Dạy con hay “Thai giáo” thủa thai nghén từ thời xa xưa như thế nào ?

03/05/2021 706

Việc mang thai, sinh con được cho là quan trọng nhất của người mẹ bởi đứa trẻ chính là thế hệ tiếp sau của gia tộc, là niềm gửi gắm của thế hệ trước. Và quá trình mang thai từ xa xưa đã quan trọng hơn chúng ta biết. Một giáo trình “Thai giáo” không […]

Việc mang thai, sinh con được cho là quan trọng nhất của người mẹ bởi đứa trẻ chính là thế hệ tiếp sau của gia tộc, là niềm gửi gắm của thế hệ trước. Và quá trình mang thai từ xa xưa đã quan trọng hơn chúng ta biết. Một giáo trình “Thai giáo” không phải là phương pháp đến thời hiện đại mới xuất hiện, mà đã có từ rất sớm, trong những sách thuốc hay các tài liệu lịch sử cổ đại đều đã có những ghi chép

1. Quan niệm về “Thai Giáo” trong phong tục, y học Việt Nam xưa

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Dạy con từ thủa còn thơ – Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”. Ở đây chúng tôi muốn nêu: Không những dạy con từ thủa còn thơ mà phải dạy con ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Bởi vì cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của người phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của đứa trẻ sau này.

Người xưa thường nói: “Đàn bà hiền dịu, thì dễ có con. Thai sản là lẽ tự nhiên của trời, đất. Người không bệnh thì không cần phải uống thuốc”.

Theo y học cổ truyền “…Tâm khí kinh sợ thì con bị điên, thận khí không đủ thì con hở thóp, tì khí không hoà thì con gầy còm, tâm khí hư kém thì con nhút nhát. Con là theo khí mẹ, mẹ không cẩn thận sao được! Mẹ chớ uống nhiều thứ thuốc, uống nhiều rượu, chớ châm cứu xằng xiên, chớ đi đại, tiểu tiện vào chỗ không thường đi, chớ trèo cao xông pha hiểm trở, chớ gánh vác nặng nhọc, chớ giao cấu phóng túng, chớ nằm ngủ nhiều, chớ mặc áo quần quá ấm, chớ ăn cơm quá no. Tinh thần phải chấn tĩnh, không phạm đến thất tình ( mừng quá, giận quá, đau thương quá, ghen ghét quá, yêu quá, ham muốn quá v.v…). Muốn con sau này sinh ra thẳng thắn nghiêm trang thì người mẹ nên miệng nói lời ngay thẳng, làm việc ngay thẳng. Đàn bà rắp tâm làm việc ác thì không sinh đẻ được, người ta cứ tưởng là tại trời ghét bỏ, biết đâu rằng: Đó chính là do tự mình gây ra. Vì khí ở gan ruột bị uất kết, ba bộ mạch: tâm, tì, thận đều bị uất nên khó sinh…” (Theo “Phụ đạo sán nhiên” của Hải Thượng lãn ông).

Vì lẽ đó dân gian có câu: “Cây khô không có lộc, người độc không có con”.

Cần phải giáo dục con từ trong bụng mẹ mà thuật ngữ khoa học gọi là “Thai giáo”. Ngày xưa các bậc tiền bối đã răn dạy người mẹ tương lai (sản phụ) không được giận dữ, hoảng hốt, không được nghĩ điều xấu, làm việc xấu, nghe chuyện dở, nhìn cảnh tang thương, cần nói năng, đi đứng khoan thai… Có mối liên hệ khăng khít giữa thai nhi với sức khoẻ và tâm trạng người mẹ, giữa thai nhi với thế giới bên ngoài, có những phản ứng “Tiếp nhận” hoặc “Chối bỏ” của thai nhi trước các tác động của ngoại cảnh.

2. Thai giáo theo tài liệu nghiên cứu khoa học:

Nhân cách con người được hình thành rất sớm, ngay từ trước khi ra đời. ý nghĩ, cảm xúc và những nỗi buồn vui của người mẹ truyền vào đứa con. Nhiều phụ nữ có thai đã biết giữ gìn tình cảm cân bằng do đó giữ được sức khoẻ cho đứa con. Những nỗi đau của người mẹ phải chịu đựng trong thời gian thai nghén ảnh hưởng mạnh tới đứa trẻ sơ sinh.

Lòng thiết tha đối với đứa trẻ chưa ra đời là một biện pháp giữ gìn sức khoẻ cho đứa trẻ tốt nhất, và có ảnh hưởng quyết định tới quan hệ mẹ con sau này”…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều đôi vợ chồng trẻ coi trọng vấn đề “thai giáo”. Trước đây, một số chuyên gia cho rằng, khi người phụ nữ mang thai, nếu thường xuyên nghe nhạc của Mozart sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển, giúp cho đứa trẻ sinh ra được thông minh; hoặc là tập yoga, nghe nhạc nhẹ, đọc sách… cũng mang lại những hiệu quả ưu việt cho thai nhi.

Mặc kệ là có hiệu quả hay không, hay hiệu quả như thế nào, những ông bố bà mẹ tương lai sẽ dốc lòng tin tưởng và thực hiện, chính là mong muốn con mình sẽ là một đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh, khí chất và tài năng hơn người. Tuy nhiên “thai giáo” không phải là phương pháp đến thời hiện đại mới xuất hiện, mà đã có từ rất sớm.

3. Thai giáo theo Khoa học tinh hoa cổ đại

a. Quá Trình “thai giáo” là cần phải đoan chính từ lời nói đến hành vi

Người có phương pháp thai giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc là Thái Nhâm, mẹ của Chu Văn Vương. Trong cuốn “Liệt nữ truyện – Chu thất tam mẫu” miêu tả: Khi Thái Nhâm mang thai thì mắt không nhìn những cảnh xấu xa, miệng không nói lời ngạo mạn, nằm ngủ tư thế ngay ngắn đoan chính, cũng coi trọng thế đứng dáng ngồi, tuyệt đối không thể nghiêng lệch thân thể dù chỉ một chút. Bởi vì bà rất chú ý trong quá trình mang thai, cho nên con của bà, chính là Chu Văn Vương sau này, ngay khi còn nhỏ đã có biểu hiện tài năng phẩm hạnh hơn người, chẳng những phẩm hạnh đoan chính, mà trí tuệ thông minh, năng lực học tập vượt trội, chỉ cần dạy một thì có thể hiểu một trăm. Vì thế người đời sau cho rằng Chu Văn Vương được như vậy chính là nhờ vào công lao bà Thái Nhâm áp dụng “thai giáo” thành công.

Người đời sau cho rằng Chu Văn Vương được như vậy chính là nhờ vào công lao bà Thái Nhâm áp dụng “thai giáo” thành công. Xem trong Ân Thư” của chính trị gia nổi tiếng Giả Nghị đời Tây Hán và “Liệt nữ truyện” của Lưu Hướng, có thể thấy vào thời nhà Hán có những yêu cầu nghiêm khắc đối với phụ nữ mang thai. Trong đó viết rằng: phụ nữ mang thai khi ngủ không được nằm nghiêng mà phải nằm ngửa; khi ngồi hay đứng thì thân thể phải ngay thẳng; không được ăn những thức ăn lạ, mùi vị khó chịu; tai mắt không nên nghe nhìn những việc dâm tà; khi cười thì phải nhẹ nhàng êm ái; cho dù có tức giận thì miệng không nên nói lời ác; buổi tối đọc sách cho đứa trẻ trong bụng nghe.

Cứ theo phương pháp này mà dưỡng thai, thì tương lai đứa trẻ là một người có hành vi lời nói đoan chính, tài đức vẹn toàn.

Ngoài ra, theo cuốn “Y tâm phương – Cầu tử”, là một sách thuốc cổ xưa, thì có ghi chép tường tận nội dung đối với vấn đề “thai giáo”, cũng đưa ra lời khuyên phụ nữ mang thai nên thường xuyên nghe âm nhạc. Điều này cũng trùng hợp với phương pháp thai giáo thời hiện đại. Nhưng người xưa không phải dùng âm nhạc để tác động lên thai nhi, mà là nhằm để cho người mẹ bình ổn tinh thần, lấy tinh thần của người mẹ ảnh hưởng tích cực lên thai nhi. Có thể nói đây là một phương pháp rất khoa học.

b. Lấy gốc để dưỡng thai là trên hết

Quả thật, người xưa rất coi trọng “giáo dục đạo đức”, từ khi bắt đầu mang thai cho đến 9 tháng 10 ngày sinh hạ, người làm cha mẹ phải cẩn trọng, gương mẫu trong lời nói hành vi, để cho thai nhi nhận thức được ở trạng thái thuần khiết nhất.

Người xưa cho rằng: Để thai nhi được ở trạng thái thuần khiết nhất thì cha mẹ cần tu dưỡng nội tâm và hành vi.

Với kinh nghiệm của người xưa, thì nhận thấy rằng, sự thành công của giáo dục đạo đức không chỉ là làm cho trẻ phát triển về mặt trí tuệ, học hành xuất sắc, mà còn có thể làm cho trẻ trưởng thành với nhân cách đáng trân quý. Một người có phẩm hạnh, chính trực, thì có thể chuyên tâm học hành, không bị những cám dỗ dục vọng lôi kéo sa ngã; sẽ theo đuổi sự nghiệp, ước vọng của mình cho đến cùng mà không nản lòng thoái chí bỏ dở. Nếu nhìn xa hơn, những đứa trẻ được giáo dục đạo đức từ khi còn nhỏ, đến khi trưởng thành sẽ là một công dân tốt đẹp của xã hội, cho dù không phải là tinh anh xuất sắc, thì cũng sẽ là những con người gìn giữ đạo đức và văn hóa.

Lời kết: Ngày nay, cha mẹ luôn mong muốn con mình phải có đủ tài năng, phải đạt thành tích xuất sắc hơn người, nhưng có hay không ngẫm lại xem, ngoài tiền tài và danh lợi, thì rốt cuộc cha mẹ cho con được những gì? Phải giáo dục con trẻ như thế nào mới tốt? Có lẽ nên ngẫm lại những kiến thức “thai giáo” của người xưa, chúng ta mới có thể tìm ra đáp án. Mời các bạn có những thắc mắc xin để lại bình luận.

Sưu tầm

Bình luận