Đời người như chiếc lá giữa cõi tạm để chấp nhận vô thường

06/07/2021 1537

Nhìn lá vàng rơi, chúng ta nhận ra sự thật cay đắng nhất của đời người là chỗ dựa trần gian chẳng an toàn vững chắc. Nó đến bất ngờ làm ta bàng hoàng, lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì niềm tin và tưởng tượng về đời sống. Đời là vô thường. […]

Nhìn lá vàng rơi, chúng ta nhận ra sự thật cay đắng nhất của đời người là chỗ dựa trần gian chẳng an toàn vững chắc. Nó đến bất ngờ làm ta bàng hoàng, lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì niềm tin và tưởng tượng về đời sống.

Đời là vô thường. Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân xác cũng vô thường.
Đời là vô thường. Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân xác cũng vô thường.

Đời người có khác chi một chiếc lá cuối Thu. Có những người ra đi trong bấn loạn, hối tiếc, khổ đau, nặng nhọc. Lại có người ra đi, về với cội nguồn một cách nhẹ nhàng, thanh thản. “Lá rụng về cội”. Lá rơi bên gốc cây. Lá chờ đợi một quá trình sinh học để trở thành dinh dưỡng nuôi cây. Lá góp thân xác tàn úa để trả ơn cho cây. Đời lá ngắn ngủi mà đầy ý nghĩa nhân sinh.

Nhìn lá vàng rơi, chúng ta nhận ra sự thật cay đắng nhất của đời người là chỗ dựa trần gian chẳng an toàn vững chắc. Nó đến bất ngờ làm ta bàng hoàng, lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì niềm tin và tưởng tượng về đời sống và phải bỏ lại tất cả mọi thứ chúng ta gắn bó và gom góp suốt đời như: “Tiền bạc, vật chất, bằng cấp, kiến thức, chức quyền, sức khỏe, sắc đẹp…” rồi hao mòn rệu rã theo tuổi đời năm tháng. Đời là vô thường. Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân xác cũng vô thường. Chúng ta mỗi người đều là vô thường, nếu chỉ gặp một tích tắc nghịch cảnh nào đó thì hồn lìa khỏi xác. Thế mà hầu hết mọi người đều sống trong trạng thái đua chen về danh vọng, sắc dục, tiền tài, chẳng qua vì mỗi con người sinh ra sống chung trong một xã hội vô cùng phức tạp và hỗn loạn, ganh đua cũng chỉ vì cái tâm Tham, Sân, Si, Mạn nghi, Ác kiến.

Không có một ai hạnh phúc giữa cơn lốc của sợ hãi thấp hèn lo lắng như vậy. Nhưng thật khó có thể coi thường hay không lưu ý đến những bộc phát tự nhiên của bản năng để tự bảo vệ. Tuy nhiên có một phương pháp để vượt qua sự sợ hãi này là chúng ta hãy quên đi quan niệm về cái ‘tôi’; hãy đem tình thương phục vụ cho nhân loại và tỏ tình thương với người khác. Say mê phục vụ tha nhân, chẳng bao lâu chúng ta sẽ tự mình thoát khỏi cái tự kỷ luyến ái nặng nề, mơ ước, kiêu căng, và tự tôn.

Chúng ta hàng ngày cứ lao vào những thứ ân cần và quên đi những thứ bản thân đã có, chúng ta chẳng ngại vứt đi mọi thứ chỉ để cố đạt được những thứ cao quí hơn. Chúng ta bỏ mặc bạn bè, quên mất gia đình, mặc kệ cảm xúc, chúng ta dung túng cho cách sống vội, nuông chìu cho cách nghĩ về thời gian, chúng ta chạy, chạy thật nhanh và chạy một mình. Rồi dẫn ta đi đến nhiều sự nuối tiếc, dày vò. Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bệnh tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì màu sắc tốt xấu, vì tiếng khen chê, mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vì vật thích thân vừa ý. Nay chúng ta uống thuốc “giáo lý vô thường”, để trừ bệnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn. Vì vậy chúng ta hãy sống chậm để từng phút giây bên gia đình mình thật sự trọn vẹn, không chen chúc nổi một lần nuối tiếc, không rách toạt vì những lo toan cho cuộc sống vội vàng.

 

Một trong những lời dạy quý giá nhất của Đức Phật là sự vô thường. Nếu biết sống hài hòa với sự thật đó thì chúng ta sẽ nhận được hạnh phúc rất lớn.
Một trong những lời dạy quý giá nhất của Đức Phật là sự vô thường. Nếu biết sống hài hòa với sự thật đó thì chúng ta sẽ nhận được hạnh phúc rất lớn.

Một trong những lời dạy quý giá nhất của Đức Phật là sự vô thường. Nếu biết sống hài hòa với sự thật đó thì chúng ta sẽ nhận được hạnh phúc rất lớn. Cuộc sống thật mong manh. Nhưng thật đáng quý vì nó là một món quà mà chúng ta được tặng. Khi nhận ra điều này, chúng ta sẽ tự hỏi: “Nếu cuộc sống mong manh mà tuyệt vời này thật sự là một món quà, vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể thưởng thức nó, không phụ lòng nó và sống trọn vẹn với nó?”.

Trong quan niệm của Thiền học và của người bước đầu học Phật, cuộc sống con người giống như câu chuyện ngụ ngôn về bốn con ngựa mà Đại sư Suzuki từng kể: Một con bắt đầu chạy khi thấy bóng dáng chiếc roi trước khi bị roi quất vào da. Con ngựa thứ hai chạy khi roi vừa quất vào da, chạm vào đầu sợi lông. Nhưng con ngựa thứ ba chỉ chạy khi cảm nhận được cơn đau trên da thịt. Và con ngựa cuối cùng, nó chỉ đi khi nó cảm nhận được cơn đau thấm vào tận xương tủy.

Sưu tầm.

Bình luận