Ghen tuông là mầm mống tội ác- Triết lý Đức Phật giúp tỉnh ngộ?

17/03/2021 1566

Ghen là một trong vô số biểu hiện của tâm xấu, nó mang ý nghĩa nội hàm. Là khi ta chẳng kiểm soát được tâm mình, để chúng phát tác ra ngoài bằng những hành động hung dữ, lời nói tổn thương. Đức Phật đã khái niệm hóa ghen tuông cho thấy vấn đề không […]

Ghen là một trong vô số biểu hiện của tâm xấu, nó mang ý nghĩa nội hàm. Là khi ta chẳng kiểm soát được tâm mình, để chúng phát tác ra ngoài bằng những hành động hung dữ, lời nói tổn thương. Đức Phật đã khái niệm hóa ghen tuông cho thấy vấn đề không đơn giản là ở đối phương hay do hoàn cảnh mà là do chính bạn. Từ những hành động nhỏ của bạn đã gieo mầm cho những tội lỗi tiến bước.

Thời hiện nay, chúng ta đã phải chứng kiến quá nhiều những trận đánh ghen bị tung hê lên mạng xã hội. Đám đông được nước lại bình luận ra vào như là người từng trải, hoặc thậm chí như là các chuyên gia có kinh nghiệm và thường khiến cho tình hình càng trầm trọng hơn. Việc làm tổn thương chính mình và người khác liệu có xứng đáng? Để tránh phạm sai lầm ảnh hưởng tới phước báu, vận may của mình bạn nên tỉnh thức bằng bài viết dưới đây:

Thế nào là sự ghen tuông?

Ghen tuông. Là khi ta chẳng kiểm soát được tâm mình, để chúng phát tác ra ngoài bằng những hành động hung dữ, lời nói tổn thương mà nhiều người cho rằng ghen tuông là biểu

Ghen tuông. Là khi ta chẳng kiểm soát được tâm mình, để chúng phát tác ra ngoài bằng những hành động hung dữ, lời nói tổn thương mà nhiều người cho rằng ghen tuông là biểu hiện của tình yêu.

Ghen là một trong vô số biểu hiện của tâm xấu, nó mang ý nghĩa nội hàm. Là khi ta chẳng kiểm soát được tâm mình, để chúng phát tác ra ngoài bằng những hành động hung dữ, lời nói tổn thương mà nhiều người cho rằng ghen tuông là biểu hiện của tình yêu. Thực ra cách hiểu này không hoàn toàn sai và cũng không hoàn toàn đúng. Bởi cái “liều lượng” ghen như thế nào mới quan trọng, nếu không còn khả năng kiểm soát hành vi mà lấy “tình yêu” để tự bào chữa là sai trái.

Thực sự ghen là biểu hiện dường như tất yếu trong quan hệ yêu đương nam – nữ, người ta còn nói ghen là biểu hiện của tình yêu! Sự ghen ở “chốn” này mới ghê gớm, dáng sợ: vì ghen tuông, vì bị phản bội, vì bạn tình không chung thủy “đối tác” bùng nổ với tất cả những gì có thể, và tỉ lệ án hình sự có nguyên cớ, động cơ “ghen” như thế không thấp, thậm chí tử vong cũng cao. Chỉ nói theo thông tin thời sự của truyền thông công khai.

Ghen tuông từ đâu mà dẫn tới?

Bản chất của thương yêu là phải có tính đồng nhất khi đó niềm vui của người này cũng là của người kia. Khi hai người là một thì đó mới đích thực là tình yêu lứa đôi.  Tính cách và lý tưởng sống của chúng ta về cơ bản khác nhau. Bởi họ có gia đình, bạn bè, tập quán, kiến thức, nhận xét, cảm xúc, sở thích và cả lý tưởng của riêng họ. Ta muốn thương yêu thì chỉ nên tham dự vào cuộc đời của họ, chấp nhận và giúp đỡ, chứ không phải tìm cách đẩy cuộc đời của họ ra để đặt cuộc đời của ta vào và muốn làm chủ. Dĩ nhiên trong tâm ai cũng có chứa hạt mầm ích kỷ, và đời sống hôn nhân phải có những cam kết ràng buộc chắc chắn nhưng đó phải dựa trên sự tự nguyện.
Ta muốn thương yêu thì chỉ nên tham dự vào cuộc đời của họ, chấp nhận và giúp đỡ, chứ không phải tìm cách ghen tuông, đẩy cuộc đời của họ ra để đặt cuộc đời của ta vào và muốn làm chủ.

Ta muốn thương yêu thì chỉ nên tham dự vào cuộc đời của họ, chấp nhận và giúp đỡ, chứ không phải tìm cách ghen tuông, đẩy cuộc đời của họ ra để đặt cuộc đời của ta vào và muốn làm chủ.

Xem xét từ khởi thủy, Đức Phật thường khuyên răn chúng ta phải gìn giữ năm giới để bảo hộ thân – tâm, bảo hộ hạnh phúc gia đình một cách trọn vẹn. Nếu thực tập gìn giữ được năm giới này thì chắc chắn gia đình sẽ ấm êm.

– Không sát sanh, có nghĩa là sẽ bảo hộ mạng sống của người và loài khác, từ đó không tạo nhân chia lìa cho gia đình người khác, vật khác. Theo luật nhân quả, với nhân lành không gây chia rẽ cho ai thì gia đình bạn cũng sum vầy.

– Không tham lam, tức là việc không lấy của người. Vì thế, những vật không phải của mình thì không lấy. Bạn tham lam muốn lấy mọi thứ về mình thì cuộc sống trả lại cho bạn điều tương tự. Khi bạn bỏ được thói này thì đối phương cũng sẽ chẳng thể tham lam, muốn “phòng nhì, phòng ba”.
– Tránh xa sự tà dâm: Là để chúng ta không đuổi theo dục vọng, dành thời gian của mình cho sự nghiệp và tương lai. Hơn nữa, đó là bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nếu người phụ nữ và đàn ông ai cũng có ý thức về việc này thì chắc chắn sẽ hạn chế việc ghen tuông.

Tránh xa sự tà dâm: Là để chúng ta không đuổi theo dục vọng, dành thời gian của mình cho sự nghiệp và tương lai. Hơn nữa, đó là bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

– Không nói dối cũng là nhân lành cho quả tin tưởng, để người ta không hồ nghi mình, dẫu mình trong sạch.
– Không uống rượu hoặc sử dụng chất ma túy cũng vậy. Rượu vào không kiềm chế được, ma túy sử dụng một lần có thể gây nghiện và trượt dài trong vòng xoáy của nó mà không biết bao nhiêu gia đình phải nát tan.

Từ việc giữ gìn phẩm hạnh của mình thì từ đó, trí tuệ, lòng từ bi sanh khởi, sẽ biết quán chiếu được phải trái, biết lắng nghe và biết hành xử đẹp với cuộc đời, với người mình thương yêu.  Bởi khi hiểu tình thương là gốc của hạnh phúc nên mình sẽ chế tác tình thương chân thật, không tính toán, không chiếm hữu…khi đó sẽ biết lắng nghe thật sâu, biết hài hòa lối sống của mình với người thương, biết tha thứ, biết bao dung, biết nâng đỡ …

Đạo lý của Đức Phật giúp giảm thiểu cơn ghen

Dùng lời dịu dàng đối đãi với nhau

Khi kết hôn, cuộc sống màu hồng không còn nữa, những thói hư tật xấu của đôi bên được bộc lộ ra, kết quả sinh ra nhàm chán và cảm thấy bạn đời thật đáng ghét. Kinh Vô Lượng Thọ từng nói đến điều này: “Thói tà hiện ra, vợ mình đáng ghét, đi lại ngoại tình”.

Từ những điều này cộng thêm những khúc mắc nhỏ giọt dần dần khiến chiếc bình “hôn nhân” ngày càng chảy tràn. Nếu không tìm cách vá lại thì sớm hay muộn chiếc bình cũng sẽ vỡ tan. Khi đó, hãy nhớ nói lời dịu dàng, Đức Phật dạy: “Người nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui sẽ không xảy ra bất hòa”. Đây là yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của vợ chồng

Đức Phật dạy: “Người nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui sẽ không xảy ra bất hòa”. Đây là yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của vợ chồng.

Khi đối phương phạm sai lầm, khi chúng ta muốn góp ý với họ phải tế nhị, đừng nói thẳng, nên nhẹ nhàng trao đổi với nhau, đưa ra ý kiến thì họ mới khâm phục. Còn như bạn đời có ưu điểm thì mình phải tán thưởng và khen ngợi một cách chân thành.

Sự cảm thông là điều rất quan trọng trong đời sống vợ chồng. Nếu như cả hai không có sự cảm thông mà luôn chỉ trích, phê bình lẫn nhau, sắc mặt luôn hiện vẻ giận dữ, thì chúng sẽ là viên đá ngầm làm rạn nứt tình cảm.

Dùng sự nhẫn nại đối đãi với vợ / chồng
Vợ chồng sẽ có những lúc hục hặc, làm gì có chuyện khi nào cũng trong ấm ngoài êm. Nếu như cả hai không Nhẫn nại với nhau cũng dẫn đến tranh cãi, dễ xảy ra đổ vỡ, đó là nguyên nhân dẫn đến ngoại tình, ghen tuông. Nhưng muốn nhẫn nại thì phải tu tâm. Khi chồng nổi giận cho dù vợ có lý do chính đáng cũng phải tạm thời nhường chồng, không nên tranh luận.
Nếu cần thì nên tạm lánh, đợi đối phương dịu lại thì nói chuyện sẽ tốt hơn. Ai nhường ai không phải vì yếu thế khuất phục mà sự thật là muốn cho gia đình yên ổn. Đây là nghệ thuật sống trong đời sống vợ chồng giữa cương với nhu. Trong hôn nhân đích thực, người này thường nghĩ tới người kia, hơn là nghĩ tới chính mình. Chồng hay vợ không ai trên ai – người này bổ sung, bù đắp cho người kia vì hôn nhân là một sự hợp tác bình đẳng, biểu lộ sự hòa nhã, rộng lượng và quan trọng hơn hết là sự hy sinh.
Chồng hay vợ không ai trên ai - người này bổ sung, bù đắp cho người kia vì hôn nhân là một sự hợp tác bình đẳng, biểu lộ sự hòa nhã, rộng lượng và quan trọng hơn hết là sự hy sinh. Không nên ghen tuông

Chồng hay vợ không ai trên ai – người này bổ sung, bù đắp cho người kia vì hôn nhân là một sự hợp tác bình đẳng, biểu lộ sự hòa nhã, rộng lượng và quan trọng hơn hết là sự hy sinh. Không nên ghen tuông

Trong gia đình chỉ nên nuôi dưỡng tình yêu thương, sự tôn trọng. Đừng để những xung đột âm ỉ và lời nói làm đắng lòng nhau tồn tại.
Dành cho nhau lòng vị tha

Hãy học cách để giữ tâm từ – bi – hỉ – xả, buông xả, tinh tấn, khâm nhẫn và hành tập đời sống vị tha dấn thân để góp phần kiểm soát tâm xấu này. Chỉ có lòng vị tha sẽ giúp ta hạnh phúc hơn, thông cảm với tha nhân cũng chia sẻ với mình thân phận con người trong một thế giới chung.

Phật đã dạy rằng: Ở đời có hai hạng người mạnh mẽ; một là người không bao giờ phạm lỗi – Thánh nhân, hai là người phạm lỗi và biết sửa lỗi.
Có người chồng không trung thành còn có thể giữ được hạnh phúc với vợ. Còn người chồng hay ghen tuông sẽ luôn biến gia đình thành Hỏa Ngục.

Có người chồng không trung thành còn có thể giữ được hạnh phúc với vợ. Còn người chồng hay ghen tuông sẽ luôn biến gia đình thành Hỏa Ngục.

Đối với người vợ: thà rằng có người chồng không trung thành còn hơn là có người chồng hay ghen. Vì người chồng không trung thành còn có thể giữ được hạnh phúc với vợ. Còn người chồng hay ghen sẽ luôn biến gia đình thành Hỏa Ngục.
Đối với người chồng: người vợ càng ghen càng không thể nào sửa đổi được người chồng, mà trái lại còn gây ra những cảnh hỗn loạn mà kết cuộc là đầu độc đời sống chung cho đến tiêu diệt hoàn toàn.

Lời kết:

Biết rằng sự ghen là chuyện thường ở cõi phàm, nhưng hãy chia sẻ cảm thông để hạnh phúc vẫn hay hơn.

Xem thêm tại: kênh Youtube Tử Vi Hiện Đại

Thông tin cập nhật đầy đủ tại Fanpage: Tử Vi Hiện Đại

» Làm sao để kiếm tìm người bạn đời là Tri kỷ hay Linh hồn song sinh của chúng ta?

Bình luận