Luận âm phần & phúc đức cung

26/08/2020 380

Bài viết Luận âm phần & phúc đức cung. Mời các bạn đọc tham khảo.

Cung đằng trước là Tả là ngoài: Ba phương là Ngoại Long, Hổ và Khánh Sơn:

Cung đằng sau là Hữu là sau. Dương trạch âm phần đều xem như vậy. Ví dụ như cung Phúc đức ở cung Tý, cung Sửu ở đằng trước là Tả, cung Hợi là đằng sau là Hữu. Ba phương thì: Ngọ là Khánh Sơn, Thân là Long , Thìn là Hổ . Thân Tí Thìn tam hợp là ba phương. Xem Dương Trạch thì lấy cung Mệnh là Bản cung, xem hành hạn cũng vậy.

Mỗi chính tinh tượng trương cho một ngôi mộ, chính tinh ở cung phúc chính là mộ phần có ảnh hưởng nhiều đến đương số:

1. Tử Vi : mộ tổ xa đời ( thường là năm đời) thế đất to lớn gần núi, đồi.

2. Liêm Trinh : Mộ chú,, nếu lúc sinh ra chú đã khuất bóng, nếu lúc sinh chú còn thì là mộ ông chú, đất khu vực ngôi mộ khô khan, gồ ghề, nổi cao, đất có sắc đỏ hoặc vàng

3. Thiên Đồng : Mộ tổ 4 đời, mộ nơi đất trũng xung quanh có nước

4. Vũ Khúc: Mộ tổ năm đời, thế đất cao trơ trọi, có hình như quả chuông dựng đứng

5. Thái Dương: mộ cha nếu lúc sinh ra đời cha đã mất, nếu cha còn thì là mộ ông nội, nếu ông còn thì là cụ nội.. thế đất khu mộ bằng phẳng

6. Thiên Cơ : Mộ ông nội nếu lúc sinh ra ông đã mất, nếu ông còn thì là cụ nội. xung quanh ngôi mộ có nhiều cây cối mọc rậm rạp

7. Thiên Phủ: Mộ cụ tổ ( thường là năm đời) thế đất to lớn gần núi đồi

8. Thái Âm : Mộ mẹ, bà nôi, cụ nội( cụ bà) thế đất chạy dài và uốn cong

9. Tham Lang: Mộ tổ ( 6-7 đời) đất nổi cao như hình con chó ngồi, sác đen như bùn có nhiều cây cỏ rậm rạp

10. Thiên Tướng : mộ cụ tổ 5 đời, đất nổi cao và vuông vắn như hình cái Ấn

11. Cự Môn : Mộ Ông bác ruột, nếu lúc sinh ra đời bác đã mất, nếu bác còn thì mộ của ông bác (bên nooik) thế đất vuông vắn thường ở gần đình, chùa. đào sâu thấy ở dưới có lớp đất màu vàng

12. Thiên Lương : Mộ cụ tổ 4 đời, đất rời rạc có lẫn nhiều cát, có hình như cái thoi dệt vải, thường ở gần đường đi.

13. Thất sát : Mộ cụ tổ 5 đời, đất khô nóng, có sắc đỏ và có hình như thân cây dài nằm ngang

14. Phá Quân: Mộ cụ tổ 4 đời, đất tan lở, không có hình thế nhất định, 

Hình Tính các sao trong cung Phúc Đức.

Thiên Cơ là mộc tinh vật là thảo mộc.

Thái Dương là Bình dương (ruộng bằng) hình như tấm kính, người là dương hồn (mộ đàn ông)

Liêm Trinh là gò cao nổi lên (như xương sống) hình như người ốm, ngồi một mình.

Thiên Phủ là Tổ sơn, Thổ Tinh đại địa, linh khí ở hữu đến.

Thái Âm là gò cao chót vót, người là Âm hồn (mộ đàn bà) hình như bán nguyệt.

Tham Lang là hắc thổ chi địa (đất màu bùn đen) vật là thảo mộc um tùm, hình như có chó ngồi.

Vũ Khúc là Côn Sơn.

Hoả Linh như cái cần giải.

Thiên Lương là đất bụi, hình như cái suốt giài (cái suốt trong khung cửi).

Cự Môn là cuộc đất vuông, ở dưới thì đất vàng, hình như cái chiếu giải.

Thiên Tướng là đất vuông vắn dày dặn hình như cái ấn vuông.

Thất Sát là đất khô đỏ, hình như cây cỏ giài thẳng và nhọn là cô sơn.

Phá Quân là cuộc đất tan tở, hình như tên quân thường cổi giáp.

Văn Xương như một cục sắt tròn.

Văn Khúc như giải nước khúc khuỷu.

Phù Bật là đất no đầy, hình như cái cạp chiếu nổi dầy đều lên.

Thiên Khôi như cái cột tươi sáng dựng lên.

Thiên Việt như hình cái kiếm lớn.

Thiên Mã là hình con ngựa.

Lộc Tồn là đất hình vuông, hình cái thương, là cô sơn.

Hoá Lộc là đất bao lần kim khí, hình như cái thương.

Hoá Quyền là đất như cụm cây vuông, hình như cái yên ngựa.

Hoá Khoa là cuộc đất hình cái khuôn cày như cái Bảng.

Hóa Kỵ là đất co nước ngưng tụ, bùn lầy, đất đen, 

Không Kiếp là đất hung.

Phi Liêm là hoả tinh tán loạn là cô sơn (núi đứng một mình).

Hỉ Thần là đất bằng có cát.

Bệnh Phù là đất nhe cái đai.

Lưỡng Hao là đất hình nhọn, là phản lại.

Thiên Hình là đất có mảnh sành mảnh bát vỡ là nhà tù tối tăm.

Thiên Diêu là đất gần nước, ẩm ướt, về thảo mộc thì tươi tốt um tùm.

Tam Thai đất hình tam tinh.

Bát Toạ là đất hình Bát Diệu (8 sao hình như đồ Bát cống).

Hư Khốc là đất đường nhỏ hư lở.

Long Trì là đất giữ nước, hình cái ao, cái giếng cạn.

Phượng Các là hình lâu dài, về vật là loài chim sắc đỏ, con Phượng.

Tràng Sinh là đất tụ các thứ nước, nước ở thác xuống.

Thai là Trẩm long chi Thuỷ (nước có rồng lội)

Dưỡng là nước ở ngoài chiều đến.

Quan Đái là Huyền Vũ Thuỷ (khí phách về Võ) là cái Đài là hình bán nguyệt.

Tử là chỗ nước chảy mau, tử thuỷ.

Mộ là thoái thần chi thuỷ. 

Hồng Loan là hình cái cung, uốn lên như cái mi mắt, hình bán nguyệt, là Nga mi.

Thiên Hỉ là Cát bùn.

Thái Tuế là hình cái xương sống gầy khô, hình như cái bút, về người thì chỉ thị phi quan sự.

Tấu Thư là hình Thần long đứng một mình.

Triệt Lộ là như con đường hẻm, đường làng nhỏ, cầu đất đương đầu với Huyền Vũ ắt giòng Trưởng bại.

Tuần Không là đất khoáng đạt không có gì, trong cuộc tán loạn.

Thiên Quan là miếu Dương Thần Linh là đình.

Thiên Phúc là Âm thần linh Tự (chùa) là Quán.

Hoa Cái là hình tựa như cái Hoa, cái bát, cái cây.

Thanh Long là Trường Thuỷ (sông lớn) hình người mang kiếm.

Phong Cáo là hình chiếu vuông vắn.

Thai Phụ là hình cái nón.

Suy là như cái xương sống gầy, sắc nhọn.

Bạch Hổ là đất đá trắng là hình Số.

Phàm luận về Phần Mộ thì chuyên lấy cung Phúc Đức làm bạn cung mà định cuộc đất, coi phương hướng, lấy tiều hạn can chi hành độ coi xung hợp ra sao. Lấy xem các sao xung hợp đắc địa, miếu vượng hay lạc hãm mà đoán cát hung. Xem có Văn Tinh ắt phát về Văn, có Vũ Tinh ắt phát về Võ, có Quí Tinh thì phát quí, có Tài Tinh thì phát phú. Lại cần phải tham bác cho kỹ những á c Sát tinh mà biện luận ắt không sai, lại lấy cả Can chi 12 cung để coi cả cuộc đất gần xa, hình Tính các phương rất linh diệu vậy. Xem Dương Trạch cũng vậy.

– nguồn tuvilyso

(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)

Bình luận