Kết Luận-Tài Liệu Nghiên Cứu

26/08/2020 351

Bài viết Kết Luận-Tài Liệu Nghiên Cứu. Mời các bạn đọc tham khảo.

TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI

(Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ)

Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ

Quay về | Trở về trang nhà

IX.- Kết luận

Tử-vi không phải là một khoa học độc lập, nó là kết tinh trong nhiều khoa học khác trong học thuật tư tưởng Á-châu. Người sáng lập ra không phải là Hy-Di tiên sinh. Ông chỉ là người kết hợp các khoa lại. Chính ông, ông cũng công nhận khoa này có trước ông. Ông chỉ là người bổ túc và đưa nó trở thành một khoa nổi tiếng.

Khoa Tử-vi truyền vào Đại-Việt thời Lý do Trần Tự Mai, hay Hoàng Bính mang vào không cần thiết. Dù Tự Mai hay Hoàng Bính thì Tử-vi đó cũng thuộc chính phái. Nhưng bí truyền trong dân gian. Đợi mãi đến khi ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung-hoa về mang theo bộ Tử-vi của Nam phái, bấy giờ khoa Tử-vi mới được đại chúng hóa. Nhưng cũng chính vì vậy khoa Tử-vi ở Việt-nam có hai trường phái: Một trường chính phái, học rất mau, theo sát Hy-Di tiên sinh.

Một trường phái nữa ảnh hưởng Nam phái, vì thất truyền thành ra không có hệ thống nào cả.

Những người nghiên cứu Tử-vi cần phân biệt rõ hai hệ thống, để lúc học mới khỏi bị bỡ ngỡ. Tuy nhiên không phải những sách vở nào của Nam phái cũng hỗn tạp, không phải những vị nào của Nam phái đều đoán liều cả. Tử-vi cũng như y học cần đi đến đối tượng là kết quả, ai đoán trúng, người đó đạt được học thuật. Cũng như y học, nói, viết không phải là cứu cánh, mà ai trị khỏi bệnh, người đó có lý.

Một vấn đề trước mắt của chúng ta là, làm sao có đủ sách cho các vị nghiên cứu tìm hiểu.

Sách vở của cổ nhân chỉ là nền móng lúc đầu. Tại sao xưa kia Hy-Di tiên sinh đã tìm ra được nhiều nguyên lý Tử-vi, ngày nay chúng ta không thể đi sâu hơn tìm ra những nguyên lý khác. Cái xe hơi thế kỷ thứ 18 thô sơ, người sau cải tiến dần, nay trở thành những xe tối tân. Tử-vi là khoa học, chúng ta có thể tìm thêm, nghiên cứu rộng, để đưa ra những phát hiện mới. Bấy giờ mới đi tìm vận số con người, lại có thể đi xa hơn, phát triển phá cách, trợ cách, một lối phát huy độc đáo đời Trần, cần được đào sâu để đạt được tuyệt đích khoa học vậy.

Viết tại Bruxelles, mùa Đông, Tân-dậu (1981)

Trần Đại Sỹ

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Hầu hết bằng Hoa-văn, và vài bộ bằng Việt-ngữ, gồm những bộ ghi trên.

        1. Thư tịch về khoa Tử Vi
        2. Nguồn gốc khoa Tử Vi
        3. Khoa Tử Vi đời Tống
        4. Khoa Tử Vi sau Hi-Di
        5. Tử Vi vào Việt Nam
        6. Khoa Tử Vi đời Trần
        7. Khoa Tử Vi đời sau
        8. Dị biệt chính, Nam phái
        9. Kết luận

Quay về | Trở về trang nhà

Bình luận
StatCounter - Free Web Tracker and Counter