Âm Dương Thìn Tuất Cách

26/08/2020 811

Bài viết Âm Dương Thìn Tuất Cách. Mời các bạn đọc tham khảo.

Đây thực ra phân biệt thành bộ Thái Âm ở Thìn, Thái Dương cư Tuất và ngược lại, có sự đắc ý khác nhau, tuy không rõ rệt vì tứ mộ cung là nơi Thái Âm và Thái Dương giao hội, không rõ ngày đêm nên việc luận đoán không như ở nơi tối tăm như Thái Dương cư Hợi, Tý. Có thể gọi chung là cách Âm Dương Thìn Tuất. Cách này còn có ý nghĩa là sự vật chưa được soi sáng tỏ, lẫn lộn khó phân biệt nếu Dương Tuất Âm Thìn, không hay bằng những lúc bộ sao này phân minh, tất nhiên nên có được phụ tinh định nghĩa thì là đẹp không khác gì những cách khác được trợ giúp. Tính chất của sao Thái Âm chủ cực âm trong lưỡng cực, Thái Dương mang dương tính, vì vậy có thể dùng để luận đoán tình trạng bệnh thiên về âm hay dương, gặp Kình Đà đoán là Âm Dương không điều hòa. Âm Dương là ngày và đêm, Thái Âm chủ phú, tiền bạc có được do sự âm thầm, tích lũy,Thái Dương chủ quý, chủ công khai, công danh cũng có từ đây. Mệnh Nam thích hợp với Thái Dương, mệnh nữ hợp Thái Âm, thường thì bộ Âm Dương tam hợp hoặc đồng cung với nhau nên chỉ xét trường hợp đối cung hoặc như trường hợp Cự Nhật Dần Thân, Đồng Âm cư Tý. Âm Dương cũng có biểu tượng là cha mẹ, gặp Sát Kỵ thì cha mẹ xa cách sớm, ở trên bộ vị khuôn mặt thì Trán bị đường nét gãy ở giữa. Thái Dương còn dùng để đoán cách bệnh đau đầu, thần kinh suy nhược, huyết áp, bệnh tim. Thái Âm thì về các bệnh đường âm như mệt mỏi, đau bụng, thận suy,…

Âm Dương không thích ở vị trí Tuất Thìn, chủ cả hai đều ở vị trí lạc hãm, không được gọi là cát, phải có trợ tinh thì mới trở nên cách đẹp, nhưng vận lên cũng không mạnh bằng đúng vị, đây là cách luận với tất cả bộ Âm Dương. Với câu phú khi bộ Âm Dương ở Tuất Thìn thì có câu phú minh chứng sau : “Dương Âm Thìn Tuất, Nhật Nguyệt bích cung. Nhược vô minh không diệu tu cần.”, tức ý câu trước là Nhật Nguyệt ở nơi Thìn Tuất là nơi đẹp, giống như bức tường soi sáng lẫn nhau, nếu đảo ngược lại gọi là vô minh, cần phải có Không Diệu để hồi phục sức sáng. Bộ Âm Dương hỉ nhất là gặp Xương Khúc, thứ đến là Tam Minh trong mọi trường hợp, kỵ gặp các sao làm hỏng cả hai bộ, ví dụ như Không Kiếp gặp Âm Dương không mấy bất lợi, nhưng có thêm Đào Hồng lại thành yểu cách vì ” Mệnh trung Hồng ngộ Kiếp Không mạc đàm phú quý”. Nhật Nguyệt là Đế Tinh của chòm Trung Thiên Đẩu, vì vậy cát lực khá lớn, nhưng không đủ tính quý phái như của Đế Tinh Tử Vi và Thiên Phủ, tính chất khắc kỵ với các hung sát tinh cũng khác nhau, không sợ gặp Không Vong, nhưng kỵ Tam Không, Kình Đà, kỵ nhất là gặp Tam Ám, làm cho bộ sao này trở nên khiến có thể ảnh hưởng xấu đến đôi mắt, hoặc ngũ quan trong cơ thể, có thể khiến mất mạng một cách oan uổng, những câu chuyện chết kỳ bí, bị giết hại, … là thái cực xấu nhất của bộ sao này.

Bộ Âm Dương ở vị trí xung chiếu rất hay, chỉ kém hơn cách Nhật Mão Nguyệt Hợi, vì bộ sao này rất thích hợp xung chiếu, xung đẹp hơn tam hợp. Thái Âm rất hỉ Hóa Lộc, dù có ở vị trí lạc hãm có Hóa Lộc đều luận tốt hơn nhập miếu, vì khi hóa khí thì chính tinh đạt được trạng thái cực điểm, uy lực không thể xem thường, không nên tách rời việc sao Hóa Lộc và chính tinh Hóa Lộc, Thái Âm Hóa Lộc hoàn toàn khác với Thái Dương Hóa Lộc. Thái Dương hỉ được Hóa Quyền, chủ được uy tín, cấp trên trọng dụng, là người có tiếng nói lớn, tiếng nói của quý nhân. Hạn đến thường được thăng tiến sự nghiệp nếu không bị quá nhiều sát tinh phá cách, Thái Âm Hóa Lộc hạn đến thì được tiền của một cách bất ngờ, dài hạn, lớn hay nhỏ là nhờ các sao làm tăng giá trị như Khôi, Đại, Tuần, …. Bộ Âm Dương rất ưa hai bàng tinh nhỏ là Tam Thai và Bát Tọa, gặp được cả hai thì độ cát tăng lên rất nhiều, cũng thích được gặp Khôi Việt, tuy nhiên không nên gặp thêm Hỏa Linh, làm hỏng cả 2 bộ sao. Mệnh đứng ở Thái Âm không luận giống ở Thái Dương. Nếu mệnh Thái Dương luận theo Cơ Nguyệt Đồng Lương ngộ Thái Dương, nếu mệnh Thái Dương luận Cự Nhật ngộ Thái Dương. Ở đây không có sự giao hóa giữa hai bộ sao lớn nên vẫn có cảnh thanh bình, yên ả, vì vậy nên gọi là đẹp. Bộ Cự Nhật có tính chất có tính phản đối, là hai sao chủ quan lộc, Cơ Nguyệt Đồng Lương thì âm tính, , có tính đồng thuận, chủ tài bạch. Bộ Cự Nhật không thích Lộc Tồn, ngược lại Cơ Nguyệt Đồng Lương lại tối ái sao này, Cự Nhật không nên gặp Kình Dương, chủ phản đồi thái quá. CNĐL không nên gặp Đà La chủ âm thầm thái quá, do có Âm Dương nên dễ bị biến đổi theo chiều hướng cực đoan.

Tuổi Đinh và tuổi Tân được lợi với cách cục Âm Dương Thìn Tuất, bởi vì tuổi Đinh có Thái Âm Hóa Lộc và tuổi Tân có Thái Dương Hóa Quyền, là thượng cách, dễ được thêm cả Lộc Tồn tạo thành bộ Song Lộc, mệnh nên ở cung giáp với Khôi Việt, chủ có quý nhân giúp đỡ, làm tăng thêm tính sáng cho bộ sao này. Mệnh có Nhật Nguyệt lưu ý đến hạn Cự Môn bị Hóa Kỵ, hoặc bản thân Thái Âm hoặc Thái Dương Hóa Kỵ đều là không nên gặp, ngay cả khi nhập miếu. Thái Dương có một cách cục rất hay là Dương Lương Xương Lộc, dù ở bất kỳ vị trí nào đều được gọi là hợp cách, Thái Dương có tính hướng lên, dương lên gặp Thiên Lương may mắn, có Xương Lộc duy trì tính bền vững nên gọi là người đàn ông có lòng từ tâm, không bị ác sát tinh chiếu tọa luận được chữ Thọ. Thái Âm thích được Tả Hữu Lộc Tồn thuộc cách phú đồ ông, khả năng tích lũy tiền bạc cực lớn, thuộc cách âm thầm dành dụm, âm thầm được giúp đỡ mà thành công. Hạn đến Thái Âm Hóa Lộc, gặp thêm Lộc Tồn mà lưu niên cũng Hóa Lộc, có Lưu Khôi Việt kích hoạt thì có rất nhiều cơ may được tiền bạc, nhất là khi có Thiên Lương hoặc Thiên Đồng ở tam hợp.

(Dẫn theo trang tuvinghiemli.blogspot.com)

Bình luận