05/05/2022 1267
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử của nền văn hóa phương đông, cổ nhân đã dần dần đúc kết ra những kinh nghiệm sống của chính mình, sau đó lưu truyền từ đời này sang đời nọ, chính là để nhắc người đời sau chớ mắc phải những sai lầm này. Trong đó có một câu tục ngữ “Canh ba chớ tham nữ sắc, không ăn vào canh một”, vậy câu nói này có ý nghĩa thâm sâu gì?
Thời xưa cổ nhân thường lấy từ “Canh” để làm đơn vị đo thời gian, bao gồm 5 canh bắt đầu từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Vì thế mới có câu tục ngữ “Nửa đêm ngủ, canh năm dậy”, chính là dùng để hình dung một công việc cực khổ.
Còn câu “Canh ba chớ tham nữ sắc” lại là một lời khuyên chân thành dành cho nam giới và phụ nữ.
“Canh ba” vào thời xưa là chỉ khoảng thời gian từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng. Dưới góc độ của Trung y mà nói, khoảng thời gian này là thời gian ngủ, cũng là khoảng thời gian mà các cơ quan nội tạng tiến hành điều tiết và phục hồi thải độc. Vì vậy trong thời gian này, con người nếu chưa chịu nghỉ ngơi mà làm một số chuyện vợ chồng sẽ cản trở việc thải độc gan. Việc không tiết chế trong thời gian dài còn khiến cho thận bị áp lực, tổn hại đến sức khỏe của thận.
Nửa vế sau cũng liên quan đến sức khỏe, gọi là “không ăn lúc nửa đêm”, hay còn gọi là “không ăn vào canh một”, cũng là một kinh nghiệm sức khỏe được đúc kết từ cổ nhân.
“Canh một” vào thời xưa là khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ tối. Câu nói này có lẽ sẽ khiến người hiện đại khó lý giải, vì đây là giờ cao điểm mà nhiều người sẽ tan ca và về nhà ăn cơm. Nhưng nếu theo cách nói của người xưa thì phải chăng chúng ta sẽ nhịn đói? Cổ nhân vì sao lại khuyên như vậy?
Thật ra đạo lý rất đơn giản, vì người xưa đều làm việc theo quy luật vào lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi vào lúc mặt trời lặn. Đối với người xưa mà nói, 9 giờ tối là thời gian để ngủ, và 5 giờ sáng thì phải thức dậy đi làm rồi. Vì vậy trong khoảng thời gian này mà ăn cơm tối, cũng giống như việc chúng ta sau khi ăn cơm đêm xong sẽ lập tức đi ngủ, không những không tốt cho hệ tiêu hóa, mà thời gian dài sẽ dẫn đến việc bị viêm dạ dày nghiêm trọng, thậm chí là đổ bệnh.
Không những vậy, người xưa còn có thói quen “Không ăn quá trưa”, hơn nữa có người còn lệnh cấm ăn vào giờ giới nghiêm, và buổi tối thì không được phép nấu cơm. Do đó, cổ nhân thường chỉ ăn hai bữa chính là bữa sáng và bữa trưa còn bữa tối thì không. Vì vậy mà thời gian người xưa ăn cơm, thường chọn trước nửa ngày để tiến hành, điều này cũng có thể thấy rõ trong những cuốn sách y học được lưu truyền.
Thật ra đây cũng là một đạo lý có tính nhất định, vì buổi tối là thời gian cho cơ quan nội tạng được nghỉ ngơi hoàn toàn, như thế ngày tiếp theo mới đầy đủ tinh thần đối mặt với một ngày làm việc. Đó cũng là lý do mà buổi tối không nên để tiêu hóa quá nhiều, khiến nội tạng trong cơ thể tăng thêm áp lực.
Đương nhiên cũng rất nhiều người hiện đại nói rằng “Sáng đi làm, tối nghỉ ngơi” đã không còn phù hợp với thời nay nữa rồi.
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người thậm chí đến nửa đêm vẫn chưa ngủ vì phải làm các hoạt động như tăng ca hoặc coi phim; buổi tối khi cảm thấy đói còn phải ăn một bữa thật no, uống đủ nước rồi mới muốn đi ngủ. Kiểu sống ngày nằm đêm làm, đảo loạn thế này thì chắc chắn sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, dẫn đến sinh bệnh và lão hóa sớm.
Vì thế, tục ngữ “Canh ba chớ tham nữ sắc, không ăn vào canh một” mà cổ nhân để lại, chính là muốn nhắc nhở cho thế hệ sau một đạo lý có tính nhất định. Mặc dù thời gian làm việc và nghỉ ngơi bây giờ đã khác xưa nhưng quy luật về chăm sóc sức khỏe và thói quen sống lành mạnh vẫn giữ nguyên giá trị và vô cùng cần thiết. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có được một cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.