Đi lễ Ông Hoàng Mười xin tài lộc công danh sao cho đúng

24/01/2022 3073

Du lịch tâm linh ngoài việc du ngoạn còn là dịp thể hiện lòng thành của mỗi ngươi tới các vị Tiên Thánh. Hàng năm, một địa điểm đông đúc du khách tìm đến để xin tài lộc, công danh sự nghiệp chính là đền thờ Đức Thánh Hoàng Mười được biết đến như một nhân vật […]

Du lịch tâm linh ngoài việc du ngoạn còn là dịp thể hiện lòng thành của mỗi ngươi tới các vị Tiên Thánh. Hàng năm, một địa điểm đông đúc du khách tìm đến để xin tài lộc, công danh sự nghiệp chính là đền thờ Đức Thánh Hoàng Mười được biết đến như một nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Vậy đi lễ Đền Ông Hoàng Mười như thế nào mới đúng nhất, chứng thực được lòng thành, Huyền Học Việt Nam xin chia sẻ với quý vị như sau:

1. Truyền thuyết về Ông Hoàng Mười

Tích xưa kể lại, Ông Hoàng Mười  là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.
Gần nhất, có sự hóa thân của ông Hoàng Mười là tướng Nguyễn Xí – một đại tướng quân có công  lớn giúp vua Lê Thái Tổ dẹp yên giặc minh, thống nhất đất nước. Lại có nhiều câu chuyện  kể lại rằng trong một kiếp hạ trần làm người, ông là con trai của vua Lý Thái Tổ. Dù giáng thế ở địa vị nào thì Ông đều xuất thân quyền quý lập nhiều chiến công, nhiều phúc đức cho  đời.

Không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Hoàng Mười  tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).

Ngày nay Đền Thờ của ông ở Mỏ Hạc Linh Từ ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

2. Đi lễ Ông Hoàng Mười vào lúc nào ? 

Để ghi nhớ ông ơn của ông, mỗi dịp tháng 3 âm lịch đầu năm hay tháng 10 âm lịch, người dân tứ phương lại nô nức đổ về Nghệ An để cầu lộc. Đền Ông Hoàng Mười cũng là một trong những nơi diễn ra đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân xâm lược. Cụ thể như sau:

Phần lễ

  • Sáng 14/3 âm lịch: Lễ yết cáo
  • Tối 14/3 âm lịch: Lễ đại tế
  • Sáng 15/3 âm lịch: Lễ dâng hương
  • Tối 15/3 âm lịch: Lễ yết cáo
  • Tối 09/10 âm lịch: Lễ đại tế
  • Sáng 10/10 âm lịch: Lễ tưởng niệm, dâng hương
  • Tối 10/10 âm lịch: Lễ tạ

Phần hội:

  • Chiều 14/3 và chiều ngày 9/10 âm lịch: rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền.
  • Chiều 15/3 và chiều ngày 10/10 âm lịch: hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người.
  • Sáng 16/3 và chiều ngày 11/10 âm lịch: rước sắc bằng thuyền từ đền về nhà thờ họ Nguyễn tại làng Xuân Am.

3. Đi lễ Ông Hoàng Mười thì cầu xin gì ?

Nếu Ông Hoàng Bảy nổi tiếng với việc cho tài cho lộc làm ăn thì đền Ông Mười là địa điểm tâm linh không thể bỏ qua khi muốn cầu xin lộc công danh. Theo quan niệm từ lâu, Ông Hoàng Mười cũng là vị thánh chuyên ban phát tài lộc, sức khỏe, giúp nhân dân làm ăn ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Chỉ cần thành tâm cúng bái và chăm chỉ làm ăn, tu trí rèn luyện sẽ được ngài ban phước lành. Với quyền uy và địa vị cao quý ấy, người ta luôn tin tưởng rằng lễ Đền Ông Hoàng Mười mang đến sự thăng tiến trong con đường công danh sự nghiệp cho bản thân mình. Vì thế mà hầu hết những người đến ngôi đền này xin lộc đều cầu mong được quan Hoàng Mười phù hộ độ trì cho học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt, đường quan lộ được hanh thông,  bản thân sớm vươn lên các vị trí lãnh đạo chủ chốt, có quyền lực lớn và được người đời  ngưỡng vọng, lưu tiếng thơm lại đời sau.

4. Lễ vật cúng Ông Hoàng Mười cần có gì ?

Đi lễ ông Hoàng Mười trước tiên cần thành tâm, lễ vật tươm tất nhưng không cần thiết phải mâm cao cỗ đầy, mà quan trọng nhất là sự thành tâm khấn vái và một lòng hướng thiện, làm việc thiện. Nếu mâm cao cỗ đầy mà làm việc ác, trái với luân thường đạo lý thì có khấn vái nhiều đến đâu cũng không được linh ứng. Cần hướng thiện và cầu bái thành tâm để nhận được phù hộ độ trì.

Theo nhà Đền Ông Hoàng Mười, nếu đi lễ đền, khách thập phương có thể chuẩn bị những lễ vật đơn giản hương, hoa, quả tươi, xôi oản hoặc thêm giò, thịt. Khách thập phương cũng có thể chuẩn bị tiền công đức tùy tâm, tốt nhất nên chuẩn bị tiền chẵn để làm công đức thay vì rải tiền lẻ.

Nếu có điều kiện, có thể chuẩn bị một mâm lễ với những lễ vật đầy đủ sau:

– 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu kèm 5 chén, 1 chai nước, tiền dương, nén nhang.

– 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây. – 1 mâm hoa, quả, cau, trầu, tiền dương, chai nước.

– 1 mâm sớ điệp, cau, trầu, tiền quan, tiền dương.

– 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu, 5 chén rượu, tiền vàng, nén nhang, tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt đã rửa sạch và 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ.

5. Văn khấn Ông Hoàng Mười:

Nam mô a di đà Phật

Nam mô a di đà Phật

Nam mô a di đà Phật

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy Thánh Hoàng Mười tối linh

Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Hôm nay là ngày…., Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý nếu có dâng gì thì kêu đó) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài dang tay cứu giúp. Chúng con xin đa tạ Thánh Hoàng Mười tối linh và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di dà phật

Nam mô a di dà phật

Nam mô a di dà phật

6. Kinh nghiệm khi đi lễ Ông Hoàng Mười:

Đối với khách du lịch đến từ Hà Nội, bạn có thể thu xếp đi về trong ngày. Tuy nhiên, thời gian gấp rút sẽ khiến việc di chuyển có phần cập rập cũng như khiến bạn mệt mỏi. Huyền Học Việt Nam khuyên bạn nên dành ra 2 ngày 1 đêm kết hợp thăm quan các thánh cảnh tại Nghệ An – Hà Tĩnh với các đơn vị tour uy tín hoặc tự tổ chức. Đừng bỏ qua thành phố Vinh – nơi có nhiều nhà nghỉ và hàng quán ăn uống với giá cả hợp lí cho một chuyến đi ngắn ngày. Trong bán kính 20 km thành phố Vinh còn có bãi biển cửa Lò, làng Sen quê Bác, núi Quyết thăm mộ bà Hoàng thị Loan… để du khách có thể tham khảo lên lịch trình ghé thăm.

Đi lễ đầu năm là truyền thống tốt đẹp của người Việt, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn và cũng là trân trọng truyền thống xa xưa của dân tộc. Ngày này, quý vi có thể tự thiết kế các chuyến đi hành hương tâm linh về lễ Mẫu, Lễ Đền Ông Hoàng Mười nhất là các dịp cuối năm, tết âm lịch, lễ thanh minh hoặc tham gia các tour hành hương tâm linh được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản. Hệ thống Huyền Học Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy giúp quý vị tra cứu và kết nối các chuyến hành hương về cội nguồn tâm linh từ các đơn vị uy tín nhất. Mời tham khảo các hành trình đi lễ Đền Ông Hoàng Mười tại: TOUR TÂM LINH

Bình luận