29/01/2023 435
Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam là uống nước nhớ nguồn. Điều này xuất phát từ những tôn giáo cổ truyền người Việt đến tận ngày nay và trở thành văn hóa tín ngưỡng dân gian. Hàng năm, dịp đầu xuân, là thời điểm nhiều gia đình, công ty đi tạ Mẫu – Tứ Phủ. Tuy nhiên, đi lể ở đâu, địa điểm nào linh thiêng thì không phải ai cũng biết. Vì thế Huyền Học Việt Nam xin chia sẻ về việc hành hương các địa điểm đi lễ Mẫu Tứ Phủ linh thiêng đầu năm giúp bạn đọc có được sự chuẩn bị chu toàn khi đầu xuân năm mới đi lễ.
Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất của Hà Nội. Phủ Tây Hồ nằm ở phía đông của hồ Tây thờ Liễu Hạnh công chúa, một trong bốn vị thánh bất tử của Việt Nam. Đây cũng là nơi ghi dấu tín ngưỡng thờ mẫu độc đáo của nước ta. Phủ Tây Hồ mở hội vào 2 ngày lễ chính là mùng 3 tháng 3 âm lịch và 13 tháng 8 âm lịch. Giờ mở cửa Phủ Tây Hồ từ 8h sáng đến 20h tối các ngày thường.
Tam phủ thì cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Chính vì thế vào những ngày khai xuân, các công ty thường hẹn nhau đi lễ phủ Tây Hồ để xin lộc làm ăn buôn bán, cầu bình an, cầu một năm làm việc thành công.
Khu Tâm Linh Phủ Dày tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh – người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu và cũng chính là một trong Tứ bất tử của Việt Nam được nhiều người tôn thờ. Tại nước ta có rất nhiều nơi thờ cúng Thánh Mẫu, nhưng nơi trang nghiêm và long trọng bậc nhất đó chính là Phủ Dầy – Nam Định.
Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhộn nhịp cả vùng. Đây là lễ hội được đánh giá là một trong 10 lễ hội đầu năm độc đáo tại Việt Nam. Mục đích chính của lễ hội nhằm để tỏa lòng biết ơn với thánh mẫu Liễu Hạnh và cư dân có thể tham gia lễ hội chợ Viềng để mua nông cụ, cây xanh cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.
Đền Bảo Hà (đền ông Hoàng Bảy) là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, nổi tiếng trong cả nước. Đây cũng là địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương thờ danh tướng Hoàng Bảy – người đã anh dũng hy sinh khi chống giặc xâm lăng phương Bắc. Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn ban sắc phong tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần vệ quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng…
Đền Bảo Hà cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về hướng Nam, cách Hà Nội khoảng 220km về phía Tây Bắc. Ngôi đền ẩn mình giữa điệp trùng núi non hùng vĩ án ngữ là sông Hồng cuộn chảy đầy thơ mộng. Những buổi sương sớm đặc thù vùng cao, khi mặt trời lên, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra trước mắt du khách trong phảng phất khói nhang huyền ảo. Đền Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 Âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 Âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên).
Khi tham quan đền Bảo Hà, du khách còn có thể tham quan các địa điểm du lịch gần đền như: Đền Cô Đôi Tân An (đền Cô Bé Thượng Ngàn), đồn Phố Ràng, chùa Phúc Khánh, tham quan khu di lịch Nghĩa Đô với hàng trăm nếp nhà sàn cổ…
Đền thờ Ông Hoàng Mười, trước kia còn được gọi với tên là Mỏ Hạc Linh Từ, thuộc Hưng Nguyên, Nghệ An. Nơi đây thờ người con thứ mười của Bát Hải Động Đình tức ông Hoàng Mười giáng thế xuống cứu nước cứu dân.Du khách có thể đến đây để chiêm bái và tham quan đền thờ vào tất cả các thời gian trong năm.
Hằng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch là diễn ra lễ hội và được coi là tiệc chính của đền thờ. Cứ vào ngày này là đền thờ lại trở nên tấp nập, đông đúc khi nhiều du khách thập phương đến chiêm bái và tham quan.
Với bài viết trên, Huyền Học Việt Nam đã thống kê những địa điểm hành hương tâm linh Lễ Tứ Phủ linh thiêng nhất Việt Nam. Tuy nhiên khi đi lễ Mẫu, điều cốt trọng cần ở tấm lòng tín tâm, hành thiện đạo đức để tăng phúc lộc cho bản thân. Ngoài ra cũng chia sẻ một số lưu ý tuyệt đối ghi nhớ khi đi lễ cúng tại các Đền, Phủ lễ Mẫu, Tứ Phủ:
– Việc đi lễ Thánh có thể vào bất cứ ngày nào trong tháng, hoặc khi có việc cần kíp phải cầu đảo, không cậu nệ ngày tốt xấu.
– Lễ vậy cũng phải tuỳ điều kiện hoàn cảnh, cốt thành tâm, tuyệt đối không được nghĩ lễ ít chư Thánh không chứng.
– Trang phục cần chỉnh tề ngay ngắn, lời nói cử chỉ đúng mực, nếu có người trong nom nơi thờ tự nên đến xin phép chào hỏi rồi vào làm lễ, khi ra về cũng nên chào hỏi đầy đủ.
– Tự bản thân ký thác lòng thành vào hòm công đức cũng tùy tâm, chỉ cần đặt một đồng thay vì đặt mỗi nơi một ít.
Đi lễ đầu năm là truyền thống tốt đẹp của người Việt, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn và cũng là trân trọng truyền thống xa xưa của dân tộc. Ngày này, quý vi có thể tự thiết kế các chuyến đi hành hương tâm linh về lễ Mẫu, Lễ Tứ Phủ nhất là các dịp cuối năm, tết âm lịch, lễ thanh minh hoặc tham gia các tour hành hương tâm linh được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản. Hệ thống Huyền Học Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy giúp quý vị tra cứu và kết nối các chuyến hành hương về cội nguồn tâm linh từ các đơn vị uy tín nhất. Mời tham khảo tại: TOUR TÂM LINH
» Năm 2023 chọn ngày khai trương nào đại cát, đại lợi?