08/08/2022 1116
Trong ngày Rằm tháng 7 âm lịch, cúng chúng sinh cũng là một lễ cúng được nhiều gia đình thực hiện nhằm tưởng niệm đến những người đã khuất cũng như các vong hồn không nơi nương tựa. Vậy lễ cúng chúng sinh gồm những gì? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết cách chuẩn bị lễ cúng cô hồn trong ngày Rằm tháng 7.
Để thực hiện lễ cúng chúng sinh trong ngày Rằm tháng 7, các bạn có thể tham khảo gợi ý mâm lễ cúng chúng sinh cũng như nghi thức cúng chúng sinh được Huyền Học Việt Nam chia sẻ trong nội dung sau đây.
Có thể nhiều bạn đọc không biết đến cụm từ lễ cúng chúng sinh. Tuy nhiên, khi nhắc đến lễ cúng cô hồn thì hầu như người nào cũng hiểu rõ. Trên thực tế, đây là hai tên gọi khác nhau tuy nhiên đều nói đến cùng một lễ cúng và từ cúng cô hồn được sử dụng phổ biến ở dân gian hơn.
Lễ cúng chúng sinh là một nghi thức bắt nguồn từ Trung Quốc được diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Cửa Quỷ Môn Quan sẽ được Diêm Vương mở ra. Khi đó, các vong hồn sẽ được quay trở lại với dương gian.
Vào giai đoạn này, người dân Việt sẽ làm lễ cúng chúng sinh để cứu giúp những vong hồn. Là người thân của mình và cả những vong hồn xa lạ thoát khỏi sự đói khát. Chính vì vậy mà trong lễ cúng chúng sinh, người dân thường sẽ đặt cháo, cơm nắm, bánh kẹo, hoa quả,… Để các vong hồn có thể dễ dàng chống đói một cách nhanh chóng.
Đối với lễ cúng chúng sinh, thường người ta không khắt khe khi lựa chọn thời gian cúng. Chỉ cần trong giai đoạn cửa Quỷ Môn Quan đang mở là được. Ngoài ra, trong lễ cúng chúng sinh, các gia đình cũng sẽ cầu nguyện. Để các linh hồn không quấy phá đến cuộc sống hàng ngày hay công việc kinh doanh của họ.
Lễ cúng này cúng thể hiện được văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người Việt, thể hiện được tấm lòng chia sẻ ngọt bùi có nhau, giúp đỡ người khó khăn, hướng đến cuộc sống chân thiện mỹ.
Mâm lễ cúng chúng sinh gồm những gì? Mời các bạn cùng tham khảo:
Theo chuyên gia phong thủy Huy Quang thuộc nhóm nghiên cứu Huyền Học Việt Nam, tháng 7 là tháng của ma quỷ, tháng cô hồn. Theo Phật giáo, tháng 7 là tháng Vu Lan báo hiếu.
Về việc cúng này diễn ra từ ngày 2/7 âm lịch đến ngày 15/7 âm lịch hàng năm. Vì tin rằng ngày mở cửa ngục xá tội cho ma quỷ nên dân gian thường sắm lễ cúng cho những vong linh vô gia cư để ma quỷ không còn quấy phá và mọi người trong gia đình có cuộc sống bình yên.
Thờ cô hồn mang tính nhân văn cao và đây cũng là ngày xá tội vong nhân. Vì vậy, mọi người đều cúng cô hồn bằng muối, gạo, bỏng, cháo loãng … để giúp những linh hồn không còn nơi nương tựa.
Đối với lễ Vu Lan báo hiếu tháng 7 là dịp để con cháu báo hiếu với tổ tiên. Trong những ngày này, các gia đình thường đi lễ chùa để cầu siêu, tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Sau đó, con cháu sẽ dâng mâm cơm chay tháp hương lên bàn thờ họ hàng và bàn thờ Phật.
Còn cúng cô hồn vào ngày nào hay giờ nào thì theo Đại đức Kiên, nếu cúng Vu Lan thì nên cúng vào ban ngày. Nếu cúng dường cho ma quỷ thì nên cúng vào buổi tối vì ban ngày ánh nắng của mặt trời rất mạnh, cô hồn ở trần gian rất yếu nên ban ngày sẽ không hưởng thụ được tinh thần của họ.
Theo các nghi thức truyền thống trong ngày Rằm tháng 7, các gia đình sẽ thực hiện lễ cúng thần linh gia tiên trước vào ban ngày. Lễ cúng cô hồn sẽ được thực hiện vào buổi chiều tối.
Theo một vị Đại đức – người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều tối, thậm chí là tối hẳn bởi theo quan niệm dân gian, vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho.
Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay, lễ cúng chúng sinh rằm tháng bảy. Nên được thực hiện tại các chùa, phủ hay điện là thích hợp nhất. Điều này là do lễ cúng cô hồn tháng 7 này có trình tự và các bước khá phức tạp. Nếu tổ chức tại nhà có thể không được thực hiện một cách đầy đủ và hoàn hảo.
Việc nhiều gia đình lầm tưởng cúng cô hồn là để phù hộ cho gia trạch là hoàn toàn sai lầm. Lễ cúng này là để cứu rỗi và mời gọi các vong hồn lang thang ăn uống cho no ấm. Với hy vọng họ không quấy phá đến cuộc sống bình yên của gia đình mình. Điều này không bao hàm ý nghĩa các vong hồn này sẽ phù hộ cho gia đình của bạn.
Do đó, tổ chức lễ cúng chúng sinh tại chùa, miếu hay điện, phủ là thích hợp nhất. Tại những nơi này, sẽ có các thầy với pháp lực cao giúp chiêu mộ và và giác ngộ cửa Phật. Người thường chúng ta không có khả năng đó nên nếu không thực hiện đúng cách. Thì sẽ phản tác dụng làm cho các vong hồn nổi lòng tham và quấy phá gia đình của bạn.
Lưu ý với các gia đình khi đặt mâm cúng chúng sinh tại nhà. Thì mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài sân hoặc ngay ngoài đường. Hướng cúng cô hồn không có quy định rõ ràng. Đặc biệt, không được đặt mâm cúng cô hồn ở bậu cửa vì sẽ không tốt.
Ngoài ra, nhiều gia đình tin rằng, lễ vật cúng chúng sinh không nên sử dụng. Mà nên bố thí cho người nghèo hay người ăn xin xung quanh là tốt nhất.
Quần áo cúng cô hồn nên để sau cùng, sau đó mới đến tiền vàng, mũ áo và những người khác dùng để cúng cô hồn. Điều này vừa thuận tiện cho việc đi lại, vừa thể hiện tính thẩm mỹ cũng như sự tự tin của gia chủ đối với các linh hồn.
Tiền này là tiền thật và gia chủ nên đặt tiền lẻ xung quanh mâm ngũ quả, mâm bánh kẹo. Đây cũng là cách sắp xếp tiền thờ cúng quen thuộc của chúng ta khi đi lễ chùa.
Trên mâm cúng chúng sinh, khi đặt quần áo phải nằm tại vị trí cuối cùng. Tiếp theo là giấy tiền vàng mã và những vật dụng cúng cô hồn khác.
Tiền lẻ (tiền thật) nếu đặt trên mâm cúng phải giắt xung quanh mâm trái cây (thường là mâm ngũ quả) và mâm bánh kẹo.
Khi đặt quần áo chúng sinh nên đặt nhiều, ít nhất phải từ 20 đến 50 bộ để đủ cho các vong hồn
Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh
Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..
Ở tại số nhà…………………………………………
Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình ,nhơn sanh phước lạc.
Kính thỉnh:
Cô hồn xuất tại côn lôn
Ở tam kì nghiệp,cô hồn vô số
Những là mãn giả hằng hà
Đàn ông,đàn bà,già trẻ lớn nhỏ
Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi
Sống đã chịu một đời phiền não
Chết lại nhờ hớp cháo lá đa
Thương thay cũng phận người ta
Kiếp sinh ra thế,biết là tại đâu
Đàn cúng thí vâng lời phật dạy
Của có chi,bát nước nén nhang
Cũng là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên
Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu
Phép thiêng biến ít thành nhiều
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh
Phật hữu tình từ bi tế độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô Phật,Nam mô Pháp,Nam mô Tăng
Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa,phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng (3 lần)
Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).