11/02/2022 532
Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng? Đối với mỗi người dân Việt Nam. Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một ngày lễ rất quan trọng, không thể bỏ qua trong những ngày đầu năm. Vào ngày này, người dân thường đi chùa và làm mâm cỗ dâng lên tổ tiên.
Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười).
Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.
Vì thế, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.
Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các trạng nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.
Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe.
Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng.
Thứ 3, ngày Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.
Trong ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.
Năm 2022, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 15/2 dương lịch. Thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 15/2/2020 (tức ngày 15/1 âm lịch).
Đối với các gia đình bận, có thể làm lễ cúng trước từ ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 14/2/2022). Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ.
Theo triết lý nhà Phật, ngày Rằm tháng Giêng còn gọi là lễ Thượng Nguyên. Đây là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Ngày này, mọi người thường đi chùa để cúng dường, làm nhiều việc thiện, cầu bình an đến với mình và gia đạo…
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Thượng Nguyên nằm trong cùng hệ thống với các tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy, địa quan xá tội) và tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười, thủy quan giải ách).
Có nhiều lý giải cho việc tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên chọn đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn
Rằm tháng Giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị một mùa vụ mới. Trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bởi vậy, từ lâu nay, mọi người luôn quan niệm “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
Ngoài ra, theo phong tục người Việt thường chọn giờ cúng Rằm tháng Giêng vào buổi trưa, từ 12 giờ trở về. Ngày nay, công việc bận rộn nên nhiều gia đình dời xuống cúng buổi tối. Và dù có cúng buổi nào, hay mâm cúng ra sao thì quan trọng nhất chỉ cần thành tâm thì mọi điều cầu nguyện sẽ được chứng giám.
Xem thêm: Dịch Vụ Xem Tử Vi: Xem Mệnh, Chuyển Vận, Đoán Tương Lai