GIẢI MÃ PHƯƠNG VỊ HÀ ĐỒ PHỤC HY

26/08/2020 300

Bài viết GIẢI MÃ PHƯƠNG VỊ HÀ ĐỒ PHỤC HY. Mời các bạn đọc tham khảo.

I/ Huyền thoại về Hà đồ Phục Hy:

Mỗi độ Tết đến Xuân về, mọi người đều có ít nhiều thời khắc hồi hướng và mong cầu điều may mắn – hanh thông sẽ đến với mình & gia đình mình! Thực tế hiển nhiên này đã phát sinh nét văn hóa tâm linh từ nhiều đời nay ở Á Châu nói chung (và ở Việt Nam ta nói riêng) đó là vận dụng các “khả năng tiên tri” để dự đoán các sự việc sẽ xảy ra…

Người tích cực thì tìm cách phòng ngừa – hạn chế điều xui rủi (bằng nỗ lực tự thân điều chỉnh cách hành sử hằng ngày của mình), còn người tiêu cực thì cố công cầu cạnh “tha lực” ban cho mình điều may mắn (bằng nỗ lực cung phụng – cúng bái thần linh….). Trong số các “kiểu bói toán” cổ truyền được đông đảo người tín nhiệm là bốc Dịch!

Bốc Dịch dựa trên sự ngẫu nhiên về thời gian cảm hứng, tương thích với 64 kênh thông tin cận tâm lý (trong bộ sách luận giải về quan hệ nhị phân Âm Dương của người Trung Hoa cổ); sách này được nhiều thế hệ nho gia vùng khí hậu Châu Á gió mùa (tức các nước Đông – Nam Á ngày nay) tôn trọng là minh thư và đặt tên là Kinh Dịch (1). Cụ học giả Nguyễn Hiến Lê khi sinh tiền (trước 1984) đã quan niệm về bộ sách Kinh Dịch như sau :

– Triết lý trong Kinh Dịch tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan: cách xử thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa..

(lời nói đầu của sách “ Kinh Dịch đạo của người quân tử” – NXB.Văn Học năm 1994)Theo như nhiều đầu sách đã xuất bản từ trước đến nay (nhất là các tác giả Trung Quốc viết về Kinh Dịch) chỉ cho biết nét chính về truyền thuyết xuất xứ của 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép trong Kinh Dịch là do ông vua Phục Hy ( tộc họ Bào Hy, cầm quyền được 115 năm ở miền Sơn Tây – Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ 43 trước Tây lịch) nhìn thấy trên lưng ngựa thần (Long Mã) ở sông Hoàng Hà có một bản đồ minh triết, dạy ông cách cai trị thiên hạ, gọi là Hà Đồ. Nhờ đó mà vua huyền thoại Phục Hy đã “thần khải” theo Hà Đồ (một cách nghĩ được, là do thần linh mách bảo) mà vạch ra tám ký hiệu tương tác của hai chủ thể Âm & Dương, đặt tên là bát quái tiên thiên (plan cosmique à priori ) theo thứ tự quĩ đạo tiên thiên :

Ghi chú ( ký hiệu của bát quái Phục Hy):

Càn ═> (ba gạch không đứt đoạn )

Khôn ═>(ba gạch đứt đoạn )

Ly ═>(2 gạch không đứt đoạn ở trên và ở dưới, giữa là gạch bị đứt đoạn)

Khảm ═> (2 gạch bị đứt đoạn ở trên và ở dưới, giữa là gạch không bị đứt đoạn)

Tốn ═> (2 gạch trên không đứt đoạn, gạch dưới cùng bị đứt đoạn)

Chấn ═> (2 gạch trên bị đứt đoạn, gạch dưới cùng không đứt đoạn)

Đoài ═> (gạch trên cùng đứt đoạn, hai gạch dươi không đứt đoạn)

Cấn ═> (gạch trên cùng không đứt đoạn, hai gạch dưới bị đứt đoạn)

Ngoài nguồn truyền thuyết (thuộc phạm vi huyền sử thần thoại) nêu trên, không ai hiểu được lý do và căn cứ vào đâu (trên cơ sở nào ?) mà ông vua Phục Hy (Trung Hoa cổ đại) đã bố cục được mô hình phương vị của Tiên thiên bát quái ? Nhiều tác giả nghiên cứu văn hóa triết nhị phân Âm Dương mỗi khi lý giải Dịch Lý (của Kinh Dịch) đã mặc nhiên công nhận cấu trúc tiên thiên bát quái như là chân lý (không chứng minh ) của một tiên đề (sách toán học gọi là Định đề – postulatum). Còn như các “ thầy bói dân gian” từ lâu đều đã tâm phục khẩu phục (thần linh hóa nhân vật Phục Hy) như một vị thánh sư mầu nhiệm, mỗi khi đoán quẻ cho ai thì phải lâm râm cầu nguyện Phục Hy, để được “ngài” ban cho quẻ bói….dị đoan!

II/ Giải mã cấu trúc tiên thiên bát quái:

Giới học giả nghiên cứu Kinh Dịch ở Châu Âu (như Regis – 1834 : Meclatchie – 1876: De Harley – 1889 : Raymond de Becker – 1870 : Legge – 1899: Wilhem – 1950: Blofeld – 1965: Alfred Douglas – 1972, nhất là Z.D.Sung năm 1934…) đều đã biết cấu trúc toán học của Bát Quái (nền tảng của Dịch Lý) là “ hằng đẳng thức bậc 3 của Âm & Dương” hòa hợp như sau :

Nhưng vẫn chưa ai hiểu được cấu trúc phương vị tuần tự trên vòng tròn tiên thiên của Phục Hy ?

Tại sao từ đất thấp “Khôn” lên trời cao “Càn” lại có 2 lối đi:

– lối đi âm phải là Khôn – Cấn – Khảm – Tốn ?

– lối đi dương phải là Chấn – Ly – Đoài – Càn ?

hoặc là tại sao từ Trời (cao) xuống đến Đất (thấp) bắt buộc phải trải qua hành trình:

– lối đi âm là chiều lượng giác ?

– lối đi dương là chiều kim đồng hồ ?

Năm nay Tân Mão 2011, các thế hệ thừa kế học phái Đẩu Sơn – Thiên Lương (dòng họ Lê Lã tỉnh Hưng Yên năm xưa….) đã nghiệm lý được cách sắp đặt vòng tròn tiên thiên bát quái của Phục Hy bằng cơ chế nhị phân (numération binaire) xếp chồng lên nhau đến lần thứ ba, theo toán học đại số phổ thông ngày nay, với tiến trình 4 bước như sau :

Bước 1: (chẻ đôi thái cực thành lưỡng nghi)

Tạm giả thiết Thái cực có tham số là số nguyên 1 (số đầu tiên phát sinh “Có” của khái niệm vạn vật Khả Hữu)

Bước 2: (Chẻ đôi lưỡng nghi thành tứ tượng)

Bước 3:(Chẻ đôi tứ tượng thành bát quái)

Bước 4 : (Vòng tròn bát quái tiên thiên)

Tôn trọng nguyên lý vạn vật đồng nhất thể (vòng tròn Thái cực khả Hữu sinh lưỡng nghi – tứ tượng – bát quái – trùng quái …) và qui tắc âm dương dạng “lưỡng cực đối xứng”, ta luận lý được phương vị của các quẻ (quái) căn cứ vào số đại số của mỗi quẻ:

– 7/8 đối xứng với + 7/8 -> Khôn đối xứng với Càn

– 5/8 đối xứng với + 5/8 -> Cấn đối xứng với Đoài

– 3/8 đối xứng với + 3/8 -> Khảm đối xứng với Ly

– 1/8 đối xứng với + 1/8 -> Tốn đối xứng với Chấn

Ta có ngay vòng tròn phương vị 8 quái Phục Hy (tiên thiên)

Ghi chú: vì Khôn quan niệm là đất (thấp nên ở phiá dưới) và Càn quan niệm là Trời (Cao nên phải ở phía trên) nên Càn – Khôn là trục tung (dọc) và ly – Khảm là trục hoành (ngang), trong hệ thống tọa độ “tiên thiên bát quái” của vua Phục Hy cổ đại.

Kết luận tạm

Người viết cống hiến tản văn này đến bạn đọc, cũng là muốn : ngày Xuân của thế kỷ văn minh hiện đại 21 này, mỗi chúng ta khi thư giãn & nhàn lãm bộ sách minh triết Kinh Dịch của người xưa, nên chăng cần hiểu hơn cho các thế hệ tổ tiên : các cụ cũng đã biết trải nghiệm cuộc sống thường ngày qua lập trình toán học như chúng ta bây giờ ! Kính nhi viễn chi (nhìn từ xa mà kính trọng) trí tuệ khôn ngoan đã có từ thời cổ đại vậy !

Đây là bài viết của con trai cả cụ Thiên Lương, đã từng đăng trên diễn đàn Khoa Học Huyền Bí trước năm 1975, bút danh Lê Hưng VKD, đã xuất bản sách ” Nghiệm Lý Phong Hòa Thủy Tú ” và sách ” Tâm Thiền lẽ Dịch Xôn Xao ” và Sách tử vi ” Nghiệm Lý Linh Khu Thời Mệnh Học ” do nhà XB Tổng Hợp TP.HCM xuất bản vào các năm 2007, 2008, 2010.

(Phần 5)

Giải mã bí ẩn “Kinh dịch”

Lên xuống thuận nghịch tạo càn khôn

Trong phần trước, tôi đã nói về phù hiệu chữ Vạn (卍) hiển hiện tại Lạc Thư; lần này, tôi sẽ nói về thể hiện của Thái Cực tại Hà Đồ. Kỳ thực trong khoa học cổ đại Trung Quốc vẫn coi số lẻ là Dương, số chẵn là Âm; những ai hiểu sâu về văn hóa cổ đại Trung Quốc đều biết điểm này. Chúng ta xem Hà Đồ thì có thể nhìn ra được, chính là đen (Âm) trắng (Dương). Xin xem hình dưới:

Hình 1: Hà Đồ.

Do đó Dương từ 1 bắt đầu thăng dần lên theo Dương khí, 1→3→7→9, Âm từ 2 bắt đầu hạ dần xuống theo Âm khí, 2→4→6→8, đây chính là trạng thái ‘Dương thăng Âm giáng’. Hai màu đen-trắng của chúng ta thay nhau biểu thị, xin xem hình dưới:

Hình 2: Vận động của Âm-Dương trong Hà Đồ.

Đồ hình trên thời cổ đại gọi là “Hữu cực đồ”; bởi vì văn hóa Trung Quốc đã bị phá hoại, nên rất ít người biết được đồ hình này. Chúng ta nhìn sự lên xuống của đen-trắng sẽ không khó phát hiện khi đến 7, thì thực ra Dương đã lên đến cực điểm rồi, đến 9 thì đã đi xuống rồi. Cũng như vậy khi đến 6 thì Âm đã xuống thấp cực điểm rồi, đến 8 thì đã đi lên rồi. Cổ nhân nói “vật cực tất phản”, chính là đạo lý này. Xoay ngược lại nói, từ chỉnh thể mà xét, Dương khí vượng nhất là lúc Âm khí dần thăng lên, Âm khí vượng nhất là lúc Dương khí dần hạ xuống. Kỳ thực đây chính là Thái Cực đồ. Do đó dùng hình dưới để biểu thị thì càng dễ lý giải hơn:

Hình 3: Thái Cực đồ.

Theo tôi được biết, ‘Dương thăng Âm giáng’ là một đặc tính rất trọng yếu của Thái Cực. Đương nhiên khi chuyển ngược lại thì là ‘Âm thăng Dương giáng’ rồi. Trong Thái Cực đồ, chủng loại lên xuống này là đồng thời tồn tại. Có thể nhìn thấy nó hoàn toàn bị Pháp lý tầng cao hơn đới động dẫn tới xoay chuyển xuôi ngược. Điều này thể hiện rất nhiều xung quanh chúng ta. Ban ngày Dương khí dần thăng, thủy khí {hơi nước} đều bị đới động thăng lên trên, Âm khí hạ xuống, đến tối chuyển ngược lại. Cổ nhân giảng Dương thanh thăng lên làm trời, Âm trọc hạ xuống làm đất. Bốn mùa cũng là đạo lý này, chớm Xuân nước nóng dần lên (Dương khí), đến mùa Hè là tới cực điểm, sau đó nước bắt đầu lạnh (Âm khí), đến mùa Thu càng lạnh, tới mùa Đông Âm khí trên trời đạt đến cực điểm, bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Trung y giảng 12 kinh tuần hoàn cũng là như vậy, gồm rất nhiều nội dung. Tức là Trung y phát hiện thân thể người nửa thân trên là ‘Dương thăng Âm giáng’, nửa thân dưới là ‘Âm thăng Dương giáng’.

Đây là từ trên xuống dưới mà nhìn; từ một góc độ khác, thì có ‘Dương dọc Âm ngang’. Chúng ta biết rằng ban ngày Dương khí thịnh, còn ban đêm Âm khí thịnh. Con người chúng ta trong một ngày đêm cũng bị đới động biến hóa theo. Ban ngày đứng thẳng sinh hoạt lao động, đến đêm nằm ngang ngả lưng đi ngủ. Tuy nhiên hiện tại hết thảy đều bị phá hoại nghiêm trọng, có người sống về đêm; buổi tối không ngủ, ban ngày mới ngủ. Đâu đâu cũng tồn tại biến dị.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Bình luận