + Kỷ
– Tứ vượng = Nhâm Tý – Tân Mão – Nhâm Ngọ – Tân Dậu => Nhâm + Tân
– Tứ mộ = Quý Sửu – Mậu Thìn – Quý Sửu – Mậu Tuất => Quý + Mậu
LỤC ÂM THUỘC THỦY [ 3 – 4 – 1 – 2 – 9 – 10 ]
1- Bính Tý – Đinh Sửu = Giản hạ thủy = nước khe suối = Thủy trung hữu nguồn
Khí của Thủy chưa hình thành, nước chảy ra ở nơi chỗ thấp hóa ẩm
2- Giáp Dần – Ất Mão = Đại khê thủy = nước suối lớn = Ất Mão trường sinh
Mộc khí chứa dương khí, thế nước ở phía Đông rất lớn, nước từ đầu nguồn chảy ra, phun ra rất lớn.
3- Nhâm Thìn – Quý Tị = Trường lưu thủy = nước chảy dài = Mộ Thai đông quy
Thủy khí chuyên nhất chỉ cần tinh của cung Ly. Thế nước xa Đông Nam, thế nước mạnh, chảy xa, không bao giờ cạn.
4- Bính Ngọ – Đinh Mùi = Thiên hà thủy = nước trên trời = Thủy Lâm kỳ thượng
Thủy khí tăng lên đến Hỏa vị, nước nhiều thành mưa, rơi xuống nước ở Hỏa vị, loại nước này chỉ có ở trên trời.
5- Giáp Thân – Ất Dậu = Tỉnh tuyền thủy = nước dưới giếng = Thu Kim sinh Thủy
Thủy khí bắt đầu tĩnh lặng, vị trí Thân Dậu tiếp nối, nước chảy không ngừngảy không ngừng.
6- Nhâm Tuất – Quý Hợi = Đại hải thủy = nước biển lớn = Nhâm Quý đới vượng
Tuất Hợi ở vị trí cuối của Địa chi, Thủy khí đã tích tụ, thế nước dần dần tĩnh lặng nhưng không bao giờ hết, thêm nước vào cũng không bao giờ bị tràn, nước chảy có thể đi đến khắp mọi nơi.
– Bính Tý Đinh Sửu >< Bính Ngọ Đinh Mùi = một nhiều thủy, một ít thủy, một trên một dưới.
– Giáp Dần Ất Mão >< Giáp Thân Ất Dậu = một nuôi dưỡng cây (dần mão thuộc thủy), một cần Kim để khai phá (thân dậu thuộc kim)
– Nhâm Thìn Quý Tị >< Nhâm Tuất Quý Hợi = một động một tĩnh, một có thủy khí phát ra, một có thủy khí bế tắc.
– Tứ sinh = Giáp Dần – Quý Tị – Giáp Thân – Quý Hợi => Giáp + Quý
– Tứ vượng = Bính Tý – Ất Mão – Bính Ngọ – Ất Dậu => Bính + Ất
– Tứ mộ = Đinh Sửu – Nhâm Thìn – Đinh Mùi – Nhâm Tuất =. Đinh + Nhâm
LỤC ÂM THUỘC HỎA [ 5 – 6 – 3 – 4 – 1 – 2 ]
1- Mậu Tý – Kỷ Sửu = Tích lịch hỏa = lửa sấm chớp = Âm nội hàm dương.
Hỏa khí chứa dương khí mà lại ở Thủy vị, trong Thủy có Hỏa thì chỉ có Long thần mới làm được – thần rồng.
2- Bính Dần – Đinh Mão = Lô trung hỏa = lửa trong lò = Mộc vương Hỏa sinh
Hỏa khí dần dần thăng lên, nếu có thêm chỉ một ít củi thì Hỏa khí lại càng thêm vượng, đồng thời dựa thêm vào sự trợ giúp của phương đông thuộc dương, thì Thiên Địa chính là lò lửa.
3- Giáp Thìn – Ất Tị = Phúc đăng hỏa = lửa trong đèn = Thổ chi yểm phục
Hỏa khí vượng thịnh, thế và lực của Hỏa mạnh, vị trí của Thìn Tị được tiếp nối nhau, nên nguồn lửa không bị ngắt đoạn, liên tục không ngớt.
4- Mậu Ngọ – Kỷ Mùi = Thiên thượng hỏa = lửa trên trời = Hỏa vượng thượng viêm
Hỏa khí qua dương cung, thế của Hỏa càng thêm thịnh vượng, lực của Hỏa được tập trung thêm mạnh ở phía trên.
5- Bính Thân – Đinh Dậu = Sơn hạ hỏa = lửa dưới núi = Bính Đinh hỏa bệnh
Đến thời kỳ Hỏa khí ẩn dấu, thế của Hỏa bình lặng, lực của Hỏa tiêu tan.
6- Giáp Tuất – ẤT Hợi = Sơn đầu hỏa = lửa đầu núi = Giáp Mậu hỏa thấu
Núi có thể dấu hình thể nhưng đỉnh thì lại lộ ra ánh sáng, ánh sáng này “trong sáng ngoài tối”, ẩn dấu vào trong mà không lộ ra ngoài.
– Mậu Tý Kỷ Sửu >< Mậu Ngọ Kỷ Mùi = đều có khí lớn, huy hoàng to lớn
– Bính Dần Đinh Mão >< Bính Thân Đinh Dậu = một có Mộc tương trợ, một có Kim ngăn trở
– Giáp Thìn Ất Tị >< Giáp Tuất Ất Hợi = cả hai đều có ánh lửa suy yếu, rất kị có gió thổi
– Tứ sinh = Bính Dần – Ất Tị – Bính Thân – Ất Hợi => Bính + Ất
– Tứ vượng = Mậu Tý – Đinh Mão – Mậu Ngọ – Đinh Dậu => Mậu + Đinh
– Tứ mộ = Kỷ Sửu – Giáp Thìn – Kỷ Mùi – Giáp Tuất => Giáp + Kỷ
LỤC ÂM THUỘC THỔ [ 7 – 8 – 5 – 6 – 3 – 4 ]
1- Canh Tý – Tân Sửu = Bích thượng thổ = đất trên trời = Thủy Thổ tương tu
Thổ khí vẫn bị tắc chưa thông, sự vật vẫn bị dấu đi chưa được lộ ra, hình thể bị che lấp, trong ngoài không tiếp xúc được với nhau.
2- Mậu Dần – Kỷ Mão = Thành đầu thổ = đất trên thành = Thủy thượng sinh bệnh
Thổ khí đã bắt đầu hình thành, bắt đầu nuôi dưỡng vạn vật cho đến khi rễ ăn sâu, cành rập rạp.
3- Bính Thìn – Đinh Tị = Sa trung thổ = đất trong cát = Thổ mộ bất hậu
Thổ khí chứa dương khí, tạo cơ sở vững chắc cho vạn vật sinh trưởng
4- Canh Ngọ – Tân Mùi = Lộ bàng thổ = đất ven đường = Canh Ngọ thổ Thai
Thổ khí vượng thịnh, có thể trở đỡ vạn vật, trên Thổ có thể nhìn thấy các loại sự vật.
5- Mậu Thân – Kỷ Dậu = Đại dịch thổ = đất dịch chuyển = Mậu Kỷ thổ bệnh
Thổ khí bắt đầu thu dấu, vạn vật điêu tàn, Thổ đã không còn tác dụng
6- Bính Tuất – Đinh Hợi = Ốc thượng thổ = đất mái nhà = Mộ Thai thổ thao
Thổ khí che dấu vạn vật, thông qua hình thể âm dương của Thổ thì tác dụng của Thổ đã phát huy hết.
– Canh Tý Tân Sửu >< Canh Ngọ Tân Mùi = một tán một tụ, một tử một sinh
– Mậu Dần Kỷ Mão >< Mậu Thân Kỷ Dậu = Kim Mộc tương khắc
– Bính Thìn Đinh Tị >< Bính Tuất Đinh Hợi = một khô một ẩm
– Tứ sinh = Mậu Dần – Đinh Tị – Mậu Thân – Đinh Hợi => Mậu + Đinh
– Tứ vượng = Canh Tý – Kỷ Mão – Canh Ngọ – Kỷ Dậu => Canh + Kỷ
– Tứ mộ = Tân Sửu – Bính Thìn – Tân Mùi – Bính Tuất = Tân + Bính
(Bài viết sưu tầm)