24/10/2023 451
“Tướng do tâm sinh, xem tướng biết người”. Theo các chuyên gia nhân tướng học dáng đứng, tướng ngồi có thể dự đoán được vận mệnh cả đời của một người.
Tục ngữ có câu: “Đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi”, trong lễ giáo văn hóa người Á Đông đối với đi, đứng, ngồi đều có chuẩn mực. Từ hành vi cử chỉ có thể nhìn ra cá nhân đó thuộc loại người nào. Cử chỉ, tư thế đúng mực, lịch sự là thể hiện của người có giáo dưỡng, lưu lại cho người đối diện ấn tượng tốt; trái lại người có hành vi thô tục, thất lễ thì thuộc loại người phóng túng lỗ mãng.
Trong cuốn ‘Tương lý hành chân’ của Trần Chiêu thời nhà đường có nói: “Đi thì thuần dương, ngồi thì thuần âm, dương chủ động mà âm chủ tĩnh, theo lý thông thường là vậy.”
Động vì dương, tĩnh vì âm, động tĩnh luân phiên. Bởi vậy khi con người ở trạng thái yên tĩnh thì ngồi sẽ có tướng ngồi, đứng có tướng đứng.
Đứng lâu vẫn nghiêm chỉnh, ngồi lâu vẫn thẳng người là người phú quý phúc thọ.
Cổ nhân cho rằng tướng đứng tốt là eo ngay chân thẳng chứ không phải vai lệch đầu nghiêng, khi đứng không được đung đưa trái phải. Đứng thẳng thời gian rất lâu, thân thể cũng không dao động, lúc quay người thân thể cũng không cong, biểu hiện như vậy là người có tinh lực tràn đầy, bình tĩnh ung dung.
Người xưa ngồi ngay ngắn chú trọng bình ổn, nhưng cũng không phải thẳng tắp cứng đờ mà là giống một cây cung đang thủ thế chờ đợi; khi đứng dậy thì vững vàng từ tốn, đây chính là “Ngồi như bàn thạch, lên như mây bay.”
Mặc dù ngồi thời gian rất lâu nhưng tinh thần không mỏi mệt, thần thái khi ngồi không loạn, đây là loại người có phúc thọ, chính là “Ngồi thấy tinh thần thọ tất dài, thân eo thẳng tắp giàu mà an khang.”
Có người khi ngồi hoặc đứng luôn không nghiêm chỉnh thích rung chân, đây là bại tướng.
Tục ngữ nói: “Nam run nghèo, nữ run tiện”. Còn nói: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc.”
Rung chân là một loại tướng xui xẻo. Người thường xuyên rung chân sẽ đem may mắn, tài vận cùng phúc khí rung rớt sạch, hơn nữa rung chân cũng là biểu hiện của tướng lỗ mãng.
Mỗi lần ngồi xuống thường thích cúi đầu, người này thâm tâm khó đoán, không để lộ tài năng, lúc nào cũng đều đang suy nghĩ vấn đề, tâm tư nhạy bén như khỉ.
Dân gian có tục ngữ: “Tướng đi không chính tâm ắt lệch”, câu này mặc dù có chút bất công nhưng là nhắc nhở chúng ta “đi có tướng đi”. Con người khi ở trạng thái cử động cũng chính là thời điểm dễ bộc lộ bản tính bên trong. Vậy nên nếu muốn xem tướng thì phải nhìn cả lúc người đó an tĩnh và đi lại.
Vào cuối thời nhà Thanh có một người tên là Lý Hồng Chương vì muốn chọn một trong những đệ tử của mình làm trợ thủ, nên mời một thầy tướng số đến xem giúp các môn đồ của ông. Không ngờ ngay cả đôi giày của từng người thầy tướng cũng cẩn thận quan sát, Lý Hồng Chương cảm thấy rất kỳ quái.
Thầy tướng giải thích: “Chẳng những xem tướng người, mà còn phải xem tướng gót chân, người đi đường mà gót chân không có lực, làm việc khẳng định không đáng tin.”
Trong cuốn ‘Ma y tương pháp’ có câu: “Sói đi hổ hôn, cơ sâu mà tâm sự khó hiểu”, tạm dịch: Đi như sói miệng như hổ là người tâm địa sâu xa.
Đi như sói là chỉ người đi đường giống như chó sói không ngừng nhìn trái nhìn phải, thỉnh thoảng còn quay đầu nhìn. Miệng như hổ là chỉ đi đường cắn chặt hàm răng, nét mặt khẩn trương.
Theo lý mà nói khi đi đường mà không nói chuyện thì cơ mặt sẽ giãn ra, còn người có nét mặt khẩn trương, nói rõ có tâm sự, đi đường còn suy tính sự tình.
Đi như sói miệng như hổ là người đa nghi, tâm tư khó lường, bụng dạ nham hiểm, không từ thủ đoạn.
Trong lịch sử loại người đại gian ác thường sẽ bị nói thành đi như sói miệng như hổ, giống như nhân vật Tư Mã Ý trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ cũng được La Quán Trung mô tả như vậy.
Trong cuốn ‘Tương lý hành chân’ có câu: “Đi đường cúi đầu người tâm ác.”
Thông thường khi nói đến những người đi đường thích cúi đầu, mặc dù không nhất định là người xấu, nhưng là đa số đều không dễ chọc, thông thường loại người này bụng dạ khó lường.
Người xưa thường nói nữ đi đường ngửa mặt lên trời, nam đi đường cúi đầu xuống đất thường là người lòng dạ ác độc, khó đối phó.
Đi như rắn là dáng đi đong đưa trái phải, tư thái vặn vẹo, khi đi thân thể cùng cánh tay đong đưa biên độ quá lớn.
Bước như chim sẻ ý chỉ người khi đi thường hay nhún nhảy hoặc là lảo đảo, bước chân bất quy tắc.
Đi như rắn, bước như chim sẻ đa số là người có tâm bất chính, làm việc có đầu không có đuôi, chẳng làm nên trò trống gì.